Vì vậy, trong luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi xin chọn đề tài này để nghiên cứu, những mong phần nào thấy được “diện mạo” của ngành Ngôn ngữ học được thể hiện trong “Từ điển Bách kh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ TUYẾT TRINH
KHẢO SÁT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT
NAM (4 TẬP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ TUYẾT TRINH
KHẢO SÁT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT
NAM (4 TẬP)
Chuyên ngành:Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thiện Giáp
Hà Nội - 2013
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 8
2.1 Mục đích nghiên cứu 8
2.2 Nội dung nghiên cứu 8
3 Phương pháp nghiên cứu 8
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 10
5 Bố cục của đề tài 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VÀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM 12
1.1.Từ điển bách khoa 12
1.1.1.Khái niệm Từ điển bách khoa 12
1.1.2 Sự ra đời của Từ điển Bách khoa 14
1.2.Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển ngôn ngữ và Bách khoa thư 16 1.2.1 Vấn đề cấu trúc của từ điển 16
1.2.1.1 Cấu trúc vĩ mô 16
1.2.1.2 Cấu trúc vi mô 18
1.2.2 Phân biệt Từ điển Bách khoa và Từ điển Ngôn ngữ 22
1.2.3 Phân biệt Từ điển bách khoa và Bách khoa thư 25
1.3 Giới thiệu về “Từ điển Bách khoa Việt Nam” 28
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA “TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM” 31
2.1 Mô tả Bảng từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” 31
2.2 Đánh giá: 34
2.3 Tiểu kết 48
Trang 4CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG
CẤU TRÚC VI MÔ CỦA “TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM” 50
3.1 Mô tả cấu trúc vi mô: 50
3.1.1 Các đơn vị chỉ thuần túy mang thông tin kí hiệu 51
3.1.2 Các đơn vị mang thông tin về nội dung 52
3.1.3 Đề cương mục từ 55
3.2 Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô 61
3.3 Đánh giá: 64
3.4.Tiểu kết 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ điển là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị chuẩn Một từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó hoặc các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác Ngoài ra còn có thể có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ý ngữ pháp, các dạng biến thể của từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn Từ điển là nơi giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách dễ hiểu và khách quan nhất Từ điển có nhiệm vụ giúp người xem hiểu và vận dụng (sử dụng) chính xác một từ, ngữ, thuật ngữ, thành ngữ, khái niệm, phạm trù hay một vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội con người Từ nhiệm vụ này, từ điển đã được hình thành dưới nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, góp phần giải quyết (hay đáp ứng) một hoặc nhiều nhu cầu khác nhau trong đời sống xã hội loài người
Có rất nhiều loại từ điển khác nhau Sự khác nhau giữa các loại từ điển thể hiện ở nội dung giải thích những điều cần biết, cần hiểu Việc phân loại từ điển có nhiều cách khác nhau William Breght phân loại theo 4 trục chính là: 1 Đặc điểm của bảng từ, 2 Cách sắp xếp các đơn vị từ điển, 3 Các kiểu thông tin được đưa ra, 4 Mục đích của cuốn từ điển Tác giả Vũ Quang Hào (Dẫn theo Chu Bích Thu) lại chia từ điển thành những 30 loại khác nhau Theo truyền thống, người ta chia từ điển thành 2 loại lớn: 1 thứ tiếng và song hoặc đa thứ tiếng Từ điển 1 thứ tiếng là từ điển giải thích, còn từ điển song hoặc đa thứ tiếng là từ điển đối dịch Trong từ điển giải thích lại được chia nhỏ thành từ điển ngữ văn và từ điển bách khoa Từ điển ngữ văn là các từ điển nói về các đơn vị của ngôn ngữ, từ điển bách khoa là các từ điển giải thích các khái niệm
Từ thế kỉ 18, loài người đã sáng tạo ra từ điển bách khoa và bách khoa thư như một loại sách học và tra cứu cung cấp cho mỗi con người một kho tàng tri thức của loài người Hiện nay, chúng ta đang sống vào thời đại cách mạng khoa học – kỹ thuật, thời đại mà cứ 15 - 20 năm đã là một thế hệ khoa học, thời
Trang 7đại “bùng nổ” thông tin khoa học… Nhu cầu hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng trở nên bức thiết Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” (bốn tập) đã ra đời trước những đòi hỏi bức thiết ấy
“Từ điển Bách khoa Việt Nam” được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam (1995-2005) có thể coi là một công trình văn hóa, khoa học lớn của nước ta hiện nay Bộ từ điển gồm là bốn tập, một tập Index và một đĩa CD-ROM, bao gồm khoảng bốn vạn mục từ thuộc gần 40 chuyên ngành văn hóa, khoa học, kĩ thuật của Việt Nam và thế giới Lời nói đầu của bộ từ điển này có viết: Đây là “bộ từ điển bách khoa tổng hợp nhiều chuyên ngành, cỡ trung bình, có tính chất thông dụng, dùng cho đông đảo bạn đọc, chủ yếu cho những người có trình độ trung học trở lên Từ điển có mục đích giới thiệụ những tri thức cơ bản nhất về đất nước con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hóa, khoa học và kỹ thuật của thế giới, chú ý những tri thức cần cho độc giả Việt Nam.”
Đối với một quốc gia, một dân tộc thì việc biên soạn những bộ từ điển bách khoa không chỉ có ý nghĩa về mặt sử dụng mà đó còn là niềm tự hào của quốc gia đó, dân tộc đó Chẳng thế mà Anh, Pháp… luôn rất tự hào về dân tộc
họ bởi những bộ bách khoa thư vô cùng đồ sộ của mình
Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” hoàn thành và ra mắt bạn đọc là một thành tựu to lớn của ngành ngữ văn Việt Nam, cũng là niềm tự hào của người dân Việt Nam Bộ sách này chiếm nhiều kỉ lục quốc gia về Quy mô tổ chức bộ máy điều hành, về Quy mô tổ chức bộ máy biên soạn, về Quy mô tổ chức bộ máy biên tập và thành sách
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên biên soạn nên bộ từ điển bách khoa này không thể tránh khỏi những thiếu sót Thiết nghĩ, tìm hiểu khảo sát và đánh giá những đóng góp và những tồn tại của bộ từ điển này sẽ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thực tiễn biên soạn từ điển nói chung và từ điển bách khoa nói riêng Tuy nhiên, do sức lực có hạn, và đồng thời không muốn bài viết dàn
Trang 8trải và tràn lan, chúng tôi xin đi vào khảo sát một lĩnh vực nhỏ trong bộ từ điển này đó là hệ thống thuật ngữ Ngôn ngữ học Vì vậy, trong luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi xin chọn đề tài này để nghiên cứu, những mong phần nào thấy được “diện mạo” của ngành Ngôn ngữ học được thể hiện trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu khảo sát được, chúng tôi đưa ra những phân tích đánh giá việc xây dựng, biên soạn các mục từ Thuật ngữ ngôn ngữ học trong Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, phân loại hệ thống thuật ngữ Ngôn ngữ học đặt trong toàn bộ cấu trúc của “Từ điển Bách khoa Việt Nam” Tuy nhiên, luận văn này chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề và nhận xét, giải thích ở mức gợi mở mà thôi Mong muốn chân thành của chúng tôi là nhận được nhiều góp ý để có dịp tiếp tục đào sâu nghiên cứu hơn nữa
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được một kết quả khả quan cho đề tài, việc đầu tiên của chúng tôi trong khóa luận này là tiến hành tìm, thống kê và phân tích số liệu
toàn bộ các mục từ thuộc ngành Ngôn ngữ học
Dựa trên lí luận về từ điển học và từ điển bách khoa, chúng tôi tìm hiểu, phân tích cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô của hệ thống các thuật ngữ này đặt trong tương quan với các ngành khoa học khác và với toàn bộ bộ từ điển
3 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả, với các thủ pháp sau:
Trang 9+ Thủ pháp thống kế toán học: Trong bất kì một công trình nghiên cứu nào có sử dụng một khối lượng tư liệu lớn, người ta không thể bỏ qua việc xử lí các số liệu về mặt thống kê toán học Ở luận văn này, chúng tôi phải khảo sát bốn tập của “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, phải xem xét khoảng bốn vạn mục
từ của các ngành khoa học để tìm và lọc ra các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học Do đó, thủ pháp thống kê toán học là thủ pháp nghiên cứu đầu tiên chúng tôi sử dụng
+ Thủ pháp vận dụng khái niệm “tập hợp” trong miêu tả ngôn ngữ: Tập hợp là “cái gồm những đối tượng được liệt kê ra hoặc được mô tả bằng một đặc
trưng nào đó” Như chúng ta đã biết, phân loại là một việc hết sức quan trọng
trong nghiên cứu ngôn ngữ học Phân loại chính là phân hoạch các tập hợp thành những tập hợp con không giao nhau Sau khi thống kê toàn bộ các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học, việc thứ hai mà chúng tôi phải làm là phân loại bộ hệ thống ấy thành những nhóm, những tập hợp nhỏ (theo từng tiêu chí) để tiện cho việc xử lí tư liệu và để có thể rút ra những nhận xét xác đáng
- Phương pháp so sánh: Trong luận văn này, chúng tôi không chỉ thống kê, miêu tả và phân tích hệ thống mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học đơn thuần mà còn có sự so sánh – đối chiếu với các ngành khoa học khác để thấy được vị trí của ngành ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn tiến hành so sánh các thuật ngữ Ngôn ngữ học được biên soạn trong bộ từ điển này với cùng thuật ngữ ấy trong một số cuốn từ điển bách khoa chuyên ngành ngôn ngữ học để thấy cái được và cái chưa được trong cách định nghĩa, giải thích các thuật ngữ này Do đó, phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng một cách tối đa
- Ngoài ra, phân tích tổng hợp cũng là một thủ pháp chúng tôi sử dụng, trên cơ sở những tư liệu, tài liệu đã thu thập được để có thể có được cái nhìn tổng thể và khách quan về bộ từ điển nói chung và về hệ thống mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học nói riêng
Trang 104 Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” là một công trình tương đối đồ sộ, gồm bốn tập với khoảng hơn 40 nghìn từ của gần 40 chuyên ngành khoa học Vì vậy, khảo sát toàn bộ công trình này là một tham vọng quá lớn Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, chúng tôi chỉ xin được khảo sát Hệ thống các Mục
từ Thuật ngữ ngôn ngữ học được biên soạn trong bộ từ điển Như vậy, đối tượng đề tài của chúng tôi chính là các mục từ thuộc ngành Ngôn ngữ học có trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” Khảo sát hệ thống mục từ Ngôn ngữ học đặt trong mối tương quan với cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của bộ từ điển chính là phạm vi nghiên cứu của đề tài mà chúng tôi muốn theo đuổi
1.1.1 Khái niệm Từ điển Bách khoa
1.1.2 Sự ra đời của Từ điển Bách khoa
1.2 Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ và Bách khoa thư
1.2.1.Vấn đề cấu trúc của từ điển
1.2.1.1 Cấu trúc vĩ mô
1.2.1.2 Cấu trúc vi mô
1.2.2 Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ
Trang 111.2.3 Phân biệt Từ điển Bách khoa với Bách khoa thư
1.3 Giới thiệu về “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
Chương 2: Hệ thống Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong cấu trúc vĩ mô của
“Từ điển Bách khoa Việt Nam”
2.1 Mô tả Bảng từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học
2.2 Đánh giá
2.3 Tiểu kết
Chương 3: Hệ thống Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong cấu trúc vi mô của
“Từ điển Bách khoa Việt Nam”
3.1 Mô tả cấu trúc vi mô
3.1.1 Các đơn vị thuần túy mang thông tin kí hiệu
3.1.2 Các đơn vị mang thông tin về nội dung
3.1.3 Đề cương mục từ
3.2 Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô
3.3 Đánh giá
3.4 Tiểu kết
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA
VÀ TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM
1.1.Từ điển bách khoa
1.1.1.Khái niệm Từ điển bách khoa
Từ điển bách khoa là một bộ sách tra cứu hàng ngày nhằm giải đáp những thắc mắc, thường không phức tạp lắm, của người đọc, về những khái niệm khoa học, kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật hoặc về những tri thức khác… Từ điển bách khoa có thể có tính toàn diện song cũng có thể có tính chất chuyên ngành hay liên ngành
Cũng giống như Từ điển nói chung, Từ điển bách khoa mang những đặc tính cơ bản sau đây:
- Tính chuẩn mực:
Từ điển là nơi cung cấp thông tin hoặc giải thích một sự vật hay hiện tượng một cách ngắn gọn và chính xác nhất Trừ phương pháp định nghĩa theo lối hàn lâm, bác học (phương pháp này sử dụng phổ biến trong từ điển triết học hay những từ điển chuyên ngành khác), phương pháp kiến giải của hầu hết từ điển là luôn dùng những ngôn từ đơn giản và phổ biến nhất trong xã hội Thông tin trong từ điển luôn được kiểm chứng và thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng
xã hội
- Tính tương đối
Từ điển chứa đựng những thông tin đã có, đã được kiểm chứng - do đó,
nó luôn bị thay đổi hoặc bổ sung theo thời gian, cùng với sự thăng trầm của sự vật hoặc hiện tượng mà nó đã đề cập Từ điển luôn đi sau những thay đổi hoặc tiến bộ của xã hội loài người
Hiện nay đã có rất nhiều loại từ điển khác nhau Chúng gần như hoàn toàn độc lập với nhau Nhưng, như Ladislav Zgusta đã nhận xét ngay ở lời mở đầu công trình về từ điển học của mình [30, tr.5], một trong những đặc điểm lạ
Trang 13lùng nhất của từ điển học là các nhà từ điển rất ít trao đổi kinh nghiệm với nhau
Sự phân lập này có thể dẫn đến hiện tượng mâu thuẫn về nội dung của cùng một vấn đề trong các từ điển khác nhau Như vậy, tính tương đối của tự điển có thể phát sinh khi xem xét về cùng một vấn đề ở hai từ điển khác nhau
Từ điển mang đậm phong cách của nhóm tác giả biên soạn ra nó Tính tương đối của từ điển còn có nguyên nhân từ sự khác biệt của mỗi nền văn hóa - văn minh, ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia trên thế giới Mỗi thành tố trên có thể lý giải về cùng một hiện tượng xã hội theo nhiều quan điểm, tư tưởng hay chính kiến khác nhau Do đó, có thể cùng một khái niệm, nhưng tùy theo mỗi nền văn hóa khác nhau, có thể có cách sử dụng (vận dụng) khác nhau
Như vậy, tính tương đối của từ điển có thể xuất phát từ sự chậm trễ khi cập nhật, sự phân lập của các nhà từ điển học hoặc sự khác biệt của các nền văn hóa trên Trái Đất
- Tính đa dạng
Thông tin trong từ điển ghi nhận tất cả sự nhìn nhận, đánh giá, sử dụng hay vận dụng một khái niệm (phạm trù) theo nhiều hướng khác nhau Sự đa dạng này có nguồn gốc từ sự khác biệt giữa các nền văn hóa, văn minh và tiến
bộ của các cộng đồng, dân tộc hoặc các quốc gia trên thế giới
- Tính trung lập
Tính đa dạng của từ điển bắt buộc nó phải thể hiện quan điểm trung lập trong tất cả các vấn đề mà nó đã đề cập Bản thân sự đa dạng luôn hàm chứa nhiều mâu thuẫn hay đối lập nhau Do đó, tính trung lập của từ điển còn nhằm tránh các xung đột có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, văn minh trên Trái đất Trừ từ điển của các nước có mô hình một đảng chính trị lãnh đạo, hầu hết các từ điển khác đều tôn trọng nguyên tắc trung lập này
- Tính lịch sử
Trang 14Trong từ điển luôn chứa đựng đầy đủ sự hình thành và phát triển của một khái niệm hay phạm trù mà nó lưu giữ Ở đó, người xem tiếp cận được cả cách sử dụng (vận dụng) từ ngữ từ lúc sơ khai cho đến hiện tại
Thông thường, chúng ta gọi chung các loại bách khoa thư và từ điển bách khoa là “từ điển bách khoa” Song, ở nước ngoài, từ lâu, các nhà khoa học
đã phân biệt bách khoa thư và từ điển bách khoa
Bách khoa thư tiếng Anh gọi là Encyclopaedia, tiếng Pháp gọi là Encyclopédie có nguồn gốc Hi Lạp: en “trong” kyklios hoặc kuklios “vòng, chu trình”, paideia “giáo dục” nghĩa đen có nghĩa là “giáo dục trong một chu trình” (tức là giảng dạy tất cả các tri thức) Người ta thường cho rằng, những kiến thức bách khoa đã được trình bày đầu tiên trong các tác phẩm đa dạng của Aritxtốt (Hi Lạp) và của Varô (một nhà khoa học ở Rôma) nói về những tri thức của bảy môn học đương thời: ngữ pháp, phép biện chứng (tức lôgich), tu từ học,
âm nhạc, số học, hình học, thực vật học và một số kiến thức về y học, kiến trúc… Song chỉ từ khi Điđơrô, Đalămbe (Pháp, thế kỉ 18) cùng cộng tác viên xuất bản Bách khoa toàn thư hay Từ điển duy lí các khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (1751-1772), mới thật sự có bách khoa thư theo nghĩa ngày nay
1.1.2 Sự ra đời của Từ điển Bách khoa
Sự phát triển của ngôn ngữ học thế kỉ 19 đã tạo cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện và hiện đại hóa từ điển ngôn ngữ Những cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19 cũng có những tác động quan trọng đế sự phát triển của từ điển ngôn ngữ Cuộc cách mạng công nghiệp sau khi hoàn thành, đã sản sinh ra một lượng lớn các từ ngữ, các thuật ngữ, khái niệm khoa học và kĩ thuật mới Trước tình hình đó, trong giới ngôn ngữ học đương thời có hai khuynh hướng đối lập nhau Khuynh hướng thứ nhất đại diện là nhóm “Từ điển tiếng Anh Oxford” chủ trương duy trì thuần ngữ Khuynh hướng thứ hai, đại diện là nhóm “Từ điển tiếng Anh của Mĩ” đi đầu là Noah Webster (1758-1843),
Trang 15nhà ngôn ngữ học Mĩ, chủ trương đưa các từ có tính bách khoa vào từ điển ngôn ngữ và khi định nghĩa từ có phát triển các nội dung bách khoa
Với sự ra đời của các từ điển tiếng Anh của trường phái Hoa Kì, các từ điển ngôn ngữ xích gần đến bách khoa toàn thư và cuối cùng mang tên từ điển bách khoa
Cho đến năm 1866 – 1876, P Larousse biên soạn và xuất bản “Đại từ điển bách khoa” và năm 1899 ở Hoa Kì xuất bản trọn bộ “Từ điển bách khoa thế kỉ” thì diện mạo từ điển bách khoa mới thực sự chính thức xuất hiện
Tóm lại, có thể kết luận: từ điển bách khoa xuất hiện do quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ, là sự xích lại gần nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ
Từ điển bách khoa được thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở của bộ phận giao thoa giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ, nhưng không phải chỉ hạn chế dừng lại ở bộ phận giao thoa này
Về phương diện nội dung, từ điển bách khoa còn vươn sang khu vực bách khoa toàn thư, chủ yếu ở chỗ thể hiện nội dung các từ có tính khái niệm (từ có tính bách khoa), không chỉ định nghĩa mà còn có phần diễn giải tính bách khoa của từ Đồng thời còn vươn sang khu vực từ điển ngôn ngữ, thu thập cả những từ mang tính ngôn ngữ
Về hình thức, có xu hướng thiên về phương pháp biên soạn từ điển ngôn ngữ, ví dụ dùng từ để lập đầu mục từ Khác hẳn với bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa không yêu cầu cao về tính hoàn chỉnh, tính hệ thống Trong bài viết, mục từ không thiết kế tầng bậc, tiêu đề, không ghi thư mục tham khảo, vì số lượng mục từ nhiều, dung lượng nhỏ nên cũng không có nhu cầu biên soạn sách dẫn nội dung, và không có phần hướng dẫn học tập, bảng cấu trúc phân loại mục từ…
Trang 161.2.Phân biệt Từ điển Bách khoa với Từ điển ngôn ngữ và Bách khoa thư
Về nguyên tắc, người ta có thể phân biệt từ điển bách khoa với từ điển ngôn ngữ và bách khoa thư một cách khá dễ dàng nhưng trong thực tế, việc xây dựng cấu trúc bảng từ và biên soạn nội dung các từ của 3 loại từ điển này lại không hề đơn giản Sự khác biệt giữa Từ điển Bách khoa với Từ điển Ngôn ngữ
và Bách khoa thư chính là sự khác biệt về cấu trúc Để có thể phân biệt tốt ba loại sách này, trước hết chúng ta phải tìm hiểu về cấu trúc của từ điển nói chung
1.2.1 Vấn đề cấu trúc của từ điển
1.2.1.1 Cấu trúc vĩ mô
Từ điển là một loại sách tra cứu, ở đó thu thập và cung cấp những thông tin về kí hiệu ngôn ngữ Các thông tin trong từ điển có tính chất khách quan, thường được coi như là một chân lí Từ điển không phải là một công trình sáng tác nhằm trình bày những kiến giải cá nhân mà là một công trình biên soạn, dựa vào tư liệu ngôn ngữ mà tổng hợp, đúc rút và soạn thảo ra
Do đặc điểm của mình, mỗi quyển từ điển là một văn bản có cấu trúc đôi: cấu trúc vĩ mô (macrostructure) và cấu trúc vi mô (microstructure) Hai thuật ngữ này được dùng trong từ điển học lần đầu tiên ở công trình của J Rey Debove (1971)
Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc bao gồm toàn thể các mục từ được sắp xếp
trong từ điển theo một trật tự xác định; còn có thể gọi là cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ Cấu trúc vi mô là cấu trúc toàn bộ những thông tin được trình bày một cách hệ thống trong mỗi mục từ, có thể gọi là cấu trúc mục từ
Có thể nói, việc nghiên cứu, khảo sát một cuốn từ điển theo cấu trúc của
nó (vĩ mô và vi mô) là cách nhìn mới áp dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc
Trang 17vào việc nghiên cứu từ điển Trước đây, do nhiều lí do mà việc tổ chức trong một cuốn từ điển thường bị phi cấu trúc hóa Theo tác giả Nguyễn Ngọc Trâm trong “Một số vấn đề từ điển học” [24; tr.27] thì trước hết, đó là sự cắt đoạn, biệt lập tương đối của mỗi mục từ đối với những mục từ khác Nhiều khi, những yếu tố nằm trong lời giải thích của mục từ nào đó lại không có mặt trong bảng từ; tức là thành phần của cấu trúc vi mô lại không nằm trong cấu trúc vĩ mô
Thứ hai, do số lượng rất lớn của các mục từ được sắp xếp theo một trật tự hình thức nào đó (thường là theo vần a, b, c) kéo dài dọc suốt cuốn từ điển cho nên những mô tả về hình thức, cấu tạo của các đơn vị, tính chất và mức độ khác nhau về phạm vi, sắc thái cuả các đơn vị… dễ dàng thiếu nhất quán, rời rạc và tùy tiện
Thứ nữa, từ vựng của ngôn ngữ là một tập hợp mở, có số lượng đơn vị rất lớn và thường xuyên biến động, liên tục được bổ sung những từ ngữ mới, đồng thời những từ ngữ cũ lại bị lãng quên Quan niệm cấu trúc hóa bảng từ của từ điển xuất phát từ đặc điểm trên Cấu trúc bảng từ cơ bản phản ánh cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ Đó là một tập hợp chứa trong mình nhiều mối quan hệ của nhiều hệ thống nhỏ, chúng có thể đan xen và chồng chéo nhau Từng hệ thống nhỏ có những mối quan hệ riêng, hoạt động theo những quy luật riêng Nhìn chung, các mối quan hệ có tính quy luật trong hệ thống từ vựng thể hiện không dứt khoát, rõ ràng, và đôi khi rất khó nhận ra Cấu trúc bảng từ cần phản ánh được các quan hệ có tính quy luật, trong đó hệ thống từ vựng, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu nhất quán hoặc đơn giản, sơ lược hóa
Và theo tác giả L.Zgusta (dẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Trâm) thì khi nghiên cứu cấu trúc bảng từ, người ta thường quan tâm tới hai mặt: Thứ nhất là hình thức của đơn vị trong bảng từ và thứ hai là số lượng các đơn vị, xét toàn bộ hay từng bộ phận cấu thành
Trang 181.2.1.2 Cấu trúc vi mô
a Khái niệm cấu trúc vi mô
Thuật ngữ “Cấu trúc vi mô” được dùng trong từ điển học trong mối quan hệ với thuật ngữ “Cấu trúc vĩ mô” Cấu trúc vi mô hay còn gọi là cấu trúc mục từ J Rey Debove coi mỗi mục từ trong từ điển có cấu trúc như một câu, trong đó đơn vị mục từ là chủ ngữ, các thông tin là vị ngữ; L Zgusta gọi hai thành phần chính của cấu trúc vi mô là phần đề (mục từ) và phần chính (các thông tin) Hai quan niệm này cùng nêu lên một đặc tính cơ bản của cấu trúc mục từ, đó là tính "đề - thuyết" A.Bulleg-Schramm và H.Schumacher định nghĩa cụ thể hơn: “Cấu trúc vi mô (mikrostruktura) được chúng tôi hiểu là cách
tổ chức và danh sách những thông tin được sử dụng trong những mục từ cụ thể” (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Trâm)
Như vậy, cấu trúc vi mô là cấu trúc của mỗi mục từ, có quan hệ ngang (được sắp xếp theo hình tuyến); phân biệt với cấu trúc vĩ mô là cấu trúc của các mục từ được sắp xếp theo trật tự nhất định, làm thành quan hệ dọc xuyên suốt cuốn từ điển
Như vậy, ranh giới của cấu trúc vi mô tưởng như đã rõ ràng, nhưng vẫn còn có những ý kiến khác nhau Đơn vị của cấu trúc vĩ mô là các mục từ Còn đơn vị của cấu trúc vi mô là gì? Hay nói cách khác, cấu trúc vi mô bắt đầu được tính từ đâu, trừ đầu mục được coi là bộ phận hiển nhiên?
Tác giả L.Zgusta [30; tr.50] gọi đầu mục là “phần đề” và phần còn lại là
“phần chính” Cũng theo tác giả này thì, phần đề không chỉ có đầu mục từ, đầu mục chỉ là “bộ phận quan trọng nhất của phần đề”, ngoài ra còn có thể có các chỉ dẫn về lớp từ pháp, cú pháp hoặc lớp kết hợp của đầu mục; hoặc thông tin
có liên quan chủ yếu đến hình thức của đơn vị từ vựng, đó là chỉ dẫn về cách phát âm, hình thức chữ viết; hoặc một thông tin rất ngắn về từ nguyên
Trang 19Còn tác giả Rey Debove [29; tr.2] coi một mục từ trong từ điển là một câu, trong đó, đầu mục là chủ ngữ, toàn bộ phần nói rõ nội dung của đầu mục là
vị ngữ Hệ từ “là” nối giữa đầu mục là danh từ với định nghĩa để thiết lập sự đồng nhất Còn hệ từ “biểu đạt” hoạt động với các đầu mục thuộc từ loại khác
Có thể thấy rằng, coi đầu mục là phần đề (hoặc chủ ngữ), còn toàn bộ phần còn lại trong một mục từ là phần thuyết (hoặc vị ngữ) là hợp lí Nhưng như vậy, thì đầu mục và phần còn lại này không phải làm thành chỉ một câu mà thành nhiều câu Nối giữa chủ ngữ (phần đề) và vị ngữ (hoặc phần thuyjết) không phải là môt mà là một số hệ từ Những hệ từ này có thể hiển ngôn hoặc không hiển ngôn, nhưng rất dễ được khôi phục ở dạng hiển ngôn
Có thể nói rằng, mục từ là đơn vị của cấu trúc toàn thể cuốn từ điển – cấu trúc vĩ mô – còn các thông tin về đầu mục làm thành các đơn vị của cấu trúc từng mục từ - cấu trúc vi mô; nhưng đầu mục luôn có chức năng, có vị trí riêng
Như vậy, tìm hiểu cấu trúc vi mô của từ điển, chúng ta cần xem xét hai vấn đề: thứ nhất là danh sách những thông tin trong mục từ, đó chính là các yếu
tố cấu thành cấu trúc vi mô ; thứ hai là cách tổ chức những thông tin này để làm thành văn bản từ điển
b Các yếu tố cấu thành trúc vi mô
Theo tác giả Chu Bích Thu trong “Một số vấn đề từ điển học” Nhà xuất bản khoa học xã hội [24; tr.78] thì “các yếu tố của cấu trúc vi mô gồm đầu mục
và các thông tin mọi mặt của đầu mục, sao cho các thông tin này làm thành một tập hợp đẳng nghĩa với đầu mục” (Tác giả dùng khái niệm đẳng nghĩa để chỉ mối quan hệ ngang bằng về nghĩa giữa đầu mục và các thông tin của cấu trúc vi
mô Đây là sự ngang bằng tối đa, để cho các thông tin của cấu trúc vi mô có thể thay thế cho đầu mục về mục về mọi mặt)
Trang 20Văn bản từ điển có một đặc tính đặc biệt đó là tính ngắt đoạn Mỗi đơn
vị, một yếu tố có sự độc lập tương đối Mỗi mục từ là một đơn vị độc lập tương đối với các đơn vị mục từ khác toàn toàn bộ cuốn từ điển Mỗi thông tin về đầu mục lại có sự độc lập tương đối với các thông tin khác trong mục từ Mỗi mục
từ có thể tách thành nhiều câu khác nhau có cùng chủ ngữ Nghĩa là các câu khác nhau ấy làm thành những thông tin khác nhau của mục từ Tuy nhiên, mỗi thông tin chỉ được coi là yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô khi nó là thông tin trực tiếp về đầu mục Từ là thông tin ấy phải có quan hệ trực tiếp với đầu mục Điều này thể hiện ở chỗ thông tin ấy có khả năng trực tiếp là vị ngữ (phần thuyết) trong câu mà đầu mục làm chủ ngữ (hay phần đề) hay không
Tóm lại, mỗi thông tin tách rời, có quan hệ trực tiếp với đầu mục được coi là một yếu tố cấu thành cấu trúc vi mô của từ điển
Mỗi yếu tố của cấu trúc vi mô mang một thông tin, được diễn đạt bằng một phương tiện nào đó Mỗi phương tiện có thể diễn đạt một hoặc hơn một thông tin về đầu mục, có thể là thông tin về từ vựng, ngữ pháp…
c Cách tổ chức các yếu tố của cấu trúc vi mô
Các yếu tố cấu thành một cuốn từ điển được tổ chức liên kết theo hai chiều: chiều dọc và chiều ngang Liên kết dọc của cuốn từ điển là tính hệ thống của các đầu mục và tính quy ước khi lựa chọn các đầu mục Đó là phạm vi, ranh giới các đơn vị được thu thập, là cách sắp xếp, xử lí các đơn vị được thu thập, làm thành cấu trúc vĩ mô Liên kết dọc xuyên qua từng cấu trúc vi mô Các liên kết này, nếu xem xét tách rời nhau theo từng mục từ thì tưởng như không tồn tại Điều này làm nên tính ngắt đoạn tương đối của cấu trúc vĩ mô Liên kết ngang là mối liên kết giữa các thông tin về đầu mục để tạo thành một mục từ
Nếu xem xét một mục từ trong từ điển là một văn bản , thì mỗi mục từ trong từ điển là một văn bản nhỏ nhờ sự thống nhất nội dung và sự hoàn chỉnh
Trang 21hình thức của nó Sự thống nhất về nội dung của một mục từ thể hiện ở chỗ toàn
bộ các thông tin của nó có một chủ đề duy nhất – nội dung của đầu mục, cung cấp thông tin mọi mặt về đầu mục Đồng thời, đó còn là sự phù hợp với nhau theo mối quan hệ nhất định giữa các thông tin Quan hệ tồn tại giữa các thông tin – yếu tố của cấu trúc vi mô là quan hệ thứ tự Các thông tin thường được sắp xếp theo trật tự từ chung đến riêng, từ hệ thống, khái quát đến cụ thể, cá biệt Vì vậy các thông tin về ngữ âm, chính tả giúp cho việc nhận diện các đơn vị đầu mục về mặt hình thức được được xếp liền sau đầu mục
Ở từ điển bách khoa, do đặc thù của mình mà vắng mặt nhiều yếu tố của cấu trúc vi mô Những yếu tố mang thông tin về ngữ âm, chính tả hầu như không xuất hiện trong từ điển bách khoa
Ở văn bản từ điển nói chung, các yếu tố của cấu trúc vi mô có thể được coi là đơn vị cấu thành văn bản Mỗi yếu tố của cấu trúc vi mô làm thành một đơn vị cấu thành văn bản vì mỗi yếu tố khi được khôi phục ở dạng bằng lời có giá trị nội dung nhất định
Ví dụ: Trong Từ điển giải thích tiếng Việt [17; tr.790], mục từ “phát lưu đg.cn.phát vãng Đày đi nơi xa (một hình phạt) Bị phát lưu trung thân” Có thể được tách thành các đơn vị sau:
1 Phát lưu là một động từ
2 Phát lưu còn nói phát vãng, nhưng phát lưu thường dùng hơn nên được coi là chuẩn
3 Phát lưu là đầy đi nơi xa
4 Phát lưu là một hình phạt đối với thành viên của xã hội
5 Phát lưu thường được dùng như sau: Bị phát lưu chung thân
Trang 221.2.2 Phân biệt Từ điển Bách khoa và Từ điển Ngôn ngữ
Về mặt lí thuyết, bảng từ của Từ điển Bách khoa và Từ điển Ngôn ngữ
là khác nhau Nếu như các mục từ của Từ điển Bách khoa là các thuật ngữ, khái niệm thuộc các ngành khoa học khác nhau thì mục từ của Từ điển Ngôn ngữ chính là hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Tùy từng loại từ điển ngôn ngữ khác nhau mà lựa chọn những lớp từ vựng khác nhau để định nghĩa và giải thích Từ điển từ đồng nghĩa thì có mục từ là các từ đồng nghĩa, từ điển từ nguyên thì lại giải thích những hình thức và ý nghĩa gốc của các từ…
Từ điển bách khoa thuộc vào loại từ điển khái niệm, ít liên quan đến ngôn ngữ học Từ điển khái niệm thì không giải thích các từ đơn thuần mà chủ yếu giải thích nội dung các khái niệm, các hiện tượng, sự vật do từ biểu hiện Trong khi giải thích các thuật ngữ, người ta có thể trình bày những quan điểm khác nhau đối với nội dung của thuật ngữ, lịch sử khoa học nghiên cứu nội dung
ấy, các giả thiết hiện đại đối lập nhau trong khoa học ấy Tóm lại, từ điển khái niệm cung cấp một số kiến thức nhất định không phải về các từ mà là về các khái niệm do từ biểu hiện, về các sự vật, hiện tượng mà các khái niệm phản ánh Bảng từ của Từ điển Bách khoa là các từ ngữ, thuật ngữ khái niệm khoa học
Do đó, trong Từ điển Bách khoa, không có sự xuất hiện của các thán từ, trợ từ, trạng từ, động từ, tính từ vì các từ loại này không phải là các khái niệm, các thuật ngữ chuyên môn
Còn từ điển ngôn ngữ có nhiệm vụ định nghĩa, giải thích các từ chứ không giải thích các khái niệm, hiện tượng, sự vật tiềm ẩn trong từ và được biểu thị bằng từ ấy Do đó, bảng từ của từ điển ngôn ngữ phong phú hơn nhiều so với Từ điển Bách khoa Có thể nói, từ điển ngôn ngữ phản ánh hệ thống ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói của một quốc gia, một dân tộc trong từng thời điểm, thời
kì Theo thời gian, bảng từ của các từ điển ngôn ngữ cũng được bổ sung và thay đổi rất nhiều
Trang 23Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng có thể phân biệt rạch ròi các loại từ trong từ điển ngôn ngữ và các mục từ trong từ điển bách khoa, giữa nội dung biên soạn các từ trong từ điển ngôn ngữ và nội dung các mục từ trong
từ điển bách khoa Ranh giới giữa chúng tưởng như rõ ràng nhưng lại trở nên tù
mù và phụ thuộc vào quan điểm của người biên soạn Có những từ chỉ có thể đưa vào từ điển ngôn ngữ như: “hoa hậu”, “cây cối”, “trai gái”… Lại có những mục từ về khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành chỉ có thể đưa vào từ điển bách khoa như: “cơ cấu kinh tế” , “đường kinh tuyến”, “thềm lục địa”… Đồng thời, lại có cả một loại thứ ba vừa có thể đưa vào từ điển ngôn ngữ, lại vừa có thể xuất hiện trong từ điển bách khoa Chẳng hạn như “chụp X quang”, là một thuật ngữ thuộc chuyên ngành Y học, nhưng lại khá phổ biến trong đời sống Do đó,
có thể xuất hiện ở cả hai loại hình từ điển ngôn ngữ và từ điển bách khoa
Nhìn ở góc độ cấu trúc vi mô, sự khác biệt giữa Từ điển Bách khoa và
Từ điển Ngôn ngữ thể hiện ở các yếu tố của cấu trúc vi mô cũng như cách định nghĩa, cách diễn đạt của 2 loại từ điển này Như trên chúng tôi đã trình bày, cấu trúc vi mô của từ điển bao gồm Từ đầu mục và toàn bộ những thông tin về mọi mặt của đầu mục được định nghĩa, giải thích phía sau Từ đầu mục Những thông tin về đầu mục có thể là những thông tin về từ vựng, ngữ pháp, phong cách, chính tả… Người ta có thể chia các yếu tố thuộc cấu trúc vi mô của từ điển thành hai loại: loại mang thông tin nội dung (lời định nghĩa) và loại mang thông tin kí hiệu (các thông tin về từ vựng, chính tả, ngữ pháp…)
Nếu như ở Từ điển Ngôn ngữ, các mục từ bao gồm cả hai loại thông tin nêu trên thì ở Từ điển Bách khoa các mục từ ít xuất hiện các yếu tố mang thông tin kí hiệu Chẳng hạn, ở từ điển bách khoa những yếu tố mang thông tin kí hiệu
về phong cách (trang trọng hay xuồng xã), ngữ pháp (từ loại danh từ, động từ hay tính từ…) là không hề có Bởi vì đã là những thuật ngữ khái niệm thì hoàn toàn là khách quan và mang tính khoa học cao Hơn nữa, nhu cầu của người sử
Trang 24dụng Từ điển Bách khoa là tra cứu, tìm hiểu thông tin về các thuật ngữ, khái niệm khoa học, các tri thức khoa học chứ không phải là tra cứu, tìm hiểu nghĩa
và cách sử dụng của một từ, một ngữ nào đó
Nói một cách ngắn gọn thì Từ điển Bách khoa chỉ giải thích nội hàm khái niệm của các mục từ, các thuật ngữ khoa học mà từ biểu hiện chứ không giải thích bản thân các từ Do đó, Từ điển Bách khoa không quan tâm tới việc từ này có biến thể ngữ âm, từ vựng nào khác không; cũng không quan tâm tới thông tin ngữ pháp của từ đó thuộc từ loại nào, phong cách sử dụng là trang trọng hay xuồng xã… Do đó, những yếu tố mang thông tin kí hiệu ở Từ điển Bách khoa là không nhiều
Việc phân định hai loại từ điển nói trên còn gặp phải một khó khăn nữa thuộc về sự tách bạch về nội dung biên soạn của 2 loại từ điển Từ điển ngôn ngữ chỉ định nghĩa, giải thích từ, không phát triển gì thêm những nội dung có tính bách khoa của từ Nhưng trên thực tế, tình hình lại khá phức tạp Bởi vì, nếu chỉ giải thích một từ mà không đề cập đến bản chất nội dung mà từ đại diện,
sẽ dẫn đến một định nghĩa khô khan, không đầy đủ, không gây ấn tượng Vấn
đề là sẽ phát triển đến đâu thì đúng mức, nếu viết quá nhiều thì biến thành từ điển bách khoa mất Vì vậy, ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã xuất bản những loại sách công cụ phối hợp từ điển ngôn ngữ với từ điển bách khoa, nghĩa là đối với mỗi từ, ngoài định nghĩa và giải thích từ đều có thêm phần phát triển bổ sung nội dung có tính bách khoa của từ Ví dụ như cuốn “Từ điển Larousse minh họa nhỏ” của nhà xuất bản Larousse là một từ điển ngôn ngữ, tiếng Pháp, nhưng trong lời nói đầu lại giới thiệu đây là một cuốn từ điển bách khoa Cuốn
từ điển này rất nổi tiếng trên thế giới, hàng năm tái bản hàng triệu bản Hay cuốn “Từ điển bách khoa Larousse” của nhà xuất bản Larousse (xuất bản năm 1979), tuy có tên gọi là từ điển bách khoa nhưng trong lời nói đầu lại khẳng định là cuốn sách cung cấp thông tin, định nghĩa, giải thích các từ tiếng Pháp và
Trang 25các “sự vật” mà từ này thể hiện Nội dung của cuốn sách vừa thỏa mãn nhu cầu của độc giả muốn hiểu biết và sử dụng tốt hơn tiếng Pháp, vừa đáp ứng mong muốn được trang bị những kiến thức bách khoa về mọi lĩnh vực tri thức Như vậy, đây vừa là 1 cuốn từ điển ngôn ngữ vừa là một cuốn từ điển bách khoa
Về lời định nghĩa, giải thích, sự khác biệt giữa từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: lời định nghĩa, giải thích các mục từ trong từ điển bách khoa mang tính khoa học, hàn lâm hơn so với từ điển ngôn ngữ Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu do cấu trúc bảng từ của hai loại từ điển là khác nhau Một bên là hệ thống các thuật ngữ của các ngành khoa học (từ điển bách khoa) còn một bên là hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ (từ điển ngôn ngữ)
1.2.3 Phân biệt Từ điển bách khoa và Bách khoa thư
Mục tiêu, quy mô, đối tượng phục vụ, nội dung, bảng cấu trúc mục từ, kết cấu mục từ, bảng chỉ dẫn tra cứu, phương pháp biên soạn của từ điển bách khoa và bách khoa toàn thư là khác nhau Tuy đều là sách công cụ nhưng chức năng của hai loại sách này có phần giống lại có phần khác nhau
Bách khoa toàn thư rất đa dạng, loại hình cũng rất phong phú, có nhiều
mô hình biên soạn khác nhau và đang ở trong giai đoạn vận động, thay đổi liên tục, chưa hình thành được những hình mẫu cố định Có loại được biên soạn theo chủ đề, có loại lại được biên soạn theo mục từ, độ dài cũng khác nhau Từ điển bách khoa cũng vậy, rất nhiều chủng loại, có loại gắn kết hữu cơ với từ điển ngôn ngữ, có loại chủ yếu thu thập những mục từ mang tính bách khoa… Như vậy, trên thực tế, việc phân biệt hai loại hình từ điển này là rất khó khăn, vì phổ của mỗi loại rất rộng Phổ ở đây là muốn nói về cấu trúc mục từ, thành tố cơ bản của từ điển bách khoa hay bách khoa toàn thư
Từ điển bách khoa là loại sách dùng để tra cứu, tìm kiếm thông tin nhanh và thuận tiện Còn bách khoa toàn thư là loại sách giúp cho việc tra cứu,
Trang 26tìm kiếm tri thức, tạo điều kiện cho việc tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình
độ, nắm được hoàn chỉnh, có hệ thông các khái niệm, các chủ đề tri thức Chức năng khác nhau của bách khoa toàn thư và từ điển bách khoa được thể hiện chủ yếu qua việc xây dựng bảng cấu trúc phân loại mục từ và cấu trúc các mục từ
Về mặt lí luận, bách khoa toàn thư và từ điển bách khoa loại chuẩn mực
là hai loại hình khác nhau vì chức năng khác nhau Mỗi quốc gia đều cần biên soạn cả hai loại sách này, chúng chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể thay thế cho nhau được
Chức năng của Từ điển Bách khoa và Bách khoa thư là khác nhau do đó mục tiêu biên soạn cũng như khung mục từ và kết cấu mục từ… cũng khác nhau:
Về mục tiêu: từ điển bách khoa là loại sách công cụ, chủ yếu để tra cứu, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, thuận tiện, phục vụ cho mục đích tự học hạn chế Từ điển bách khoa cung cấp một khối lượng lớn tư liệu, thông tin chính xác, tinh gọn, nhưng là một tập hợp kiến thức rời rạc, tản mác, chồng chất lên nhau, thiếu sự kết nối theo những quan hệ logic của tư duy Còn bách khoa toàn thư là loại sách công cụ, chủ yếu phục vụ cho việc giáo dục, tự học, tự bồi dưỡng một cách có hệ thống và cơ bản với những chủ đề tri thức độc lập, những khái niệm hoàn chỉnh, những vấn đề quan trọng cuả thời đại
Về quy mô: Từ điển bách khoa thường có quy mô nhỏ, chỉ gồm vài tập Bách khoa toàn thư thì lớn hơn rất nhiều, thường từ 24- 25 tập đến 30 – 32 tập
Về đối tượng: Từ điển bách khoa có đối tượng phổ cập hơn Trình độ đối tượng là từ trung học trở lên, thấp hơn trình độ đối tượng của bách khoa toàn thư là đại học
Trang 27Mục từ trong từ điển bách khoa thường được viết ngắn gọn, chủ đề hẹp
và nông hơn mục từ trong bách khoa toàn thư, tính hệ thống, cơ bản và hoàn chỉnh cũng kém hơn
Về khung mục từ: Thông thường, mục từ trong từ điển bách khoa có số lượng nhiều, chủ đề hẹp, biên độ ngắn Còn mục từ trong bách khoa toàn thư có
số lượng ít, chủ đề rộng, biên độ trung bình dài hơn 4 – 5 lần, có những mục từ dài hàng chục trang có phân chia theo tầng bậc, có tiêu đề Nói chung, trong bách khoa toàn thư, dưới các mục từ có ghi tên tác giả và thư mục thao khảo
Về kết cấu mục từ: Mục từ bách khoa toàn thư là sự trình bày khái quát
có hệ thống một chủ đề tri thức độc lập, một khái niệm, một tổ chức, một sự kiện, một học thuyết, một trường phái, một ngành hoặc phân ngành học thuật…
để người đọc có thể hiểu được một cách toàn diện, cơ bản, có hệ thống Vì vậy, khi xét riêng biệt hoặc xét kết hợp với các mục từ khác thông qua hệ thống chuyển chú, mục từ bách khoa toàn thư phải phản ánh được ở mức độ nào đó tính toàn diện, tính hoàn chỉnh của tri thức Trong khi đó, từ điển bách khoa không đòi hỏi cáo tính toàn diện, tính toàn diện của tri thức Từ điển bách khoa chứa đựng những thông tin vắn tắt nhằm giải đáp những thắc mắc nảy sinh trong quá trình hoạt động hàng ngày
Theo nhà biên soạn bách khoa toàn thư người Hoa Kì Louis Shores thì nguyên tắc rất thông dụng để phân biệt từ điển bách khoa và bách khoa toàn thư
là ở chỗ: Nội dung mục từ bách khoa toàn thư và của cả từ điển bách khoa giải nghĩa các từ thuộc từ điển ngôn ngữ hay các mục từ có tính bách khoa theo kiểu định nghĩa, nghĩa là giải đáp vấn đề “cái gì” (What) Đồng thời còn giải đáp các vấn đề “ai” (Who), “ở đâu” (Where), “khi nào” (When), “như thế nào” (How)
và “tại sao” (Why) Tuy nhiên, mức độ giải đáp những vấn đề này của từ điển bách khoa không đầy đủ, không toàn diện, không hệ thống, không sâu sắc bằng
Trang 28bách khoa toàn thư Trong bách khoa toàn thư, các mục từ dài và rất dài có thể phân thành tầng bậc, cấp độ, ví dụ theo sơ đồ cây để biên soạn
Về bảng chỉ dẫn nội dung, bảng chỉ dẫn (Index) là bộ phận rất quan trọng của bách khoa toàn thư và từ điển bách khoa, rất cần thiết để nâng cao tính hiệu quả sử dụng sách Bảng chỉ dẫn nội dung đối với bách khoa thư hiệu quả hơn nhiều so với từ điển bách khoa Bảng chỉ dẫn nội dung không chỉ đơn thuần để tra cứu, tìm kiếm tên đầu mục từ, mà chủ yếu là tìm các thông tin, tư liệu, các đơn nguyên tri thức không thành lập đầu mục từ nhưng có trong nội dung mục từ Đối với bách khoa toàn thư số lượng những đơn vị này rất lớn, gấp 4-5 lần, thậm chí hàng chục lần so với từ điển bách khoa Đối với các bộ từ điển bách khoa, số lượng mục từ lớn, dung lượng mục từ lại nhỏ, thông tin có thêm trong mục từ cần tra cứu không nhiều, do đó chỉ lập bảng mục lục mục từ, không cần bảng chỉ dẫn nội dung Nhưng hệ thống chuyển chú trong loại sách
này lại rất phong phú và sử dụng rất có hiệu quả
1.3 Giới thiệu về “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
“Từ điển Bách khoa Việt Nam” là tên của bộ từ điển bách khoa gồm bốn tập do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in, mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang, khổ 19×27, gồm khoảng 4 vạn mục từ thuộc 40 ngành khoa học khác nhau do 1200 nhà khoa học hàng đầu Việt Nam biên soạn Đây là bộ từ điển bách khoa của Việt Nam đầu tiên được biên soạn với sự tổ chức và chỉ đạo của Nhà nước Việt Nam, với kinh phí 32 tỷ đồng
Từ năm 1978, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương giao cho Ban Tuyên huấn Trung ương và Bộ Văn hóa-Thông tin chỉ đạo việc nghiên cứu, chuẩn bị biên soạn “Từ điển Bách khoa Việt Nam” Sau đó, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981
về “Xúc tiến việc biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam” Năm 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 163a/CT ngày 15 tháng
Trang 295 năm 1987 "Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam"
Sau 15 năm biên soạn, bốn tập “Từ điển bách khoa Việt Nam” được hoàn thành vào ngày 13 tháng 9 năm 2005
“Từ điển bách khoa Việt Nam” được biên soạn lần đầu tiên ở Việt Nam
là “bộ từ điển bách khoa tổng hợp nhiều chuyên ngành, cỡ trung bình, có tính chất thông dụng, dùng cho đông đảo bạn đọc, chủ yếu cho những người có trình
độ trung học trở lên Từ điển có mục đích giới thiệu những tri thức cơ bản nhất
về đất nước con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thứcvăn hóa, khoa học và kĩ thuật của thế giới, chú ý những tri thức cần cho độc giả Việt Nam Những tri thức đó góp phần tích cực phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam Phương châm biên soạn “Từ điển bách khoa Việt Nam” là khoa học, cơ bản, hiện đại, dân tộc Các tri thức được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu bằng ngôn ngữ trong sáng” (Trích lời mở đầu công trình này)
Bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” là bộ sách chiếm các kỉ lục quốc gia về:
- Qui mô tổ chức bộ máy điều hành: Bộ máy điều hành trực thuộc chính phủ, do thủ tướng trực tiếp chỉ đạo;
- Qui mô tổ chức bộ máy biên soạn: Tập hợp được đầy đủ đại diện giới khoa học trong cả nước, khỏang 40 ngành khoa học
- Qui mô tổ chức bộ máy biên tập và thành sách: Lập cơ quan làm việc chuyên trách, tổ chức đội ngũ biên tập viên chuyên trách
“Từ điển Bách khoa Việt Nam” được Chia làm 3 khối kiến thức khoa học chính là:
Trang 301) Khoa học xã hội: Bao gồm các chuyên ngành: An ninh, chính trị học, dân tộc học, giáo dục học, khảo cổ học- Kinh tế học- Lịch sử- Luật học- Ngoại giao- Quân sự, Báo chí – Phát thanh-Truyền hình-Thông tấn,- Di tích-Bảo tàng-Thư viện-Xuất bản,- Tổ chức,- Triết học
2) Khoa học tự nhiên và kĩ thuật: Bao gồm các chuyên ngành:- Cơ học- Công nghiệp- Địa chất học- Địa lí học- Hóa học- Nông nghiệp- Sinh học- Tin học- Thể dục thể thao- Toán học,- Vật lí học-Thiên văn học,- Y học,- Tiêu chuẩn đo lường chất lượng-Sở hữu trí tuệ-Môi trường
3) Văn học nghệ thuật: Bao gồm các chuyên ngành:- Âm nhạc- Điện ảnh- Kiến trúc- Mĩ thuật- Múa- Ngôn ngữ học- Nhiếp ảnh- Sân khấu- Văn học
“Từ điển Bách khoa Việt Nam” được xây dựng chủ yếu dựa theo bộ Từ điển bách khoa Xô Viết (CЭC) và một vài bộ từ điển bách khoa khác, nhất là về phần thế giới
Có thể nói, “Từ điển Bách khoa Việt Nam” là một công trình văn hóa khoa học lớn của nước ta hiện nay Công trình này còn có ý nghĩa to lớn trong việc tổng hợp những giá trị văn hóa và tinh thần to lớn và quý báu của dân tộc
để phổ biến cho nhân dân ta và giới thiệu với nhân dân thế giới; đồng thời tiếp nhận tri thức của nhân loại để vận dụng vào công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, “Từ điển Bách khoa Việt Nam” lần đầu tiên được biên soạn và xuất bản nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
Trang 31CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THUẬT NGỮ NGÔN NGỮ HỌC TRONG CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA “TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA VIỆT NAM”
2.1 Mô tả Bảng từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
Bằng phương pháp thống kê, khảo sát bốn tập của Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, chúng tôi đã thống kê được 800 thuật ngữ Ngôn ngữ học Ở đây, khái niệm thuật ngữ chúng tôi sử dụng trùng với khái niệm mục từ trong từ điển học
Sau khi tiến hành thống kê các mục từ thuật ngữ Ngôn ngữ học có trong
“Từ điển Bách khoa Việt Nam”, chúng tôi đã phân loại các thuật ngữ này theo các chủ đề: Lí luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ; Ngôn ngữ học bộ phận; Ngôn ngữ học liên ngành; Ngôn ngữ học ứng dụng; Văn tự học; Tác phẩm Ngôn ngữ học; Nhà ngôn ngữ học; Tổ chức Ngôn ngữ học
Chúng tôi có bảng số liệu sau:
Trang 32Nhìn vào bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy sự chiếm ưu thế của các thuật ngữ thuộc hai chủ đề Lí luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ (với 529 thuật ngữ chiếm 66,10%; Ngôn ngữ học bộ phận với 154 thuật ngữ chiếm 19,20%) Sau đó là hai chủ đề Văn tự học và Nhà Ngôn ngữ học Ít nhất
là các chủ đề Tác phẩm Ngôn ngữ học và Tổ chức Ngôn ngữ học
Chúng tôi thiết nghĩ con số 33 nhà Ngôn ngữ học được đưa vào trong bộ
từ điển này là con số khá khiêm tốn Bề dày lịch sử cũng như thành tựu của ngành ngôn ngữ học thế giới được thể hiện rõ nét qua sự phát triển của hệ thống thuật ngữ như chúng ta đã biết Vậy mà những con người góp phần xây dựng và phát triển những thuật ngữ ấy (các nhà ngôn ngữ học) lại được đề cập đến một cách khá khiêm tốn như vậy, theo chúng tôi là không được tương xứng cho lắm Mặt khác các tác phẩm Ngôn ngữ học được đưa vào bộ Từ điển này cũng là cực
kì hãn hữu Con số 3 tác phẩm thực sự không thể nói lên hết sự phát triển của một trong những ngành khoa học cơ bản như Ngôn ngữ học Việc 3 tác phẩm ấy được đưa vào có thực sự thỏa đáng hay không thì chúng ta còn chưa bàn tới
Chúng tôi lại tiếp tục tiến hành chia nhỏ các chủ đề Lí luân và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ; Ngôn ngữ học bộ phận; Ngôn ngữ học liên ngành; Ngôn ngữ học ứng dụng và Văn tự học và nhận thấy rằng:
- Ở chủ đề Lí luận và phương pháp nghiên cứu Ngôn ngữ thì Ngữ pháp
học (bao gồm cả Cú pháp học và Hình thái học) có nhiều thuật ngữ nhất (134
thuật ngữ chiếm 17,25% tổng số thuật ngữ và 26,08% trong chủ đề này Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì lịch sử Ngữ pháp học gắn liền với lịch sử Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học ra đời đồng thời cũng có lí thuyết về ngữ pháp Tiếp sau
đó là các lĩnh vực Ngữ âm học và âm vị học; Phương ngữ học và Ngôn ngữ học
khu vực; Từ vựng học (số thuật ngữ ở các lĩnh vực này lần lượt là 130, 84 và
47) Các thuật ngữ thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ học đối chiếu và Nghiên cứu giao
Trang 33tiếp của động vật không hề có mặt trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam) Lĩnh
vực Nghiên cứu ngôn ngữ dấu hiệu chỉ có 1 thuật ngữ duy nhất
- Ở chủ đề Ngôn ngữ học bộ phận thì lĩnh vực Nghiên cứu các ngoại
ngữ có nhiều thuật ngữ nhất (82 thuật ngữ), sau đó là lĩnh vực Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ít người ở Việt Nam (64 thuật ngữ)
- Ở chủ đề Ngôn ngữ học ứng dụng 2 lĩnh vực Từ điển học và Bệnh học ngôn ngữ có nhiều thuật ngữ nhất (7 thuật ngữ) Các lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ; Ngôn ngữ và luật pháp; Ngôn ngữ trong quảng cáo không hề xuất hiện trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”
- Cuối cùng ở chủ đề Văn tự học, lĩnh vực chúng tôi thống kê nhiều
nhất là lĩnh vực Nghiên cứu các kiểu chữ viết khác (với 27 thuật ngữ)
(Chi tiết xin xem thêm bảng phụ lục 1)
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong số các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học thống kê được bao gồm cả các thuật ngữ thuộc về ngôn ngữ học và các thuật ngữ thuộc về ngôn ngữ Ở đây, theo chúng tôi nhất thiết phải có sự phân biệt rạch ròi hai khái niệm Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng lời của con người nói chung, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp của mỗi dân tộc Người ta cũng có thể dùng “Tiếng” thay cho ngôn ngữ Vì vậy, trên thực tế chúng ta hoàn toàn có thể nói Ngôn ngữ Nga hay tiếng Nga; Ngôn ngữ Pháp hay tiếng Pháp…
Còn Ngôn ngữ học là một thuật ngữ dùng để chỉ một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật chung về cấu trúc, chức năng của ngôn ngữ loài người Các thuật ngữ thuộc về khái niệm Ngôn ngữ là các thuật ngữ chỉ các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới (chẳng hạn “Ngôn ngữ Giec Manh”, “Ngôn ngữ Ấn Âu”…) và các thuật ngữ chỉ các ngôn ngữ ở Việt Nam (chẳng hạn “Tiếng Chứt”, “Tiếng Chăm” ) “Từ điển Bách khoa Việt Nam” đã tập hợp toàn bộ hai lớp thuật ngữ thuộc về cả Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học Trong đó, thuật ngữ
Trang 34thuộc về Ngôn ngữ là 217 thuật ngữ trong tổng số 800 thuật ngữ khảo sát được Theo quan điểm của chúng tôi thì việc đưa vào các thuật ngữ thuộc lớp Ngôn ngữ cần phải có sự cân nhắc kĩ càng và ở một mức độ vừa phải
2.2 Đánh giá:
1 “Từ điển Bách khoa Việt Nam” là công trình rất có ý nghĩa Nếu so sánh với lịch sử từ điển bách khoa thế giới thì “Từ điển Bách khoa Việt Nam” thuộc hàng “sinh sau đẻ muộn” tuy nhiên, đây cũng là một nỗ lực lớn của nhà nước cũng như ngành ngữ văn Việt Nam Nhìn chung, bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” đã tập hợp và biên soạn tương đối chi tiết các mục từ thuật ngữ Ngôn ngữ học Các thuật ngữ được lựa chọn phần lớn khá phổ biến và thông dụng, đáp ứng được phần nào nhu cầu tra cứu của độc giả
2 Mặc dù vậy, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, việc lựa chọn và biên soạn hệ thống mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” vẫn còn một số tồn tại
Trước hết, theo chúng tôi hệ thống thuật ngữ Ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” chưa thực sự đầy đủ
Theo Tác giả Nguyễn Trung Thuần trong “Về bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam” [22; tr101] thì trên cơ sở Bảng cấu trúc kiến thức (hay khung sườn) nói trên, việc xây dựng Bảng mục từ tổng hợp cho bộ từ điển bách khoa này đã được tiến hành Bảng mục từ tổng hợp của “Từ điển Bách khoa Việt Nam” được xây dựng chủ yếu dựa theo bộ Từ điển Bách khoa Xô Viết và một vài bộ
từ điển bách khoa khác, nhất là về phần thế giới
Mục từ là đơn nguyên tra cứu cơ bản của bộ từ điển bách khoa Mục đích của việc xây dựng khung sườn (bộ khung cơ bản để lựa chọn mục từ) cho
bộ từ điển bách khoa chính là để lựa chọn mục từ, chứ không phải là để hoàn chỉnh một kiểu hệ thống phân loại khoa học và kiến thức Cũng theo Nguyễn
Trang 35Trung Thuần [21; tr.67] thì: Muốn có được một bảng mục từ tổng hợp đạt yêu cầu cho một bộ từ điển bách khoa tổng hợp, thì phải có được một sơ đồ hình cây các chủ đề mang tính tổng thể mẫu làm chuẩn Rồi mỗi một chuyên ngành sẽ dựa theo đó mà lập ra được một sơ đồ hình cây cho các mục từ thuộc ngành mình Mấu chốt của quá trình lập bảng mục từ hay lựa chọn mục từ chính là thao tác thiết kế tầng bậc cho các mục từ, như vậy mới có thể lập được một bảng danh mục các mục từ tổng hợp đạt yêu cầu cho một bộ từ điển bách khoa tổng hợp Và ông cho rằng bộ Từ điển Bách khoa chưa làm được điều này Tổng danh mục các mục từ được đưa vào từ điển chỉ thuần túy là một phép cộng ngẫu nhiên, không qua sàng lọc các danh mục của từng chuyên ngành
Theo chúng tôi, việc lập sơ đồ hình cây để xây dựng bảng mục từ chưa hẳn đã là một thao tác then chốt để có một bảng từ đầy đủ và hoàn chỉnh Bởi vì
sự phát triển của từng ngành khoa học là khác nhau; trong nội bộ từng ngành khoa học lại có sự bất cân đối Đó là thực tế khách quan Do đó việc xây dựng được sơ đồ hình cây tổng hợp cũng như của từng ngành khoa học là việc làm không dễ dàng gì Mặt khác, việc xác định thuật ngữ gốc và thuật ngữ nhánh lại cũng vô cùng khó khăn có thể gây nhiều tranh cãi
Thực tế, trong ngành ngôn ngữ học việc biên soạn các thuật ngữ thực sự chưa được đầy đủ cho lắm
Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi thì với một ngành khoa học cơ bản như ngôn ngữ học, với bề dày lịch sử cũng như những thành tựu mà ngành khoa học này đạt được thì còn số 800 thuật ngữ có vẻ còn hơi khiêm tốn Đã đành rằng dung lượng của Bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” là có giới hạn, nhưng
có vẻ như con số trên chưa nói lên được tầm vóc của ngành Ngôn ngữ học ở Việt Nam cũng như trên thế giới Đồng thời cũng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người đọc muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về ngành khoa học này
Trang 36Chúng ta hãy thử điểm qua và so sánh hệ thống Thuật ngữ ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” với một vài ấn phẩm được xem là từ điển bách khoa chuyên ngành Ngôn ngữ học
Hiện nay, xét về từ điển thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ học chúng ta
có một vài cuốn như sau: Đó là “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” của Nguyễn Như Ý (chủ biên); “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” của Diệp Quang Ban (Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010) và “777 Khái niệm ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010)
Trước hết, chúng ta hãy thử nhìn vào những con số Cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học” do Nguyễn Như Ý chủ biên giải thích khoảng hơn 2000 thuật ngữ ngôn ngữ học; “Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học” của Diệp Quang Ban giải thích khoảng 2500 thuật ngữ; “777 Khái niệm Ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp giải thích khoảng hơn 800 khái niệm (con số 777 theo như tác giả chỉ là con số ước lệ, tượng trưng Con số này mang lại sự may mắn, tốt lành theo cả quan niệm phương Đông và phương Tây)
Chưa tính đến chuyện tiêu chí lựa chọn các thuật ngữ, nội dung các thuật ngữ được giải thích ra sao, nhìn vào những con số cụ thể trên, ta cũng có thể làm một phép so sánh đơn giản.Và một câu hỏi đặt ra là: Sao số lượng thuật ngữ ngành ngôn ngữ học được đưa vào trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” lại có phần khiêm tốn như vậy? Và liệu rằng nó có đáp ứng đủ nhu cầu học thuật của những ai muốn đi sâu tìm hiểu Ngôn ngữ học hay không?
Có lẽ câu trả lời đã rõ “Từ điển bách khoa Việt Nam” là loại từ điển bách khoa tổng hợp, việc lựa chọn đưa vào bao nhiêu thuật ngữ và đưa vào như thế nào cần phải có những quy chuẩn nhất định Và đương nhiên Từ điển bách khoa tổng hợp thì không thể chuyên sâu, không thể chi tiết và cặn kẽ như từ điển chuyên ngành được Dẫu vậy, chúng tôi vẫn thấy con số 800 mục từ vẫn còn chưa thỏa đáng bởi vì trong đó còn bao hàm cả một số các mục từ về các
Trang 37nhà ngôn ngữ học, tác phẩm ngôn ngữ học và một số lượng không nhỏ các thuật ngữ thuộc lớp ngôn ngữ… Nếu trừ những mục từ nêu trên, thử hỏi số lượng các mục từ thuật ngữ ngôn ngữ học đích thực còn được bao nhiêu? Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” và “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học”, các tác giả chỉ thuần túy đưa vào và giải thích các thuật ngữ khoa học mà thôi Nếu đưa thêm vào các mục từ về tác giả và tác phẩm ngôn ngữ học… thì con số không chỉ dừng lại ở 2000 và 2500 mục từ
Riêng “777 khái niệm Ngôn ngữ học” lại có một điểm khác biệt Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì “Cách tiếp cận của chúng tôi trong công trình này hoàn toàn khác cách tiếp cận của những người đi trước Những người đi trước xuất phát từ hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học, còn chúng tôi xuất phát từ
hệ thống khái niệm ngôn ngữ học” Như vậy, tác giả đã kết hợp giữa tri thức ngôn ngữ học nói chung với “bản thể” Việt Ngữ học để đưa ra danh sách các thuật ngữ phù hợp Và cũng theo vị Giáo sư này “vấn đề đặt ra là cần lựa cọn những thuật ngữ thích hợp nhất để biểu hiện những khái niệm ấy” [11, tr.49]
Có thể nói, tác giả đã gián tiếp nói lên một vấn đề mang tính lí luận: Biên sọan một cuốn từ điển thuật ngữ không đơn thuần chỉ là thống kê, sắp xếp (trên tư liệu đã có) mà phải có quan điểm học thuật rõ ràng Có thế thì nhà từ điển mới phân loại và chọn ra những khái niệm cần yếu với nội hàm thích hợp
và có thể phản ánh đúng bản chất của khái niệm Do vậy, số lượng thuật ngữ mà tác giả lựa chọn đưa vào công trình của mình có phần “hạn chế” hơn so với những công trình đi trước Dẫu vậy, toàn bộ những mục từ được tác giả lựa chọn đều là những mục từ quan yếu mà bất kì một người nghiên cứu ngôn ngữ học nghiêm túc nào cũng cần phải biết tới Cũng theo lời tác giả thì những khái niệm này có mặt trong ngôn ngữ học của nhiều nước khác nhau Hơn nữa, chúng đã và đang được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam vận dụng để miêu tả tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam Tác giả đã lựa chọn
Trang 38những thuật ngữ ngôn ngữ học thích hợp nhất để biểu thị những khái niệm ngôn ngữ học đã nêu và lấy chúng làm đầu mục từ Đồng thời tác giả nêu ra những thuật ngữ khác cùng biểu thị khái niệm trong tiếng Việt Do vậy, số lượng khái niệm tưởng là ít, nhưng lại có ý nghĩa sử dụng rất cao
Cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành lần đầu tiên năm 1996 là cuốn
từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đầu tiên ở Việt Nam Sách đã giải thích khoảng 2000 thuật ngữ và có phần đối chiếu thuật ngữ ngôn ngữ học Việt – Anh Khi giải thích, các tác giả đã trích dẫn những ý kiến khác nhau của nhiều nhà Việt ngữ học mà các tác giả biết về thuật ngữ hữu quan chứ không theo một
hệ thống nhất quán nào Kèm theo những lời giải thích, thường không có ví dụ minh họa nên nhiều trường hợp người đọc khó nắm bắt những điều đã giải thích Khi tra cứu các thuật ngữ trong cuốn sách này, người sử dụng nhiều khi lúng túng vì có quá nhiều quan điểm học thuật được đưa ra về cùng một thuật ngữ, mà không biết đâu được coi là chân lí, đâu là quan điểm khả quan hơn cả
Thứ hai, chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống Thuật ngữ Ngôn ngữ học được đưa vào trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” còn thiếu đồng bộ
Số lượng các mục từ Thuật ngữ Ngôn ngữ học so với các ngành khoa học cơ bản thuộc Khoa học xã hội có sự chênh lệch khá rõ rệt (Ngôn ngữ học:
800 thuật ngữ, so với Lịch sử: 3000 thuật ngữ, Triết học: 1100; Văn học: 1650 Dẫn theo Nguyễn Trung Thuần [21, tr.65]) Các con số đã nói lên tất cả, có vẻ như Ngôn ngữ học là lĩnh vực ít được “ưu ái” hơn cả Tại sao, cùng là khoa học
cơ bản, cùng là khoa học xã hội, mà lại có sự chênh lệch nhiều đến như thế?
Trong nội bộ ngành Ngôn ngữ học, sự thiếu đồng bộ cũng được thể hiện khá rõ ràng Chúng tôi xin lấy ví dụ ở lĩnh vực Ngữ âm học và âm vị học Các
tác giả đã đưa vào “Từ điển Bách khoa Việt Nam” thuật ngữ Âm tố [12; tr.113]
Âm tố bao gồm Nguyên âm và Phụ âm; cả hai thuật ngữ này đều có mặt trong
Trang 39bộ từ điển Nhưng khi đi sau vào nội bộ từng thuật ngữ này thì chúng tôi lại nhận thấy có sự bất hợp lí
Hệ nguyên âm được chia ra thành Nguyên âm đơn và Nguyên âm đôi Trong khi thuật ngữ Nguyên âm đôi xuất hiện trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, chúng tôi lại không tìm thấy thuật ngữ Nguyên âm đơn đâu cả Sự thiếu
hụt này thật khó giải thích Trong khi đó, các thuật ngữ của hệ phụ âm lại được đưa vào khá đầy đủ theo cả hai tiêu chí phân loại phụ âm
(Theo vị trí cấu âm) (Theo Phương thức cấu âm)
Hay: Trong lĩnh vực Ngữ pháp học, nếu phân chia thuật ngữ Câu theo mục đích nói sẽ bao gồm 4 thuật ngữ là Câu cảm thán; Câu cầu khiến; Câu
nghi vấn; Câu trần thuật Nhưng trong bộ “Từ điển Bách khoa Việt Nam” [21;
tr.485]chỉ có mặt 2 trong 4 thuật ngữ này mà thôi Dưới đây là sơ đồ minh họa:
Âm tố
Âm môi- môi
Âm môi- răng
Âm răng
Âm tắc
Âm xát
Âm tắc - xát
Âm bật hơi
Trang 40(Thuật ngữ Câu phân chia theo Mục đích nói) Cũng trong lĩnh vực Ngữ pháp học, chúng tôi nhận thấy, các loại đại từ được các tác giả đưa vào trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” cũng chưa được
đầy đủ cho lắm Trong bộ từ điển này, chỉ xuất hiện ba thuật ngữ Đại từ chỉ
định, Đại từ nhân xưng, Đại từ nghi vấn [12, tr.903] Trên thực tế, còn nhiều
loại đại từ khác nữa như: Đại từ bất định, Đại từ xác định, Đại từ quan hệ…lại không hề có mặt trong công trình này
Ở chủ đề Lí luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, một loạt các thuật ngữ thuộc về các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ đã bị các nhà biên
soạn “Từ điển Bách khoa Việt Nam” “bỏ quên”: Phương pháp ngôn ngữ học,
thủ pháp, phân tích thành tố, phân tích thành tố trực tiếp, cách tiếp cận định lượng, cách tiếp cận định tính… Hay các thuật ngữ của hai lĩnh vực Nghiên
cứu ngôn ngữ dấu hiệu và Nghiên cứu giao tiếp của động vật hầu như cũng
không được đề cập tới trong bộ từ điển này Chúng tôi cũng chắc rằng, nếu đi sâu chi tiết vào các bộ môn của ngôn ngữ học như Ngữ pháp học, Từ vựng học, Phong cách học, Ngữ dụng học… thì sự thiếu hụt các thuật ngữ còn nhiều hơn
nữa
Theo chúng tôi một trong những thiếu xót quan trọng của “Từ điển bách khoa Việt Nam” trong việc biên soạn chuyên ngành Ngôn ngữ học đó là việc quên nhắc đến các của một số ngành ngôn ngữ học ứng dụng rất phát triển của
Câu
Câu cầu khiến Câu trần thuật
(Không có)
Câu nghi vấn (Không có)
Câu cảm thán