1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản

125 3,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Phép tuyến tính được Trần Ngọc Thêm định nghĩa là "phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 5

TRẬT TỰ CÂU - TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN 5

I VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 5

1 Định nghĩa văn bản 5

2 Đặc trưng của văn bản 7

2.1 Yếu tố nội dung 8

2.2 Yếu tố cấu trúc 8

2.3 Yếu tố mạch lạc và liên kết: 8

2.4 Yếu tố chỉ lượng: 8

2.5 Yếu tố định biên: 8

3 Câu - đơn vị cấu tạo văn bản 8

3.1 Định nghĩa câu 8

4 Những khái niệm có liên quan đến văn bản .11

4.1 Liên kết .11

4.2 Mạch lạc .11

4.3 Chủ đề 12

4.4 Sự kiện 13

4.5 Trật tự câu 13

II TRẬT TỰ - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA NGÔN NGỮ 14

III TRẬT TỰ CÂU - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN 17

1 Vị trí của câu trong văn bản 17

2 Các kiểu trật tự thông thường: 20

3 Trật tự câu trong văn bản .22

CHƯƠNG II 25

TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÕ LIÊN KẾT VĂN BẢN 25

I CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN .25

1 Khái niệm liên kết: 25

2 Các phương thức liên kết văn bản: 27

3 Trật tự câu - biểu hiện của phép tuyến tính .31

4 Từ nối và sự chi phối của nó đối với trật tự câu trong văn bản .34

II TRẬT TỰ CÂU - PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LIÊN KẾT VĂN BẢN .39

Trang 3

1 Câu bao giờ cũng mang một nội dung thông tin nhất định Điều này xuất phát từ vai trò của

ngôn ngữ .39

III CÁC KIỂU TRẬT TỰ CÂU VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG LIÊN KẾT VĂN BẢN 43

1 Trật tự trong sự tiếp nối về thời gian: 43

1.1 Sơ lược về thời gian trong ngôn ngữ: 43

1.2 Yếu tố thời gian trong văn bản báo chí 44

2 Các kiểu liên kết : 46

2.1 Liên kết thuần tuý về thời gian: 46

2.2 Liên kết sự kiện với sự kiện trong mối quan hệ thời gian 47

2.3 Liên kết nội dung sự kiện trong mối quan hệ thời gian .49

2 Trật tự trong sự tiếp nối về không gian 50

3 Trật tự trong quan hệ nhân - quả: 54

4 Trật tự nhận thức sự kiện .59

5 Các trường hợp có thể thay đổi trật tự các câu trong văn bản .62

CHƯƠNG III 66

TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÕ TẠO MẠCH LẠC 66

CHO VĂN BẢN 66

I NHẬN THỨC VỀ MẠCH LẠC .66

1 Các cách hiểu về mạch lạc .66

2 Phân biệt liên kết và mạch lạc .69

3 Mạch lạc trong văn bản báo chí và sự thể hiện của nó 71

II TRẬT TỰ CÂU - PHƯƠNG TIỆN TẠO MẠCH LẠC CHO VĂN BẢN 76

1 Mạch lạc theo thời gian 76

2 Mạch lạc theo không gian 81

3 Mạch lạc theo nội dung quan yếu .84

4 Mạch lạc theo quan hệ lập luận 87

KẾT LUẬN 98

Thư mục tài liệu tham khảo 103

Trang 4

TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÒ LIÊN KẾT VÀ TẠO MẠCH

1.2 Tính hình tuyến của ngôn ngữ là một trong 2 nguyên lý cơ bản của hệ thống ngôn ngữ Tính hình tuyến không chỉ tồn tại ở cấp độ từ, cấp

độ câu hay ngữ đoạn mà còn được thể hiện rất rõ trong văn bản - cấp độ cao nhất của hệ thống ngôn ngữ Tính hình tuyến của ngôn ngữ không cho phép người ta nói ra 2 yếu tố cùng một lúc mà phải lần lượt từng yếu tố nối tiếp nhau theo trình tự thời gian Văn bản với tư cách là sản phẩm ngôn ngữ tất yếu cũng bị tính hình tuyến chi phối Tính hình tuyến của ngôn ngữ quy định chặt chẽ tới việc tổ chức, sắp xếp các các câu trong văn bản Chúng xuất hiện lần lượt theo một trật tự nhất định Và như vậy, trật tự của các

Trang 5

câu sẽ có một vai trò nhất định trong việc liên kết văn bản và tạo mạch lạc cho văn bản

1.3 Trong các phương thức liên kết văn bản, phép tuyến tính được coi là phương thức liên kết có tần số sử dụng cao nhất và nó là một trong 2 phương thức liên kết lôgíc Phép tuyến tính được Trần Ngọc Thêm định nghĩa là "phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung" Chúng tôi thấy rằng, về bản chất, các văn bản được hình thành đều đã có một trật tự tuyến tính Trật tự này được thể hiện trên tất cả các cấp độ của

Văn bản là sản phẩm của ngôn ngữ, nó được hình thành từ các câu Vậy trật tự câu được biểu hiện như thế nào, chúng có vai trò gì trong tổ chức văn bản, và đặc biệt là chúng có tham gia vào việc liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản hay không? Việc thay đổi trật tự các câu trong văn bản có ảnh hưởng đến nội dung thông tin của văn bản hay không? Những điều này cho đến nay chưa được nhắc đến và quan tâm nghiên cứu

1.5 Mấy năm gần đây, vấn đề mạch lạc trong văn bản cũng đã được

đề cập trong một số công trình Tuy nhiên, mạch lạc mới chỉ được nghiên cứu như là một yếu tố không thể thiếu của văn bản và nó được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau của văn bản chứ chưa đi đến một định nghĩa thống nhất thế nào là mạch lạc Hơn nữa, tính mạch lạc của văn bản lại được các nhà nghiên cứu này khẳng định là yếu tố quyết định đến việc tạo

Trang 6

thành văn bản chứ không phải là liên kết Liên kết và mạch lạc thực chất là hai vấn đề khó có thể phân định ranh giới giữa chúng một cách rạch ròi Thế nhưng, trong một văn bản có liên kết chưa chắc đã tạo ra mạch lạc; ngược lại, khi văn bản mạch lạc thì chắc chắn phải có liên kết Vậy trật tự sắp xếp các câu trong văn bản có tham gia vào việc tạo mạch lạc cho văn bản hay không?

Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về trật tự câu trong văn bản Qua đó xem xét vai trò của nó đối với liên kết và mạch lạc của văn bản ra sao Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chỉ xác định

là bước khởi đầu Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi muốn góp phần vào việc bổ sung hướng nghiên cứu không chỉ trật tự từ mà là trật tự câu ở cấp độ văn bản - cấp độ cao nhất của hệ thống ngôn ngữ

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu, trật tự câu được thể hiện trong văn bản và vai trò của nó trong liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản

- Phạm vi ngữ liệu: Các văn bản được lấy trên báo Công an nhân dân xuất bản trong mấy năm gần đây

- Phương pháp lấy tư liệu: Trên cơ sở tiêu chí của văn bản, chúng tôi lựa chọn trên các tin, bài bình luận những văn bản đảm bảo có chủ đề và nội dung nhất định

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

- Bước đầu tìm hiểu trật tự câu và các hình thức biểu hiện của nó trong văn bản

- Bước đầu xác định vai trò của nó trong liên kết văn bản và tạo mạch lạc cho văn bản

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích

5 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 chương

Cụ thể như sau:

Chương I Trật tự câu - tính hình tuyến của văn bản

Chương II Trật tự câu trong vai trò liên kết văn bản

Chương III Trật tự câu trong vai trò tạo mạch lạc cho văn bản

Trang 8

CHƯƠNG I

TRẬT TỰ CÂU - TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN

I VĂN BẢN VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

"Văn bản có thể định nghĩa là điều thông báo hoặc viết có đặc trưng

là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái độ nhất định của tác giả đối với điều được thông báo… Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng - ngữ pháp" (L.M.Loseva, 1980)

"Tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp" (N.Nunan, 1983)

"Văn bản là bất kỳ một đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh" "Văn bản là một đơn vị ngôn ngữ hành chức…" "Tốt nhất, nên nhìn nhận văn bản là một đơn vị ngữ

Trang 9

nghĩa; một đơn vị không phải thuộc hình thức mà thuộc ý nghĩa" (Halliday

và Hassan)

"Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy" (Trần Ngọc Thêm, 1985)

1.2 Mặc dù mỗi tác giả định nghĩa văn bản theo một cách khác nhau, song tựu trung lại có thể thấy trong các định nghĩa ấy đều thống nhất với nhau ở chỗ: đều coi văn bản là sản phẩm ngôn ngữ, được hình thành từ các câu (hoặc phát ngôn) và có nội dung (thông báo) nhất định

2 Khái niệm văn bản được sử dụng trong luận văn này được hiểu theo các tiêu chí như sau:

Về hình thức: Nó phải bao gồm một chuỗi câu, ít nhất là từ 2 câu trở lên Câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa (hiểu theo tiêu chí của Trần Ngọc Thêm, đó là câu hoàn chỉnh cả về hình thức và nội dung)

Về nội dung: Các văn bản này phải đảm bảo có một nội dung thông tin nhất định (còn được gọi là chủ đề)

Ví dụ: "Là con út trong một gia đình nông dân nghèo, các anh chị đều đã có gia đình ra ở riêng, còn anh Nhơn sống với cha mẹ già trên 70 tuổi Nhà chỉ làm một công ruộng nên hàng ngày anh Nhơn phải đi làm thêm để phụ giúp gia đình Công việc đào mướn, giăng lưới, cắm câu mỗi ngày cũng chỉ kiếm 10.000 đồng đến 20.000 đồng không đủ để trang trải cuộc sống hay ốm đau bệnh tật của cha mẹ già Vì thế mà gia đình anh nghèo đến nỗi không có tiền để câu điện thắp sáng trong nhà"(20.3.02)

Trang 10

Hình thức của văn bản trên đây là 1 chuỗi gồm 4 câu kết hợp với

nhau Trong đó câu đầu tiên của văn bản là câu tự nghĩa Tức là, câu này có thể tách ra độc lập một mình Bản thân câu này cũng chuyển tải một nội dung thông tin trọn vẹn mà không cần sự hỗ trợ của những câu khác

Nội dung của văn bản nói về cuộc sống nghèo khó của anh Nhơn và gia đình anh

2 Đặc trưng của văn bản

Văn bản với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học sẽ có những đặc trưng riêng của mình Trong cuốn "Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn", tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra 5 đặc trưng của văn bản như sau:

2.1 Yếu tố nội dung: Một văn bản đích thực bao giờ cũng phải

chuyển tải một nội dung nhất định Nội dung ở đây được gọi là đề tài hay chủ đề

2.2 Yếu tố cấu trúc: Mỗi văn bản đều có cách thức tổ chức hình thức

cũng như nội dung sao cho phù hợp với phong cách chức năng và thể loại

2.3 Yếu tố mạch lạc và liên kết: Có sự nối kết đúng về nghĩa, về

lôgic và chức năng giữa các bộ phận bên trong một văn bản với nhau và với ngữ cảnh bên ngoài văn bản - tức là có mạch lạc; có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt một số quan hệ nối kết nhất định giữa các bộ phận khác nhau bên trong một văn bản - tức là có liên kết

2.4 Yếu tố chỉ lượng: Văn bản gồm nhiều câu - phát ngôn nối tiếp

nhau

2.5 Yếu tố định biên: Văn bản có biên giới phía trái và biên giới phía

phải, tạo nên tính trọn vẹn cho văn bản

3 Câu - đơn vị cấu tạo văn bản

Trang 11

"Câu là một đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập" (Trung tâm KHXH và nhân văn, 2002)

"Câu là một đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm theo thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất" (Hoàng Trọng Phiến, 1991)

3.1.3 Trong lĩnh vực văn bản, câu thường được các nhà nghiên cứu đồng nhất với phát ngôn

Trần Ngọc Thêm trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt" không định nghĩa thế nào là câu nhưng lại đưa ra ý kiến về câu như sau" "Mọi mối liên kết trong văn bản đều xuất phát từ những ngữ đoạn có hình thức hoàn chỉnh Và các ngữ đoạn này thường tương ứng với khái niệm câu Nhưng

sự tương ứng này lại thích hợp với kiểu định nghĩa câu theo mặt hình thức"

Trang 12

Ở một chỗ khác, tác giả định nghĩa phát ngôn nhƣ sau: "Phát ngôn là một bộ phận của đoạn văn, với cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy

đủ hoặc không đầy đủ) đƣợc tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu ngắt phát ngôn…"

Từ 2 cách hiểu trên đây của Trần Ngọc Thêm, chúng ta thấy tác giả

đã đồng nhất câu với phát ngôn Và trong khi phân tích văn bản, tác giả dùng cả 2 thuật ngữ câu và phát ngôn

Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ phát ngôn mà sử dụng thuật ngữ câu Tuy nhiên, ông lại giải thích rằng đó là câu - phát ngôn chứ không phải câu cấu trúc

Nhƣ vậy, câu dù đƣợc định nghĩa nhƣ thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn là một đơn vị ngôn ngữ, tồn tại một cách hiển nhiên, có chức năng thông báo và là đơn vị cấu thành nên văn bản (đơn vị có chức năng thông báo lớn hơn câu)

3.1.4 Để đạt đƣợc mục đích giao tiếp thì bất cứ chuỗi câu hay văn bản nào đều phải là một tập hợp các câu liên kết với nhau theo chủ đề Chính vì thế, việc nghiên cứu câu trong mối quan hệ với văn bản là điều hết sức cần thiết, bởi vì nằm trong một hệ thống, chúng luôn tác động lẫn nhau, đúng nhƣ nhà ngôn ngữ kiệt xuất F.de Saussure đã nêu: "Cái toàn thể có giá trị là do cái bộ phận của nó, và các bộ phận mà có giá trị cũng lại nhờ vị trí của nó trong cái toàn thể"

3.1.5 Trong luận văn của chúng tôi, câu đƣợc nhận diện bằng cả dấu hiệu hình thức và nội dung

Về hình thức: Câu đƣợc hiểu là một ngữ đoạn có độ dài nhất định nằm giữa 2 dấu chấm câu Nó có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp

Trang 13

Về nội dung: Mỗi câu đều chuyển tải một nội dung thông tin nhất định, nội dung này do chủ đề của văn bản quy định

Ví dụ:"Sau khi tốt nghiệp trường Trung học An ninh nhân dân I năm

1986, anh Lục Quang Kiểm về nhận công tác tại công an huyện Hà Quảng (Cao Bằng) Từ tháng 7.1991 đến nay, anh được Ban giám đốc công an tỉnh Cao Bằng điều về nhận nhiệm vụ tại phòng Bảo vệ chính trị Anh đã trực tiếp cùng đồng đội khám phá nhiều vụ án phức tạp Đặc biệt, đầu năm

2002, anh cùng đồng đội không nhận hối lộ 25 triệu đồng của tên Hà Văn

Vi (sinh năm 1959) ở huyện Trùng Khánh trong khi các anh đang xét hỏi hắn" (15.9.02)

Văn bản trên gồm 4 câu Các câu này đều hoàn chỉnh về cấu trúc cú pháp Và mỗi câu đều có nội dung thông tin nhất định

4 Những khái niệm có liên quan đến văn bản

Về vấn đề liên kết, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở chương II 4.2 Mạch lạc

Không giống như liên kết, mạch lạc gần đây mới được nhiều người quan tâm nghiên cứu và coi đây là cái quyết định việc hình thành một văn

Trang 14

bản Trong số những người nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản, đáng chú ý là tác giả Diệp Quang Ban với cuốn sách "Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn" Mặc dù chưa được định nghĩa một cách rõ ràng thế nào

là mạch lạc nhưng Diệp Quang Ban đã tổng kết mạch lạc của văn bản được biểu hiện trên ba phạm vi khái quát sau đây:

- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản

- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống bên ngoài văn bản

- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói

Trong luận văn của chúng tôi, mạch lạc được hiểu trước hết là lôgíc của sự trình bày văn bản Lôgic này có liên quan chặt chẽ đến nhiều phương diện khác, chẳng hạn như lôgíc khách quan, lôgíc nhận thức Điều này chúng tôi sẽ trình bày kỹ trong chương III của luận văn

4.3 Chủ đề

Chủ đề là một thuật ngữ rất quan trọng của ngôn ngữ học văn bản và

là một vấn đề có những quan niệm khác nhau về nội hàm của thuật ngữ này

Trần Ngọc Thêm không định nghĩa thế nào là chủ đề của văn bản nhưng lại đưa ra kết luận như sau: "Hai phát ngôn có thể coi là có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau Đơn vị cơ sở tham gia liên kết chủ đề là các đối tượng của hiện thực, trong đó chủ yếu là các sự vật, khái niệm… được thể hiện bằng các tên gọi (danh từ, đại từ)" "Nói một cách chung nhất thì liên kết chủ đề đòi hỏi toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề Chủ đề của toàn văn bản được phân chia ra thành các chủ đề con và thể hiện qua phần chủ đề và phần nêu của các phát ngôn"

Trang 15

Diệp Quang Ban không sử dụng thuật ngữ chủ đề mà dùng "đề tài - chủ đề" Khi nó được dùng để chỉ sự vật, việc, hiện tượng được nói đến trong câu thì gọi là đề tài của câu Khi chỉ cái ý tưởng khái quát của toàn văn bản thì dùng tên gọi chủ đề

Trong luận văn của chúng tôi, chủ đề của văn bản được hiểu là phạm

vi hiện thực được nói đến hoặc bàn tới trong toàn bộ văn bản Nó có thể là

sự vật, sự việc, sự kiện, hiện tượng khách quan, là một vấn đề về chính trị,

xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học… được đặt ra và giải quyết trong toàn văn bản Chủ đề của văn bản còn được gọi là nội dung thông tin của văn bản

Ví dụ: Vào 14h ngày 3.12.2002, chị Vũ Thu Trang ở số 2c Quang Trung và chị Phạm Hồng Hiển, ở tập thể Ngân hàng Công thương, Gia Lâm đèo nhau vừa đi vừa nói chuyện trên phố Lý Thường Kiệt Họ không biết rằng có 2 gã thanh niên trông mặt mũi bặm trợn đi trên chiếc xe máy DreamII đang bám sát đằng sau Đến ngã ba Lý Thường Kiệt - Quán Sứ, khi chị Trang xi nhan, giảm tốc độ để rẽ thì chiếc xe của 2 thanh niên kia

áp sát Tên ngồi sau giật phắt chiếc túi xách trong đó có 2 điện thoại di động, 2.450.000 đồng và một số giấy tờ, đồ trang điểm khác chị Hiển đang

để kẹp giữa 2 người Sau đó, chiếc xe của bọn cướp giật rồ ga chạy vào đường Phan Bội Châu (9.12.03)

Chủ đề của văn bản trên đây nói về hành vi cướp giật tài sản của

người đi đường

4.4 Sự kiện

Sự kiện trong luận văn này được hiểu là những hành động, sự việc, hiện tượng… có tác dụng làm rõ chủ đề của văn bản Sự kiện này tồn tại trong câu và trong văn bản

Trang 16

Chẳng hạn ví dụ vừa nêu trên đây có 5 sự kiện tham gia vào việc làm

rõ chủ đề hành vi cướp giật đó là: Hai chị Trang và Hiển đèo nhau đi trên phố; hai gã thanh niên bám sát 2 chị; hai gã thanh niên áp sát 2 chị; một tên giật chiếc túi xách; 2 gã thanh niên rồ ga chạy mất

4.5 Trật tự câu

Câu là đơn vị tham gia cấu tạo văn bản Trật tự câu được hiểu là thứ

tự xuất hiện của câu trong văn bản Nghiên cứu về trật tự câu trong văn bản cũng có nghĩa là nghiên cứu vị trí và chức năng mà chúng đảm nhận trong văn bản

Vì thế, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa thống nhất cho khái niệm trật tự được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu văn bản, mà cụ thể là được sử dụng trong luận văn này như sau: Trật tự câu trong văn bản là sự

tổ chức, sắp xếp các câu trong văn bản theo một thứ tự nào đó nhằm triển khai nội dung thông tin theo một mục đích nhất định

II TRẬT TỰ - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA NGÔN NGỮ

1 Tính hình tuyến là một trong hai nguyên lý cơ bản của hệ thống ngôn ngữ, nó chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của ngôn ngữ

1.1 Nhà ngôn ngữ học kiệt xuất F.de Saussure trong cuốn "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã viết về tính hình tuyến của ngôn ngữ như sau: "Vốn là vật nghe được, cái biểu hiện diễn ra theo thời gian"… "những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp cái kia", và "Nguyên lý này là hiển nhiên… đó là một nguyên lý cơ bản dẫn tới vô số những hệ quả Toàn

bộ cơ chế của ngôn ngữ đều do nó chi phối"

Ý kiến trên đây của F.de Saussure cho chúng ta hiểu rằng, các tín hiệu ngôn ngữ khi đi vào hoạt động không xuất hiện đồng thời (chồng lên

Trang 17

nhau) mà xuất hiện theo một trình tự thời gian: yếu tố nọ phải nối tiếp yếu

tố kia làm thành một chuỗi

1.2 Như vậy, khái niệm trật tự trong ngôn ngữ bắt nguồn từ nguyên

lý tính hình tuyến của ngôn ngữ Trật tự là biểu hiện cụ thể của tính hình tuyến Nói đến trật tự là nói đến thứ tự xuất hiện của các đơn vị ngôn ngữ khi đi vào hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp (cũng có nghĩa là nói đến vị trí của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tổ chức) Các cấp độ của ngôn ngữ đều bị tính hình tuyến của ngôn ngữ chi phối, do đó mọi cấp độ đều có trật tự của mình

2 Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã bàn đến trật tự từ ở các cấp độ từ pháp và cấp độ cú pháp Ở cấp độ từ pháp đó chính là sự kết hợp từ với từ,

ở bậc cú pháp đó là sự kết hợp của các thành phần câu (thực ra là nghiên cứu sự sắp xếp, tổ chức của các từ hoặc ngữ khi chúng giữ chức năng là thành phần câu) Chẳng hạn, khi nghiên cứu về trật tự từ trong câu, V.Mathésius (trong các công trình nghiên cứu về tiếng Tiệp) đã đi sâu tìm hiểu những nhân tố chủ yếu chi phối sự phân bố trước sau (trật tự trước sau) của các thành phần chủ ngữ và vị ngữ Và ông đã đưa ra 2 loại nhân tố: Nhân tố chủ yếu và nhân tố thứ yếu Loại nhân tố chủ yếu là loại nhân

tố chi phối trực tiếp sự phân bố trước sau của chủ ngữ và vị ngữ Trong tiếng Tiệp, sự phân bố này là sự phân đoạn thực tại câu Loại nhân tố thứ yếu là loại nhân tố chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố trước sau của chủ ngữ và vị ngữ Trong tiếng Tiệp, đó là những nhân tố như: ngữ pháp, nhịp điệu, nhân tố có thể chêm hoặc không thể chêm vào các thành phần câu khác

3 Từ quan điểm của ngôn ngữ học tâm lý mà xem xét, GS, TSKH

Lý Toàn Thắng khi nghiên cứu trật tự từ trong câu đã khẳng định: câu nói (cũng như trật tự các thành phần của nó) chỉ được tạo ra dần qua các giai đoạn: định hướng của người nói, mã hoá định hướng bằng ngôn ngữ và giai

Trang 18

đoạn hiện thực hoá bằng những câu nói cụ thể Trật tự tuyến tính của các thành phần câu chỉ được hình thành ở giai đoạn thứ ba Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành trật tự từ của câu nói: nhân tố thứ nhất là nhân

tố định hướng chiến lược và định hướng của người nói Nhân tố thứ hai là quan hệ tôn ti giữa các sự vật ở thế giới bên ngoài tham gia vào biểu vật của câu Ảnh hưởng của nhân tố quan hệ tôn ti vào cấu trúc cú pháp của câu không phải là trực tiếp mà gián tiếp thông qua các thành tố trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu như: chủ thể, hành động, đối tượng, địa điểm

4 Cho đến nay có thể thấy 2 cách hiểu về trật tự từ như sau:

4.1 Theo cách hiểu rộng: Nói đến trật tự từ là nói đến thứ tự trước sau của các đơn vị ngôn ngữ ở cả 3 cấp độ: hình vị, từ và câu

Trật tự ở cấp độ hình vị là sự sắp xếp thứ tự các hình vị trong cấu tạo

từ theo nguyên tắc tự do hoặc không tự do Kết quả sẽ cho ta từ đơn hoặc từ ghép Đối với từ ghép, nếu là từ ghép chính phụ (có quan hệ chính phụ về mặt ngữ nghĩa) thì trật tự phổ biến là yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau, khi ta thay đổi trật tự trước sau của các yếu tố thì nghĩa của từ cũng thay đổi theo

Ví dụ: gà con - con gà; bồ câu trắng - trắng bồ câu

Nếu là từ ghép đẳng lập thì có thể thay đổi trật tự trước sau của các thành tố mà ít bị ảnh hưởng về mặt ngữ nghĩa

Ví dụ: nhỏ bé - bé nhỏ; ông cha - cha ông

Trật tự ở cấp độ từ là sự sắp xếp thứ tự các từ để cấu tạo cụm từ, cấu tạo ngữ Ở cấp độ này, sự sắp xếp cũng tương tự như ở cấp độ hình vị Về nguyên tắc có 2 cách kết hợp tự do hoặc không tự do Chẳng hạn, khi nghiên cứu trật tự của các thành tố trong danh ngữ trong tiếng Việt, chúng

ta thấy danh từ bao giờ cũng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ được phân

bố ở cả 2 vị trí trước và sau thành tố trung tâm này

Trang 19

Trật tự ở cấp độ câu là sự sắp xếp thứ tự các thành tố (thực chất là thành phần câu) để cấu tạo câu Theo đó, có thể sẽ có trật tự SVO hoặc SOV hoặc OSV Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu, chúng ta thấy, đối với câu ghép có sử dụng liên từ thì liên từ đó có vai trò làm tường minh hoá mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các mệnh đề Còn trong những câu ghép không sử dụng liên từ, trật tự các bộ phận sẽ quyết định quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa

Khác với các ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập cho nên trật tự ở đây là trật tự mang nghĩa Vị trí của mỗi thành phần trong câu

sẽ chỉ ra chức năng ngữ nghĩa của chúng Nếu thay đổi trật tự thì ý nghĩa sẽ thay đổi theo

4.2 Theo cách hiểu hẹp: Trật tự từ là sự kết hợp từ, và nó được coi là một phương thức ngữ pháp rất quan trọng của ngôn ngữ đơn lập

5 Trong lĩnh vực văn bản, khái niệm trật tự mới chỉ được nhắc đến như là một sự tổ chức, sắp xếp các từ tạo thành câu, câu - phát ngôn tạo thành văn bản Chẳng hạn như, nhà ngôn ngữ học Nga Moskaskaia đã bàn đến chức năng của trật tự từ trong câu và trong văn bản ở cấp độ câu, việc sắp xếp các từ chỉ là phương tiện thể hiện chủ đề và thuật đề của từng câu riêng biệt Còn ở cấp độ văn bản, ngoài chức năng kể trên, việc sắp xếp các

từ còn tham gia vào việc triển khai giao tiếp văn bản từ thể thống nhất chủ

đề - thuật đề ở cấp độ câu sang thể thống nhất chủ đề - thuật đề tiếp theo ở cùng cấp độ và vào việc xây dựng chuỗi liên tục các đơn vị chủ đề - thuật

đề tạo thành văn bản Vai trò tạo lập văn bản của trật tự từ gắn liền với sự phân đoạn chủ đề - thuật đề

III TRẬT TỰ CÂU - BIỂU HIỆN TÍNH HÌNH TUYẾN CỦA VĂN BẢN

1 Vị trí của câu trong văn bản

Trang 20

1.1 Ở cấp độ văn bản, do văn bản được hình thành nhờ các câu, các câu này cũng phải tuân thủ nguyên lý tính hình tuyến của hệ thống ngôn ngữ Có nghĩa là, câu nọ nối tiếp câu kia theo một trật tự nối tiếp nhau Sự nối tiếp này không phải là sự nối tiếp vô tổ chức mà phải tuân theo những quy tắc nhất định Những quy tắc đó phản ánh sự sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ theo một trật tự trước sau Cho nên, các câu trong văn bản bao giờ cũng có một vị trí nhất định Vị trí của từng câu trong văn bản không phải

là tự do, sự tồn tại của các câu trong văn bản bị chế định bởi một loạt các nhân tố trong ngôn ngữ cũng như ngoài ngôn ngữ (do các câu xung quanh;

do việc sử dụng từ nối, các liên từ đứng ở đầu câu; do nhiệm vụ thông báo… hay nói một cách khái quát là do văn bản quy định)

1.2 Khi tham gia vào văn bản, các câu có vai trò không giống nhau,

vị trí của các câu cũng không phải tuỳ tiện mà nó bị quy định bởi các câu xung quanh và toàn bộ văn bản E.Uýtmet đã viết: “Câu không thể giữ trong văn bản một vị trí tuỳ tiện, bởi vì phát ngôn chứa trong đó cần đứng ở một vị trí nhất định của văn bản” Mỗi câu trong văn bản đều phải có một

vị trí tương ứng với vai trò của nó trong việc triển khai nội dung thông tin (chủ đề) của văn bản Do đó, việc sắp xếp các câu trong văn bản có những quy luật nhất định và phải tuân thủ những điều kiện nhất định

Tác giả Bùi Minh Toán trong cuốn "Giáo trình ngữ pháp văn bản", Trường ĐHSPII, đã bàn đến vị trí của câu trong văn bản và sự ảnh hưởng qua lại giữa vị trí của câu và văn bản Ông coi văn bản là một chỉnh thể, trong đó các câu là những yếu tố cấu tạo nên chỉnh thể đó Chính vì thế, mỗi câu trong văn bản đều phải chịu sự chi phối của văn bản về cả hình thức tổ chức câu và nội dung mà câu phản ánh Về mặt nội dung, mỗi câu phải mang một nội dung thích hợp, phục vụ cho nội dung của văn bản Văn bản không những quy định chủ đề, nội dung của từng câu mà còn quy định

cả nhiệm vụ thông báo cho từng câu Còn về mặt hình thức tổ chức của

Trang 21

câu, cũng do phải chịu sự chi phối của văn bản cho nên sự hiện diện của các thành phần câu trong văn bản không hoàn toàn giống như những câu riêng lẻ đứng ngoài văn bản Theo đó, câu trong văn bản có thể vắng mặt những thành phần phụ không cần thiết hoặc cả những thành phần nòng cốt (phép tỉnh lược) Sự vắng mặt này không làm ảnh hưởng đến nội dung của văn bản mà ngược lại nó có tác dụng hướng cho người tiếp nhận văn bản tập trung chú ý vào phần trọng tâm thông báo được thể hiện ở các thành phần hiện diện của câu trong văn bản Ông cũng đã bàn đến khái niệm trật

tự nhưng mới chỉ là trật tự sắp xếp các thành phần câu Nằm ngoài văn bản, một câu có thể có vài khả năng sắp xếp các thành phần câu nhưng khi nằm trong văn bản, do nhiệm vụ thông báo và liên kết văn bản quy định cho nên câu chỉ có thể có một trật tự sắp xếp các thành phần câu nhất định mà thôi Chẳng hạn như trong câu trỏ quan hệ nhân quả, ông giải thích rằng, việc sắp xếp nguyên nhân trước hay nguyên nhân sau là do trọng tâm thông báo của câu quy định, trong đó, thông tin quan trọng bao giờ cũng được đặt ở vị trí cuối câu

Như vậy, mỗi câu khi tham gia vào văn bản đều có vị trí và vai trò nhất định trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Khả năng liên kết văn bản của câu là rất lớn Do nghĩa của câu phụ thuộc vào các yếu tố trong và ngoài văn bản cho nên các thành phần câu (C - V - B - Tr…) đều có khả năng liên kết văn bản

1.3 Khi xem xét vai trò của câu trong việc liên kết và tạo mạch lạc văn bản, các câu này được xem xét dưới 3 góc độ:

Góc độ 1 xét theo nội dung thông tin Theo đó sẽ có thông tin chung, thông tin bao quát, thông tin phụ trợ…

Góc độ 2 xét theo quan hệ của các câu trong văn bản Theo đó sẽ có các kiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả, nhận định - chứng minh

Trang 22

Góc độ 3 xét theo thời gian sự kiện xuất hiện trong từng câu Điều này có liên quan chặt chẽ đến việc sắp xếp các sự kiện và phân bố nội dung thông tin

Trong luận văn của chúng tôi, các góc độ này không được trình bày một cách riêng rẽ mà có sự phối kết hợp lẫn nhau, nằm trong mối quan hệ gắn bó với nhau Tuy nhiên, có những văn bản chỉ được xét ở một góc độ nào đó, cũng có văn bản cùng một lúc xét ở nhiều góc độ khác nhau Sở dĩ như thế là bởi vì chúng tôi xuất phát từ mối quan hệ giữa 3 bình diện của ngôn ngữ là bình diện cú pháp (kết học), nghĩa học và dụng học Trật tự trong ngôn ngữ, với tư cách thuộc bình diện thứ nhất luôn luôn có liên hệ,

bị chi phối bởi bình diện thứ 2 và thứ 3

Ở bình diện cú pháp, các câu kết hợp với nhau để tạo thành văn bản

Ở bình diện nghĩa học, các câu kết hợp với nhau để làm hoàn chỉnh ngữ nghĩa và nội dung thông tin của văn bản

Ở bình diện dụng học, các câu kết hợp với nhau để thể hiện ý đồ hay chiến lược giao tiếp của người tạo lập văn bản

2 Các kiểu trật tự thông thường:

2.1 Đứng trước hai yếu tố ngôn ngữ, chẳng hạn là A và B, chúng ta

sẽ đặt câu hỏi liệu A và B có thể kết hợp được với nhau hay không? Nếu kết hợp được thì theo trật tự nào, A đứng trước B hay B phải đứng trước A?

Và tại sao lại như vậy?

Những câu hỏi trên đã được giải đáp phần nào trong các cấp độ ngôn ngữ: hình vị, từ, câu Đó là do các nhân tố ngoài ngôn ngữ và trong ngôn ngữ đã chi phối trật tự từ Các nhân tố trong ngôn ngữ đó là: cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc thông tin (phân đoạn thực tại) Các nhân tố ngoài ngôn ngữ

đó là: lôgíc khách quan, thụ đắc ngôn ngữ, truyền thống ngôn ngữ, phong cách chức năng

Trang 23

2.2 Riêng đối với lĩnh vực văn bản, trật tự các câu như thế nào là hợp lý, tại sao câu A lại có thể kết hợp với câu B mà không thể kết hợp với câu C (trong trường hợp 3 câu A, B, C có nội dung thông tin khác nhau, chức năng khác nhau và cấu trúc cú pháp khác nhau)

Nếu như câu dùng để thể hiện phán đoán thì chuỗi câu được dùng để suy luận Như vậy, một chuỗi câu nếu đảm bảo là một văn bản đích thực thì phải thể hiện một ý tưởng, một nội dung hay một chủ đề nhất định Các câu trong văn bản mỗi câu là một phán đoán nhưng các phán đoán đó phải mang nội dung phục vụ cho chủ đề chung của văn bản Đây là điều kiện tiên quyết để câu có vị trí trong văn bản Vấn đề đặt ra ở đây là, sắp xếp các phán đoán đó như thế nào để làm nổi bật chủ đề, tại sao lại đặt phán đoán A trước phán đoán B mà không phải ngược lại

Chúng ta thấy rằng, mỗi câu trong văn bản đều có mối (quan hệ) liên

hệ với những câu xung quanh nó trước hết là về mặt hình thức Các quan hệ

về hình thức được thể hiện bằng các phương thức liên kết hình thức Thứ hai là các câu đều có mối quan hệ về mặt nội dung Nếu như toàn văn bản

là một chủ đề lớn thì mỗi câu là một chủ đề con, các chủ đề con này nhất thiết phải có quan hệ với nhau, chúng bổ sung cho nhau, cùng có vai trò làm nổi bật chủ đề của văn bản Tuy nhiên, các chủ đề này không thể cùng một lúc xuất hiện mà phải lần lượt nối tiếp nhau theo trình tự thời gian và không gian nhất định

2.3 Về cơ bản, các sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới khách quan khi được con người nhận thức và phản ánh thông qua phương tiện ngôn ngữ sẽ được sắp xếp theo 2 hướng: Theo đúng như thực tiễn và không theo đúng như thực tiễn

Trên thực tế, có thể sự kiện A diễn ra trước sự kiện B, đây là trật tự

lô gíc của sự kiện Nhưng vì những lý do khác nhau mà trong văn bản, sự kiện B lại được người tạo lập văn bản sắp xếp trước sự kiện A mà vẫn

Trang 24

không làm tổn hại đến lôgic sự kiện, tức là vẫn tôn trọng trình tự các sự việc xảy ra trong hiện thực

Chính vì thế, chúng ta cần phân biệt trật tự lôgic của sự kiện với trật

tự lôgic của sự trình bày Căn cứ để phân biệt dựa vào các chỉ số về thời gian, không gian và những quy luật mang tính cố định của tự nhiên

Ví dụ: "8h sáng ngày 31.7.2000, Phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Khánh Hoà có chị Nguyễn Thị Hà, sinh năm 1967 đến trình báo việc chị bị bọn cướp giật mất chiếc túi xách Theo chị Hà thuật lại, chị là người

Hà Nội đi dulịch tại Nha Trang Vào đêm 30.7.2000, trong lúc đang ngồi

ăn cháo vịt ở đường Hùng Vương (Nha Trang), lợi dụng lúc bị mất điện, một tên từ bóng tối lao ra, hắn giật chiếc túi xách chạy về hướng khách sạn Viễn Đông Tất cả số tài sản, nữ trang chị Hà đựng trong túi xách bị mất gồm 5 triệu đồng, 3 sợi dây chuyền trong đó có 1 sợi đính viên đá Saphia,

1 đôi bông tai, 1 kính đeo mắt trị giá 120USD và một số đồ trang sức khác".(12.8.00).0

Có thể thấy rõ trong ví dụ này có 2 sự kiện, đó là: Chị Hà bị mất cắp;

và chị Hà đến công an trình báo Trật tự lôgíc của sự kiện là: việc mất cắp xảy ra trước, việc đến đồn công an trình báo xảy ra sau Còn trật tự lôgíc của sự trình bày là: việc trình báo công an được nêu trước, việc mất cắp được nêu sau

2.4 Như vậy, sẽ có 2 loại trật tự cơ bản: Trật tự tự nhiên (hay còn gọi là trật tự khách quan) và trật tự trình bày (còn gọi là trật tự chủ quan)

Trật tự khách quan là trật tự diễn biến của các sự kiện diễn ra trong thực tiễn được bê nguyên vào văn bản

Trật tự khách quan lại được chia ra thành các loại trật tự sau: Trật tự thời gian (giữa các câu có quan hệ thời gian) Trật tự nội dung của sự kiện (1 sự kiện với nhiều nội dung có liên quan), trật tự nhân quả thuận lôgíc

Trang 25

Trật tự chủ quan là trật tự được phản ánh trong văn bản qua góc nhìn của người tạo lập văn bản Trật tự chủ quan lại được chia thành: Trật

tự không gian (giữa các câu có quan hệ không gian) Trật tự nhận thức các

sự kiện (tuỳ thuộc vào mục đích của người tạo lập văn bản), trật tự nhân quả ngược lôgíc

3 Trật tự câu trong văn bản

3.1 Không phải ngẫu nhiên mà các câu trong văn bản lại kết hợp được với nhau Với chức năng giao tiếp, chức năng thông tin, văn bản không thể không mang một nội dung thông tin nào đó Dù mỗi câu trong văn bản chứa đựng một chủ đề (chủ đề con) khác nhau thì các chủ đề này đều phải hợp nhất lại để thể hiện một nội dung thông tin cho toàn văn bản Cho nên, sự tồn tại các câu trong văn bản đều có lý do và điều kiện của nó

Vấn đề đặt ra ở đây là, các câu trong văn bản được tổ chức, sắp xếp như thế nào để đảm bảo chức năng thông tin của văn bản?

Trong lĩnh vực ngữ pháp ta thấy: Nếu 2 yếu tố A và B có quan hệ cú pháp đẳng lập với nhau thì xét về mặt ngữ pháp, cả 2 trật tự AB và BA đều

có giá trị ngang nhau Nhưng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ thì chúng có vai trò không giống nhau Tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể,

có thể lựa chọn hoặc AB, hoặc BA Có trường hợp chỉ được chọn AB mà không thể chọn BA Lý do của sự lựa chọn phần nhiều là do nhu cầu nhấn mạnh về mặt lôgic - ngữ nghĩa

3.2 Đối với văn bản chúng ta thấy như sau: trật tự của 2 câu A và B được sắp xếp theo 2 cách: có thể là AB hoặc BA Nếu như, mối quan hệ lôgic - ngữ nghĩa của A và B chỉ là sự liệt kê 2 thuộc tính của cùng một sự vật, bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì khi đó có sự vận dụng linh hoạt trật tự AB hay BA Tuy nhiên, sự thay đổi trật tự có ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm tăng hoặc giảm ngữ nghĩa của văn bản Ngược lại, nếu như mối quan

hệ lôgic - ngữ nghĩa của A và B là mối quan hệ chính - phụ, khái quát - cụ

Trang 26

thể… thì thông thường những câu nào có thông tin khái quát, thông tin chính sẽ đứng trước, câu nào mang thông tin phụ trợ, thông tin cụ thể sẽ đứng theo sau

3.3 Như trên đã nói, trật tự câu trong văn bản là biểu hiện cụ thể tính hình tuyến của ngôn ngữ Từ đây, chúng ta có thể khẳng định rằng: trật tự câu trong liên kết văn bản chính là biểu hiện của phương thức tuyến tính

Trong hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, phép tuyến tính được định nghĩa là phương thức sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung Mọi phát ngôn trong văn bản đều được sắp xếp theo một trật tự tuyến tính nhưng không phải mọi phát ngôn đều liên kết với nhau bằng phép tuyến tính Cách nhận diện văn bản có sử dụng phép tuyến tính đơn giản nhất là thay đổi trật tự của các phát ngôn trong văn bản đang xét, nếu thấy kết quả sẽ cho ta một văn bản giả, hoặc văn bản thiếu tính mạch lạc, hoặc văn bản mang nội dung hoàn toàn khác với văn bản ban đầu thì các câu trong văn bản đó liên kết với nhau bằng phương thức tuyến tính

Tiểu kết chương I:

1 Trong hệ thống ngôn ngữ, tính hình tuyến tồn tại một cách hiển nhiên, nó chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ Văn bản với tư cách là sản phẩm của ngôn ngữ cũng chịu sự chi phối của tính hình tuyến

2 Trật tự câu trong văn bản là biểu hiện tính hình tuyến của ngôn ngữ Các đơn vị cấu thành văn bản xuất hiện lần lượt theo một trật tự trước sau

3 Trật tự câu trong văn bản được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp các câu trong văn bản theo một thứ tự nào đó nhằm triển khai thông tin theo một mục đích nhất định

Trang 27

4 Trật tự câu cũng có vai trò rất lớn trong liên kết văn bản Nó là biểu hiện của phương thức tuyến tính - phương tiện liên kết lôgíc trong văn bản

CHƯƠNG II

TRẬT TỰ CÂU TRONG VAI TRÒ LIÊN KẾT VĂN BẢN

I CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN

Trang 28

1 Khái niệm liên kết:

1.1 Liên kết là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực nghiên cứu văn bản Mặc dù nó là thuật ngữ chuyên môn song cũng có nhiều cách hiểu khác nhau và có nhiều định nghĩa về liên kết, đáng chú ý là của các tác giả sau đây:

Trần Ngọc Thêm coi văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Và tác giả kết luận: “Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”

Diệp Quang Ban định nghĩa “Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghiã cho nhau” Liên kết đặt trên cơ sở nghĩa, do quan hệ ý nghĩa và quan hệ đó phải được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ

Đỗ Hữu Châu tuy không định nghĩa rõ ràng thế nào là liên kết nhưng ông khẳng định "Toàn bộ những mối liên hệ giữa các câu trong một văn bản tạo nên tính liên kết của văn bản"

D Nunan"Liên kết là phương thức tạo thành văn bản Nó là những từ

và tổ hợp từ có tác dụng liên kết (buộc, nối) các câu lại với nhau để tạo thành văn bản (mang nội dung thông tin)"

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất rằng liên kết là một thuộc tính tất yếu của văn bản Liên kết là những mối quan hệ, liên hệ giữa các câu trong văn bản Những mối quan hệ ấy biểu hiện cả về hình thức và nội dung Về hình thức, tham gia vào liên kết văn bản là những từ, cụm từ, câu Về nội dung, tham gia vào liên kết văn bản là những hành động, sự việc, sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra trong thế giới khách quan

Trang 29

Ví dụ: "Cụ Trần Xuân Miễn, sinh ngày 21 tháng 5 năm Canh Dần (1887), trong một gia đình nho giáo ở thôn Hà úc, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Lúc nhỏ, cụ theo gia đình làm ăn sinh sống ở huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Ở đây, cụ học chữ Nho nhưng chưa qua thi cử nên dân làng thường gọi là "cậu Khoá Miễn" (11.11.03)

Về hình thức, văn bản trên đây gồm 3 câu liên kết với nhau bằng đại

từ "cụ" Đại từ này được lặp lại ở cả 3 câu, do đó nó có tác dụng liên kết chủ đề

Về nội dung, văn bản trên đây nói về một con người cụ thể đang sinh sống tại tỉnh Thừa Thiên Huế với 3 sự kiện đã diễn ra theo trình tự thời gian kế tiếp nhau, đó là: sinh ra, lúc nhỏ, đi học Ba sự kiện này liên kết với nhau để thể hiện chủ đề chung của toàn văn bản

2 Các phương thức liên kết văn bản:

2.1 Khi nghiên cứu về các phương thức liên kết văn bản, các nhà nghiên cứu đã chứng minh một điều rằng, nhiều văn bản có liên kết hình thức nhưng không biểu hiện một nội dung nào cả Ngược lại, có những văn bản không có các phương tiện liên kết hình thức nhưng lại là một văn bản đích thực Vậy cái gì làm nên văn bản?

Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Sự liên kết của các câu trong văn bản, một mặt phải phù hợp với các mối quan hệ biện chứng trong bản thân hiện thực được nói đến, mặt khác nó còn phải phù hợp với những quy luật của nhận thức, của tư duy con người Điều này thể hiện rất rõ ngay trong trình tự sắp xếp các câu trong văn bản

Mặt khác, liên kết hình thức chỉ là sự biểu hiện bằng vật chất của những mối quan hệ trong nội dung ý nghĩa của các câu Vì thế khi 2 câu đã

có sự liên kết bằng nội dung thì chỉ cần chúng được sắp xếp theo một trật

tự phù hợp với quan hệ ý nghĩa mà có thể không cần đến một phương tiện

Trang 30

hình thức nào khác Do vậy, liên kết ở đây còn được xác lập trên cơ sở ngữ nghĩa (nội dung) và chức năng mà câu đảm nhận

2.2 Mak Halliday khi nghiên cứu về văn bản đã đặt văn bản trong trạng thái động mà ở đó một quá trình ý nghĩa đang diễn ra, và liên kết văn bản như là một bình diện của quá trình đó Ông khẳng định rằng: “Ngôn bản là sản phẩm của các mối quan hệ ngữ nghĩa đang diễn ra, được giải thích bằng các nguồn lực ngữ pháp - từ vựng khác nhau” “Tổ chức của ngôn bản là tổ chức ngữ nghĩa chứ không phải là tổ chức hình thức”

Với phát biểu này của ông, chúng ta hiểu rằng đối với việc nghiên cứu văn bản, điều quan trọng trước hết là phải xuất phát từ nội dung ngữ nghĩa Nội dung ngữ nghĩa của văn bản chính là yếu tố duy nhất khiến cho một chuỗi câu trở thành văn bản Theo đó, sự liên kết của các câu trong văn bản cũng phải trên cơ sở liên kết ngữ nghĩa (nội dung) là chính, chứ không chỉ dựa trên yếu tố hình thức

Ví dụ: "Là một đơn vị mới được thành lập từ năm 1999 nhưng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý công an tỉnh Thái Bình thực sự là mũi nhọn sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý Tính từ khi thành lập đến nay, lực lượng phòng chống ma tuý công an tỉnh đã bắt giữ hơn 973 vụ với 1.554 đối tượng, thu giữ 2.757 gam và 10.066 liều, gói hêrôin, 6,82 kg và 11.607 liều, gói thuốc phiện; 1.662 ống tân dược, 166 viên ma tuý tổng hợp và nhiều tang vật liên quan đến ma tuý" (8.11.03)

Xét về mặt hình thức, hai câu trong ví dụ trên đây liên kết với nhau

chủ yếu bằng phương thức lặp Yếu tố lặp ở đây là lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý đều có mặt ở hai câu, có tác dụng duy trì

chủ đề

Xét về nội dung, câu thứ nhất muốn nói đến một lực lượng cảnh sát

là mũi nhọn sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý Nội

dung này mang tính khái quát, mang tính nhận định Câu thứ hai nói về kết

Trang 31

quả của công tác phòng chống ma tuý nhƣng nội dung này mang tính cụ thể, có tác dụng chứng minh cho nhận định trong câu thứ nhất Nhƣ vậy, về nội dung, 2 câu này liên kết chặt chẽ với nhau theo quan hệ lập luận (hay

còn gọi là quan hệ nhận định - chứng minh) cùng nói về chủ đề phòng chống tội phạm ma tuý Chính sự liên kết nội dung theo quan hệ này mới là

quan trọng, đã làm cho 2 câu kết hợp đƣợc với nhau tạo thành một văn bản đích thực, có nội dung chủ đề rõ ràng

2.3 Các câu khi tham gia vào văn bản đều phải chịu sự chi phối của toàn bộ văn bản từ nội dung đến hình thức

Về mặt hình thức, do chiếm một vị trí nhất định trong văn bản, hình thức tổ chức của các câu cũng bị quy định bởi nhiều nhân tố Các nhân tố

đó là: phong cách ngôn ngữ của tác giả, phong cách chức năng của văn bản, nhiệm vụ thông báo mà văn bản xác định, mối liên hệ với những câu xung quanh Vì thế, trong văn bản, cấu trúc hình thức của các câu rất đa dạng, nó có thể đầy đủ các thành phần ngữ pháp hoặc thiếu một thành phần nào đó

Về mặt nội dung, mỗi câu là một đơn vị của văn bản cho nên nội dung của văn bản đƣợc duy trì và phát triển thông qua nội dung của các câu trong văn bản Các câu trong văn bản không thể mang một nội dung lạc lõng với nội dung của văn bản mà nó phải mang một nội dung cụ thể, phục

vụ cho nội dung của văn bản Mỗi câu khi tham gia vào văn bản đều đƣợc văn bản xác định cho một nhiệm vụ nhất định về mặt nội dung thông tin và liên hệ ngữ nghĩa với những câu khác Mặt khác, ở mỗi vị trí trong văn bản, mỗi câu đều phải thực hiện một nhiệm vụ nhất định do văn bản giao cho Nhƣ vậy, văn bản không những quy định chủ đề, nội dung của từng câu mà còn quy định cả nhiệm vụ thông báo cho từng câu

Ví dụ: "Thoạt đầu, ngay cả những người dân ở xã Vũ Tây (Kiến Xương, Thái Bình) cũng bàng hoàng không tin vào con số nhiễm HIV/AIDS

Trang 32

đang tăng nhanh trong xã Tháng 5.1999, qua kiểm tra ở xã Vũ Tây mới phát hiện thấy 3 trường hợp bị nhiễm HIV Đến tháng 1.2000, phát hiện thêm 8 trường hợp khác Và cho đến nay, tổng cộng đã có 25 trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS, khiến Vũ Tây trở thành xã nông thôn có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất" (10.12.00)

Ví dụ trên đây có 4 câu, xét về hình thức thì chỉ có câu thứ nhất đầy

đủ thành phần với cấu trúc C-V-B Còn 3 câu tiếp theo đều thiếu thành phần chủ ngữ C Xét về nội dung, toàn bộ 4 câu xoay quanh chủ đề tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS đang tăng nhanh Chủ đề này sẽ chi phối nội dung của các câu tiếp theo Các câu tiếp theo sẽ phải nói đến HIV/AIDS và phải chứng minh được sự "tăng nhanh" của HIV/AIDS

Trong ví dụ trên, nội dung câu thứ nhất nêu nhận định tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS đang tăng nhanh 3 câu tiếp theo chứng minh cho nhận định ấy bằng những con số cụ thể ở 3 thời điểm khác nhau Cụ thể là: Năm

ta một bức tranh toàn cảnh về liên kết và các phương thức liên kết văn bản tiếng Việt

Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt có 2 mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung Liên kết hình thức lại chia thành 2 loại nhỏ là liên kết chủ đề và liên kết lôgíc Hai mặt liên kết hình thức và liên kết nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau, liên kết hình thức

để biểu hiện liên kết nội dung và liên kết nội dung được thể hiện thông qua liên kết hình thức

Trang 33

Khi một văn bản có liên kết chủ đề thì đòi hỏi toàn văn bản đó phải xoay quanh một chủ đề Chủ đề của toàn văn bản lại được chia ra thành các chủ đề con và được thể hiện qua phần nêu (phần đề) của phát ngôn Do vậy

mà tác giả khẳng định “Liên kết chủ đề là sự tổ chức những phần nêu của phát ngôn” Còn liên kết lôgic là "sự tổ chức các phần báo"

Có 7 phương thức liên kết chủ đề, đó là: phương thức lặp, đối, thế đồng nghĩa, liên tưởng, thế đại từ, tỉnh lược yếu và tỉnh lược mạnh

Có 5 phương thức duy trì chủ đề tạo nên các chuỗi đồng nhất chủ đề là: lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, tỉnh lược yếu, tỉnh lược mạnh

Có 2 phương thức duy trì chủ đề tạo nên chuỗi khu biệt có tác dụng phát triển chủ đề là: liên tưởng, đối

Có 3 phương thức được dùng để liên kết lôgíc là: phép tuyến tính, phép nối lỏng và phép nối chặt 3 phương thức này được dùng chủ yếu để liên kết văn bản ở mặt ngữ nghĩa

3 Trật tự câu - biểu hiện của phép tuyến tính

3.1 Bản chất cơ chế hoạt động của ngôn ngữ cho chúng ta thấy sự nối tiếp nhau theo thời gian của các đơn vị ngôn ngữ vốn đã có ý nghĩa liên kết Đó là quá trình tuyến tính hoá các đơn vị ngôn ngữ theo trình tự thời gian Theo đó, những đơn vị ngôn ngữ đứng trước sẽ được hình thành trước, những yếu tố đứng sau được hình thành sau Trật tự của các đơn vị ngôn ngữ ở đây được hiểu là sự sắp xếp thứ tự các đơn vị ngôn ngữ theo một trật tự có nghĩa nào đó Điều này tồn tại ở tất cả các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ

Ở cấp độ văn bản chúng ta thấy, các câu kết hợp với nhau theo nguyên tắc tuyến tính hoá nhưng chỉ có những kết hợp mang nghĩa (có nội dung chủ đề) thì mới gọi là sự kết hợp có trật tự

Ví dụ ta có 3 câu như sau:

Trang 34

Câu 1: Nạn nhân là nữ, ít nhiều có máu "ham tiền"

Câu 2: Từ khoảng giữa năm 1999 đến nay, trên các tuyến xe liên tỉnh

từ Rạch Sỏi (thị xã Rạch Giá, Kiên Giang) đi các tỉnh Cần Thơ, An Giang

và tàu thuỷ chở khách từ Rạch Sỏi đi các huyện vùng sâu của Kiên Giang liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo, trấn lột

Câu 3: Còn đối tượng lừa đảo, trấn lột có một băng khoảng từ 15 đến

17 tên nhưng xé lẻ ra nhiều tốp hoạt động cả trên bờ lẫn dưới sông

Ta sắp xếp 3 câu này theo thứ tự 2,1,3 sẽ có văn bản sau: "Từ khoảng giữa năm 1999 đến nay, trên các tuyến xe liên tỉnh từ Rạch Sỏi (thị xã Rạch Giá, Kiên Giang) đi các tỉnh Cần Thơ, An Giang và tàu thuỷ chở khách từ Rạch Sỏi đi các huyện vùng sâu của Kiên Giang liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo, trấn lột Nạn nhân là nữ, ít nhiều có máu "ham tiền" Còn đối tượng lừa đảo, trấn lột có một băng khoảng từ 15 đến 17 tên nhưng xé lẻ ra nhiều tốp hoạt động cả trên bờ lẫn dưới sông"

Ba câu này chỉ kết hợp theo thứ tự câu 2 - câu 1 - câu 3 thì mới taọ thành một văn bản, còn những kết hợp theo thứ tự khác sẽ chỉ là những kết hợp lộn xộn Như vậy, trật tự câu trong văn bản là trật tự mang nghĩa Các câu trong văn bản có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa là chính

3.2 Có thể thấy rằng, trong liên kết văn bản, phép tuyến tính chỉ có vai trò đối với liên kết lôgíc Tuy nhiên nếu xét theo phạm vi rộng thì phép tuyến tính là một phương tiện liên kết phổ biến và có tần suất cao, nó có mặt ở cả liên kết hình thức và liên kết nội dung Bởi vì các câu trong văn bản ở một ý nghĩa nào đó đã được tổ chức theo tuyến tính, tức là theo một trật tự trước sau nhất định Đứng trước một văn bản, chúng ta không thể dễ dàng thay đổi vị trí của các câu mà lại không ảnh hưởng đến cấu trúc hình thức và nội dung của văn bản đó

Trang 35

Về bản chất, phép tuyến tính có quan hệ chặt chẽ nhất với cách thức

tổ chức nội dung phát triển của văn bản Việc thay đổi trật tự các câu trong văn bản có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của văn bản, tính liên kết bị phá vỡ, nội dung ý nghĩa bị thay đổi, kết quả cho ta một văn bản lộn xộn, không rõ chủ đề

Ví dụ: “Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc đó Và, điều quan trọng hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp” (4.1.03)

Văn bản trên gồm có 3 câu theo thứ tự 1,2,3 Các câu này quan hệ với nhau theo kiểu nhân quả và bổ sung Câu 1 là nguyên nhân, là lý do của câu 2; câu 2 là hệ quả của câu 1, còn câu 3 với câu 2 là quan hệ bổ sung, làm rõ nhờ vai trò của liên từ “và” Vị trí của các câu và các mối quan hệ

mà chúng biểu hiện đã làm cho sự liên kết văn bản trở nên rất chặt chẽ

Ta làm phép thử thay đổi trật tự các câu theo thứ tự 2,3,1 thì sẽ có văn bản như sau: Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc

đó Và, điều quan trọng hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi

Hoặc sắp xếp theo thứ tự 3,1,2 ta sẽ có văn bản “Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế là điều khó tránh khỏi Và, điều quan trọng hơn, nó thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp Toà kinh tế ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc đó

Cả hai văn bản trên đây đều không đảm bảo là một văn bản hoàn chỉnh Ở trường hợp xếp theo thứ tự 2,3,1, trong câu đầu tiên, sự xuất hiện của đại từ thay thế “đó” làm cho văn bản không có đối tượng quy chiếu Còn ở trường hợp sắp xếp theo thứ tự 3,1,2 thì đại từ "nó" trong câu thứ 2

Trang 36

cũng không có đối tượng quy chiếu Nếu quy chiếu “nó” với “tranh chấp kinh tế” thì sẽ xảy ra sự xung đột về ngữ nghĩa của văn bản Bởi vì tranh chấp kinh tế không thể là "sự thể hiện quyền lực của Nhà nước" Điều này không đúng với thực tiễn

Như vậy, có thể khẳng định trật tự các câu trong văn bản trên đây là trật tự mang tính cố định Ta không thể sắp xếp theo một thứ tự khác với thứ tự ban đầu được bởi vì như thế sẽ phá vỡ cấu trúc cũng như nội dung của văn bản Sự khác nhau cơ bản ở 3 văn bản trên đây là ở chỗ: trật tự tuyến tính đều có mặt ở cả 3 văn bản, nó được thể hiện bởi sự nối tiếp các câu, nhưng sự sắp xếp các câu trong 3 văn bản hoàn toàn khác nhau bởi trật

tự xuất hiện trước sau của các câu không giống nhau Điều này khẳng định rằng, chính trật tự sắp xếp các câu đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ cả nội dung

là hư từ, phụ từ, khi lại là liên từ Từ nối đã được nghiên cứu ở góc độ lôgíc

- ngữ nghĩa, ở góc độ dụng học và ở góc độ liên kết văn bản

Từ nối có vai trò quan trọng dùng để nối các mệnh đề trong câu ghép hoặc sử dụng để liên kết các câu với nhau Vai trò của từ nối còn được thể hiện ở chỗ là nó làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu

Trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới từ nối và coi từ nối là một phương thức liên kết ngang hàng với các phương thức liên kết khác và được gọi là phép nối Theo đó, phép nối sử dụng 2 loại phương tiện nối kết là quan hệ từ và từ ngữ nối kết Trong đó, quan hệ từ không giữ chức vụ cú pháp, chúng được dùng để chỉ quan hệ

Trang 37

lôgic giữa 2 câu; còn các từ nối kết vừa làm nhiệm vụ nối kết câu chứa chúng với câu khác vừa giữ chức vụ trạng ngữ trong câu chứa chúng

Trên phương diện ngữ dụng, từ nối còn được sử dụng để liên kết các hành vi ngôn ngữ Các hành vi ngôn ngữ thường xuất hiện thành một chuỗi

có sự liên kết với nhau về phương diện ngữ nghĩa, việc sử dụng từ nối trong trường hợp này là để đảm bảo tính liên kết lôgíc của câu và làm rõ hơn chức năng của các câu

4.2 Sự chi phối của từ nối đối với trật tự câu trong văn bản

Như trên đã nói, từ nối có khả năng tạo ra những mối quan hệ lôgic ngữ nghĩa giữa các câu mà chúng nối kết lại với nhau Trong văn bản tiếng Việt, việc sử dụng các phương tiện nối để liên kết các câu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổ chức sắp xếp các hành vi ngôn ngữ Hai hành vi ngôn ngữ đứng cạnh nhau thường thoả mãn những điều kiện ràng buộc nhất định Hành vi đứng trước thường là cái báo hiệu cho hành vi đứng sau hoặc được hành vi sau giải thích Mối quan hệ giữa các hành vi này có thể do từ nối đảm nhận hoặc do chính ngữ nghĩa của từng hành vi ngôn ngữ đảm nhận

-Thông thường, khi các câu liên kết với nhau bằng phép nối, chúng đều biểu hiện một mối quan hệ nhất định nào đó Chẳng hạn:

Vì thế, do đó, chính vì vậy chỉ quan hệ nguyên nhân

Ví dụ: "Hà Nội xưa vỏn vẹn có 36 phố phường và các làng nghề truyền thống Giờ đây, cùng với sự thay đổi của thời gian và sự phát triển của nền kinh tế thời mở cửa, đất trong thành phố trở nên "tấc đất, tấc vàng" Vì thế, người dân trong các làng đã từng bước bỏ nghề truyền thống

mà chạy sang các hướng kinh doanh khác" (13.12.00)

Và, hơn nữa, bên cạnh đó chỉ quan hệ bổ sung

Trang 38

Ví dụ: "Nằm khuất sâu trong ngõ nhỏ của xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội, ngôi nhà của vợ chồng Lê Tiến Long sinh năm 1971 và Nguyễn Thảo Minh sinh năm 1979 khá biệt lập so với những nhà cùng thôn Mặc dù đã chuyển về đây được gần một năm nhưng cặp vợ chồng này rất ít quan hệ với bà con xóm giềng Hơn nữa dù chẳng có nghề nghiệp song cặp vợ chồng này vẫn có đời sống rất vương giả".( 15.5.03)

Trong đó chỉ quan hệ bao hàm

Ví dụ: "Thực hiện Kế hoạch 327 của Bộ Công an về việc truy bắt và thanh loại các đối tượng có lệnh truy nã đợt 17, các phòng nghiệp vụ và công an các huyện thuộc công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt, vận động tự thú, thanh loại 98 đối tượng truy nã Trong đó có 28 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm về các tội giết người, cướp, lưu hành tiền giả, buôn bán phụ nữ, buôn bán ma tuý".( 8.5.03)

Nhưng, thế nhưng, tuy nhiên: chỉ quan hệ tương phản đối lập

Ví dụ: "Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cấm đốt pháo, nhiều năm nay, cả nước đã tránh lãng phí được nhiều tỷ đồng, giảm đáng kể những tai nạn đáng tiếc do pháo gây ra Tuy nhiên, hàng năm, cứ vào dịp giáp tết, các ngành Công an, Quản lý thị trường, Hải quan lại phải đối đầu với tình trạng pháo nhập lậu, làm pháo cấm và tiêu thụ lén lút trên thị trường" (23.1.03)

4.2.2 Từ nối có vai trò trong liên kết văn bản, tuy nhiên, từ nối không phải là phương tiện duy nhất để liên kết các vế trong câu hoặc liên kết các câu trong văn bản Nhiều trường hợp không cần có sự xuất hiện của

từ nối mà vẫn biểu đạt được các quan hệ nêu trên Ở những trường hợp như thế này, chính sự tương hợp về ngữ nghĩa đã trở thành phương tiện tự thân liên kết, vai trò liên kết văn bản đã thuộc về trật tự câu

Trang 39

Chẳng hạn, để chỉ quan hệ nhân quả giữa 2 câu phải sử dụng các từ nối vì thế, bởi vậy, do đó Nhưng điều này không phải là bắt buộc đối với mọi trường hợp Có rất nhiều trường hợp để chỉ mối quan hệ nhân quả mà không cần sử dụng từ nối

Ví dụ: "Cùng với Tây nguyên và Nam Trung bộ, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu long cũng đang vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn gay gắt và chịu

sự xâm thực mạnh của nước mặn Hàng ngàn hécta hoa màu, cây ăn trái, đặc biệt là lúa xuân hè đang làm đòng đứng trước nguy cơ chết khô, mất trắng; nghiêm trọng nhất là cả cánh rừng U Minh đang trong tình trạng báo động cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm Người dân ở đây ngày ngày đang phải ngửa mặt chờ mưa" (24.4.01)

Ba câu trong ví dụ trên đây liên kết với nhau theo quan hệ nhân quả nhưng không có sự hiện diện của từ nối chỉ quan hệ nhân quả Quan hệ này được nhận diện dựa vào sự tương hợp về ngữ nghĩa giữa các câu, do vậy nó

là quan hệ nhân quả hàm ẩn Nếu ta thêm từ nối "vì thế" vào câu thứ hai, từ nối "và" vào câu thứ 3 thì quan hệ nhân quả sẽ trở nên tường minh hơn.

Cùng với Tây nguyên và Nam Trung bộ, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu long cũng đang vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn gay gắt và chịu sự xâm thực mạnh của nước mặn Vì thế, hàng ngàn hécta hoa màu, cây ăn trái, đặc biệt là lúa xuân hè đang làm đòng đứng trước nguy cơ chết khô, mất trắng; nghiêm trọng nhất là cả cánh rừng U Minh đang trong tình trạng báo động cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm Và, người dân ở đây ngày ngày đang phải ngửa mặt chờ mưa.

Trong ví dụ trên, câu thứ nhất là nguyên nhân, câu thứ hai và thứ ba

là hệ quả Cụ thể là: 1 nguyên nhân dẫn đến 2 hệ quả:

Nguyên nhân: nắng nóng, khô hạn gay gắt

Trang 40

Hệ quả: + hoa màu, cây ăn trái, lúa xuân hè đứng trước nguy cơ chết khô, mất trắng

+ người dân ngửa mặt chờ mưa

Như vậy, sự tương hợp về ngữ nghĩa, trong đó sự sắp xếp các câu để biểu thị sự tương hợp ngữ nghĩa ấy đã có tác dụng liên kết các câu với nhau Điều này không chỉ tồn tại ở mối quan hệ nhân quả mà trong các quan hệ khác cũng như vậy

4.2.3 Nói đến sự chi phối của từ nối đối với trật tự câu trong văn bản

là nói đến vai trò của từ nối trong việc sắp xếp, tổ chức văn bản Sự xuất hiện của từ nối trong văn bản ngoài việc làm tường minh mối quan hệ giữa các câu nó còn chi phối vị trí của các câu Cụ thể là, khi hai câu liên kết với nhau bằng từ nối thì câu nào có chứa từ nối sẽ phải đứng sau

Ví dụ: Năm 1999, từ các nguồn vốn của các chương trình, Ninh Sơn được đầu tư trên 54 tỷ đồng để thực hiện 115 công trình và hạng mục

hạ tầng cơ sở nhằm tạo điều kiện để phát triển sản xuất, ổn định kinh tế xã hội Thế nhưng, qua kiểm tra một số công trình do huyện làm chủ đầu tư đã

có những vấn đề vi phạm khá trầm trọng”(15.9.00).

Do có sự xuất hiện của từ nối “thế nhưng” trong câu thứ hai cho nên trật tự các câu ở đây là cố định Đối với các trường hợp quan hệ khác cũng vậy Chẳng hạn, với từ nối "ngoài ra" trong quan hệ bổ sung giữa hai câu sau đây:

Ví dụ: "Trong 15 ngày đầu ra quân của đợt cao điểm phòng chống tội phạm ma tuý trên địa bàn Thủ đô, các lực lượng chuyên trách đã điều tra, khám phá, bắt 192 đối tượng Ngoài ra, còn xử lý hành chính 48 vụ và

88 đối tượng sử dụng trái phép các chất ma tuý" (1.1.03)

Trong những văn bản có từ nối chỉ quan hệ nhân quả cũng vậy Từ nối nằm ở câu nào thì câu đó sẽ đứng sau:

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w