NHTM là một định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nềnkinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, vậyNHTM là gì: Theo Luật các tổ chức tín dụng do
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động của Ngân hàng thương mại vốn là một hoạt động quan trọng trong
nền kinh tế Hoạt động của NHTM bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Huyđộng vốn; Thanh toán; Tín dụng; Bảo lãnh; Thanh toán quốc tế; và mỗi hoạtđộng đều có vai trò khác nhau trong tổng thể hoạt động chung của NHTM
Hoạt động tín dụng là một mảng hoạt động lớn và đóng một vai trò hết sứcquan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHTM Tính quan trọng của hoạtđộng tín dụng được thể hiện trước hết mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu nhập của NHTM, bên cạnh đó nhờ hoạt động này màNHTM có thể bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút hỗ trợ cho các hoạtđộng khác như Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền Quan trọng hơn
và đáng quan tâm hơn cả là mặt trái của hoạt động này, hoạt động tín dụng cómang lại hiệu quả cao như vai trò vốn có của nó hay không thì hoàn toàn phụthuộc vào những rủi ro tiềm ẩn do nó mang lại Những rủi ro này khôngnhững làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả, mà hơn nữa nó làm choNHTM mất đi tính thanh khoản vốn hết sức cần thiết và nhạy cảm gây ranhững tổn thất thậm chí là sự phá sản đối với NHTM
Thực hiện quản trị tốt Hoạt động tín dụng không chỉ nâng cao hiệu quả,làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hội nhậpngày nay mà còn đóng góp tích cực vào sự vận hành của nền kinh tế thôngqua sự tác động của cung - cầu tiền tệ dẫn đến làm thúc đẩy tăng trưởng haykìm hãm kinh tế, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ giúp cho Nhà nước thựchiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thịtrường Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với NHTM và nềnkinh tế cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ tại chi nhánh Ngân hàng TMCPQuân đội – Nghệ An kết hợp với kiến thức học được, em chọn đề tài nghiên
cứu “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội – Nghệ An”.
2 Báo cáo gồm 3 chương:
Trang 2-Chương 1: Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
-Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng
TMCP Quân đội Nghệ An
-Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh
ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An
CHƯƠNG 1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 31.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với sựphát triển của nền sản xuất hàng hoá Quá trình kinh tế là điều kiện và sự đòihỏi khách quan đối với NHTM và NHTM phát triển tạo điều kiện ngược lạithúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
NHTM là một định chế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với nềnkinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng, vậyNHTM là gì:
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước CHXHCN Việt Namkhoá 10 thông qua ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại là một loại hình
tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng khác có liên quan.(cũng theo luật này thì Tổ chức tín dụng là loại hìnhdoanh nghiệp được thành lập theo qui định của luật này và các qui định kháccủa pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nộidung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng,cung ứng dịch vụ thanh toán)
1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Huy động vốn
Là hoạt động khởi điểm sơ khai của NHTM trong quá trình hình thành vàphát triển Ngày nay huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức quantrọng của NHTM Huy động vốn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra nguồnvốn cho hoạt động của NHTM Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trongnguồn vốn tín dụng và là cơ sở cho hoạt động tín dụng
Các nước đều có qui định chung về mức độ huy động vốn vay tối đa củaNHTM thông qua việc qui định tỷ lệ vốn Chủ sở hữu của NHTM không thấphơn một mức (%) nào đó so với tổng tài sản, từ đó cho thấy vai trò to lớn củavốn huy động (tiền gửi) Để có thể huy động vốn nợ được tốt, đòi hỏi phải có
sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và việc huy động tiền gửi cũng như phát hànhcác công cụ nợ của NHTM Việc kết hợp đó tạo ra được khả năng huy độngvốn tối đa phục vụ cho hoạt động của NHTM, đảm bảo nguồn vốn huy độngđược ổn định Huy động vốn nợ trực tiếp tạo ra nguồn thu cho NHTM thông
Trang 4qua việc hoạt động tín dụng, phần vốn còn lại các NHTM thực hiện bán vốnqua thị trường liên Ngân hàng và kinh doanh vốn qua thị trường này cũngmang lại nguồn thu nhập lớn cho các NHTM Cuối cùng thì quan trọng hơn
cả là việc huy động được tốt thì tạo cho NHTM chủ động hơn trong việc đảmbảo tính thanh khoản cho NHTM Huy động vốn có các hình thức cơ bản sau:
• Huy động vốn chủ sở hữu: Là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM,
là nguồn tiền được đóng góp từ chủ Ngân hàng bỏ vào đầu tư ban đầu để thànhlập NHTM hoặc được hình thành thêm trong quá trình kinh doanh (các quỹ dựtrữ, lợi nhuận không chia) Ngoài ra, khi cần thiết vốn chủ sở hữu còn được huyđộng trong quá trình hoạt động thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn(về cơ bản cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi)
• Huy động vốn thông qua các công cụ nợ: bao gồm kỳ phiếu và
trái phiếu Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn cho các NHTM.Trái phiếu phát hành để huy động vốn trung-dài hạn cho NHTM Hình thứchuy động thông qua các công cụ nợ này mang tính ổnn định hơn, làm tăngkhả năng huy động vốn của NHTM trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủđộng trong sử dụng nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc mở rộng đầu tư tíndụng của NHTM vào các dự án lớn, có thời gian dài
• Huy động vốn thông qua đi vay các NHTM: Các NHTM thực hiện
việc đi vay nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khảnăng thanh khoản của NHTM Việc huy động vốn thông qua hình thức nàythường đơn giản và nhanh gọn có thể vay trực tiếp, vay qua Ngân hàng đại lý(hoặc NHTW) và khoản vay thường không có bảo đảm (nếu có thường là chứngkhoán của kho bạc) Đối với việc huy động vốn trên thì hàng năm các NHTMthường xem xét đánh giá lẫn nhau để định ra một hạn mức cho vay phù hợp chotừng thời kỳ, đối với từng NHTM Hạn mức cho từng NHTM thì hoàn toàn cóthể khác nhau trên cơ sở xem xét năng lực tài chính, tín nhiệm
• Huy động vốn thông qua vay NHTW: Thường là hình thức huy
động cuối cùng trong hoạt động huy động vốn của NHTM Thường áp dụngcho việc vay để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc hay thiếu hụt thanh toán.Hình thức cho vay chủ yếu của NHTW là thực hiện tái chiết khấu và NHTMphải chịu thực hiện các hình thức bảo đảm cũng như kiểm soát chặt chẽ nhấtđịnh Hình thức huy động này thường làm giảm uy tín của NHTM trên thị
Trang 5• Huy động vốn thông qua tiền gửi: là hình thức huy động vốn phổ
biến nhất của NHTM, đồng thời là nguồn huy động lớn nhất của NHTM Huyđộng theo hình thức này chủ yếu là tiền gửi của dân cư và tổ chức dưới hình thức
có kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi chờ thanh toán của
tổ chức) và không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán của tổ chức) Đây là nguồn vốnhuy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM
• Huy động khác: bao gồm huy động các khoản uỷ thác; tiền ký
quỹ; các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả đây là hình thức huy độngmang tính thụ động và thường có khối lượng nhỏ không đáng kể
1.1.2.2 Tín dụng
Tín dụng là hoạt động cơ bản, cũng là hoạt động tiếp theo sau huy động vốn
và kinh doanh ngoại tệ trong lịch sử quá trình hình thành và phát triển củaNHTM Hoạt động Tín dụng là hoạt động kế tiếp của hoạt động huy động vốn
và là hoạt động trọng yếu trong sử dụng vốn của NHTM, mang lại thu nhậpchủ yếu cho NHTM Hoạt động tín dụng là hoạt động hết sức quan trọng củaNHTM, vì là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NHTM, là hoạt độngkhông thể thiếu làm nền tảng nhằm thu hút các dịch vụ khác cho NHTM,nhưng ngược lại đó cũng là hoạt động chứa đựng tiềm ẩn nhiều rủi ro choNHTM Hoạt động tín dụng không tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thanhkhoản, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của NHTM
1.1.2.3 Các hoạt động khác của NHTM
• Kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ của NHTM là mảng
kinh doanh không chỉ đóng góp vào lợi nhuận mà còn mang tính chất phục vụkhách hàng nhằm tăng tiện ích (trọn gói) trong hoạt động dịch vụ của NHTM.Các phương thức kinh doanh ngoại tệ bao gồm: Giao dịch trao ngay, giaodịch có kỳ hạn, giao dịch hoán đổi
• Bảo quản vật có giá: Là nghiệp vụ chủ yếu cho thuê két: Bảo
quản vàng bạc đá quý: Khi khách hàng có nhu cầu bảo quản vàng bạc đá quýtại NHTM, NHTM sẽ lưu tài sản của khách hàng trong két và thu phí bảoquản trên cơ sở số lượng, khối lượng vật có giá; Bảo quản giấy tờ có giá:tương tự trên, nhưng chủ yếu thu phí theo mức theo một khoảng thời gian
Trang 6nhất định trên cơ sở giá trị và tầm quan trọng của giấy tờ có giá.
• Đầu tư ngắn hạn: chủ yếu là Kinh doanh chứng khoán, là hoạt
động đầu tư mang tính ngắn hạn trên thị trường chính thức hoặc phi chínhthức nhằm thu lợi về cho NHTM, thông thường với qui mô nhỏ các NHTMthường đầu tư thông qua phòng Dự án đầu tư hay phòng đầu tư chứng khoán.Trường hợp qui mô đủ lớn thì các NHTM thường thành lập Cty chứng khoántrực thuộc (TNHH một thành viên hoặc cổ phần…) để thực hiện kinh doanhnghiệp vụ này mang tính chuyên nghiệp hơn Kinh doanh chứng khoán mang lạicho NHTM nguồn thu nhập tương đối lớn trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam(chiếm có thể lên tới 20% lợi nhuận của một NHTM) Ngoài ra các NHTM cònđầu tư vào các công cụ như trái phiếu, tín phiếu của chính phủ phát hành nhằmtối ưu hoá dự trữ tiền mặt , đồng thời duy trì tốt khả năng thanh khoản, đảm bảokhả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng khi cần thiết
• Đầu tư dài hạn: Chủ yếu là hoạt động góp vốn hay đầu tư thông
qua cổ phiếu dài hạn nhằm tham gia vào hoạt động quản trị/điều hành củapháp nhân được đầu tư để thu lợi thông qua lợi tức được phân chia theo kếtquả hoạt động kinh doanh của pháp nhân đó; Đầu tư dài hạn khác: Ngoài cáchoạt động đầu tư trên, các NHTM còn tham gia các hoạt động đầu tư kiếm lợikhác như: Kinh doanh bất động sản, liên doanh, liên kết
• Phát hành bảo lãnh (bao gồm cả trong nước và nước ngoài): là
nghiệp vụ phát hành chứng thư bảo lãnh cho khách hàng để bảo đảm nghĩa vụcủa khách hàng đối với bên thứ 3 (thực hiện thay khách hàng khi khách hàng viphạm cam kết theo thoả thuận mà được NHTM bảo lãnh) Nghiệp vụ này cónhiều hình thức bảo lãnh như: Dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng, bảohành công trình, giao hàng, L/C… đây cũng là nghiệp vụ mang tính dịch vụ phitín dụng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thường an toán và ít rủi ro hơn
• Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng của NHTM cho
bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu của bên bán theothỏa thuận trong hợp đồng giữa bên bán với bên mua Bao gồm bao thanhtoán trong nước và quốc tế Thu nhập ròng của NHTM chính là chênh lệchgiữa giá trị khoản phải thu với giá trị tài trợ của NHTM
• Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (thương phiếu, tín phiếu, hối
phiếu): NHTM mua lại các giấy tờ có giá theo một tỷ lệ giá mua nhất định
Trang 7dựa trên cơ sở cơ bản là mức độ rủi ro và thời hạn thanh toán còn lại của cácloại giấy tờ này.
• Cung cấp tài khoản giao dịch: là hình thức mà NHTM mở, quản
lý tài khoản cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ cần thiết liên quan đến tàikhoản của khách hàng như xác nhận số dư, phong tỏa làm tài sản bảo đảm
• Chuyển tiền: trong nước hoặc nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt
động thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
• Nhận uỷ thác đầu tư: Nhận sự ủy thác vốn, tài sản của khách
hàng để tiến hành đầu tư theo sự ủy thác đó
• Cho thuê tài sản (thuê mua tài sản): thường là các NHTM thực
hiện nghiệp vụ này thông qua việc thành lập công ty quản lý và cho thuê tàisản Là hình thức đầu tư vốn mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng để chothuê lại trong một khoảng thời gian nhất định Thông thường sau khi kết thúcthời hạn thuê đó (đã thu đủ vốn gốc, chi phí và lãi hợp lý) thì sẽ tiến hànhthanh lý lại tài sản đó cho khách hàng
• Cung cấp các dịch vụ đại lý: Các NHTM làm đại lý lẫn cho nhau
trong để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, như đại lý thanh toán,thông báo LC, chuyển tiền
• Chi trả lương: Chi trả lương vào tài khoản của người hưởng lợi
theo yêu cầu của khách hàng
• Dịch vụ rút tiền tự động: thực hiện lệnh chi tiền theo yêu cầu của
khách hàng trong bất kỳ thời gian nào thông qua hệ thống máy ATM
• Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể có thặng dư tiếtkiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì hoạt động tín dụng được coi làphương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay
• Trong một quan hệ tài chính cụ thể, hoạt động tín dụng là một giao dịch
về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể
Trang 8• Xét trên góc độ quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay thì hoạt độngtín dụng có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấpcho khách hàng.
• Nếu hoạt động tín dụng được xem xét như một chức năng của NHTMthì được hiểu như sau: Hoạt động Tín dụng là một hoạt động giao dịch về tàisản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tàichính khác nhau) và bên bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay sử dụng trongmột khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.Bản chất hoạt động tín dụng là một hoạt động quan hệ về tài sản có hoàn trả
và có một số đặc trưng cơ bản sau:
Tài sản trong quan hệ tín dụng Ngân hàng dưới hai hình thức là bằngtiền và bằng tài sản Bất động sản hay động sản
Vì phải hoàn trả lên người cho vay phải có cơ sở tin tưởng rằngngười đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn (tín nhiệm hay tài sản ràng buộc nghĩa vụcủa Người vay đối với người cho vay)
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, haynói cách khác người đi vay phải hoàn trả cả vốn gốc vay và lãi (đủ đảm bảocho hoạt động của người cho vay bù đắp chi phí và có được mức lợi nhuậnnhất định tương xứng với rủi ro mà NHTM có thể gánh chịu)
1.2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng của NHTM
Tuỳ theo cách thức nhìn nhận hay phân chia, ta có thể có các nguyên tắc khácnhau, nhưng nhìn chung lại có 03 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụngcủa NHTM là:
• Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn: Đảm bảo
tính thanh khoản trong hoạt động là mục đích tối thượng của các NHTM, bởi
lẽ vốn của NHTM cho vay có nguồn gốc chủ yếu là vốn huy động (đi vay).Việc huy động vốn đều có thoả thuận rõ ràng về thời hạn hoàn trả / không kỳhạn và lãi suất kèm theo Việc huy động tiền gửi của NHTM đòi hỏi phảithanh toán trả gốc và lãi cho người gửi, đồng thời bên cạnh đó phải đảm bảochi phí cũng như mức lãi nhất định để NHTM duy trì hoạt động và chấp nhậnrủi ro trong hoạt động của mình, do đó việc cho vay đòi hỏi phải được hoàn
Trang 9trả đầy đủ cả gốc và lãi và với mức lãi suất đảm bảo chi trả cho người gửi,cho chi phí hoạt động của NHTM và một mức lãi thích hợp cho việc chấpnhận rủi ro trong hoạt động.
• Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích: Nhằm bảo vệ an toàn vốn
của mình (đi vay) cho vay đối với khách hàng, NHTM phải thoả thuận vớikhách hàng về các mục đích sử dụng vốn vay trên cơ sở đảm bảo tính hợppháp, tính an toàn và quay vòng của đồng vốn Thoả thuận các điều kiện kèmtheo mục đích sử dụng vốn vay đó nhằm tạo điều kiện cho các NHTM kiểmsoát được rủi ro của đồng vốn mà có được biện pháp kịp thời, chủ động xử lýnhằm giảm thiểu rủi ro mất vốn, dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng thanhkhoản của NHTM do vậy vốn vay cần phải được sử dụng đúng mục đích
• Vốn vay phải có tài sản tương đương để làm đảm bảo: Nhằm đảm bảo
hơn nữa việc hạn chế những rủi ro, NHTM cho vay trên cơ sở phải có tài sảntương ứng để đảm bảo cho vốn vay nhằm dự phòng nguồn thu cho NHTM khi
có rủi ro xảy ra và tạo khả năng kiểm soát của NHTM cũng như động lực đểkhách hàng vay vốn thực hiện hiệu quả hoá hoạt động kinh doanh của mìnhnhằm và thực hiện đúng các thoả thuận với NHTM
1.2.1.3 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế
• Thúc đẩy sự tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế: sự tăng trưởng
kinh tế được dựa trên sự tăng trưởng của từng doanh nghiệp, từng ngànhtrong nền kinh tế NHTM thông qua hoạt động tín dụng đã hỗ trợ một khốilượng vốn lớn cho các doanh nghiệp, các ngành để không ngừng mở rộngđầu tư - kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng trưởng với tốc độhợp lý, góp phần trực tiếp vào thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế NHTM chovay tín dụng trên cơ sở các dự án/phương án kinh doanh có hiệu quả, đảmbảo khả năng hoàn trả vốn vay (gốc + lãi) Thông qua hoạt động tín dụng
sẽ kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, đảmbảo khai thác có hiệu quả trong hoạt động Với nguồn vốn tín dụng củaNHTM, doanh nghiệp có được điều kiện nâng cao hơn hiệu quả hoạt độngcủa mình và về số lượng cũng như chất lượng đóng góp vào sự tăng trưởngkinh tế
• Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Chính vì phải
trả lãi cho số tiền đi vay, buộc các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu
Trang 10quả hoạt động thì việc đi vay mới có ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh.Vốn vay được mở rộng thích hợp, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư tăng nănglực thông qua việc đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, mở rộng kinhdoanh, tăng dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá từ đó tạo ra được vị thế tốttrong cạnh tranh (giá cả, thị trường, sản phẩm ) và ngược lại sẽ thúc đẩy chodoanh nghiệp không ngừng nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.
1.2.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Khái niệm
Như ta thấy, chất lượng là đặc tính, công dụng của một sản phẩm hay dịch
vụ cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng (được xã hội thừanhận - mang tính xã hội), như vậy chất lượng ở đầy chủ yếu nhằm đáp ứngcho xã hội và đó là mục đích hàng đầu cũng là mục đích cuối cùng mà ngườicung cấp quan tâm trước khi đạt được mục đích lợi nhuận Tuy nhiên tín dụng
là một dịch vụ đặc biệt và nó cũng được cung cấp bởi một tổ chức đặc biệthơn đó là NHTM, do đó chất lượng tín dụng cũng mang tính đặc biệt hơn cả.Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ: Thứ nhất là dịch vụ, nhưng nó phải mang tínhhoàn trả cao Thứ hai là chính vì tính hoàn trả đó mà để thực hiện được chắcchắn tình hoàn trả thì dịch vụ này phải đáp ứng được cả yêu cầu của ngườidùng và Ngân hàng Thương mại (người bán, người phục vụ) Thứ ba là nhưhàng hoá thông thường chỉ được đa số người tiêu dùng thừa nhận và sử dụng,nhưng dịch vụ tín dụng ở đây phải được xem xét và thừa nhận đặc biệt hơnnữa là trên góc độ vĩ mô quản lý Nhà nước về kinh tế Như vậy Chất lượng tíndụng được hiểu gắn liền với nhiều góc độ xem xét, nhìn nhận trên nhiềuphương diện khác nhau từ nguời khách hàng, NHTM, xã hội:
• Khách hàng vay vốn: là sự đáp ứng tốt nhất về thủ tục, qui mô tín dụng,
thời gian xét duyệt, giải ngân, thời hạn và lãi suất cho vay, phong cách phụcvụ hay là đáp ứng được cơ hội kinh doanh và sự hài lòng trong phục vụ,góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho khách hàng
• Khách hàng gửi tiền: thể hiện sự đáp ứng tốt về Lãi suất huy động, về
tính thanh khoản khi khách hàng rút tiền gửi đến hạn, trước hạn
• Nền kinh tế: Thúc đẩy được sự tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ, cơ cấu
ngành trong nền kinh tế và đảm bảo góp phần kiềm chế lạm phát và hỗ trợcho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của Nhà nước
Trang 11• Ngân hàng Thương mại: trước hết đảm bảo được khả năng an toàn
(đảm bảo thu hồi vốn vay đúng hạn đáp ứng tốt khả năng thanh khoản) và khảnăng sinh lợi (đảm bảo thu hồi đủ lãi cho vay và đồng thời thu hút tốt hơn cácdịch vụ khác cho Ngân hàng tạo nguồn thu nhập cao, ổn định) là mục tiêuquan trọng và mang tính tổng quát nhất Ta có thể hiểu thêm cụ thể hơn trongcác chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM
Như vậy, với một số lĩnh vực cơ bản, ta có thể hiểu được chất lượng tíndụng theo quan điểm từng lĩnh vực Chất lượng tín dụng luôn được gắn vớibối cảnh, điều kiện, tác dụng của từng lĩnh vực, từng giai đoạn lịch sử cụthể, đặc biệt là bối cảnh về kinh tế
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng
thương mại
Do chất lượng tín dụng là chỉ tiêu rộng dưới góc nhìn của các lĩnh vựckhác nhau thì có các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh chất lượng tín dụng Tuynhiên trong bài luận văn này đề cập tới chất lượng tín dụng của NHTM dướigóc nhìn của NHTM Để phản ánh được chất lượng tín dụng thì chúng ta phải
sử dụng hệ thống nhiều chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu chỉphản ánh một hoặc vài khía cạnh nhất định trong tổ hợp nhiều mặt của chấtlượng tín dụng Do vậy ta xem xét từng nhóm chỉ tiêu bao gồm:
•Nhóm chỉ tiêu về doanh số hoạt động tín dụng: Phản ánh qui mô, tốc
độ luân chuyển hoạt động tín dụng của NHTM trong một khoảng thời giannhất định Gồm có Doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm
•Nhóm chỉ tiêu Dư nợ: Là nhóm chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong
việc phản ánh chất lượng tín dụng, chủ yếu mang tính định lưọng về số lượng
và cơ cấu dư nợ tín dụng, thông qua đó các NHTM có thể biết được tình trạngtín dụng về mặt số lượng, qui mô của mình và tiến hành thực hiện cơ cấu hoálại các khoản vay theo hướng qui mô và tỷ trọng có lợi nhằm nâng cao chấtlượng tín dụng Để có thể hiểu phần này ta xem xét một số khái niệm phânloại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNNV/v Phân laọi nợ và trích DPRR của các Tổ chức tín dụng như sau:
Trang 12năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúngthời hạn còn lại đúng hạn
Đã quá hạn trên 360 ngày
Đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn trên 90 ngàytrở lên
Đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và đã quá hạn theo thờihạn cơ cấu lại lần thứ hai
Đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (chưa quá hạn và
đã quá hạn)
Các nhóm nợ từ 3 đến 5 được gọi chung là nợ xấu
Ngoài những tiêu chuẩn cho từng nhóm nợ nêu trên còn có một số tiêuchuẩn khác như phân loại lại nợ vào nhóm thấp hơn khi đáp ứng được một sốđiều kiện thanh toán nợ hay phân nhóm nợ cao hơn khi có nhóm nợ đượcphân loại cao hơn với một số khoản nợ khác đối với cùng một khách hàng.Bên cạnh đó các NHTM có thể chủ động xây dựng hệ thống xếp hạng tíndụng nội bộ để chủ động phân loại nợ theo khả năng đánh giá của NHTM dựtrên khả năng trả nợ của khách hàng Trên cơ sở khái niệm trên, tương ứngvới các nhóm nợ ta có hệ thống các chỉ tiêu dư nợ theo nhóm nợ như sau:(1) Tỷ trọng dư nợ nhóm (1) /Tổng dư nợ: Phản ánh mức độ nợ không
Trang 13đạt tiêu chuẩn của NHTM
(2) Tỷ trọng dư nợ nhóm (2)/Tổng dư nợ: Phản ánh mức độ nợ cần chú ý.
(3) Tỷ trọng dư nợ xấu /Tổng dư nợ: Phản ánh mức độ nợ dưới tiêu chuẩn
- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn và theo nguồn vốn: Phản ánh quan hệ giữa sử
dụng vốn và huy động vốn, xem xét cơ bản tính thanh khoản trong hoạt độngcủa Ngân hàng thương mại
(4) Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
(5) Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng cho vay trung-dài hạn
- Cơ cấu dư nợ theo tài sản bảo đảm: cho thấy mức độ tài sản đảm bảo để
dự phòng khả năng rủi ro xấu nhất
(6) Tỷ trọng dư nợ có bảo đảm / Tổng dư nợ Cho thấy một đồng dư nợ cóbao nhiêu đồng có TSĐB Tỷ trọng này càng lớn cho thấy việc cho vay củaNHTM có nhiều dư nợ được đảm bảo an toàn bằng tài sản hay có nguồn thu
nợ dự phòng nhiều hơn
• Nhóm chỉ tiêu theo ngành kinh tế:
(7) Cơ cấu dư nợ theo ngành KT: Phản ánh mức độ đa dạng hoá nợ cho vaynhằm phân tán rủi ro của hoạt động tín dụng của NHTM theo từng ngành kinh tế
Tỷ trọng dư nợ theo từng ngành kinh tế / Tổng dư nợ
Cơ cấu thu nhập: cơ cấu thu nhập phản ánh được tỷ trọng thu nhập từ hoạt
động tín dụng trong tổng thu nhập của NHTM Nếu cùng điều kiện dư nợ, nếuthu nhập từ hoạt động tín dụng làm gia tăng thu nhập từ hoạt động phi tíndụng càng lớn thì rủi ro tín dụng của NHTM càng nhỏ hơn
(8) Tỷ trọng thu nhập từ hạot đọng tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tíndụng / Tổng thu nhập
Thu hồi nợ đã được xử lý bằng quỹ Dự phòng rủi ro: Nợ đã được xử lý từ
quỹ DPRR là nợ được hạch toán ngoại bảng, các NHTM vẫn tiếp tục theo dõi
và thu hồi Khi thu hồi được nợ này thì sẽ hạch toán vào thu nhập bất thườngcủa NHTM trong kỳ Việc thu hồi được nợ này có ý nghĩa hết sức quan trọng,kết quả sẽ khẳng định được là khoản nợ có rủi ro hay hết rủi ro và là thu nhậptrực tiếp của NHTM để thu lại khoản đã chi của mình mà đã trích DPRRtrước đó làm quỹ DPRR đã được sử dụng để xử lý khoản nợ này theo quiđịnh Tình hình thu hồi nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR được đánh giá vềmặt giá trị lẫn tỷ trọng được thu hồi trong từng thời kỳ
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM
Chất lượng tín dụng của NHTM bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, mỗi nhân
Trang 14tô ảnh hưởng đến một/vài khía cạnh của chất lượng tín dụng Ta xem xét cácnhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng theo cách phân loại nguồngốc xuất phát.
1.3.1. Nhân tố thuộc về NHTM
1.3.1.1. Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
• Trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn của người làm tín
dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng Lính vực hoạtđộng tín dụng là lĩnh vực hoạt động kinh tế rất rộng, liên quan đến nhiều đốitác trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó đòi hỏi người làm tín dụng phải cótrình độ chuyên môn tốt, am hiểu biết về kinh tế và xã hội thì mới có khảnăng nắm bắt và hiểu được đầy đủ nhất thông tin về sử dụng vốn của Kháchhàng để từ phân tích và đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình đó(dưới nhiều khía cạnh như kinh tế, pháp luật, chính trị, ) nhằm đưa các quyếtđịnh đúng đắn nhất liên quan đến việc tài trợ, kiểm soát quá trình sử dụng vốnvay và thu hồi nợ vay (gốc và lãi) an toàn, đúng hạn và có hiệu quả
• Đạo đức nghề nghiệp: Do đặc thù hoạt động như trên, nên
chất lượng tín dụng phụ thuộc phần lớn vào người làm tín dụng Nếungười làm tín dụng mà không có phẩm chất đạo đức tốt sẽ đứng về phíangười vay làm thiên lệch hồ sơ, thông tin cung cấp cho lãnh đạo làm chochất lượng hoạt động tín dụng giảm sút nghiêm trọng, có khả năng gây ra
nợ xấu cho NHTM và thậm chí mất vốn
• Mức độ nhiệt tình với công việc: Người làm tín dụng mà tâm
huyết với công việc thì họ có niềm say mê tạo động lực tốt hơn để làmviệc, để học hỏi, để đi sâu đi sát vào khách hàng nhằm nắm bắt được cácthông tin về sử dụng vốn vay, nguồn thanh toán nợ vay tìm tòi các biệnpháp hay tạo ra cơ hội quản lý vốn được tốt, hạn chế nợ xấu phát sinh choNHTM
• Bộ máy tổ chức:
Bộ máy hoạt động tín dụng: được tổ chức khoa học, gọn nhẹ sẽ
giảm được sự chồng chéo trong hoạt động, sẽ đảm bảo được tính thống nhất,
sự phối hợp tốt trong công việc, sẽ nâng cao được hiệu quả, kiểm soát tốt chấtlượng tín dụng
Bộ máy hỗ trợ và phối hợp: cùng với bộ máy hoạt động tín dụng
tạo ra chu trình phục vụ khách hàng khép kín, góp phần thúc đẩy hoạt động
Trang 15tín dụng mang tính chuyên môn hoá cao hơn và góp phần hỗ trợ hoạt động tíndụng được có hiệu quả hơn thông qua việc phục vụ tốt khách hàng và thu hútđược nhiều dịch vụ phi tín dụng khác.
1.3.1.2. Hạ tầng cơ sở
Hạ tầng cơ sở tạo ra các điều kiện cần thiết, thuận tiện phục vụ cho hoạtđộng tín dụng của NHTM như điều kiện văn phòng làm việc, các công cụ laođộng, hệ thống phần mềm quản lý hoạt động tín dụng…
1.3.1.3. Huy động vốn
Nguồn vốn là cơ sở cho việc cấp tín dụng Qui mô tăng trưởng tín dụng phụthuộc hoàn toàn vào qui mô vốn huy động của Ngân hàng thương mại Việc huyđộng vốn tốt mới có thể đáp ứng được cho việc tăng trưởng tín dụng Qui môvốn chỉ phản ánh về số lượng, còn tính chất ổn định của nguồn vốn thể hiện quathời hạn vốn huy động sẽ giúp cho việc cho vay đáp ứng tốt về thời hạn theo nhucầu của khách hàng Nguồn vốn ổn định sẽ tạo điều kiện cho NHTM chủ độnghơn trong việc sử dụng vốn và thường sẽ mang lại hiệu quả sử dụng vốn caohơn Trong điều kiện nguồn vốn huy động không ổn định, dẫn đến các NHTMphải dự trữ lớn hơn (nhằm đảm bảo tinhd thanh khoản) làm giảm hiệu quả hoạtđộng, đồng thời các NHTM có khả năng gặp rủi ro lớn hơn Bên cạnh đó, Lãisuất huy động vốn qui định về cơ bản lãi suất cho vay tín dụng (giá bán) và ảnhhưởng lớn đến thu nhập của Ngân hàng thương mại
1.3.1.4 Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách tín dụng thể hiện những định hướng lớn trong hoạt độngtín dụng bao gồm: qui mô, lĩnh vực đầu tư, cơ cấu tín dụng theo một sốtiêu thức, phương thức cho vay làm nền tảng, kim chỉ nam cho hoạtđộng tín dụng Những định hướng này nhằm mục đích hướng tới sự antoàn trong hoạt động tín dụng của một NHTM, tập trung khai thác thếmạnh của Ngân hàng đối với thị trường, tối ưu hoá trong việc sử dụngcác nguồn lực của ngân hàng, Xuất phát từ chính sách tín dụng làmnguồn gốc để xây dựng lên hệ thống qui trình, qui cơ chế, hướng dẫn,chỉ đạo trong hoạt động tín dụng
1.3.1.5 Các nhân tố khác thuộc về NHTM
• Qui trình nghiệp vụ tín dụng: thống nhất chung trình tự cụ thể
các bước cần làm cho người làm tín dụng từ nhận hồ sơ, quá trình thẩm
Trang 16định, phân tích, đánh giá tín dụng cho đến giải ngân tiền vay, kiểm soátsau, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu (nếu có)… hoạt động của CBTD phải dựa trênqui trình nghiệp vụ tín dụng (cẩm nang tín dụng), nếu qui trình tốt đảm bảođầy đủ các bước của quá trình tín dụng thì sẽ tiết kiệm thời gian cho ngườilàm tín dụng và đảm bảo chỉ dẫn cho người làm tín dụng các bước thẩmđịnh, phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý thông tin được cụ thể, khoahọc, an toàn cho hoạt động tín dụng… đúng theo qui định của pháp luật, từ
đó đưa ra được các quyết định tín dụng thích hợp với từng giai đoạn trongquá trình tín dụng làm cho chất lượng hoạt động tín dụng luôn được cảithiện và có hiệu quả tốt nhất
• Qui chế lao động tiền lương: Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm
người lao động nói chung và người làm tín dụng nói riêng Một qui chế tốt làqui chế tạo được động lực cho người làm tín dụng luôn gắn bó và có tráchnhiệm cao trong công việc đối với NHTM và đó chính là công cụ ngăn ngừarủi ro tín dụng tốt nhất
1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng
1.3.2.1. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng
Uy tín của khách hàng ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng tín dụngcủa NHTM, đặc biệt trong trường hợp khi khách hàng gặp khó khăn trongthanh toán nợ, nếu họ không có ý thức hợp tác tốt với NHTM thì sẽ dẫn tớitrây ỳ, thậm chí phó mặc cho NHTM nếu vấn đề khó khăn đó nghiêm trọng.Khách hàng có uy tín tốt có thể ví uy tín, nên cố gắng tự kết hợp với NHTM
xử lý mọi vấn đề để thanh toán cho NHTM thậm chí kể cả việc sẵn sàngthanh lý tài sản thế chấp cũng như các tài sản khác thuộc về trách nhiệm nợhay sở của mình Thực tế cho thấy, uy tín của khách hàng tốt thì sẽ giúp họthận trọng hơn trong quá trình ra quyết định đầu tư, quyết định vay vốn vàluôn đặt nghĩa vụ nợ vay lên hàng đầu khi ra các quyết định kinh doanh
1.3.2.2 Năng lực của khách hàng
• Năng lực tài chính: Thể hiện khả năng về vốn, tài sản, nguồn
thanh toán, của khách hàng trong quá trình thực hiện kinh doanh Năng lựctài chính tốt sẽ đảm bảo được khả năng của khách hàng trong việc thực hiện
dự án/phương án kinh doanh đồng thời gắn trách nhiệm của khách hàng cao
Trang 17nhất trong quá trình ra các quyết định đầu tư cũng như hợp tác với NHTM khigặp rủi ro Năng lực tài chính của khách hàng càng tốt thì họ càng có tráchnhiệm hơn đồng thời càng có khả năng tự gánh chịu rủi ro khi xảy ra, khônglàm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NHTM.
• Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn giúp cho khách
hàng tổ chức tốt điều hành và quản trị hoạt động kinh doanh cũng như đầu tưcủa mình, hạn chế được tốt các rủi ro trong quá trình kinh doanh, đảm bảotính chính xác và tính đúng đắn trong các quyết định đầu tư cũng như cácquyết định liên quan trong hoạt động kinh doanh Luôn đặt mục tiêu lợi nhuậntrong tổng thể chung với rủi ro và hiệu quả hoá hoạt động kinh doanh củamình mang tính chiến lược, lâu dài hơn Hoạt động kinh doanh luôn đảm bảotính bền vững làm cơ sở vững chắc để đảm bảo tốt cho khả năng trả nợ vayNHTM khi khoản vay đến hạn
1.3.3 Nhân tố thuộc về cơ quan cấp trên
Cơ quan cấp trên là cơ quan quản lý, là cơ quan ra quyết định ảnh hưởngđến toàn bộ hoạt động của NHTM, có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động từkhâu tổ chức bộ máy, qui cơ chế kiểm soát hoạt động Ngân hàng nói chung vàhoạt động tín dụng nói riêng ảnh hưởng bao gồm:
• Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng: Bộ máy hoạt động tín dụng là
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của một NHTM và là yếu
tố quyết định sự thành bại trong hoạt động tín dụng Bộ máy được tổ chứckhoa học, gọn nhẹ thì đảm bảo cho hoạt động tín dụng được điều hành khôngchồng chéo, tiết kiệm được sức nguời sức của và hơn nữa đảm bảo được tínhlinh hoạt trong hoạt động mà vẫn kiểm soát tốt hoạt động tín dụng từ đó hạnchế được rủi ro tín dụng một cách tốt nhất
• Cơ chế kiểm soát hoạt động tín dụng của hệ thống: bao gồm việc
phân cấp, phân quyền kiểm soát và hệ thống các qui chế giám sát kèm theonhằm kiểm soát hoạt động tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể Một
cơ chế kiểm soát tốt là cơ chế minh bạch, đảm bảo quyền lợi gắn với tráchnhiệm, cơ chế tạo động lực cho các đối tượng thực thi phát huy được quyền,khả năng của mình như vậy mới có thể mang lại được kết quả tốt
• Cơ chế phân quyền quản lý tín dụng: Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
của thị trường, NHTM buộc phải có hệ thống mạng lưới rộng khắp và qui mô
Trang 18ngày càng lớn để đảm bảo khả năng cạnh tranh Nhằm tạo sự chủ động chohoạt động tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống thì cơchế phân quyền được ra đời để qui định quyền quản lý (phán quyết) của mỗichi nhánh, phòng giao dịch Cơ chế phân quyền tốt sẽ đảm bảo được tính linhhoạt, chủ động trong hoạt động tín dụng của các CN, PGD và đồng thời kiểmsoát tốt hơn rui ro trong hoạt động tín dụng.
• Cơ chế thưởng phạt (quyền lợi và trách nhiệm): luôn là động lực
hay kìm hãm người lao động trong NHTM nói chung và người làm tín dụngnói riêng làm việc tích cực, có trách nhiệm cao trong công việc hoặc ngượclại Một cơ chế tốt có thể khuyến khich, động viên người làm tín dụng tíchcực, có trách nhiệm cao, gắn bó lâu dài với NHTM và cuối cùng là giảm thiểurủi ro tín dụng một cách có hiệu quả
1.3.4. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước cấp trên
Là nhân tố cực kỳ quan trọng và đặc biệt là trong kiểm soát và điều hànhhoạt động tiền tệ của hệ thống NHTM, một lĩnh vực nhạy cảm đối với nềnkinh tế bao gồm về bộ máy tổ chức và hệ thống các văn bản pháp qui
• Hệ thống văn bản pháp qui: Qui định về tổ chức, cách thức, thể
thức, các chuẩn mực hoạt động của NHTM, cơ chế, thẩm quyền của các cơquan quản lý Nhà nước trong việc điều tiết, giám sát hoạt động của NHTM.NHTM chỉ có thể hoạt động có chất lượng (hoạt động tín dụng có chất lượng)khi hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ, khoa học và phù hợp với qui luật pháttriển của NHTM trong tổng thể nền kinh tế theo từng thời kỳ Hệ thống nàyquản lý tốt hoạt động Ngân hàng theo mục đích của quản lý Nhà nước về kinh
tế, nhưng phải đảm bảo được quyền chủ động và linh hoạt của các NHTM,mới khai thác được tính sáng tạo, tạo ra được động lực thực sự cho hệ thốngNHTM phát triển lành mạnh, bền vững và có hiệu quả theo đúng mục tiêu củanền kinh tế
• Bộ máy tổ chức và tính linh hoạt đối với quản lý Nhà nước trong hoạt động tín dụng: Thể hiện sự tổ chức khoa học gọn nhẹ, luôn thích ứng,
thay đổi kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàngtrong việc quản lý hoạt động của các NHTM theo từng giai đoạn phát triểnkinh tế thông qua sự thay đổi hệ thống văn bản pháp qui cũng như tổ chứchoạt động điều hành của các cơ quan này một cách linh hoạt trước sự phát
Trang 19triển và trước diễn biến bất thường của nền kinh tế.
Với nghiên cứu lý luận về hoạt động của NHTM nói chung, hoạt động tíndụng nói riêng trên đây, cho ta cách nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng củaNHTM, các chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM và hệthống các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là chất lượngtín dụng của NHTM Nhằm hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề này trênthực tế hoạt động của NHTM, luận văn đi vào nghiên cứu thực tiễn hoạt độngtín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Hải Phòng dưới góc nhìn
lý luận như trên và dùng lý luận này để phân tích, đánh giá cũng như tìm ranguyên nhân cụ thể làm cho chất lượng tín dụng của chi nhánh còn có nhữnghạn chế
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – NGHỆ AN 2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng TMCP Quân Đội - Nghệ An
2.1.1 Quá trình phát triển
Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP
do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 Sốvốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng chủ yếu trong giai đoạn đầu làphục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiệnnhiệm vụ Quốc phòng Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, Công ty
và các Nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng Theo sự phát triển của nền kinh tế, mụctiêu của Ngân hàng TMCP Quân đội từng bước được thay đổi phù hợp với mụctiêu là trở thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng và là một trong những Ngânhàng hàng đầu của Việt Nam Trải qua hơn 16 năm hoạt động, vốn điều lệ banđầu chỉ có 20 tỷ đồng, duy nhất một trụ sở chính tại 28A Điện Biên Phủ- BaĐình- Hà Nội, nhưng đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc Ngânhàng Quân đội liên tục phát triển mở rộng mạng lưới tại các trung tâm kinh tếlớn trên khắp cả nước Liên tục nhiều năm liền Ngân hàng Quân đội được xếptrong nhóm top 5 Ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam và nhậnđược nhiều giải thưởng cao quý
Do nhu cầu phát triển mạng lưới tới các tỉnh, thành phố khu đô thị có kinh
tế phát triển, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An được thành lập08/2008 với vai trò và chức năng là một NHTM thuộc NHTM cổ phần QuânĐội với mục đích chính là huy động và quàn lý các nguồn vốn được dùngtrong lĩnh vực phát triển đầu tư, thực hiện thanh toán cho vay, hạch toán quản
lý tiền mặt, kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương trong các đơn vị phục vụ nôngnghiệp, thực hiện theo đúng chế độ, chính sách, thể lệ và kế hoạch của nhànước, về thực hiện các nghiệp vụ trực thuộc NHCPTM Quân Đội
Bộ máy tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy
Trang 212.1.2 Hoạt động cơ bản của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Nghệ An
đội-2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTMnói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An nói riêng Xemxét hoạt động của chi nhánh trước hết ta xem xét hoạt động huy động vốnnhằm đảm bảo cho các hoạt động khác mà chủ yếu là hoạt động tín dụng củachi nhánh:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn
Chỉ tiêu
Giátrị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
2008
Trung-dài hạn 101,726 23.1% 195,586 28.3% 93,860Tổng huy động 440,542 100.0% 690,777 100.0% 250,235
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2009)
Kết quả hoạt động huy động vốn trong 02 năm ở trên cho thấy: Hoạt độnghuy động vốn của chi nhánh tương đối đa dạng theo thời hạn có cả huy độngtiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và trung hạn
• Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tương tự như tổng huy động,
huy động tiền gửi không kỳ hạn cũng liên tục tăng trưởng và năm 2009 tốc độtăng trưởng chậm lại với lý do là có sự cạnh tranh như trên giưa các NHTMdẫn đến tiền gửi không kỳ hạn được dịch chuyển sang có kỳ hạn Tỏng huy
SÀN GIAO
D CHỊ
Trang 22đỘng vốn vẫn đảm bảo tăng trưởng và sự dịch chuyển này làm cho cơ cấuhuy động của chi nhánh thay đổi giữa có kỳ hạn và không kỳ hạn Tuy nhiênhuy động vốn không kỳ hạn của chi nhánh đạt ở mức tương đối cao và tạo cơhội tốt cho chi nhánh trong hoạt động tín dụng và kinh doanh vốn
• Huy động tiền gửi ngắn hạn: Là nguồn huy động chủ yếu phục
vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, còn một phần được sử dụng cho vaytrung - dài hạn với tỷ trọng nhất định được qui định trong từng thời kỳ khácnhau Nguồn này không tăng về mặt tương đối qua các năm Sang năm 2009,nguồn vốn ngắn hạn này tăng đáng kể so với năm 2008 Nguyên nhân như ởphần nguồn vốn không kỳ hạn trên đã trình bày (dịch chuyển tiền gửi không
kỳ hạn của các doanh nghiệp sang có kỳ hạn ngắn hạn)
• Huy động tiền gửi trung - dài hạn: Là nguồn mà chi nhánh sử
dụng cho vay Trung - dài hạn Nhìn chung nguồn huy động này cũng tăng ởnăm 2008 và đến năm 2009 nguồn huy động này giảm xuống nhanh chóng
Lý do năm 2009 nguồn này giảm xuống là do có sự cạnh tranh giữa các ngânhàng về nguồn vốn, lãi suất huy động được điều chỉnh cạnh tranh theo hướngthu hút chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến có sự dịch chuyển lớn từ nguồnhuy động trung-dài hạn này sang nguồn ngắn hạn đối với người gửi để đảmbảo quyền lợi do xu hướng lãi suất tiền gửi gia tăng tập trung ở các kỳ hạnnày
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Vì là cấp chi nhánh, nên không có các hoạt động sử dụng vốn đa dạng Cácnghiệp vụ mua - bán vốn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư, kinh doanhngoại tệ đều được tập trung về hết cơ quan Hội sở Ngân hàng TMCP Quânđội qui định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệuquả quản cũng như điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quảkinh doanh vốn Tất cả toàn bộ nguồn vốn huy động của chi nhánh đều đượctính vào vốn của Hội sở sau khi được huy động Hội sở tái huy động (mua) lạivới một lãi suất cùng kỳ huy động của chi nhánh cộng với một biên độ nhấtđịnh (tuỳ theo từng thời kỳ) và Dư nợ tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của hội sởvới mức chênh lệch giữa lãi suất bán và mua được qui định theo từng thời kỳkhác nhau cho từng kỳ hạn cho vay Do đó dưới góc độ hoạt động của chi
Trang 23nhánh ta chỉ xem xét việc sử dụng vốn chủ yếu là hoạt động tín dụng Hoạtđộng tín dụng là hoạt động quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho chi nhánh.Tình hình hoạt động tín dụng được thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:
• Phát hành bảo lãnh (dự thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng…): Hoạt
động bảo lãnh của chi nhánh tập trung chủ yếu vào 03 loại bảo lãnh chínhđược phân loại theo tiêu thức mục đích của bảo lãnh
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động bảo lãnh
(Nguồn số liệu: Sao kê ngoại bảng năm 2008 - 2009)
Kết quả hoạt động bảo lãnh của chi nhánh trong 02 năm cho thấy, qua các