Quân Đội – Nghệ An
2.2.2.1 Doanh số cho vay và thu nợ
Bảng 2.7: Doanh số cho vay và thu nợ
Doanh số Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Giá trị 2009-2008
Cho vay 419,680 677,325 257,645
Thu nợ 447,150 474,901 27,751
Chênh lệch (CV-TN) (27,470) 202,424 -
(Nguồn số liệu: Báo cáo Doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế 2008 - 2009)
Nhìn chung, chỉ năm 2008 dư nợ của chi nhánh không tăng do doanh số thu nợ lớn hơn cho vay, còn lại năm 2009 có doanh số cho vay trong năm lớn hơn doanh số thu nợ làm cho dư nợ của chi nhánh tăng lên đáng kể.
2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
Dư nợ cho vay theo thời hạn tại Bảng 2.9 sau đây sẽ phản ánh được kết cấu dư nợ tín dụng theo từng kỳ hạn cho vay:
Bảng 2.8: Cơ cấu Dư nợ tín dụng theo thời hạn
ĐVT: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Giá trịNăm 2008Tỷ trọng Giá trị Năm 2009Tỷ trọng 2009-2008 Ngắn hạn 156,148 44.1% 369,038 66.3% 212,890 Trung hạn 137,627 38.8% 133,553 24.0% (4,074) Dài hạn 60,588 17.1% 54,196 9.7% (6,392)
Tổng dư nợ 354,363 100.0% 556,787 100.0% 202,424
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2009)
Dư nợ trên cho thấy, hoạt động tín dụng của chi nhánh không tập trung vào một kỳ hạn nhất định nào, đều được phân phân cho vay theo các kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đa dạng theo kỳ hạn của khách hàng và đảm bảo được việc phân tán rủi ro tín dụng đồng thời đảm bảo tốt về tính thanh khoản. Dư nợ theo kỳ hạn này thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc trước hết vào nhu cầu vốn vay của khách hàng; khả năng huy động vốn ở các kỳ hạn khác nhau của chi nhánh và qui định của NHNN theo từng thời kỳ về việc đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng.
Năm 2008, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tương đối thấp so với năm 2009 là do tập trung nhiều hơn vào các dự án đầu tư do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Sang đến năm 2009 chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung thay đổi, hạn chế cho vay dài hạn hướng vào cho vay ngắn hạn và trung hạn đảm bảo tốt qui định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng và chú trọng hơn đến tính thanh khoản lâu dài của Ngân hàng.
Tổng dư nợ của chi nhánh liên tục tăng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 30%, cho thấy việc tăng trưởng về mặt số lượng tương đối tốt. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn được điều chỉnh theo đúng định hướng của Ngân hàng (có chiều hướng tốt). Để đánh giá được vấn đề này thì ta sẽ xem xét thêm quan hệ dư nợ theo thời hạn với nguồn huy động theo thời hạn tại phần dưới đây).
2.2.2.3 Cơ cấu dư nợ và huy động vốn
Nhằm xem xét việc tăng trưởng tín dụng có đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh hay không cũng như việc tăng trưởng tín dụng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về “tỷ lệ đảm bảo an toàn toàn trong hoạt động tín dụng” thì ta xem xét cơ cấu huy động vốn so sánh với việc sử dụng vốn để đánh giá về vấn đề đó.
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng và huy động theo kỳ hạn
Thời hạn Năm 2008 Năm 2009
Ngắn hạn 338,816 156,148 182,668 495,191 369,038 126,153 Trung -dài hạn 101,726 198,215 (96,489) 195,586 187,749 7,837 Tổng dư nợ 440,542 354,363 86,179 690,777 556,787 133,990
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2009)
Nhìn chung, trong suốt 02 năm, việc huy động và cho cho vay tín dụng của chi nhánh đầu được đảm bảo và cân đối phù hợp với quyết định 457. Năm 2008 là năm sử dụng nguồn huy động ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn lớn nhất mới chiếm 28,5%. Các năm sau tỷ lệ này được giảm dần nhằm thực hiện đảm bảo tính thanh khoản cho chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội.
2.2.2.4 Cơ cấu dư nợ phân loại theo nhóm nợ
Nhằm thích ứng hơn nữa việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng, cụ thể là hoạt động tín dụng, ngày 22/04/2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN v/v phân loại nợ và trích DPRR của các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi và bổ sung kèm theo quyết định này nhằm từng bước đưa hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Với Quyết định này buộc các NHTM phải phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro cho từng loại nợ xét trên khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn theo cam kết; loại tài sản bảo đảm, tương quan so sánh giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay (dư nợ tại thời điểm phân loại nợ)... để các Ngân hàng buộc phải trích dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như sử dụng dự phòng rủi ro đã trích vào việc hoạt động tín dụng nhằm ngăn chặn và hạn chế, phân tán những tổn thất do hoạt động tín dụng mang lại. Để thấy rõ hơn chất lượng dư nợ của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An, chúng ta xem xét chỉ tiêu dư nợ theo nhóm nợ nhằm thấy được thực tế từng loại nợ, đăc biệt là nợ xấu (dư nợ nhóm 3;4;5) trong tổng dư nợ:
Bảng 2.10: Cơ cấu Dư nợ phân loại theo nhóm
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2009- 2008
Dư nợ nhóm 1 327,375 92.4% 475,029 85.3% 147,654 Dư nợ nhóm 2 15,978 4.5% 59,102 10.6% 43,124
Dư nợ xấu 11,010 3.1% 22,656 3.9% 11,646
Tổng dư nợ 354,363 100.0% 556,787 96.1% 202,424
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2009)
Bảng trên cho chúng ta thấy cơ cấu dư nợ thể hiện chất lượng tín dụng theo qui định hiện nay của NHNN. Theo qui định thì nợ có thể được phân làm 05 nhóm nợ như chương I đã trình bày, nhưng để xem xét một cách tổng quan hơn thì ta xem xét nợ nhóm 3;4;5 gộp trong nhóm dư nợ xấu. Về cơ bản với nhóm nợ được phân loại càng cao thì tính rủi ro càng cao và phải trích lập dự phòng theo mức qui định cao hơn (loại trừ các yếu tố về tài sản, hệ số qui đổi). Qua số liệu tình hình dư nợ của các năm cho thấy:
Dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Năm 2008 dư nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu
chuẩn) của chi nhánh là 327.375 trđ chiếm 92,4% trên tổng dư nợ, sang năm 2009 dư nợ nhóm 1 tăng thêm 147.654 trđ nhưng tỷ trọng dư nợ nhóm này lại giảm chỉ chiếm 85,3% trên tổng dư nợ của 2009.
Dư nợ nhóm 2 (nợ dưới tiêu chuẩn): Năm 2008 dư nợ nhóm 2 của chi
nhánh là 15.978 trđ chiếm 4,5% trên tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ nhóm 2 tăng lên đến 59.102 chiếm 10,6% (trên tổng dư nợ là 556.787 trđ), như vậy là dư nợ nhóm 2 tăng về cả về mặt giá trị và tỷ trọng.
Dư nợ xấu: nhìn chung đây là nhóm dư nợ tiềm ẩn rủi ro cao và làm
cho chi nhánh phải trích dự phòng rủi ro nhiều và làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đây là nhóm nợ mà chi nhánh cần tập trung để xử lý thu hồi dứt điểm. Năm 2008 Dư nợ này chiếm 11.010 trđ (tương đương 3,1% trên tổng dư nợ). Năm 2009, dư nợ này tăng lên 22.656 trđ.
2.2.2.5 Cơ cấu dư nợ theo bảo đảm tiền vay
Một trong những chỉ tiêu không kém phần quan trọng khi xem xét chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An là xem xét dư nợ trong mối quan hệ giữa nợ vay có tài sản bảo đảm và nợ vay không có tài sản bảo đảm.
Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ theo bảo đảm
(Nguồn: báo cáo tài chính 2008 – 2009)
Dư nợ có bảo đảm của chi nhánh theo xu hướng chung ngày càng tăng.Với đặc thù dư nợ của khách hàng Doanh nghiệp Quân đội chiếm tỷ trọng tương đối lớn và thường không có tài sản bảo đảm, việc tăng thêm tỷ trọng dư nợ có bảo đảm trên của chi nhánh là một nỗ lực tương đối lớn và có ý nghĩa lớn.
2.2.2.6. Cơ cấu thu nhập
Hoạt động tín dụng phải gắn với tổng thể hoạt động của chi nhánh và kết quả cuối cúng đánh giá hoạt động tín dụng thể hiện thông qua thu nhập từ hoạt động tín dụng về mặt số lượng trong mối quan hệ tương quan với các thu nhập khác.
Bảng 2.12: Cơ cấu thu nhập.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2009- 2008 Hoạt động tín dụng 40,844 94.2% 54,191 94.1% 13,347 D.vụ t.toán và ngân quỹ 585 1.4% 1,412 2.5% 827 Hoạt động KD ngoại hối 560 1.3% 1,701 3.0% 1,141 Các hoạt động khác 1,353 3.1% 286 0.5% (1,068) Tổng Thu nhập: 43,342 100.0% 57,589 100.0% 14,247
(Nguồn số liệu: Báo cáo lãi - lỗ 2008 - 2009)
Cơ cấu thu nhập của chi nhánh phần nào cũng phản ánh được chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại rủi ro cao cho Ngân hàng, tuy nhiên đó lại là hoạt động sơ khai và nền tảng của Ngân hàng thương mại nói chung. Hoạt động tín dụng có chất lượng, ngoài những tiêu chí đánh giá
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) 1 Dư nợ có bảo đảm 242,197 68.3% 456,601 82.0% 2 Dư nợ không có bảo đảm 112,166 31.7% 100,186 18.0% Tổng dư nợ 354,363 100.0% 556,787 100.0%
như trên, còn là hoạt động mang lại thu nhập khác (thu nhập phí tín dụng) cho chi nhánh ngoài thu nhập từ tín dụng. Với số liệu trên cho thấy xu hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng và tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng là chiếu hướng tốt, tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể. Thu nhập phi tín dụng của chi nhánh còn ở mức khiêm tốn so với mức trung bình toàn hệ thống là 20%.
Với thực trạng chất lượng tín dụng như đã trình bày tại mục 2.2 trên bằng nhiều tiêu thức phân loại và các chỉ tiêu hoạt động tổng thể cũng như cụ thể liên quan, đã phản ánh trung thực tình hình và chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An. Để có thể nghiên cứu, áp dụng lý thuyết kết hợp với thực tế nhắm đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Nghệ An như tên của đề tài đã nêu, ta tiếp tục đánh giá để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng tín dụng của chi nhánh.