Xu hướng hoạt động tín dụng chung ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội – Nghệ An (Trang 36)

tới

Các NHTM Việt Nam đang dần hội nhập và phát triển trong một môi trường hoàn toàn bình đẳng và chuẩn mực hơn từ đó có được hệ thống thông tin cùng các công cụ tốt giúp cho các NHTM nâng cao hơn được khả năng kiểm soát rủi ro của mình. Hơn thế nữa, các NHTM còn có điều kiện tốt hơn trong việc tăng cường hợp tác, tiếp thu công nghệ hiện đại, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý về tài chính của nước ngoài (những nước đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng). Khi hội nhập như vậy sẽ tạo cơ hội cho các nguồn vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam và tạo điều kiên để cho các NHTM có điều kiện thuận lợi hơn cho việc mở rrộng qui mô, tăng vốn điều lệ để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Không ít khó khăn đặt ra với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh đó mà trước hết: Qui mô vốn nhỏ, do đó hạn chế trong vấn đề mở rộng mạng lưới cũng như phục vụ các khách hàng có qui mô lớn. Do đặc thù hoạt động của các NHTM đòi hỏi hệ thống công cụ CNTT phải đủ hiện đại và đồng bộ mới đáp ứng được yêu cầu tham gia vào thanh toán trên toàn cầu cũng như đảm bảo hệ thống quản trị dữ liệu, quản trị rủi ro, nhưng hầu hết các NHTM hiện nay chưa đáp ứng được do Hệ thống Công nghệ thông tin của các NHTM Việt Nam lạc hậu so với thế giới. Bên cạnh đó là hệ thống bộ máy tổ chức cồng kềnh, nguồn nhân lực có chất lượng chưa cao, tính chuyên nghiệp còn hạn chế...

Với những khó khăn, thách thức đối với các NHTM Việt Nam như nói ở trên đồi hỏi các NHTM Việt Nam phải có một tầm nhìn chiến lược nhằm khác phục

những hạn chế để nhanh chóng tăng cường được năng lực để tham gia hội nhập, đứng vững được trên thị trường Việt Nam trong những năm tới. Cho đến nay hầu hết các NHTM đều thực hiện việc tăng qui mô vốn không những đủ theo qui định của NHNNVN mà còn chạy đua trong việc tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, kêu gọi đối tác đầu tư chiến lược (nước ngoài). Việc các NHTM bán cổ phiếu cho đối tác chiến lược ngoài mục đích tăng vốn còn nhận được sự hỗ trọ của đối tác về công nghệ, đào tạo, hệ thống kênh phân phối, chiến lược phát triển.... không chỉ bị động trông chờ vào đối tác chiến lược, tự các NHTM đầu tư mạnh dạn hơn vào công nghệ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó các NHTM liên tục cử cán bộ sang thăm quan học tập ở nước ngoài, đồng thời thuê tư vấn nước ngoài để tư vấn về mô hình bộ máy tổ chức NHTM, quản trị rủi ro, qui chế...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội – Nghệ An (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w