MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Nguyên tắc giám sát : “ ĐỘC LẬP-CHÍNH XÁC-CHẤT LƯỢNG-ĐÚNG PHÁP LUẬT” - Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình nhằm mục đích đảm bảotránh các sa
Trang 1Cộng hoà xã hội chủ nghiã việt nam
Khái quát về công trình:
Công trình: Trung tâm Dịch vụ Thương mại Tài chính và Căn hộ Tây Nguyên, do công ty: CPHoàng Anh Gia Lai – Tây Nguyên làm Chủ đầu tư tại địa điểm: Phường Phú Thứ, Quận CáiRăng, Tp.Cần Thơ Đây là công trình thuộc loại công trình dân dụng, với cấp công trình cấp II vàniên hạn sử dụng từ 80 đến 100 năm, bao gồm:
Công trình được chia thành 2 khối song song nhau: khối A và khối B được liên kết với nhaulà khu dịch vụ thương mại tài chính 4 tầng bên dưới Bao gồm:
Khu dịch vụ thương mại tài chính: c
- Tầng 17 – tầng Penhouse: 2.188 m2
- Phòng kỹ thuật: 310 m2Lô B:
- Tầng 5 – tầng 13: 6.480 m2
- Tầng 14 – tầng PenHouse: 1.090m2
CƠNG TY CP
HAGL-TÂY NGUYÊN
Trang 2- Phòng kỹ thuật: 155m2
Như vậy công trình sử dụng tầng hầm làm tầng để xe Từ tầng 1 đến tầng 3 là khu trung tâmthương mại và dịch vụ tài chính Tầng 4 là khu cafe ngoài trời sinh hoạt cộâng đồng, giải trí vàtập thể lực Từ tầng 5 đến tầng 15 (lô B) và tầng 18 (lô A) là khu căn hộ
Phía bên ngoài công trình là sân đường, công viên cây xanh và hệ thống đèn trang trí vàchiếu sáng
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Nguyên tắc giám sát :
“ ĐỘC LẬP-CHÍNH XÁC-CHẤT LƯỢNG-ĐÚNG PHÁP LUẬT”
- Công tác giám sát thi công trong quá trình xây lắp công trình nhằm mục đích đảm bảotránh các sai phạm kỹ thuật, đảm bảo việc thi công đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt,đúng theo các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các quy định antoàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình
- Việc giám sát được tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên liên tục, đảm bảocông tác đúng ngay từ đầu
- Phạm trù công việc giám sát là giám sát thi công phần thô công trình bao gồm :
+ Giám sát phần móng, sàn tầng hầm, khung-sàn bêtông cốt thép chịu lực ngôi nhà, giám sát phần xây tô, sơn bả công trình (trừ phần hoàn thiện nền, điện, nước)
+ Đi đường dây đường ống điện, cấp thoát nước, kỹ thuật, không bao gồm lắp đặt thiết
bị cho công trình
+ Giám sát thi công phần Chống sét, PCCC, Hệ thống hạ tầng cấp-Thoát nước,Điện chiếu sáng bên ngoài công trình
+ Giám sát công tác An toàn lao động-PCCC-Vệ sinh môi trường
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Thời gian phụ trách công tác giám sát kỹ thuật
- Kể từ khi khởi công đến khi hoàn tất phần thô công trình
- Thời gian trực tiếp tại công trường :
+ Thời gian làm việc giờ hành chánh được quy định sáng từ 7h30 – 11h30 chiều từ 1h30 – 5h30
+ Ban đêm, chủ nhật, ngày lễ tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư và tiến độ thi công củanhà thầu, tư vấn giám sát sẽ làm việc thêm giờ nhưng phải được báo trước tối thiểu 1ngày và sẽ được tính vào chi phí phát sinh làm tăng ca
2 Địa chỉ văn phòng Giám sát
a) Tại công trường : Văn phịng ban QLDÁ-Tâynguyên Plaza
b) Cơ quan chủ quản : Phịng Kỹ thuật-Quản lý dự án Cơng ty
Số 8(lầu 3) Lê Duẩn, Quận I Thành phố Hồ chí Minh
ĐT : 8225385/805
Trang 33 Số lượng kỹ sư giám sát phụ trách công trình
a) Trực tiếp và thường xuyên tại công trường
+ Thi công phần tầng hầm (tường chắn, sàn tầng hầm) : 01 kỹ sư xây dựng
+ Thi công phần thân ( Từ tầng trệt- đến tầng 17) : 01 kỹ sư xây dựng
+ Thi công phần điện, nước, chống sét, chữa cháy… : 1 kỹ sư điện hoặc nướcb) Bán thường xuyên
+ Tổ trưởng giám sát điều hành chung : 1 kỹ sư
Ghi chú: tuỳ theo tiến độ và tình hình thi công cụ thể trên công trường đơn vị chủ quản
tư vấn giám sát sẽ bố trí nhân lực phù hợp theo thực tế, luôn bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc
III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG VIỆC GIÁM SÁT KỸ THUẬT
- Hướng dẫn các thủ tục pháp lý và giúp chủ đầu tư quản lý dự án căn cứ theo các điều lệvề quản lý đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hành theo nghị định số 16/NĐ -CP ngày07/02/2005 và điều lệ quản lý chất lượng số 209/QĐ - BXD ngày 16/12/2004 của Bộ XâyDựng và thông tư TT12/2005/TT - BXD, cụ thể là :
+ Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng
+ Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận
+ Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên liên quan
+ Lập và ghi nhật ký công trường
+ Lập báo cáo hàng tuần trình Chủ đầu tư trước ngày thứ Sáu, ngày 14&30 hàng tháng, về tình hình chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, các khó khăn trở ngại
của nhà thầu để kịp thời giải quyết
+ Nghiên cứu, góp ý kiến cho Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế các thiếu sót hoặc xétthấy không phù hợp với thực tế thi công của hồ sơ thiết kế kỹ thuật
+ Tham gia các cuộc họp giao ban hằng ngày, hàng tuần( thứ sáu), hàngtháng(15;30), giữa chủ đầu tư và nhà thầu, đóng góp các ý kiến chuyên môn kỹthuật để nâng cao chất lượng công trình, tránh những sai sót, hư hỏng, lãng phí vậttư
+ Soạn thảo các biểu mẫu, tham gia nghiệm thu khối lượng, chất lượng của từng hạngmục công việc, chuyển bước thi công
+ Soạn thảo các biên bản và tham gia nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu hoànthành công trình đưa vào sử dụng
+ Xác nhận khối lượng, chất lượng công việc, hạng mục trong bản yêu cầu thanh toáncủa Nhà thầu
+ Kiểm tra, đóng góp ý kiến cho Chủ đầu tư về các khối lượng và giá cả các hạngmục phát sinh
Trang 4+ Báo cáo cho Chủ đầu tư về công tác giám sát chất lượng công trình khi công trìnhhoàn thành đưa vào sử dụng.
+ Xác nhận họa đồ hoàn công và hồ sơ thanh quyết toán công trình
IV NỘI DUNG KIỂM TRA :
a Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng bao gồm :
- Có toàn bộ mặt bằng xây dựng hay từng phần theo tiến độ xây dựng theo Chủ đầu tư vàNhà thầu thi công thỏa thuận
- Có biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng và vệ sinh môi trường trong quá trình thi côngxây dựng
b Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của Nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dựthầu và hợp đồng xây dựng bao gồm :
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình đưavào công trường
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thicông xây dựng công trình
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựngphục vụ thi công xây dựng của Nhà thầu công trình
c Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế bao gồm :
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của Nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của cácphòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chứcđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu cấu kiện, thiết bị lắpđặt vào công trình trước khi đưa vào xây dụng công trình
- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình doNhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn sẽ thực hiện kiễm tra trực tiếp vật tư, vật liệuvà thiết bị lắp đặt vào công trình, kinh phí thực hiện theo quy đinh hiện hành
d Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm :
- Kiểm tra bản vẽ, biện pháp thi công của Nhà thầu thi công xây dựng công trình
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công xây dựngcông trình triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật kýgiám sát hoặc biên bản kiểm tra theo qui định
- Xác nhận bản vẽ hoàn công
- Tập hợp kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng bộ phận công trình giaiđoạn thi công xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thuhoàn thành hạng mục từng hạng mục công trình và hoàn thành công trình
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu đơn vị thiết kế điềuchỉnh
Trang 5- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình và công trình khi có nghi ngờ vềchất lượng, kinh phí thực hiện theo quy đinh hiện hành
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi côngxây dựng công trình
V CÁCH THỨC KIỂM TRA
1 Định vị công trình
Kiểm tra công tác đo đạc định vị các trục, cao độ căn cứ trên biên bản bàn giao mặt bằngcủa đơn vị thiết kế trên thực tế
2 Kiểm tra móng, sàn tầng hầm
a. Kiểm tra chất lượng công tác đào đất để thi công đài móng & sàn
- Yêu cầu nhà thầu dùng máy kinh vĩ xác định tim cột móng, cao độ đáy móng
- Kiểm tra đầm nén đất đáy móng sau khi đào đúng cao độ
- Xử lý trường hợp đất có ụ mối
- Xử lý trường hợp nước ngâm hoặc nước tù (nếu có)
- Kiểm tra biện pháp chống đỡ thành hố đào và biện pháp di chuyển đất đào
b. Kiểm tra chất lượng vật tư để đúc đài móng, kiểm tra chất lương đài móng
- Yêu cầu nhà thầu cung cấp các chứng chỉ kiểm nghiệm chất lượng vật liệu, tổ chức lấymẫu và chỉ định mẫu thử để nhà thầu mang đi thí nghiệm các loại vật liệu như :
+ Xi măng
+ Sắt xây dựng
+ Cường độ bê tông
+ Đá 1x2, cát xây dựng…
- Kỹ sư giám sát sẽ xem xét, so sánh các chỉ số đạt được với yêu cầu thiết kế, điều kiệnsách kỹ thuật, TCVN để quyết định cho phép sử dụng hay không
c. Kiểm tra chất lượng thi công đài móng
- Kiểm tra lắp đặt ván khuôn đúc
- Kiểm tra gia công và lắp đặt cốt thép
- Kiểm tra đổ bêtông
- Kiểm tra bảo dưỡng bêtông
d. Kiểm tra công tác an toàn lao động khi đổ bê tông móng
3 Kiểm tra ván khuôn khi lắp dựng
a. Kiểm tra vật liệu ván khuôn : (kích thước, chất lượng, sức chịu tải của tấm thanh bằng
gỗ thép, khung định hình)
Trang 6- Kiểm tra chất lượng lắp đặt : (độ phẳng, cao trình cấu kiện kích thước hình học, vị trí, mứcđộ vững chắc, kín, độ bám dính, đoạn nối …
- Đối với cấu kiện quan trọng, tãi lớn kỹ sư giám sát yêu cầu nhà thầu thiết kế chi tiết lắpđặt ván khuôn kèm theo thuyết minh để xem xét trước khi thi công
b. Kiểm tra tháo gỡ ván khuôn :
+ Gỡ theo thứ tự nghịch với lắp đặt
+ Không gây ứng suất đột ngột
+ Khi bêtông đạt cường độ >= 80 daN/cm2 (áp dụng cho cấu kiện sàn dầm và 48 giờsau khi đổ bêtông đạt cường độ 50 daN/cm2 cho cột, vách)
+ Đối với cấu kiện ovăng, congxon, tháo gỡ ván khuôn khi bêtông đạt tối đa theothiết kế
+ Đối với sàn nhà khi có tác động gia tải, cần chống phụ ở giữa nhịp đà và tâm nhịpsàn
+ Kiểm tra việc chất tải trên mặt sàn vượi quá tãi trọng thiết kế khi bêtông chưa đạtcường độ hoặc đã đạt 100%
4 Kiểm tra gia công lắp đặt cốt thép
a. Kiểm tra chất lượng vật tư :
+ Chủng loại xuất xứ đúng theo thiết kế và yêu cầu trong hồ sơ mời thầu
+ Kiểm nghiệm mẫu (3 tổ mẫu, mỗi tổ 3 thanh dài 0.6m cho mỗi chủng loại Þ)
+ Lưu mẫu đối chứng (1 tổ mẫu)
+ Xem xét kết quả thử nghiệm về kéo đứt và nóng chảy phù hợp với yêu cầu thiết kế
b. Kiểm tra chất lượng gia công cốt thép :
+ Thép phải được gia công bằng cơ giới
+ Thanh thép phải sạch, không dính dầu mỡ, bùn đất
+ Kích thước Þ và chiều dài đúng thiết kế, các thanh bị bẹp, giảm tiết diện không vuợtquá 2% đường kính, thẵng không cong vẹo
+ Sai số kích thước khi gia công được chấp thuận theo định mức sau khi kiểm tra theotừng lô hàng 100 thanh
+ Đối với lưới thép hàn kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn quy phạm hiện hành,Tiêu chuẩnViệt nam TCVN 267 : 2002
c. Kiểm tra chất lượng lắp đặt cốt thép:
Căn cứ theo yêu cầu thiết kế, nối liên kết cốt thép bằng phương pháp hàn hoặc buộc.+ Liên kết hàn : (áp dụng đối với thép gân)
+ Đối với thép chủ cột, đà : hàn liền >= 5D, hàn chấm điểm >= 10D
+ Đối với thép sàn < Þ 10, hàn tất cả các điểm giao nhau ở 2 hàng chu vi ngoài, khuvực ở giữa hàn xen kẽ các điểm giao nhau
+ Liên kết buộc :
+ Các mối buộc phải chắc chắn
Trang 7+ Không nối ở những khu vực chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
+ Chiều dài xấp nối các thanh được áp dụng tùy theo vùng chịu lực (đối với thép gân cán nóng) dầm + tường >=40D, cấu kiện khác >=30D (vùng chịu kéo), đầu có móc
>=20D, không có móc >=30D (vùng chịu nén)
+ Ở các vị trí khác ngoài vị trí chịu lực quan trọng, trong cùng một mặt cắt ngang, đốivới thép gân số thanh được phép nối <= 50%, <= 25% đối với thép trơn
+ Tối thiểu 3 vị trí được buộc tại mỗi đoạn nối
+ Liên kết thép đai và thép chịu lực được buộc 100% điểm tiếp giáp, hàn 50% điểmtiếp giáp
+ Thanh nối thép cột phải được bẻ cổ chai để đồng trục (nhất là ở vị trí 4 thanh góc).+ Bảo đảm khoảng cách cốt thép và ván khuôn
+ Đối với lưới thép hàn kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn quy phạm hiện hành,Tiêu chuẩnViệt nam TCVN 267 : 2002
+ Cục kê bằng vật liệu thích hợp, (bằng vữa hoặc bêtông đá mi) có mác bằng với mácbêtông
+ Khoảng cách đặt cục kê <= 1m, chiều dày cục kê (chiều dày lớp bảo vệ cốt thép) >=2.5 cm và < 5 cm tùy theo chiều dày cấu kiện do thiết kế quy định
- Kiểm tra mức độ chuyển vị cốt thép trong quá trình đổ bêtông:
+ Kỹ sư giám sát yêu cầu cần bố trí công nhân giám sát trong quá trình đổ bêtông đểsửa chữa các thanh thép bị chuyển vị (nhất là vùng có thép mũ gia cường)
+ Sai số cho phép trong quá trình lắp đặt được qui định tại bảng phụ lục 9 TCVN 4453– 1995
Khi có sự thay đổi về kích thước, qui cách cốt thép phải được sự chấp thuận của đơn vị thiết kế /hoặc Chủ Đầu tư bằng văn bản, và theo đúng quy định hiện hành về quản lý
chất lượng công trình XDCB
5 Kiểm tra công tác bê tông
a. Kiểm tra chất lượng vật tư
+ Kiểm tra chất lượng, chủng loại ximăng (TCVN 2682 - 92)
+ Chủng loại, Mác ximăng phải được thiết kế và Chủ đầu tư chấp thuận
+ Ximăng phải được bảo quản tối thiểu 90 ngày kể từ ngày sản xuất
+ Ximăng phải tốt, khô, rời, không đóng cục, không ẩm uớt…
+ Kiểm tra chất lượng cát (TCVN 1770 - 86)
+ Cát sử dụng cho bêtông phải là cát vàng hạt lớn, sạch, không lẫn tạp chất
+ Kiểm tra chất lượng đá 1x2 (TCVN 1771 - 86)
+ Đá dăm phải sạch, không lẫn bùn, đất, tạp chất,
+ Đối với bản bêtông không có cốt thép, hạt lớn nhất phải <= ½ chiều dày bản
+ Đối với BTCT, hạt lớn nhất phải <= ¾ khoảng cách thông thủy các thanh và <=1/3chiều dày của bản
Trang 8+ Khi dùng máy trộn có thể tích <=0.8m, đá dăm có hạt lớn nhất <=80mm.
+ Khi bơm bêtông trộn sẵn bằng ống vòi voi, hạt lớn nhất của đá dăm <=1/3 của Þống
+ Kiểm tra chất lượng nước để trộn và bảo dưỡng bêtông : (TCVN 4506 - 87)
+ Nước phải sạch, trong, không lẫn tạp chất và các tạp chất và các chất hóa học khác.+ Nếu nghi ngờ về chất lượng nước cần phải được kiểm tra các thành phần hóa học(chỉ số được chấp nhận):
Trọng lượng muối : <= 3500mg/l
b. Kiểm tra các chất lượng phụ gia thêm vào bêtông :
+ Các loại phụ gia thường được sử dụng :
Phụ gia đông cứng nhanh (rút ngắn thởi gian tháo dỡ ván khuôn)
Phụ gia hóa dẻo (sử dụng cho bêtông thương phẩm)
Phụ gia chống thấm (bêtông tầng mái, đáy thành hồ nước, vách, sàn tầng hầm…)+ Khi sử dụng chất phụ gia vào bêtông phải được sự chấp thuận của đơn vị thiết kếbằng văn bản nếu không được đề cập trong thiết kế và ĐKS kỹ thuật
+ Kiểm tra thiết bị, phương tiện thi công bêtông :
c. Đối với bêtông trộn tại chỗ
+ Kiểm tra khối lượng vật tư ximăng, cát, đá, nước tại chỗ > khối lượng tương ứng đốivới khối tích bêtông phải đổ theo thời điểm
+ Kiểm tra số lượng và chất lượng các thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác thicông (máy trộn, vận chuyển, đàm dùi, hệ thống điện, ánh sáng )
d. Đối với bê tông thương phẩm
+ Kiểm tra số lượng chất lượng bơm cầu, bơm ngang tùy theo khối tích bêtông đổ theothời điểm
+ Kiểm tra vị trí đặt bơm, vị trí đường ống và ống vòi voi tại cuối đường (ống được lắpđặt phải vững chắc, kín, đủ chiều dài, cao đến nơi đến nơi đổ, không trở ngại chocông tác khác )
e. Đối với trộn tại chỗ :
+ Kiểm tra định mứùc cấp phối (tùy theo mác được qui đổi ra thùng hoặc xô có sẵn,được ghi trên bảng đặt tại khu vực máy trộn)
+ Kiểm tra định mức cấp phối và thời gian trộn
+ Kiểm tra độ sụt tùy theo nhiệt độ ngoài trời và cấu kiện đổ, trộn tại chỗ hay trộn tạinhà máy
+ Kiểm tra vận chuyển đến nơi đổ (dùng dụng cụ, phương tiện hợp lý để tránh phântầng)
+ Kiểm tra thời gian lưu bêtông (tùy theo nhiệt độ, thời tiết, phụ gia với nhiệt độ từ 20
Trang 9– 30c thời gian lưu bêtông = 45 phút và khoảng cách vận chuyển < = 200 m).
f. Đối với bêtông thương phẩm
+ Kiểm tra phiếu giao hàng của từng xe (để đánh giá tỷ lệ cấp phối, thời gian lưu mẫu,khối tích từng xe…)
+ Kiểm tra đo độ sụt (slump) từng xe để so sánh với độ sụt qui định, tùy theo thời tiết,nhiệt độ để điều chỉnh
+ Kiểm tra lấy mẫu thử nghiệm :
Đối với bêtông khối lớn <= 1000m3 trong một khối đổ, cứ 250m3 lấy một tổ mẫu(3 viên)
ĐốI với móng lớn có khối đổ 50m3 hoặc nhỏ hơn vẫn lấy một tổ mẫu (3 viên)
Đối với khung sàn cột của của công trình cứ đổ 20m3 lấy một tổ mẫu, tuy nhiênmỗi lần đổ có cấu kiện khác nhau, thời gian khác nhau, khối đổ <20m3 vẫn phảilấy một tổ mẫu
g. Kiểm tra và đầm đổ bêtông
+ Đổ liên tục đến khi hoàn thành một kết cấu
+ Chiều cao rơi của bêtông phải < 1.5m và thẳng đứng
+ Không dùng đầm dùi dịch chuyển bêtông và tác động lên cốt thép
+ Chiều dày lớp bêtông đổ xong phải >= chiều dày thiết kế
+ Kiểm tra và sửa chữa lớp thép bị chuyển vị trong quá trình đổ để bảo đảm chiều dàylớp bêtông bảo vệ thép
+ Kiểm tra thường xuyên suốt trong quá trình đổ bêtông mức độ an toàn của vánkhuôn, cây chống, chảy nước, biến dạng…
+ Các biện pháp che chắn khi trời mưa, ánh sáng đầy đủ, dự trù hệ thống điện dựphòng
+ Kiểm tra đầm bê tông bằng đầm dùi (sử dụng Þ đầm dùi thích hợp cho từng cấukiện), đầm dùi được đặt thẳng đứng, nếu là bê tông đổ từng lớp thì phải được cắmsâu vào lớp trước 10mmm
+ Nếu cần đầm lại thì phải sau 1.5 – 2 giờ sau khi đầm lần 1
+ Kiểm tra việc xử lý mặt bêtông đã đổ xong (phẳng, không đọng nước, gồ gề, lòiđá… )
+ Chiều dày lớp đổ từ 20 – 40 cm tùy theo cấu kiện
h. Mạch ngừng bê tông
+ Giới hạn tối đa việc sử dụng mạch ngừng trong cùng một kết cấu
+ Mạch ngừng đặt tại vị trí lực cắt và momen uốn nhỏ nhất, vuông góc với phươngtruyền lực nén vào kết cấu
i. Mạch ngừng cho cột
+ Mặt trên của móng
+ Mặt dưới của dầm
Trang 10+ Mạch ngừng cho sàn + đà có kích thước lớn, liền khối, đặt tại vị trí dưới bản sàn 2cm– 3cm.
+ Hướng đổ song song dầm phụ, mạch ngừng đặt tại vị trí 1/3 nhịp dầm phụ, hướng đổsong song với dầm chính, mạch ngừng đặt tại vị trí ¼ nhịp khoảng dầm và sàn
j. Bảo dưỡng bê tông
+ Bảo dưỡng bêtông trong thời gian ninh kết rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớnđến khối lượng bê tông thành phẩm
+ Biện pháp bảo dưỡng bằng độ ẩm là (TCVN 5592 - 91)
+ Thời gian bảo dưỡng tùy theo nhiệt độ ngoài trời từ 3 ngày đêm tới 6 ngày đêm.+ Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động cơ học như : rung, đập, đặt các tảitrọng lớn lên cấu kiện
k. Kiểm tra kết quả thử mẫu bêtông
+ Xem xét số liệu mẫu, cấu kiện, thời gian đổ của mẫu có kết quả với mẫu đối chứng.+ Kết quả nén mẫu sau 7 ngày (đạt >= 70%)
+ Kết quả nén mẫu sau 28 ngày (đạt >= 100%)
+ Kết quả mẫu của cấu kiện không đạt yêu cầu sau 28 ngày <98% cần phải có sự chấpthuận của thiết kế hoặc xác định lại kết quả bằng các biện pháp khác : nén tiếp vớimẫu đối chứng, bắn súng tại chỗ, hoặc siêu âm
6 Kiểm tra công tác xây
a. Kiểm tra vật liệu xây
+ Kích thước, chất lượng, chủng loại, xuất xứ kèm theo chứng chỉ kiểm nghiệm hoặcchứng chỉ kỹ thuật của nơi sản xuất căn cứ theo yêu cầu điều kiện sách kỹ thuật,mẫu được quyết định của Chủ đầu tư phê duyệt
+ Kiểm tra chất lượng của các thành phần cấp phối vữa xây (cát trung, ximăng, nước)
b. Kiểm tra phương tiện, thiết bị phục vụ công tác xây
+ Dụng cụ cầm tay, giàn giáo, thước nivo, dây léo, máng chứa vữa, máy cắt gạch
c. Kiểm tra chất lượng thi công xây : (xây tường 100, 200, xây theo khối > 200)
+ Kiểm tra búng mạch trục: (theo ranh giới của hoạ đồ thiết kê’)
+ Kiểm tra câu dây lèo : (theo 2 phương ngang và đứng)
+ Kiểm tra xây liên kết tường – tường, tường – cấu kiện bêtông (mỏ gạch, râu thép hồdầu … )
+ Kiểm tra câu ngang tường>= 200: (xây 4-5 lớp dọc gạch ống, xây câu ngang một lớpgạch đinh hoặc rải lưới thép trên lớp vữa mặt, 2 đầu lưới câu đinh thép vào 2 cột )+ Kiểm tra cấp phối vữa, độ ẩm vữa, đồng đều vữa
+ Kiểm tra chiều dày, độ chặt lớp vữa xây
+ Kiểm tra độ thẳng vạch vữa, độ phẳng mặt xây
+ Kểm tra chất lượng vữa thu hồi (sau 2h phải được hủy bỏ)
+ Kiểm tra mạch ngừng xây : (mỗi đợt xây không cao quá 1.5m khi vữa chưa đông
Trang 11cứng, không tác động vào khối xây…).
+ Bảo dưỡng khối xây : (khi trời quá nóng > 35 0c hoặc trời mưakhi mới vừa xây cầnphải phun nước, che phủ bằng bạt…)
7 Kiểm tra công tác tô
+ Kiểm tra vữa tô : (trộn khô bằng máy, cấp phối, độ ẩm…)
+ Kiểm tra vệ sinh và độ ẩm mặt tô (không quá tô, tưới nước trước 5 phút, không dínhchất bẩn, vữa chết còn lại ở mạch xây… )
+ Kiểm tra độ thẳng, phẳng bằng thước (gắn cục gém trước khi tô)
+ Kiểm tra chiều dày cục ghém để ấn định số lớp tô theo từng theo từng khu vực(chiều dày mỗi lớp <= 1.5cm) và thời gian chờ khô của mỗi lớp
+ Kiểm tra mặt tô khi hoàn thành (không cháy, nứt chân chim đo vữa ướt không dợnsóng do chà bay hoặc thước)
+ Kiểm tra lớp hồ dầu liên kết giữa lớp vữa tô và mặt cấu kiện bê tông (trát đến đâu tôvữa đến đó, vì hồ dầu trét quá lâu bị chết giảm độ bám dính)
8 Kiểm tra công tác ốp lát
a. Kiểm tra vật tư sử dụng
+ Đúng chủng loại, qui cách xuất xứ, màu sắc và các điều kiện kỹ thuật khác được quiđịnh của Chủ đầu tư, thiết kế và phù hợp với mẫu đối chứng được chọn
b. Kiểm tra chất lượng thi công ốp lát
+ Kiểm tra chất lượng và vệ sinh nền hạ trước khi triển khai lát, ốp (phẳng, sạch vữachết hoặc chất bẩn … gặp trường hợp khuyết tật của của bêtông quá lớn cần phải bùphẳng bằng bê tông cùng Mác)
+ Kiểm tra cấp phối và chất lượng vữa lát (đủ Mác, trộn đều, độ ẩm, thời gian sửdụng… )
+ Kiểm tra việc thiết lập trục, cao trình viên gạch, đá ốp lát đầu tiên (hoặc tổ 4 viên)để phù hợp với yêu cầu thiết kế
+ Kiểm tra chiều dày lớp vữa ốp lát (2 – 3 cm) nếu quá mỏng phải hạ mặt cấu kiện,quá dày phải tô bù nhiều lớp
+ Kiểm tra độ chặt, độ bám dính của gạch, đá ốp lát (nếu là gạch ceramic, đá granitphải có 1 lớp hồ dầu ở mặt đáy để tăng độ bám dính, vữa phải đầy toàn bộ mặt tiếpxúc)
+ Kiểm tra joint gạch khi lát xong (thẳng, phẳng, đều nhất là điểm 4 góc cạnh giaonhau, vệ sinh trước khi chà joint)
+ Kiểm tra joint (đầy, liền, sắc mép…)
+ Kiểm tra mặt gạch khi ốp, lát xong (không xước, chênh góc, phẳng mặt, joint thẳng,đều, không bộp, độ bám dính tốt…)
9 Kiểm tra công tác sơn
a. Kiểm tra vật tư
+ Kiểm tra chủng loại, chất lượng, mã hiệu, màu sắc, xuất xứ của sơn, bột trét (kèm
Trang 12theo chứng chỉ kỹ thuật và bản màu của nhà sản xuất, mẫu sơn thử được chấp nhậnđể làm mẫu đối chứng )
b. Kiểm tra dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác sơn
+ Oáng lăn cọ sơn, máy mài, máy thổi cát, máy phun sơn
c. Kiểm tra chất lượng thi công sơn
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng mặt cấu kiện được sơn (lưu ý các khu vực lõm,nghiêng, lệch…)
+ Kiểm tra vệ sinh và độ ẩm mặt sơn
+ Qui định và kiểm tra số lớp trét, chiều dày mỗi lớp trét, thời gian chờ khô mỗi lớp.+ Kiểm tra hoàn thiện lớp trét sau khi sau khi xử lý lần 1 (phẳng, thẳng, cạnh, góc,nách tiếp giáp, nứt chân chim… bằng thước hoặc đèn chiếu)
+ Kiểm tra lăn sơn lót và xử lý lớp trét lần 2
+ Kiểm tra vệ sinh, độ ẩm mặt sơn trước khi lăn sơn hoàn thiện lớp 1, hoàn thiện lớp 2.+ Kiểm tra chiều dày chất lượng mặt sơn hoàn thiện, cạnh tiếp giáp giữa mặt sơn vàcấu kiện khác
10 Kiểm tra công tác gia công, lắp dựng cửa
a. Cửa sắt
+ Kiểm tra chất lượng vật tư : (cường độ thép, chiều dày thép tấm, kích thước hình học,thép L, thép hộp, khuyết tật…)
+ Kiểm tra kích thước hình học khuôn cánh…
+ Kiểm tra chất lượng liên kết và mức độ tinh xảo
+ Kiểm tra xử lý mặt thép và sơn lót (không díonh dầu mỡ, chất bẩn, không gồ ghề,sơn lót đủ lớp tại các vị trí che khuất)
+ Kiểm tra lắp dựng (đúng vị trí, vững chắc của các điểm neo khuôn và tường, thẳng,phẳng, độ hở giữa cánh, khuôn và nền, độ chính xác và nhạy của bản nề, khoá, bánh
xe đỡ, trượt của cửa kéo…)
b. Cửa nhôm
+ Kiểm tra vật tư : (đúng chủng loại xuất xứ, màu sắc, qui cách theo thiết kế đã đượcchấp thuận kèm theo cứng chỉ kỹ thuật của nhà sản xuất)
+ Kiểm tra chất lương thi công
Kiểm tra thiết bị, máy móc gia công tại xưởng hoặc hiện trường
Kiểm tra mức độ vững chắc của mối liên kết (khít, phẳng, thẳng, vuông góc)
Kiểm tra độ hở, chính xác của cánh, khuôn, bản lề, khóa, móc chốt, door closer