Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
14,66 MB
Nội dung
Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 2 I. Lí do chọn đề tài… 2 II. Phạm vi đề tài 3 III. Phương pháp thực hiện 3 PHẦN HAI: NỘI DUNG 4 I. Các khái niệm cơ bản 4 1. Về câu tiếng Việt 4 2. Về các dấu câu tiếng Việt 5 II. Nội dung cụ thể 8 1. Các loại lỗi ngữ pháp của học viên và cách sửa 9 1.1. Đặc điểm của học viên trung tâm GDTX 9 1.2. Thực trạng nhận biết lỗi sai ngữ pháp trong các bài làm văn của học viên trung tâm GDTX 9 1.3. Các loại lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn của học viên và cách sửa 10 1.3.1. Câu sai cấu trúc 10 1.3.2. Câu tối nghĩa 14 1.3.3. Sai dấu câu 15 1.4. Nguyên nhân của những lỗi sai trên 17 1.5. Một số biện pháp góp phần hạn chế, khắc phục những lỗi sai của học viên 18 III. Ứng dụng thực hành 18 PHẦN BA: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 30 PHẦN BỐN: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 31 PHẦN NĂM: KẾT LUẬN 32 PHỤ LỤC : 33 THƯ MỤC THAM KHẢO: 41 GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 1 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bộ môn Ngữ văn là bộ môn thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội, có nghĩa là nó hướng vào nhận thức các vấn đề xã hội cho học sinh. Không chỉ vậy, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông còn có nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Trong cuộc sống, học sinh có thể giao tiếp dưới dạng nói hoặc dạng viết. Một trong những yêu cầu quan trọng trong kĩ năng giao tiếp đó là học sinh phải nói đúng, viết đúng theo những chuẩn mực tiếng Việt hiện hành rồi mới có thể nói hay, viết hay. Thế nhưng, một thực tế đáng buồn là học sinh THPT đã trãi qua hai cấp học là Tiểu học và THCS và đã được trang bị rất nhiều kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt mà rất nhiều em vẫn còn viết câu sai. Trong quá trình chấm các bài làm văn của học viên, tôi nhận thấy học sinh mắc lỗi ngữ pháp rất nhiều. Điều quan trọng là các em viết sai nhưng vẫn không ý thức được là mình viết sai và khi được cho biết đó là câu sai thì đa số học sinh cũng không thể biết là mình sai ở chỗ nào để sửa. Đành rằng “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” nhưng chúng ta không thể viện vào cớ ấy để “cho qua” hay “cảm thông” với những lỗi sai ngữ pháp của học sinh nói riêng và của nhiều người nói chung. Bởi vì, khi viết câu sai là chúng ta đang dần làm mất đi sự trong sáng và chuẩn mực của tiếng Việt. Đồng thời chúng ta đang dần làm mất đi lòng tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần mà những người đi trước đã dày công nghiên cứu mới có được. Vì vậy viết câu đúng ngữ pháp tiếng Việt không chỉ là biểu hiện của trình độ văn hóa nhất định mà còn là biểu hiện của lòng tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Như trên đã nói, học sinh viết câu sai rất phổ biến và rất ít em có thể tự phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp. Đó là điều mà rất nhiều giáo viên dạy môn Ngữ văn ngày đêm trăn trở để một phần giúp các em tự tin trong giao tiếp và góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường. GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 2 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Về vấn đề viết câu tiếng Việt, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu nói đến. Các bài viết đều đề cập đến thực trạng sử dụng sai các chuẩn mực, quy tắc tiếng Việt, trong đó có viết câu sai. Các bài viết cũng đã đưa ra rất nhiều các biện pháp để hạn chế, khắc phục những lỗi sai đó. Trong phạm vi bài viết này, tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ trong việc hạn chế các lỗi sai ngữ pháp của học sinh phổ thông, đối tượng tôi luôn được tiếp xúc trong công việc của mình. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài cho sáng kiến của mình là “Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn”. Qua đề tài này, tôi hi vọng học sinh sẽ tự phát hiện và sửa những lỗi sai ngữ pháp trong bài viết của mình. Từ đó các em sẽ không còn ngại khi viết bài, có được hứng khởi trong học tập cũng như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II – PHẠM VI ĐỀ TÀI Về vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học còn đang có nhiều tranh luận, bàn cãi, chưa đưa ra một quan điểm thống nhất. Theo yêu cầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm và trong thực tế giảng dạy, tôi sẽ dựa vào những kiến thức về câu trong ngữ pháp nhà trường và chỉ đi sâu vào những lỗi cơ bản mà học sinh thường mắc phải khi làm bài như: câu sai cấu trúc ngữ pháp, sử dụng sai dấu câu, viết câu tối nghĩa. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là những học viên của trung tâm GDTX Tỉnh. III – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Với đề tài của mình, tôi sẽ thực hiện những phương pháp sau: - Ghi chép, thống kê các lỗi sai trong các bài viết của học viên khối 10, 11. - Hệ thống, sắp xếp các lỗi sai thành ba loại: sai cấu trúc, viết câu tối nghĩa, sai dấu câu. - Tiến hành giúp học viên phát hiện lỗi, sửa lỗi trong các tiết trả bài và trong bài “Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt” (Ngữ văn 10, tập 2, tiết 61 + 62). - Khảo sát kết quả quá trình thực hiện, áp dụng sáng kiến qua ba phiếu khảo sát kiến thức về câu của học viên trung tâm GDTX Tỉnh. PHẦN HAI: NỘI DUNG GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 3 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn I – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Về câu tiếng Việt: 1.1. Một số khái niệm về câu: - Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” quan niệm: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngồi) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời cũng là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” - Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt”: Câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thông báo, có tính giao tiếp, tính tình thái và tính vị ngữ.” - Ngữ pháp tiếng Việt: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy thông báo; nó có ý nghĩa hồn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính độc lập.” - Cao Xuân Hạo trong “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt”: “Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản. Nó là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp. Nói cách khác, câu là ngôn bản (văn bản) nhỏ nhất.” 1.2. Đặc điểm nổi bật của câu: - Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng giao tiếp, chức năng biểu thị phán đốn. - Câu có hình thức ngữ âm và hình thức cấu tạo ngữ pháp (cấu trúc cú pháp). - Về nội dung, câu có hai thành phần nghĩa: + Nghĩa miêu tả, phản ánh hiện thực, thể hiện mối quan hệ giữa câu với đối tượng được nói tới. + Nghĩa tình thái, phản ánh trạng thái tình cảm, cảm xúc, thái độ, ước nguyện, của người nói trong quan hệ với điều được nói tới trong câu hoặc với người nghe. 1.3. Các hình thức phân loại câu: GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 4 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn - Phân loại theo mục đích nói gồm có: câu kể, câu nghi vấn, câu cảm, câu cầu khiến. - Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp gồm có: câu đơn và câu ghép. + Câu đơn là câu có một cụm chủ - vị làm nòng cốt. Ví dụ: Mẹ em đi làm về. + Câu ghép có từ hai cụm chủ - vị trở lên, trong đó không có cụm chủ - vị nào bao gồm cụm chủ - vị nào. Ví dụ: Bạn Nam học giỏi nên được thầy yêu, bạn mến. 1.4. Chuẩn viết câu: Chuẩn viết câu là cần viết đúng chính tả, dùng từ không sai. Câu đúng ngữ pháp tiếng Việt là câu có đủ thành phần, câu rõ nghĩa, sử dụng đúng dấu câu, đúng phong cách và phù hợp với phong cách giao tiếp, liên kết với các câu khác trong văn bản. 2. Về các dấu câu trong tiếng Việt: Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chữa ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố ngữ pháp. Dấu câu dùng thích hợp thì được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, ngữ nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc. Hiện nay, tiếng Việt dùng 10 dấu câu là: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu cảm, dấu lửng, dấu phẩy, dấu chầm phẩy, dấu hai chấm, dấu ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. 2.1. Dấu chấm: Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm là chỗ có ngắt quãng tương đối dài hơi, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy. Ví dụ: Trong cảnh tù đày, Hồ Chí Minh đã chứng kiến bao sự thật về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Lai Tân là nơi mà người đã trãi qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Giang Tây. GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 5 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn 2.2. Dấu chấm hỏi: Dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn. Thường là trường hợp dùng trong đoạn văn đối thoại, có người hỏi, có người đáp. Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi, tự trả lời trong lời đối thoại nghệ thuật. Ví dụ: - Anh có khỏe không? - Cảm ơn anh, tôi vẫn khỏe. 2.3. Dấu cảm: Dùng ở cuối câu cảm xúc hay ở cuối câu cầu khiến. Ví dụ: (1) Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! (2) Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe! 2.4. Dấu lửng (dấu ba chấm): Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, có khi đầu câu) để biểu thị rằng người viết đã không biểu đạt hết ý. Dấu lửng còn được dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng vì xúc động, ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh, hay biểu thị một chỗ ngắt quãng dài giọng với ý châm biếm, hài hước. Dấu lửng để trong ngoặc đơn ( ) để chỉ rằng người trích dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn. 2.5. Dấu chấm phẩy: Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức. Ví dụ: Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia qiuyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; ( ) 2.6. Dấu phẩy: GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 6 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa bộ phận nòng cốt với bộ phận ngồi nòng cốt của câu đơn và câu ghép. Thành phần ngồi nòng cốt có thể là thành phần than gọi, chuyển tiếp, tình huống, khởi ý. Ví dụ: (1) Mẹ ơi, có khách đấy! (2) Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi. (3) Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần. 2.7. Dấu hai chấm: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước. Ví dụ: Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. 2.8. Dấu ngang: Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích. Ví dụ: Chồng chị - anh Nguyễn Văn Dậu - tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến 17 năm. Dấu ngang còn dùng để đặt trước lời đối thoại. 2.9. Dấu ngoặc đơn: Dấu ngoặc đơn dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích. Ví dụ: Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung tồn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh những gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). Phân biệt cách dùng dấu ngang và dấu ngoặc đơn: khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ trước đó, thì dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì dùng dấu ngoặc đơn. 2.10. Dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép dùng để: đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 7 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn II – NỘI DUNG CỤ THỂ 1. Các loại lỗi sai ngữ pháp của học viên và cách sửa: 1.1. Đặc điểm của học viên trung tâm GDTX: Có thể nói, học viên trung tâm GDTX nói chung và học viên trung tâm GDTX Tỉnh nói riêng có đặc điểm là không thuần nhất về độ tuổi, trình độ, hồn cảnh và so với học sinh phổ thông chính quy thì năng lực, trình độ của họ là kém hơn hẳn. Đó là một trong những khó khăn và thử thách lớn đối với đội ngũ giáo viên GDTX. Hầu hết các học viên ở đây đều đã bị mất kiến thức căn bản ở các lớp dưới, do thời gian học bị gián đoạn quá lâu và do năng lực học tập yếu kém. Riêng với bộ môn Ngữ văn, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các học viên không chỉ quên kiến thức về tác giả, tác phẩm mà đặc biệt là quên kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt dẫn đến kĩ năng viết câu kém, kĩ năng hành văn chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, kết quả các bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì của học viên rất thấp. 1.2. Thực trạng nhận biết lỗi sai ngữ pháp trong các bài làm văn của học viên trung tâm GDTX: Trong khi chấm bài, đọc bài viết của các học viên, tôi cũng như các giáo viên khác rất buồn lòng trước những bài văn chữ viết cẩu thả, sai kiến thức, không nắm vững kiến thức, sai chính tả; đặc biệt là viết câu sai, không biết diễn đạt ý, viết câu tối nghĩa, ý tứ trong bài văn không chặt chẽ, mạch lạc. Điều quan trọng là trong các tiết trả bài, khi phát bài xong, tôi yêu cầu học viên đọc lại bài, xem điểm và đọc lời phê của giáo viên rồi yêu cầu các em tự phát hiện lỗi sai trong bài viết của mình. Kết quả là đa phần các em (70%) chỉ nhận ra các lỗi sai như: chữ xấu, viết cẩu thả, lỗi chính tả, lỗi không phân đoạn trong bài làm; còn một số ít em (15%) nhận thấy câu của mình “có vấn đề”. Nhưng cái “có vấn đề” đó, các em chỉ lờ mờ nhận ra chứ chưa thực sự biết là câu của mình sai ở chỗ nào để mà sửa. 1.3. Các loại lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn của học viên và cách sửa: Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc đầu tiên cần làm là thống kê, phân loại các lỗi ngữ pháp trong bài làm văn của học viên. Trong quá trình chấm bài, tôi đã ghi lại các câu sai của học viên, sau đó thống kê, phân loại. Kết quả, tôi thấy học viên GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 8 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn thường hay mắc những lỗi sau: viết sai cấu trúc câu, viết câu tối nghĩa, dùng sai dấu câu. Sau đây tôi sẽ đi vào cụ thể các lỗi sai của học viên và đưa ra những cách sửa để khắc phục, hạn chế những lỗi sai đó. 1.3.1. Câu sai cấu trúc: Câu bình thường trong tiếng Việt gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Đó là những thành phần nòng cốt của câu. Khi viết, do phát triển quá rộng một thành phần câu nào đó, hoặc do dùng từ quan hệ không phù hợp, người viết đã lầm tưởng rằng câu đó đã có đủ hai thành phần nòng cốt nên dẫn tới chỗ viết câu sai. Chẳng hạn: • Câu thiếu chủ ngữ Câu thiếu thành phần chủ ngữ là câu sai có hiện dạng thiếu thành phần biểu thị đối tượng của thông báo. Trong tổ chức câu bình thường, chủ ngữ là thành phần chức năng nêu lên đối tượng mà người viết, người nói đề cập đến. Về từ loại, chủ ngữ thường do danh từ, đại từ hay ngữ tương đương đảm nhiệm. Do đó, một câu bị xem là thiếu chủ ngữ khi hiện dạng của của nó chỉ có động từ, tính từ có giá trị như vị ngữ hay hiện dạng gồm có vị ngữ và thành phần phụ. Ví dụ: (1) Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên bình của người dân. Được thể hiện rõ nét trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. (2) Qua lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy được tinh thần đồn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. (3) Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công. (4) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã thể hiện rõ bức tranh đời sống phố huyện. (Các ví dụ trên đều lấy từ bài viết của học viên.) Hiện tượng câu sai thiếu chủ ngữ xuất hiện trong bài viết của học viên khá nhiều. Theo thống kê từ các bài viết của học viên thì lỗi này chiếm 55% tổng số lỗi GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 9 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn học viên mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến kiểu lỗi sai này là do học viên chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa ý thức được về tính hồn chỉnh tương đối của câu. Mặt khác, học viên thường hay nhầm lẫn thành phần trạng ngữ của câu với bộ phận chủ ngữ. Những kiểu câu bắt đầu bằng những danh từ chỉ thời gian như: Qua, Trong, Khi, Từ, và đi sau nó là một cụm danh từ thường khiến học viên hiểu nhầm cụm danh từ đó là chủ ngữ nhưng thực ra các danh từ chỉ thời gian kết hợp với các danh từ, cụm danh từ là thành phần phụ trạng ngữ của câu. Thiếu chủ ngữ làm cho câu không hồn chỉnh về câu trúc và thông báo. Đọc những câu này, ta không hiểu học viên nói về ai, cái gì, điều gì. Đối với những kiểu lỗi sai này, cách sửa chữa chủ yếu là tạo ra chủ ngữ sao cho phù hợp với vị ngữ đã có sẵn hoặc bỏ một số quan hệ từ để câu có chủ ngữ. Tất nhiên, việc tạo ra chủ ngữ một mặt phải dựa vào vị ngữ đã có sẵn mặt khác phải xem xét câu trong mối quan hệ nhiều mặt với các câu xung quanh. Với các câu sai trong ví dụ trên, giáo viên có thể hướng dẫn học viên cách sửa như sau: Ở ví dụ (1), GV yêu cầu học viên thêm chủ ngữ chính là nội dung của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Câu hồn chỉnh: Trong phút chốc, bọn xâm lược đã phá tan và cướp đi cuộc sống yên bình của người dân. Tội ác của chúng cũng như khí phách hiên ngang, bất khuất của nghĩa binh đã được thể hiện rõ nét trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Ở ví dụ (2), giáo viên yêu cầu học viên sửa theo hai cách: cách 1 là bỏ từ “Qua”; cách 2 là thêm chủ ngữ. Câu hồn chỉnh: Lời dặn dò đó còn chỉ ra cho chúng ta thấy được tinh thần đồn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hoặc: Qua lời dặn dò đó, Bác còn chỉ ra cho chúng ta thấy được tinh thần đồn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Ở ví dụ (3), cách sửa cũng giống như ở ví dụ (2). Câu hồn chỉnh: Tác phẩm này đã tố cáo xã hội bất công. GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 10 [...]... 32 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn PHỤ LỤC (Hai bài viết của một học sinh: Bài số 3 và số 5) GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 33 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 34 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 35 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn. .. thấy lỗi ngữ pháp của các học viên giảm dần theo bài viết Điều đó chứng tỏ rằng các em đã có ý thức trong việc phải viết đúng ngữ pháp tiếng Việt và những biện pháp tôi thực hiện nhằm giúp các em phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp đã có tác dụng GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 30 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn PHẦN BỐN: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trước đây, khi chấm bài, đọc bài viết... dụng vào các tiết trả bài, các tiết thực hành tiếng Việt, tiết Tập làm văn, … Sau đây, tôi xin áp dụng vào một tiết trả bài GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 18 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Trong khi chấm bài, tôi ghi lại những lỗi sai của học viên và tên những học viên mắc lỗi sai Đến khi trả bài, sau khi phát bài, nhận xét ưu, khuyết điểm, tôi yêu cầu học viên đọc lại bài, ... biết những em nào phát hiện đúng GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 19 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Tiếp theo, tôi gọi các học viên phát hiện lỗi đúng như ghi chép của mình lên bảng sửa Với lỗi chính tả, dùng từ tôi cho các em tự sửa với nhau Còn lỗi ngữ pháp, các em lên bảng sửa Học viên lên bảng sửa lỗi Trong thời gian đó, tôi sẽ xuống lớp xem phần phát hiện lỗi của các em... lại bài, đọc lời phê rồi tự phát hiện các lỗi sai của mình như lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt Sau đó, các học viên trao đổi bài cho để phát hiện lỗi và sửa lỗi cho nhau Các em thực hiện các thao tác đó trong 10 phút Các học viên sửa lỗi sai trong bài làm văn Sau 10 phút, tôi yêu cầu các em tự phát hiện ra lỗi sai của mình giơ tay, sau đó đến những em phát hiện lỗi sai của bạn giơ tay Đối chiếu... các học viên sửa lỗi xong, cả lớp bắt đầu nhận xét Tôi hỏi các em: “Những lỗi các bạn mắc các em đã từng mắc chưa?” Kết quả là rất nhiều em nhận thấy những lỗi sai của bạn cũng là lỗi của mình Tôi xem xét phần sửa lỗi GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 20 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn của học viên và bắt đầu chỉ ra các lỗi sai mà các em hay mắc phải rồi hướng dẫn các em cách sửa. .. 22 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Nam.” a Thiếu chủ ngữ b Thiếu vị ngữ c Thừa chủ ngữ d Thiếu chủ ngữ và vị ngữ 11 Câu “Qua bản báo cáo đã làm sáng tỏ mọi vấn đề.” a Thiếu chủ ngữ b Thiếu vị ngữ c Thừa chủ ngữ d Thiếu chủ ngữ và vị ngữ 12 Câu “Qua truyện Lão Hạc đã nói lên sự nghèo khổ và lòng yêu thương con người vô bờ bến của Nam Cao.” a Thiếu chủ ngữ b Thiếu vị ngữ. .. – sửa câu sai) Người thực hiện: GV Lê Thị Xiêm Đối tượng khảo sát: học viên khối 10, 11 GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 23 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Chỉ ra lỗi sai ngữ pháp và sửa lỗi trong các câu sau: 1.Quyết hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước Lỗi sai: …………………………………………………………………………… Cách sửa: ………………………………………………………………………… Câu sau khi sửa …………………………………………………………………………………………... công việc giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ là nhiệm vụ của các giáo viên mà còn là nhiệm vụ chung của tồn xã hội Chúng ta phải luôn có ý thức trong việc sử dụng đúng ngữ pháp tiếng Việt, giúp người khác sửa lỗi sai kịp thời để tiếng Việt không bị mất dần đi vẻ đẹp của nó Đối với giáo viên, việc giúp học sinh phát hiện và sữa lỗi sai ngữ pháp là... định và tìm ra lỗi rồi cho học viên mắc lỗi viết lại cho đúng Đồng thời, giáo viên cũng nhắc nhở học viên, để không mắc những lỗi này, đầu tiên các em phải nắm vững kiến thức; thứ hai, các em nên diễn đạt ý trong những câu ngắn, không nên viết những câu dài dễ dẫn đến sai 1.3.3 Sai dấu câu: GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 14 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Trong chương trình Ngữ . kiến của mình là Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn . Qua đề tài này, tôi hi vọng học sinh sẽ tự phát hiện và sửa những lỗi sai ngữ pháp trong bài viết của mình phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn II – NỘI DUNG CỤ THỂ 1. Các loại lỗi sai ngữ pháp của học viên và cách sửa: 1.1. Đặc điểm của học viên trung tâm GDTX: Có thể nói, học viên. dễ dẫn đến sai. 1.3.3. Sai dấu câu: GVTH: LÊ THỊ XIÊM Trang 14 Giúp học viên phát hiện và sửa lỗi sai ngữ pháp trong bài làm văn Trong chương trình Ngữ văn THCS, học viên đã được học về dấu