Tín dụng tiêu dùng được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện đời sốngcủa nhiều người dân, tham gia kích cầu tiêu dùng theo chủ trương của Chínhphủ, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn tr
Trang 1Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng củatoàn bộ nền kinh tế Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việchoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương trâm cho cácngân hàng tồn tại và phát triển Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạtđộng cho vay, tuy nhiên từ xưa đến nay, các ngân hàng chỉ quan tâm đến chovay sản xuất mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của sản xuất là tiêudùng Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được dodân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng không có khảnăng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn đến cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho
và ứ đọng vốn
Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công
ty, doanh nghiệp là cần vốn để sàn xuất kinh doanh, mở rộng thị trường màhiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hế Cuộcsống này ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao,cuộc sống giờ đây không chỉ bó hẹp trong “ăn no, mặc ấm” mà dần chuyểnsang “ăn no, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhiêu nhu cầu khác cần phải đápứng Giờ đây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóatrước khi thanh toán Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàngphát triển một hoạt động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừatạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân cóđược nguồn vốn để cả thiện cuộc sống cho mình
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng chuyên phục vụ cho đối tượng kháchhàng là cá nhân Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp phổ biến bao gồm tiếtkiệm, kiểm tra tài khoản, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… và rất
Trang 2nhiều dịch vụ khác Một trong những sản phẩm chiếm tỉ trọng cao trong hoạtđộng của ngân hàng bán lẻ, đó là cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng đã xuất hiện ở các nước phát triển từ những năm 70 của thế
kỉ trước Ở Việt Nam, hoạt động này mới chỉ được các ngân hàng thương mạichú ý khoảng 15 năm trở lại đây, và hiện nay, đây là mảng thị trường tiềmnăng mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới Việt Nam với dân số khoảng 85triệu người và mức thu nhập của người dân ngày càng tăng hứa hẹn sẽ là sânchơi bán lẻ rộng mở cho các ngân hàng thương mại nói riêng và tất cả các tổchức tín dụng nói chung
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank),
mở rộng cho vay tiêu dùng là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngân hàng,nhằm mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng như giữ vững vị trímột trong những NHTM hàng đầu Việt Nam
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân Hàng Thương Mại CổPhần Công Thương – Chi Nhánh Sông Nhuệ - Hà Nội – Vietinbank em nhậnthấy ngân hàng bắt đầu quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạtđộng này vẫn chưa thực sự thành hoạt động lớn của ngân hàng Chính vì vậyviệc tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vaytiêu dùng sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với đa dạnghóa của ngân hàng
Chính vì vậy, đề tài “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần công thương - Vietinbank - chi nhánh sông nhuê- Hà Nội” đã được lựa chọn nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động cho
vay tiêu dùng ở chi nhánh sông nhuệ Hà Nội, từ đó đưa ra các kiến nghị và đềxuất để phát triển hoạt động này
Do còn giới hạn về thời gian và kiến thức, chuyên đề thực tập không thể tránhkhỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự chỉ bảo góp ý của các thầycô
Trang 3Em xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn… và cán bộ tín dụng ở NgânHàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Sông Nhuệ - Hà Nội
đã đóng góp nhưng ý kiến quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này
Trang 4Chương I Tổng Quan Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng
Của Ngân Hàng Thương Mại
1.1 khái niệm đặc điểm lợi ích cho vay tiêu dùng
1.1.1 khái niệm và đặc điểm
Với số dân hơn 80 triệu người, phần đông là dân số trẻ, năng động, thu nhậpkhông ngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao, nên không chỉcác NH nước ngoài, NH liên doanh, NH trong nước mà nhiều định chế tàichính cung ứng dịch vụ tiêu dùng hàng đầu thế giới vẫn đang tiếp tục vào VN
Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu càu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…Bên cạnh nhưng chi tiêu về nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng có những đặc điềm sau:
Một Là quy mô của hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ
chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi xuấtcủa các loại cho vay lĩnh vực thương mại và công nghiệp:
Hai là cho vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc và chu kỳ
kinh tế
Ba là nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với
lãi suất mà thông thường quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi xuất
mà họ phải chịu
Bốn là mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ rất
mật thiết tới nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng
Trang 5Năm là chất lượng thông tin tài chính của các khách hàng vay thường
không cao
Sáu là ngồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc và
quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của nhữngngười này
Bảy là tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan
trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay
1.1.2 lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng
Một hình thức cho vay muốn tồn tại phát triển trong hoạt động củangân hàng thì bản thân nó phải đem lai nhưng lợi ích thiết thực cho nhữngngười tạo ra và sử dụng nó Hình thức cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ lâu
và cho đến nay các hoạt động của nó vẫn không ngừng được các ngân hàngquan tâm phát triển, khách hàng sử dụng chính phủ các nước đồng tình ủng
hộ Tín dụng tiêu dùng được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện đời sốngcủa nhiều người dân, tham gia kích cầu tiêu dùng theo chủ trương của Chínhphủ, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản và cáchoạt động thương mại khác, cũng như tạo cơ hội để các ngân hàng phát triểnlĩnh vực bán lẻ…
Đối với ngân hàng: ngoài hai nhược điểm là rủi ro và chi phí cao cho
vay tiêu dùng có những lợi ích quan trọng như:
Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp khả năng cạnh tranh của các ngân
hàng với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượngkhách hàng mới, từ đó mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao
mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dich vu chovay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với các ngân hàng sẽ ngày càng nhiềuhơn và hình ảnh cua ngân hàng sẽ ngày càng đẹp hơn trong con mắt kháchhàng Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức biết quantâm đến công ty doanh nghiệp mà ngân hàng còn quan tâm đến những nhu
Trang 6cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện đờisống của người tiêu dùng Từ đó uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng đượcnâng cao hơn.
Thứ hai cho vay tiêu dùng cũng là một hoạt động maketting rất hiệu
quả, nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn Từ đó mà ngân hàng cũng sẽ huyđộng được nhiều nguồn tiền gửi từ dân cư
Thứ ba cho vay tiêu dùng tạo điều kiện mở rộng đa dạng hóa kinh
doanh từ đó mà nâng cao thu nhập phân tán rủi ro cho ngân hàng
Đối với người tiêu dùng, nhờ cho vay tiêu dùng họ được hưởng tiện ích
trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết chonhững cá nhân chi tiêu mang tính chất cấp bách như nhu cầu chi tiêu về giáodục y tế Tuy vậy nếu lạm dụng đi vay để tiêu dùng thì cũng rất tai hại vì nó
có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khảnăng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai, còn rất nghiêm trọng hơn nếungười nay mất khả năng chi trả thì có thể gặp phiền toái trong cuộc sống
Cuối cùng đối với nền kinh tế cho vay tiêu dùng góp phần khơi thông
luồng chuyển dịch hàng hóa Quá trình sản xuất luu thông hàng hóa nếu nhưkhông có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ đượcdẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất sẽkhông thể tiếp tục Vai trò của ngân hàng lúc nay trở nên quan trọng hơn baogiờ hết Ngân hàng cho họ vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trướckhi tích lũy đủ số tiền cần thiết Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệpmua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa, sau đó mới có khả năngthanh toán nợ cho ngân hàng Khi đã tiêu thụ được hàng hóa doanh nghiệp sẽ
mở rộng sản xuất và sẽ tìm đến ngân hàng để tiếp tuc vay vốn Như vậy ngânhàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dung, doanhnghiệp, ngân hàng hay chính là có lợi cho cả nền kinh tế Tóm lại, cho vaytiêu dùng dùng để tài trợ cho chi tiêu hàng hóa va dịch vụ trong nước thì nó
Trang 7có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu tao điều kiên thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế Song ,các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẵngnhững không kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiêu dùng trong nước
1.2 các hình thức cho vay tiêu dùng cua các ngân hàng thương mại
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở tiền đề đểthiết lập quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Phân loại cho vay tiêu dùng dựa vào các căn cứ sau đây:
1.2.1 căn cứ vào mục đích cho vay
Cho vay tiêu dùng được chia làm hai loại:
(1) cho vay tiêu dùng cư trú: cho vay tiêu dùng cư trú là khoản vay được tài
trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cánhân hộ gia đình
(2) cho vay tiêu dùng phi cư trú cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho
vay tài trợ cho các khoản trang trải các chi phí cho việc mua sắm xe cộ, đồdùng gia đình, chi phí học hành, giải trí va du lịch
1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay tiêu dung được chia làm ba loại
1.2.2.1 Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiềngốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong những
kỳ hạn cho vay phương thức thường được áp dụng cho những khoản vay cógiá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanhtoán hết một lần số nợ vay
Đối với khoản cho vay tiêu dùng này ngân hàng thường chú ý tới một sốvấn đề cơ bản, có tính nguyên tắc sau:
- Loại tài sản được tài trợ: thiện trí của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài
sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu cấp thiết với họ lâu dài trong
Trang 8tương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điềukiện này, nên thường muốn tài trợ nhu cầu mua sắm hoặc nhưng tài sản có giátrị lớn có thời hạn sử dụng lâu dài Vì rằng với loại tài sản như vậy người tiêudùng sẽ được hưởng những lợi ích từ chúng trong một khoảng thời gian dài.
- Số tiền phải trả trước: thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay
phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số tiền nay đượcgọi là số tiền trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trướccần phải đủ lớn để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ
sở hữu của tài sản, mặt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Mộtkhi không đảm nhận được rằng mình chính là chủ sở hữu của tài sản hìnhthành từ tiền vay thì người đi vay sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ.Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị của thịtrường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có mộtvai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro Số tiền trả trước nhiềuhay ít thường phụ thuộc vào những yếu tố sau: (i) loại tài sản: đối với tài sản
có giá trị giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với tàisản giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít; (ii) thị trường tiêu thụ tài sản khi đã
sử dụng: tài sản khi đã sử dụng nếu vẫn có thể được tiếp tục mua, bán dễ dangthì số tiền trước có su hướng thấp, ngược lại nếu tài san đã qua sử dụng mà rấtkhó có thể tìm thị trường tiêu thụ thì số tiền trả trước có su hướng cao hơn;(iii) môi trường kinh tế; (iv) năng lực tài chính của người đi vay
- Chi phí tài trợ: là chi phí người đi vay trả cho ngân hàng cho việc sử
dụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liênquan Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạtđộng, rủi ro, đồng thời mang lại một lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng
_Điều kiện thanh toán: khi xác định điều khoản thanh toán liên quan đến
việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đềsau: (i) số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập,
Trang 9trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng; (ii)giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thuhồi; (iii) kỳ hạn trả nợ phải thuận tiện cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạntrả nợ thường theo tháng Vì lẽ thông thường nguồn trả nợ chính của kháchhàng chính là nguồn lương hàng tháng; (iV) thời hạn tài trợ không nên quá dàithời hạn tài trợ bị giới hạn về tài sản hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn tàitrợ quá dài dễ làm cho tài ản tài trợ bị giảm mạnh Hơn nữa, khi thời hạn tàitrợ quá dài thì thiện trí trả nợ của người đi vay và việc thu hồi nợ găp nhiềurắc rối.
Số tiền khách hàng thanh toán cho ngân hàng có thể được tính bằng một sốphương pháp sau:
- Phương pháp gộp: đây là phương pháp được áp dụng trong cho vay trả
góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó Theo phương pháp này trước hếttính lãi bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi xuất và thời hạn vay, sau đó cộnggộp vào vốn gốc và chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phảithanh toán ở mỗi định kỳ Công thức tính toán như sau:
Theo phương pháp gộp lãi được tính trên cơ sở vốn gốc ban đầu cho toàn
bộ thời hạn vay Trong khi đó, vào mỗi định kỳ, người đi vay phải thanh toánmột phần vốn gốc cho nên vốn gốc ban đầu được giảm dần trong thời hạnvay Với cách tính như vậy, lãi suất được dùng để tính lãi không phải là lãisuất thực sự được áp dụng đối với người đi vay Để bảo vệ quyền lợi củangười vay, khi tính toán theo phương pháp này pháp luật các nước yêu cầu
Trang 10các ngân hàng phải quy đổi lãi xuất tính toán sang lãi xuất hiệu dụng và niêmyết để người vay dễ dàng cân nhắc chi phí vay mượn mà mình phải trả chongân hàng, từ đó quyết định lựa chọn hợp lý.
Công thức để quy đổi ra lãi xuất hiệu dụng như sau:
i= 2mL/V(n+1)Trong đó i: là lãi xuất hiệu dụng
m : là số kỳ hạn thanh toán trong một năm
Tâm lý của người đi vay trả góp rất thích được tài trợ với thời hạn dài đểgiảm số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn Thế nhưng công thức trên cho thấy ncàng lớn thì lãi xuất hiệu dụng càng có giá trị cao hơn Có nghĩa là người đivay phải trả cho ngân hàng lãi xuất cao hơn nếu họ muốn vay với kỳ hạn dàihơn
- Phương pháp lãi đơn: theo phương pháp này vốn gốc người đi vay phải
trả từng định kỳ được tinh đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho
số kỳ hạn thanh toán Còn lãi phải trả mỗi định ky phải tính trên số tiền kháchhàng thực sự còn thiếu ngân hàng
- Phương pháp giá hiện hành: theo phương pháp này số tiền phải trả
hàng kỳ trong tương lai đều quy về giá trị hiện tại
- Thông thường người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn
mà không bị phạt Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn vàphương pháp giá hiện hành thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay phải thanhtoán toàn bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại (nếu có) chongân hàng Tuy nhiên nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp gộp, lãiđược tính trên cơ sở giả định tiền vay sẽ được khách hàng sử dung cho đếnkhi kết thúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạntrả nợ thực tế sẽ khác với thời hạn giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phảitrả cũng có sự thay đổi Trong trường hợp này ngân hàng sẽ áp dụng các
Trang 11phương pháp giống như các phương pháp phân bổ lãi cho vay nói trên để tính
ra số lãi thực sự phải thu dựa trên thời hạn nợ thực tế
1.2.2.2 Cho vay tín dụng phi trả góp
Theo phương thức này tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngânhàng chỉ một lần khi đến hạn Thường các khoản cho vay tiêu dùng phi trảgóp chỉ cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài
1.2.2.3 Cho vay tín dụng tuần hoàn
Là khoàn cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng thẻtín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãnglai Theo phương thức này trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn
cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàngcho phép thực hiện viêc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo mộthạn mức tín dụng
Lãi phải trả mỗi kỳ có thể dựa vào một trong ba cách sau:
- Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã đươc điều chỉnh: theo phương phápnày số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khikhách hàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng
- Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: theo phươngpháp này số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ cuối mỗi kỳ có trước khi khoản
nợ được thanh toán
- Lãi được tính dựa trên cơ sở dư nợ bình quân
1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gồm:
1.2.3.1 cho vay tiêu dùng gián tiếp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Trang 12cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau: cho phép ngân hàng dễdàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng; cho phép ngân hàng tiết giảm được chiphí trong cho vay; là ngồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng vàcác hoạt động ngân hàng khác; trong trường hợp có quan hệ với công ty bán
lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn so với cho vay tiêu dùng trưctiếp
Bên cạnh một số ưu điểm trên chp vay tiêu dùng gián tiếp có một sốnhược điểm sau: ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đãđược bán chịu; thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiệnviệc bán chịu hàng hóa ky thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tínhphức tạp cao
Do rất nhiều nhược điểm kể trên có rất nhiều ngân hàng không mặn màvới cho vay tiêu dùng gián tiếp Còn nếu ngân hàng nào tham gia vao hoatđộng này đều có cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ
1.2.3.2 Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay mà ngân hàng trực tiếp tiếp xúc cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.
Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được những
sở trường của nhân viên tín dụng Những người này được đào tạo chuyên môn
và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên quyết định tíndụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng hơn so với trường hợpchúng được quyết định bởi các công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng củacông ty bán lẻ
Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn so với cho vaytiêu dùng gián tiếp Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rấtnhiều lợi thế có thể được phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn từ hai phíakhách hàng lẫn ngân hàng
Trang 131.3.quản trị hoạt động rủi ro trong hoat động cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
1.3.1 rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều là các khoản vay trung và dài hạn, vớithời hạn từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm nên có thể có rất nhiều rủi ro cóthể phát sinh
- Rủi ro mất khả năng thanh toán của người đi vay: do các khoản cho
vay tiêu dùng có thời hạn dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tìnhtrạn sức khỏe, gia đình và công việc của người đi vay Những rủi ro xảy ratrong trường hợp này bao gồm:
- Người đi vay bị chết hoặc tai nạn dẫn đến mất hết khả năng lao động,hoàn toàn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng
- Người đi vay bị tai nạn, giảm khả năng lao động hoặc thay đổi địađiểm công tác dẫn đến giảm thu nhập không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trảnợ
- Rủi ro do khách hàng gian lận: do khách hàng vay tiêu dùng là các cá
nhân nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin
về khách hàng Lợi dụng những điều này khách hàng có thể cố tình gian lận
để chiếm đoạt tiền vay dẫn đến rủi ro không thu hồi được vốn của ngân hàng.Ngoài ra đối với các khoản vay thương mại khác, các khoản vay về tiêudùng cũng phải chịu những rủi ro về lãi xuất và tỷ giá Do thời hạn cho vaydài nên lãi xuất trên thị trường cũng có thể có những biến động lớn trong suốtquá trình cho vay vốn Nếu áp dụng một mức lãi xuất cố định trong suốt thờihạn cho vay thì khi lãi suất trên thì trường tăng, ngân hàng có thể phải chịurủi ro vì cho vay với lãi suất quá thấp Ngược lai nếu lãi suất trên thị trườnggiảm, những khoản vay của ngân hàng với lãi xuất cao sẽ không còn hấp dẫnđược khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng
Trang 14Trong trường hợp khoản vay được thực hiện bằng ngoại tệ thì các ngânhàng có thể gặp rủi ro khi tỉ giá hối đoái thay đổi trong khi nguồn thu nhậpcủa người đi vay lại bằng nội tệ
1.3.2 quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớnkhách hàng Mỗi người vay có khối lượng vay tương đối nhỏ và các ngânhàng cần phải xử lý rất nhiều khoản vay này để tạo ra số dư lớn trong hoạtđộng cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo Với số lượng khách hànglớn như vậy, các nhà quản lý ngân hàng cần phải thực hiện các biện phápkiểm soát, quản lý rủi ro hiệu quả đối với quá trình cấp tín dụng tiêu dùng
Quản lý rủi ro trong tín dụng tiêu dùng được hiểu là một chiến lượcquản lý danh mục cho vay trong đó đảm bảo sự cân đối giữa bảo toàn vốn vàtôi ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn Hay nói cách khác quản trị rủi ro tronghoạt động cho vay tiêu dùng là một quá trình liên tục nhận ra và nắm bắtnhững cơ hội cho vay thich hợp và tránh những rủi ro để tối đa hóa lợi nhuậncho ngân hàng Trong quản trị rủi ro với hoạt động cho vay, việc nắm bắtthông tin về khách hàng và quản lý thông tin một cách thông nhất là yếu tốthen chốt giúp viêc cho vay đạt hiệu quả cao Mặc dù đây là nguyên tắc khá
rõ ràng nhưng việc thực hiện theo nguyên tắc đó lại gặp rất nhiều khó khăn.Quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng bao gồm những yếu tố nội dung chủyếu sau đây:
- Phân tích tín dụng tiêu dùng:
Hầu hết các ngân hàng với số lượng lớn khách hàng cho vay tiêu dùngthường bổ xung cho việc phân tích tín dụng của họ bằng hệ thống cho diểmtín dụng thống kê Hệ thống phân tích tự động này là phương tiện để đánh giá
đề nghị vay sử dụng mẫu cho điểm liệt kê Đề nghị vay được cho điểm theomỗi đặc điểm và tổng số điểm cho ta thấy liệu người đề nghị vay có đủ tiêu
Trang 15chuẩn cho vay hay không khả năng chấp nhận dựa trên cơ sở dự báo của ngânhàng
Cho điểm tín dụng thường ít được sử dụng như một tiêu chí duy nhất đểthực hiện các khoản tín dụng tiêu dùng Những yếu tố khác như khả năngthanh toán nợ, điều kiện kinh tế hiện đại và những yêu cầu về thế chấp, phảiđáp ứng được những tiêu chuẩn đảm bảo của ngân hàng, tiềm năng về mộtmối quan hệ có lợi trong tương lai, và những yếu tố không thể định lượngkhác sẽ giúp cho quá trình phân tích tín dụng có quá trình thực tế hơn Phântích tín dụng là yếu tố nhờ đó cả những yếu tố chủ quan và cả yếu tố có thểđịnh lượng đều có thể được đánh giá đồng thời Mục đích của quá trình nàylàm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho vay và những khoản cho vay khó đòi Cácbước trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng được liệt kê trong bảng dướiđây:
Biểu 1: các bước trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng
Xác định mục đích sử dụng khoản
vay và số tiền vay
2:thu nhập thông tin:
6_đánh giá cơ cấu khoản tín dụng7_thương lượng với người xin vay
Phương pháp hệ thống điểm số
Hoạt động cho vay tiêu dùng trực tiếp từ ngân hàng liên quan đến một sốlượng rất đông các khách hàng Mỗi khách hàng thường vay một số tiền nhỏhơn nhiều so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh Muốn có một mức dư nợ lớn
Trang 16trong hoat động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải thực hiện một sốlượng cho vay gấp nhiều lần so với cho vay trong các lĩnh vực nói trên Khi
số lượng khách hàng lớn thì yêu cầu về cơ chế kiểm soát an toàn và hiệu quảđối với việc ra quyết định cho vay là hết sức cần thiết nhưng trong nhữngtrường hợp như vậy ngân hàng thường sử dụng một phương pháp hỗ trợ rấtđắc lực để ra quyết dịnh tín dụng đó là hệ thống điểm số
Hệ thống điểm số là tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đến từngkhách hàng vay tiêu dùng Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tùy theotình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêuthức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lich sử
Trên thực tế hệ thống điểm số thường có rất nhiều yếu tố, được xâydựng dựa trên nguyên tắc nói trên Thông thường trong hệ thống điểm sốthường có 7 đến 12 tiêu thức khác nhau vd: tình trạng gia đình, độ tuổi, thờihạn cư trú tài sản có tại ngân hàng vv…
Bảng 2: Hệ thống điểm số tại một ngân hàng ở mỹ
1.nghề nghiệp của người vay
2.tình trạng cư trú
Trang 17Hơn một năm 5
5 thời gian đã cư ngụ tại thời điểm hiện tại
6.có điện thoại tại chỗ ở
8.loại tài khoản có tại ngân hàng
Điểm cao nhất đối với một khách hàng theo hệ thống số điểm này là 43 điểm.Còn điểm thấp nhất là 9 điểm
Căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ về khả năng rủi ro của cáckhách hàng có số điểm giống nhau, các ngân hàng thường đưa ra nhiều mứccho vay tối đa khác nhau đối với từng loại khách hàng có điểm số ở nhữngnhóm điểm khác nhau Ví dụ sau đây là mức cho vay tối đa đối với từngkhách hàng có điểm số khác nhau của ngân hàng mỹ nói trên:
Biểu 3: mức cho vay tối đa theo điểm số của ngân hàng mỹ
Trang 18Phương pháp hệ thống điểm số dựa trên giả định các yếu tố trong hệthống là giống nhau, nếu các yếu tố này phản ánh chính xác các khoản tíndụng là tốt hoặc xấu trong quá khứ thì cũng sẽ co khả năng như vay trongtương lai với mức độ sai số có thể chấp nhận được Tuy nhiên khi môi trườngkinh tế xã hội có các biến động lớn ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng đượcxem xét trong hệ thống điểm số thì rõ ràng giả định trên không còn phù hợpnữa
Thế nên ngân hàng phải thường xuyên tiến hành tái xét, bổ xung và sửađổi hệ thống điểm số mà mình đang sử dụng
Hiện nay các nước có lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển đã hìnhthành các trung tâm thông tin tín dụng trong đó lưu giữ thông tin cả kháchhàng cũ và các khách hàng tiềm năng của ngân hàng Các thông tin về kháchhàng được chia theo nhiều loại, nhóm khách hàng Các ngân hàng có thể sửdụng thông tin từ các trung tâm này hoặc có thể kết hợp thông tin này với dữliệu và kinh nghiệm của riêng ngân hàng mình để đánh giá về mức độ tínnhiệm của khách hàng
Phương pháp hệ thống điểm số thường được sử dụng chung với phươngpháp phán đoán dưới đây:
Phân tích tín dụng theo phương pháp phán đoán là môt quá trình trong
đó ngân hàng phân tích đánh giá tất cả các thông tin định tính và định lượng
về khách hàng nhằm hạn chế các thông tin rủi ro cao Do phương pháp hệthống điểm số không phải là phương pháp duy nhất được ngân hàng sử dụng
vì cũng có rất nhiều các vấn đề khác mà ngân hàng cũng rất quan tâm Nhữngvấn đề đó bao gồm khả năng trả nợ, điều kiện kinh tế hiện tại, bảo đảm nàocần phải có tuân thủ nội dung chính sách cho vay của ngân hàng Các thôngtin có tính chất chủ quan về khách hàng như thái độ diện mạo của khách hàng,khả năng quan hệ với ngân hàng trong tương lai có tác dụng rất quan trọng
Trang 19trong việc đua ra quyết định đối với ngân hàng.Tùy ngân hàng mà hệ thốngphân tích các yếu tố có thể khác nhau.
- Xác định giới hạn cho vay
Việc xác định giới hạn cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi rocủa khoản vay sau này Xác định giới hạn cho vay nhằm tránh mục đích tránh
để khách hàng rơi vào tình trạng vay nợ quá nhiều Theo đánh giá của địnhchế tài chính chuyên nghiệp, có ba dấu hiệu để nhận biết khách hàng đangvay nợ quá nhiều:
+ Sử dụng 25% thu nhập của mình để thanh toán cho các khoản tín dụngtiêu dùng
+sử dụng 50% thu nhập của mình để thanh toán cho các khoản vay muanhà trả chậm hoặc các khoản tín dụng tiêu dùng khác
+có từ 4 hợp đồng tín dụng tiêu dùng trở lên tại cùng một thời điểm
1.4 các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.4.1 nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
(1) định hướng phát triển của ngân hàng, là điều kiện tiên quyết để
phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu trong phát triển của ngân hàngkhông quan tâm đến hoạt động này thì các khách hàng có nhu cầu về cho vaytiêu dùng sẽ không được quan tâm Ngược lại nếu ngân hàng muốn phát triểnhoạt động cho vay tiêu dùng thì họ sẽ đua ra những chiến lược cụ thể để thuhút những người có nhu cầu đến với mình Và khi đó cung cầu sẽ có điều kiệnthuận lợi để gặp nhau cũng có nghĩa là cho vay tiêu dùng cũng sẽ có nhiều cơhội để phát triển
(2) năng lực tài chính của ngân hàng sẽ là một trong những yếu tố
được ngân hàng xem xét khi đưa ra những quyết định trong đó có nhữngquyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng Năng lực tài chính của ngân hàngđược xác định dựa trên các yếu tố số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm
Trang 20lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, sốlượng tài sản thanh khoản Nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phầntrăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn,khả năng huy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sức mạnh
về tài chính Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng có thểđầu tư vào các lĩnh vực mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động cho vaytiêu dùng có cơ hội phát triển , nhưng ngược lại nếu ngân hàng không có sốvốn cần thiết để đầu tư vào các hoạt động ưu tiên hơn thì hoạt động cho vaytiên dùng sẽ ít có cơ hội để phát triển mở rộng
(3) chính sác tín dụng của ngân hàng, là hệ thống các chủ trương
định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị đưa ranhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho doanh nghiệp hộ gia đình cánhân Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tíndụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảmbảo, kỳ hạn các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạnmức cho vay, cách thức thanh toán nợ… chính sách tín dụng vạch ra cho cán
bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về căn cứ và xem xét cácnhu cầu vay vốn Vì vậy các yếu tố trong chính sách tín dụng đều tác độngmột cách mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng nói chung và hoạt động cho vaytiêu dùng nói riêng Nếu như có hình thức cho vay tín dụng không nằm tronghình thức cho vay của ngân hàng thì chắc chắn các ngân hàng chẳng thể mongđợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa mình Chẳng hạn như một ngân hàng không thể cho vay theo thẻ tín dụngthì khách hàng dù có đủ điều kiện cũng không được cấp tín dụng mặt kháckhi một ngân hàng có sẵn hình thức cho vay tiêu dùng đa dạng với chất lượngtốt thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn các ngân hàng mới chỉ cósản phẩm đơn giản Do tính chất cạnh tranh tại các ngân hàng ngày một gay
Trang 21gắt thì một chính sách tín dụng đúng đắn hợp lý sẽ thu hút khách hàng hiệuquả, từ đó thực hiện thành công việc mở rộng cho vay tiêu dùng
(4) số lượng, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng
Cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng của cácngân hàng thương mại Hoạt động cho vay tiêu dùng có thực hiện được haykhông là do người điều hành, đó chính là cán bộ nhân viên của ngân hàng.Bởi vậy, nếu muốn hoạt động cho vay ngân hàng phát triển cần quan tâm đếnđời sống của cán bộ nhân viên Nếu như đạo đức người vay được xếp vào yếu
tố hàng đầu trong các yếu tố khách quan thì đạo đức của cán bộ tín dụng dượcxếp vào nhân tố hàng đầu trong các nhân tố chủ quan Nếu cán bộ tín dụngkhông có đạo đức nghề nghiệp thì có giỏi đến mấy cũng vô giá trị vì lợi ích cánhân họ sẵn sàng làm tổn hại đế lợi ích của ngân hàng Tuy nhiên đạo đứcthôi không đủ cán bộ tín dụng cần trình độ chuyên môn cao hiểu biết rộng cóđạo đức nghề nghiệp tạo ấn tượng đẹp đối với ngân hàng
(5) trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng
Cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triểnhoạt động cho vay tiêu dùng tai ngân hàng đó Nếu một ngân hàng được trang
bị thiết bị hiện đại thì sẽ tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽđược biết đến nhiều hơn Ví dụ ngân hàng có thể đầu tư vào dịch vụ thẻ thanhtoán đặt các may rút tiền có thể giao dịch với họ thông qua dịch vụ internet…thì ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình thôngqua các tài khoản của khách hàng đã sử dụng dịch vụ trên của ngân hàng nhưcho vay thấu chi, thẻ tín dụng… hơn nữa áp dụng khoa học công nghệ tiêntiến ngân hàng sẽ quan lý thông tin dễ dàng hơn tiết kiệm được thông tin chiphí giảm được các thủ tục rườm rà cho khách hàng
1.4.2 nhóm nhân tố thuộc về khách hàng
Trang 22(1) năng lực vay vốn của khách hàng, được thể hiện qua thu nhập của
khách hàng trình độ văn hóa thói quen đạo đức… của khách hàng Thu nhậpcủa khách hàng vay tiêu dùng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của họ vàquyết định của ngân hàng có cho vay hay không Bởi vay ngân hàng cho vaytiêu dùng căn cứ vào thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồnthanh toán khoản nợ đó Do đó thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầucho vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô khoản vay và đến việc pháttriển cho vay tiêu dùng của ngân hàng Khách hang vay cần có thu nhập ổnđịnh để có khả năng trả nợ cho ngân hàng đặc biệt cần có thiện chí trả nợđúng hạn và đầy đủ
(2) Khả năng đáp ứng điều kiện khi vay của khách hàng
Là khách hàng có đủ điều kiện đáp ứng được các điều kiện quy định củangân hàng hay không Các điều kiện như tài sản đảm bảo cũng như các giấy
tờ chứng minh sở hữu hợp pháp tài sản
1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
1.4.3.1 tình trạng kinh tế vĩ mô
Sự ổn định kinh tế vĩ mô tạo cơ hội ồn định tín dụng tiêu dùng một cáchhiệu quả Kinh tế vĩ mô ổn định đặc biệt ổn định về tiền tệ với các chỉ tiêugiá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vayvốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm thu nhập giúp họ yên tâm về sự
ổn định thu nhập cũng như chi phí đi vay
Ngược lại khi kinh tế khủng hoàng hoặc điều kiện phát triển chậm chạp,hay kinh tế vĩ mô bất ổn định một mặt sẽ hạn chế cấp tín dụng tiêu dùng củatrung gian tài chính Các khoản vay chịu tác động của biến động thị trường cóthể gây lên đổ vỡ tín dụng Những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô cũng gâylên những xáo trộn nhất định Chẳng hạn tỷ lệ lạm phát và lãi suất giảm quánhanh cũng có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối với những khoản vay dựa vào
Trang 23tỷ lệ lạm phát cao trước đó Mặt khác nền kinh tế vĩ mô phát triển chậm chạpcũng khiến thu nhập của người dân trở lên bấp bênh, các chi phí biến độngkhó kiểm soát, do người tiêu dùng phải giảm các khoản vay của họ.
1.4.3.2.Quan điển thúc đẩy tiêu dùng trong nước của chính phủ sẽ tạo cơ
hội mở rộng thi trường tín dụng tiêu dùng
Khi chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế coi trọng việc xuấtkhẩu thì bộ phận trong nước sẽ ít được quan tâm hơn Tuy nhiên kinh nghiệmcủa các nước cho thấy phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài do
đó nhiều nước lựa chọn phát triển kinh tế bền vững hơn là phát triển dựa vàotiêu dùng trong nước Với quan điểm đó chính sách tích cực của chính phủđẩy mạnh tiêu dùng trong nước (chính sách thuế, chính sách thu nhập, chínhsách thương mại, y tế, giáo dục…) là cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng
1.4.3.3.môi trường pháp luật
Một hệ thống phát triển toàn diện là cơ sở bảo vệ thị trường tài chính antoàn ổn định thúc đẩy định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụtài chính chất lượng cao cho dân cư bảo vệ quan hệ bình đẳng cho khách hàng
va ngân hàng…
1.5 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại của một số nước và bài học đối với một số ngân hàng thương mại tại việt nam
1.5.1 hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước
1.5.1.1 hoạt động cho vay tiêu dùng tại trung quốc
Dịch vụ tiêu dùng càng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyếnkhích phát triển tại NHTM trung quốc Các nhà quản lý ngân hàng đã nhậnthấy cho vay tiêu dùng chính là tương lai của các ngân hàng thương mại họphải tập chung nguồn lực của mình nhiều hơn trong lĩnh vực này
1.5.1.2.Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại châu âu.
Tại châu âu tín dụng tiêu dùng phát triển muộn hơn các loại hình tíndụng khác Nó đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của người dân tại các quốc gia
Trang 24phát triển Cho đến nay tín dụng tiêu dùng đã thành một hình thức tín dụngphổ biến tại châu âu Cùng với các loại tín dụng khác tín dụng tiêu dùng làmphong phú môi trường tín dụng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
Tất cả các cá nhân có đủ năng lực hành vi đều có khả năng cấp tín dụngtiêu dùng với điều kiện các khoản tín dụng đó không phục vụ cho hoạt độngnghề nghiệp chỉ mang tính chất thuần thúy là tiêu dùng cá nhân
Các thông tin trong cho vay tiêu dùng: người vay khi đề nghị cấp mộtkhoản tín dụng tiêu dùng phải khai báo đầy đủ chính xác thông tin cho ngườicho vay mà người cho vay yêu cầu và cảm thấy cần thiết và có trách nhiệm cốvấn cho người đi vay sử dụng những khoản vay mà người cho vay cảm thấycần thiết
Ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết người cho vay gửi cho người đi vay một bản hợp đồng trong
đó có nêu lên những điều khoản cần thiết (như số tiền vay, lãi suất, điều kiện
sử dụng tín dụng, người bảo lãnh lãi quá hạn quyền chuyển nhượng của ngườicấp tín dụng…) mà hai bên có thể thỏa thuận Trong thời gian 15 ngày kể từngày người cho vay nhận được bản hợp đồng Trong thởi gian đó người tiêudùng hoàn toàn có quền từ chối ký kết và 7 ngày sau khi hợp đồng đó được kýkết, người tiêu dung vẫn được phép hủy hợp đồng
Thanh toán trước:
Vào bất cứ thời điểm nào người vay đều có quyền thanh toán trước hạn hợpđồng với điều kiện họ phải thông báo trước một thời gian nhất định
Trong trường hợp thanh toán chậm
Người tiêu dùng phải chịu mức lãi suất tối đa là mức lãi xuất đang áp dụng+10%
Khi không còn khả năng thanh toán
Ngưởi tiêu dùng có thể thẩm phán tòa án kinh tế xem xét cho họ được hưởng
sự “đơn giản hơn trong thanh toán” khi tình trạng của người tiêu dùng trở nên
Trang 25trầm trọng Thẩm phán tòa án kinh tế sẽ xác định số tiền còn lại mà họ tiếptục phải chịu
1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại việt nam
Tại đa số các nước ngân hàng ngày càng quan tâm phát triển đến loại hình tíndụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ Hoạt động cho vaytiêu dung ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển tínhđến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loạihình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho ngân hàng, nhất làcác nước có khu vực công ty làm ăn kem hiệu quả
_Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt độngcho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả chất lượng của hoạt độngnày
_ Việc phát triển cho vay tiêu dùng đòi hỏi ngân hàng phải có quy địnhquy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước trong và sau khi cấp tíndụng) chặt chẽ tỉ mỉ, hệ thống đánh giá thông tin khách hàng đầy đủ, cập nhậtcho hình thức tín dụng này chủ yếu là các món vay nhỏ không có tài sản đảmbảo
_Để phát triển hình thức tín dụng này và đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh an toàn của ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàngtrung ương các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác
Trang 26_Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phảinhững khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định hệ thống thôngtin tín dụng cá nhân chưa phát triển các chính sách quy định pháp lý liên quanđến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện cạnh tranh ngay càng gia tăng khi có
sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này
Chương 2 Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Chi Nhánh Sông Nhuệ
2.1.Tổng quan về chi nhánh
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh
2.1.1.1 hoàn cảnh ra đời và môi trường hoạt động
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thànhphần kinh tế cũng trở lên đa dạng và phong phú Điều đó đòi hỏi các ngânhàng phải không ngừng mở rộng Đồng thời phải thực hiện chiến lược lâu dài
để mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh.Ngân hàng công thương liên tục lập thêm những chi nhánh mới
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánhSông Nhuệ Số 10 Đường Ngô Quyền, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội hoạtđộng trên địa bàn Hà Nội vừa là thủ đô vừa là chung tâm kinh tế lớn của cảnước, vì vậy địa bàn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần CôngThương Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ chủ yếu là khách hàng thuộc khucông nghiệp thương nghiệp dịch vụ…Chính vì thế chi nhánh đang hoạt động
Trang 27trong môi trường có tính cạnh tranh cao Ngoài việc phải cạnh tranh với cácngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng có
bề dầy hoạt động trong hệ thống thị trường này
A_Tình hình huy động vốn
Chi nhánh áp dụng các hệ thống tiền gửi, các loại lãi xuất của Ngân HàngCông Thương Việt Nam để thu hút tiền gửi từ tầng lớp dân cư từ các doanhnghiệp đảm bảo ngồn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kinh tế Chinhánh đã chú trọng khâu phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầucủa khách hàng chi nhánh đã tiếp thị được các ban dự án trọng điểm củathành phố Hà Nội
Biểu 4: Tình hinh huy động vốn tại chi nhánh đơn vị :tỷ đồng
b Nguồn ngoại tệ quy đổi 66 18.86 55 9.53
Qua bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn của ngân hàng có su hướngtăng từ 350 lên 577 hoàn thành tốt nhu cầu điều hòa vốn cung ứng vốn cho tíndụng
Huy động chủ yếu là nguồn nội tệ nguồn ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ chỉkhoảng 23.8% nguồn vốn đầu tư ADB là chủ yếu, nguồn vốn huy động từ dân
cư quá ít
Trang 28Trong thời gian hoạt động chi nhánh luôn đáp ứng được công tác điềuhòa vốn nên chưa phải đi vay các tổ chức tín dụng khác Vì vậy chi nhánh cầnphải tận dụng để tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đẩy nhanh tốc độ quayvòng vốn.
B.Tình hình sử dụng vốn
Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngânhàng Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy độngvốn Nắm bắt được điều này trong những năm qua NHCT chi nhánh SôngNhuệ đã có từng bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm saucao hơn năm trước biểu hiện cụ thể trong bảng sau
Bảng 5: Tình hình cho vay tại chi nhánh Sông Nhuệ
Bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ hai năm có tăng
Năm 2009 tổng dư nợ là 483 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2008 là 187 tỷđồng trong năm 2009 tình trạng ứ đọng vốn của nền kinh tế kéo dài, cụ thể làbất động sản bị đóng băng kéo dài các doanh nghiệp là khách hàng lớn củangân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên đã ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 29Dư nợ ngắn hạn qua các năm có tăng chiếm mọt tỷ trọng lớn trong tổng
dư nợ năm 2008 là 195 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 là 295 tỷ đồng
Bên cạnh đó dư nợ cơ cấu cho vay năm 2009 có chuyển biến rõ rệt biểuhiện bằng dư nợ cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình
Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 là 175 tỷ đồng nhưngđến năm 2009 là 349 tỷ đồng, dư nợ doanh nghiệp nhà nước năm 2008 là 56
tỷ đồng nhưng năm 2009 là 59 tỷ đồng
Qua đó cho ta thấy rằng hoạt động cho vay tại NHCT chi nhánh sôngnhuệ ngày càng phát triển theo từng năm
Trang 30C: kết quả hoạt động kinh doanh
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương chinhánh sông nhuệ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhờ đó màkết quả kinh doanh không ngừng đạt kết quả cao thể hiện qua bảng sau
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
công thương chi nhánh sông nhuệ
Năm 2009 tổng thu và tổng chi của chi nhánh đều giảm so với năm 2008.Điều đó cho ta thấy khủng hoảng kinh tế tác động rất nhiều đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng doanh thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng bịgiảm do khách hàng vay vốn tại ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng của nền kinh tế thế giới khách hàng không thể trả tiền cho ngânhàng dúng hạn nên khiến cho ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh
2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng công thương chi nhánh sông nhuệ
Là chi nhánh có sự cố gắng liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên
và trung tâm điều hành hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đạt được nhữnghiệu quả khả quan ngày càng được phát huy
Trang 31- Trình độ thái độ và phương thức phục vụ ngày càng được nâng cao,thích nghi kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế Bên cạnh những kết quảđạt được ngân hàng còn có một số hạn chế
- Nguồn vốn huy động của dân cư còn đạt tỷ lệ chưa cao
- Tăng trưởng dư nợ còn ở mức khiêm tốn
- Tỷ lệ thu từ dịch vụ còn thấp
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung tại chi nhánh Sông nhuệ 2.2.1 các cơ chế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại
Trong thời gian qua thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ NHCT
và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các ngânhàng thương mại mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho cácngành kinh tế tăng tiêu dùng để kích thích tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1.Cơ chế tín dụng
Thông tư số 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ra đời chophép ngân hàng và khách hàng được thoả thuận về lãi suất cho vay tiền đồngđối với tín dụng trung - dài hạn theo cung cầu thị trường, thay cho việc kiềmchế mức trần như trước đây Theo đánh giá của nhiều người trong cuộc, đây
là một chính sách cởi mở và phù hợp, mang lại thuận lợi cho cả khách hàng
và ngân hàng Tuy nhiên, các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đang thậntrọng áp dụng Thông tư 07 để có thể cân đối được chi phí đầu vào với lãi suấtđầu ra một cách hợp lý và hiệu quả nhất
NHCT đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay nângcao từng bước quyền tự chủ kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng, giảmbớt các thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi nhưng đồng
thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngân hàng công thương Ngày
22/3/2010 tại Hà Nội, VietinBank đã tổ chức Hội nghị Tập huấn cơ chế tíndụng cho các đơn vị trong hệ thống Đây là lớp thứ nhất dành cho 38 Chinhánh khu vực phía Bắc từ Nghệ An trở ra…Tham dự Hội nghị có bà Đỗ Thị
Trang 32Thuỷ - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách HĐQT;ông Nguyễn Viết Mạnh - Phó Tổng giám đốc thường trực, đại diện Ban kiểmsoát HĐQT, lãnh đạo và cán bộ các bộ phận tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra,pháp chế Trụ sở chính, lãnh đạo các Chi nhánh,…
Các quy định nhìn chung NHNN không can thiệp vào quá sâu vào quátrình kinh doanh của các tổ chức tín dụng giảm bớt các thủ tục không cầnthiết tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhưng đồngthời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN về công tác tín dụng
2.2.1.2.Cơ chế đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng
Trong giai đoạn nền kinh tế tập chung, mang nặng tính bao cấp, ngânhàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốcdoanh và các họp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật
tư tương đương có đảm bảo Việc bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cốthế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 chokhách hàng vay chưa được quy định
- Để sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay đúng quy định, đảm bảo an toàn và hiệu quả
Ngày 29/12/1999, Chính phủ có Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP về bảođảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Nghị định 178), trong đóNghị định quy định tổ chức tín dụng được quyền lựa chọn, quyết định việccho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu tráchnhiệm về quyết định của mình Quy định này đã mang lại lợi ích cho cả ngânhàng và khách hàng Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc tuân thủ cácđiều kiện quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay của một số tổ chức tíndụng (TCTD) chưa được đầy đủ đã làm phát sinh nhiều khoản nợ không còn
Trang 33khả năng thu hồi, nguy cơ dẫn đến rủi ro đối với các ngân hàng cho vay(NHCV) là rất lớn.
Thực trạng áp dụng và nguyên nhân tồn tại
Quy định trên đã giúp NHCV chủ động hơn trong việc lựa chọn biệnpháp bảo đảm tiền vay Nhìn chung, việc được quyền tự lựa chọn, quyết địnhcho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm đối với cácNHCV trong thời gian qua không những đảm bảo tương thích với từng loạikhách hàng vay, quy mô tín dụng không ngừng tăng trưởng mà còn đảm bảo
an toàn và phát huy hiệu quả Thực tế cho thấy, nhờ tính chủ động trong lựachọn đã tạo điều kiện thuận lợi để NHCV có cơ hội quyết định đúng đắn biệnpháp bảo đảm tiền vay, từ đó giúp nhiều doanh nghiệp nhà nước, các tổngcông ty, doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn vay vốn không có tài sản bảođảm đã tiết giảm được nhiều chi phí; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốncho các dự án/phương án khả thi và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thịtrường, hoặc các doanh nghiệp có tài sản bảo đảm nhưng giá trị đảm bảo thấp
đã không phải bỏ lỡ các cơ hội làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xem xét, quyết định biện pháp bảođảm tiền vay có nơi, có lúc do NHCV chủ quan, thiếu sâu sát trong phân tích;đánh giá không đầy đủ, chính xác các điều kiện của biện pháp bảo đảm tiềnvay, các yếu tố về khách hàng vay như: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính,tình hình sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án/ phương án và khả năng
tổ chức thực hiện, quy mô hoạt động, tính chất sở hữu nên không những gópphần làm phiền hà đến khách hàng vay mà còn tăng nguy cơ rủi ro đối vớiNHCV Có 3 nguyên nhân chính sau đây: