Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung tại chi nhánh Sông nhuệ 1 các cơ chế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương – Viettinbank – chi nhánh sông nhuệ – Hà Nội (Trang 31)

2 Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế 96

2.2Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dung tại chi nhánh Sông nhuệ 1 các cơ chế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mạ

2.2.1 các cơ chế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

Trong thời gian qua thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ NHCT và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế tăng tiêu dùng để kích thích tăng trưởng kinh tế

2.2.1.1.Cơ chế tín dụng

Thông tư số 07/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ra đời cho phép ngân hàng và khách hàng được thoả thuận về lãi suất cho vay tiền đồng đối với tín dụng trung - dài hạn theo cung cầu thị trường, thay cho việc kiềm chế mức trần như trước đây. Theo đánh giá của nhiều người trong cuộc, đây là một chính sách cởi mở và phù hợp, mang lại thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đang thận trọng áp dụng Thông tư 07 để có thể cân đối được chi phí đầu vào với lãi suất đầu ra một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

NHCT đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng, giảm bớt các thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngân hàng công thương Ngày 22/3/2010 tại Hà Nội, VietinBank đã tổ chức Hội nghị Tập huấn cơ chế tín dụng cho các đơn vị trong hệ thống. Đây là lớp thứ nhất dành cho 38 Chi nhánh khu vực phía Bắc từ Nghệ An trở ra…Tham dự Hội nghị có bà Đỗ Thị

Thuỷ - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách HĐQT; ông Nguyễn Viết Mạnh - Phó Tổng giám đốc thường trực, đại diện Ban kiểm soát HĐQT, lãnh đạo và cán bộ các bộ phận tín dụng, quản lý rủi ro, kiểm tra, pháp chế Trụ sở chính, lãnh đạo các Chi nhánh,…

Các quy định nhìn chung NHNN không can thiệp vào quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tổ chức tín dụng giảm bớt các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN về công tác tín dụng

2.2.1.2.Cơ chế đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng

Trong giai đoạn nền kinh tế tập chung, mang nặng tính bao cấp, ngân hàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốc doanh và các họp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật tư tương đương có đảm bảo. Việc bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 cho khách hàng vay chưa được quy định

- Để sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay đúng quy định, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngày 29/12/1999, Chính phủ có Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Nghị định 178), trong đó Nghị định quy định tổ chức tín dụng được quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quy định này đã mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc tuân thủ các điều kiện quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay của một số tổ chức tín dụng (TCTD) chưa được đầy đủ đã làm phát sinh nhiều khoản nợ không còn

khả năng thu hồi, nguy cơ dẫn đến rủi ro đối với các ngân hàng cho vay (NHCV) là rất lớn.

Thực trạng áp dụng và nguyên nhân tồn tại

Quy định trên đã giúp NHCV chủ động hơn trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay. Nhìn chung, việc được quyền tự lựa chọn, quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm đối với các NHCV trong thời gian qua không những đảm bảo tương thích với từng loại khách hàng vay, quy mô tín dụng không ngừng tăng trưởng mà còn đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhờ tính chủ động trong lựa chọn đã tạo điều kiện thuận lợi để NHCV có cơ hội quyết định đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay, từ đó giúp nhiều doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn vay vốn không có tài sản bảo đảm đã tiết giảm được nhiều chi phí; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án/phương án khả thi và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoặc các doanh nghiệp có tài sản bảo đảm nhưng giá trị đảm bảo thấp đã không phải bỏ lỡ các cơ hội làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xem xét, quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay có nơi, có lúc do NHCV chủ quan, thiếu sâu sát trong phân tích; đánh giá không đầy đủ, chính xác các điều kiện của biện pháp bảo đảm tiền vay, các yếu tố về khách hàng vay như: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án/ phương án và khả năng tổ chức thực hiện, quy mô hoạt động, tính chất sở hữu nên không những góp phần làm phiền hà đến khách hàng vay mà còn tăng nguy cơ rủi ro đối với NHCV. Có 3 nguyên nhân chính sau đây:

1. NHCV chấp hành không đầy đủ các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính TCTD .Đã xảy ra không ít trường hợp khách hàng vỡ nợ cùng lúc với nhiều ngân hàng trên địa bàn. Một mặt do NHCV thực hiện không nghiêm túc các điều kiện quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay, nhất là trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm. Sự hời hợt, chủ quan trong phân tích, đánh giá về mức độ đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu làm nảy sinh tình trạng "phải theo". Loại khách hàng này NHCV đã lỡ đầu tư, nếu dừng cho vay thì không thể thu hồi được nợ cũ. Mặt khác, không ít NHCV quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay chỉ chú trọng vào uy tín của khách hàng, còn những tính toán về mức độ đáp ứng các điều kiện cho vay khác thì chỉ làm cho đủ. Họ cho rằng, uy tín là tài sản vô giá của mọi khách hàng, điều này cũng không sai nhưng chưa đầy đủ vì có ai dám chắc uy tín là bất nhất, nó sẽ không bị suy giảm, đó là chưa kể đến trường hợp mất hết giá trị nếu vớ phải loại uy tín hão. Thực tế cho thấy có trường hợp khách hàng quan hệ với một ngân hàng lâu năm, thực hiện trả nợ đúng cam kết nhưng đâu ngờ việc trả nợ sòng phẳng đó không phải từ lợi nhuận mà từ khoản vay của TCTD khác. Hoặc NHCV nhận tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp giá trị của tài sản nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, nhưng khách hàng vay chưa đáp ứng các điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản. Bảo đảm bằng tài sản loại này, nhiều NHCV tỏ ra thiếu nhất quán, lúng túng trong việc quyết định của mình, thể hiện một cách mơ hồ bằng cách ghi chép theo kiểu hàng hai trong tờ trình thẩm định và trên hợp đồng tín dụng (HĐTD) đại loại như "có tài sản bảo đảm + không có tài sản bảo đảm" hay "thế chấp tài sản của khách hàng vay, tài sản của bên thứ ba và tín chấp". Việc NHCV sử dụng đồng thời biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong một

HĐTD là để che dấu hành vi cho vay vượt giá trị tài sản bảo đảm (nếu ghi cho vay có tài sản bảo đảm) và cho vay không đáp ứng đủ các điều kiện về biện pháp bảo đảm tiền vay không có bảo đảm bằng tài sản (nếu ghi bảo đảm bằng tài sản như là một biện pháp bổ sung đối với khoản vay). Thậm chí có trường hợp khách hàng vay không còn tài sản, hoặc còn nhưng giá trị tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ cho khoản vay mới, NHCV đã thực hiện định giá lại tài sản với giá trị cao hơn nhiều so với giá thực tế tại thời điểm định giá lại.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương – Viettinbank – chi nhánh sông nhuệ – Hà Nội (Trang 31)