5. Bố cục của đề tài
3.1.2. Các đơn vị mang thông tin về nội dung
Các yếu tố mang thông tin về nội dung là bộ phận chính cấu thành lời giải thích của các thực từ. Hay nói cách khác các đơn vị mang thông tin về nội dung chính là là lời định nghĩa, lời giải thích các từ đầu mục. Rey Debove đã nêu ra các kiểu định nghĩa trong từ điển như sau:
- Định nghĩa bằng từ bao, thường dùng cho các danh từ, trong đó tác giả phân biệt từng kiểu nhỏ: định nghĩa mơ hồ, định nghĩa dùng từ giống gần (dưới nó có các loài), định nghĩa dùng từ giống xa (dưới nó có các giống, các loài), định nghĩa dùng từ bao tối thiểu và từ bao sai…
- Định nghĩa bằng sự đối lập thường dùng để định nghĩa các tính từ, trong đó dùng các kiểu đối lập theo thang độ hoặc đối lập theo nhát cắt.
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, để định nghĩa và giải thích các thuật ngữ ngôn ngữ học, các nhà biên soạn đã sử dụng các cách định nghĩa sau:
- Định nghĩa, phân tích, vạch rõ nội dung khái niệm, hiện tượng mà thuật ngữ biểu hiện, nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ, quá trình hình thành, phát triển, những đóng góp cho ngành ngôn ngữ học (nếu có)…
- Định nghĩa bằng từ đồng nghĩa.
Theo chúng tôi, căn cứ vào dung lượng dài ngắn khác nhau, lời định nghĩa các thuật ngữ ngôn ngữ học trong “Từ điển Bách khoa Việt Nam” có thể chia làm 2 loại.
Loại thứ nhất gồm một thành phần đơn nhất, trong đó các yếu tố cấu thành ngữ đoạn giải thích bằng đồng nghĩa (sự mở rộng tương hợp), thường được sử dụng trong các trường hợp chuyển chú đầu mục từ có 2 hoặc 3 từ đồng nghĩa, hoặc bằng một ngữ đoạn mở rộng có tính chất phân tích (Rey Debove gọi là định nghĩa đơn).
Ví dụ:
Âm x Âm tố [12, tr.103]
Từ láy x Láy [15, tr.709]
Cú pháp học x Cú pháp [12, tr.781]
Danh từ hóa x Danh hóa [12, tr.811]
Đa tiết (cg. Nhiều âm tiết) Có từ 3 âm tiết trở lên [12, tr.876]
Loại từ Từ biểu thị ý nghĩa về chủng loại, hình thể và cá thể của sự vật [13, tr.725].
Loại thứ hai gồm từ hai thành phần trở lên (định nghĩa phức hoặc kép), các thành phần nối tiếp nhau, bổ sung cho nhau nhưng tồn tại song song và tương đối độc lập với nhau. Các thành phần này thường đồng nghĩa với nhau
(các mở rộng tương hợp), có thể được diễn đạt bằng tổ hợp từ đồng nghĩa với thành phần đứng trước hoặc dùng phủ định từ.
Ví dụ:
Loạn vận ngôn Tình trạng phát ngôn từng từ, chữ bị rối loạn, nói khó, nói ngọng, nói bết vào nhau, nói giọng mũi,… do tổn thương ở cơ quan phát âm [13, tr.727].
Nghĩa đen: Nghĩa phản ánh sự vật một cách trực tiếp được coi là có trước những nghĩa khác về mặt lôgic hay về mặt lịch sử, khác với nghĩa bóng (xt. Nghĩa bóng). Vd. Nghĩa đen của từ "xuân" là chỉ một mùa trong năm [14, tr.112].
Nghĩa phái sinh: Nghĩa được tách ra hay được nảy sinh từ nghĩa gốc, nghĩa đầu tiên của từ. Trong các nghĩa của một từ nhiều nghĩa,có một nghĩa là cơ bản, các nghĩa khác đều là nghĩa phái sinh [14, tr.113].
Danh từ: Từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tượng được quan niệm như là sự vật; thường giữ các chức năng chủ ngữ, bổ ngữ trong câu. Ở các ngôn ngữ biến hình (Anh, Pháp, Nga, vv.), danh từ có các phạm trù: cách, giống, số [12, tr.811].
Trong “Từ điền Bách khoa Việt Nam”, để định nghĩa kép, các nhà biên soạn còn sử dụng lối phân tích đào sâu diễn giải thuật ngữ để người đọc, người tra cứu có thể có những hình dung ngắn gọn mà đầy đủ nhất về thuật ngữ khoa học, mà không đơn thuần dung các tổ hợp từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
Dây thanh âm Đôi nếp gấp của màng nhày căng qua thanh môn của thanh quản. Không khí đi từ phổi ra làm Dây thanh âm rung động, phát ra tiếng
nói. Nhờ co rút của thanh quản làm cho Dây thanh âm căng hay chùng mà độ cao của âm thanh thay đổi (x. Thanh quản; Minh quản) [12, tr.829]
Đa nghĩa Có từ hai nghĩa trở lên, các nghĩa này tuy khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có những mối quan hệ nào đó. Có hiện tượng đa nghĩa của một từ, được gọi là đa nghĩa từ vựng; có hiện tượng đa nghĩa của cụm từ, của câu, thậm chí có hiện tượng đa nghĩa của cả văn bản [12, tr.874].
Đặc ngữ 1. Cụm từ hay câu có cấu tạo cú pháp - ngữ nghĩa đặc biệt, không có khả năng sản sinh, được sử dụng như một tổ hợp định danh trong một ngôn ngữ; vd. Chạy đằng trời, chạy thục mạng, hòa bình trong tầm tay.
2. Như thành ngữ, nhưng có sắc thái biểu cảm mạnh hơn; vd. ngậm máu phun người [12, tr.936].
Đẳng vận Sự phân loại và sắp xếp các vần vào bảng biểu (vận đồ) theo tiêu chí ngữ âm của Trung Quốc, có nguồn gốc từ cuốn "Vận kính" (năm 1161) đời Tống. Theo nguyên tắc phân loại này, các vần được chia theo 3 tiêu chí: hô, đẳng và nhiếp (x. Đẳng hô). Vần còn có thể chia theo nhiếp: những vần có âm cuối giống nhau và âm chính gần giống nhau thì được xếp vào cùng một nhóm, vd. theo 206 vần của "Quảng Vận", người ta có 16 theo cách chia của ĐV học [12, tr.939].