Ai cũng biết tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu thứ hai, nhưng nó rất quan trọng nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đang là phổ biến. Vì vậy để giảm bớt rủi ro, thời gian qua các NHCV phần lớn sử dụng biện pháp cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần đầu, một số khách hàng thuộc loại hình Công ty TNHH, DNTN. Tuy nhiên, tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với khách hàng có quy mô hoạt động lớn đang cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài chính trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư.
Giải pháp khắc phục
Để thực hiện đúng quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
Một là, ngoài khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng nói chung, khi quyết định chọn lựa biện pháp bảo đảm tiền vay trong các trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản (bằng tài sản của khách hàng vay, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tài sản của bên thứ ba), cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng vay, NHCV cần phải tuân thủ các điều kiện quy định của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính TCTD về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt
yêu cầu trên, NHCV cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý bồi thường đối với những hành vi thông đồng với khách hàng để sửa chữa, hợp thức hoá các chỉ tiêu tài chính trên bảng cân đối kế toán và các tài liệu liên quan để đủ các điều kiện theo quy định, nhất là trong cho vay không có tài sản bảo đảm, hoặc hành vi nâng giá trị tài sản bảo đảm cao hơn nhiều so với giá thị trường tại thời điểm giá/định giá lại nhằm đáp ứng nghĩa vụ được bảo đảm vì vụ lợi cá nhân dẫn đến nợ không có khả năng thu hồi.
Hai là, để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết NHCV cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý. Cụ thể, NHCV có thể ưu tiên áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, ngành nghề kinh doanh quan trọng, doanh nghiệp truyền thống và đã được kiểm toán báo cáo tài chính và quyết toán thuế hàng năm, có dự án/phương án khả thi. Ngược lại, NHCV phải yêu cầu tài sản bảo đảm đối với các doanh nghiệp có thái độ trì hoãn gửi báo cáo tài chính, doanh nghiệp tuy đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính, vốn lưu động ròng dương... nhưng chất lượng và khả năng thu hồi hàng tồn kho, các khoản phải thu kém và chiếm tỷ trọng quá lớn so với tài sản lưu động, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, thiếu trung thực về thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn.
Ba là, mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm các khoản vay vẫn hàm chứa
rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị... Vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả, NHCV cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
2.2.1.3. kết quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại việt nam
Việc cơ cấu tín dụng phân theo các vùng lãnh thổ thì khu vực dư nợ cho vay tiêu dùng cao nhất tập chung ở các khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế là các tỉnh phía nam tập chung ở các vùng đông nam bộ vùng đồng bằng sông cửu long, ngoài ra các tỉnh ở vùng đồng bằng sông hồng cũng có dư nợ tiêu dùng ở mức khá cao. Các vùng có dư nợ thấp nhất là các vùng gặp nhiều điều kiện kinh tế khó khăn như các vùng tây bắc và các vùng ở bắc trung bộ.
Tín dụng tiêu dùng tập chung chủ yếu ở các vùng thành thị, nơi có nhiều người làm công ăn lương tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. thành phố có dư nợ vay tiêu dùng cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh.
Với ưu thế về vốn và các mạng lưới kinh doanh, các ngân hàng cho vay nhà nước đã và đang là người cho vay nhiều nhất trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.
Hiện nay nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn, tuy nhiên các ngân hàng thương mại chưa chủ đọng nghiên cứu tiếp cận thị trường. Các đối tượng vay tiêu dùng mới dùng lại ở 9 nhu cầu cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho vay xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa, cho vay mua ô tô phương tiện đi lại, cho vay chữa bệnh cho vay đi lao động nước ngoài, cho vay để đi du
học ở nước ngoài cho vay học sinh, sinh viên cho vay dưới dạng thẻ tín dụng và một số nhu cầu khác
Bảng 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn
STT Chỉ tiêu Tỷ trọng(%)
1 Cho vay sửa chữa mua nhà ở 242 Mua ô tô phương tiện đi lại 1.5