Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh lớp 6 trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh lớp 6 trường THCS & THPT Huỳnh Văn Ngh
1/ Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, giáo dục là một vấn đề lớn trong xã hội, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ Nó được toàn xã hội quan tâm và đang hết sức quan trọng, bức thiết trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cũng như Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai đổi mới, cải cách chương trình giảng dạy và phương pháp học tập ở nhiều bộ môn, trong đó môn Tiếng Anh cũng được xem là bộ môn chính ở tất cả các khối lớp
Khi nhận định môn Tiếng Anh là môn chính, chúng ta tự hỏi tại sao? Có lẽ có nhiều lý do Một trong những lý do lớn nhất đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời mở cửa, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, đã làm cho nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp xã hội ngày càng cao Tất cả mọi người nhận ra rằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là cái vốn cần có để sống và làm việc trong thời đại mới Sau tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh rất cần thiết trong giao tiếp hằng ngày, trong nhiều lĩnh vực như buôn bán, đọc sách báo nước ngoài, tìm việc làm trong các công ty do nước ngoài đầu tư Với nhu cầu đó việc học tiếng Anh trở thành một phong trào rộng khắp Để đáp ứng được các vấn đề trên, bản thân người học phải có một vốn kiến thức vững vàng, các kỹ năng phải thành thạo, đặc biệt là kỹ năng nghe Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp Và tôi nghĩ rằng chúng ta cần rèn luyện kỹ năng nghe cho các
em khi mới vừa học tiếng Anh Chính vì thế, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cho học sinh lớp 6 trường THCS &THPT Huỳnh Văn Nghệ”.
Trang 2II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1/ Thuận lợi :
Được sự chỉ đạo động viên của ban giám hiệu nhà trường, sự năng nổ nhiệt tình của một số giáo viên trong tổ, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và sự ham học của học sinh đã thúc đẩy chúng tơi tìm tịi , suy nghĩ để đến với đề tài này
2/ Khĩ khăn :
Trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ chúng tơi thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa Học sinh hầu hết là con em của gia đình làm nơng, điều kiện kinh tế cịn rất nhiều khĩ
khăn cho nên chất lượng đầu vào thấp, rất yếu mơn Tiếng Anh mà đặc biệt là phần đọc hiểu.
3/Số liệu thống kê:
Số liệu thống kê qua năm trước khi thực hiện đề tài này : tài này :
III/ NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1/ Cơ sở lý luận:
- Thực hiện Chỉ thị 40/CT-TƯ của ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng độ ngũ giáo viên trong giai đoạn 2006 – 2010 và thực hiện
nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” kết hợp với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Ngay từ đầu năm học Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UNBD tỉnh ra Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, nhấn mạnh nhiệm vụ thực hiện các cuộc vận động trong toàn Ngành Giáo dục mà trước hết đối với cán bộ giáo viên - học sinh, đồng thời kêu gọi các ngành, các cấp và toàn xã hội phải tạo
ra sự đồng thuận ủng hộ giám sát Ngành Giáo dục thực hiện các cuộc vận động có kết quả
- Ngay trong lễ khai giảng, nhà trường đã tổ chức lễ ký kết giáo ước thi đua và
cam kết thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung mà
Ngành đã đề ra, kiểm tra đánh giá thực chất trình độ học sinh đầu năm học ở tất cả các khối lớp để đề ra nhiệm vụ cụ thể trong việc giảng dạy, đặc biệt là giúp đỡ học sinh yếu kém trong đó có bộ môn mà mình phụ trách
2/ Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay Ngành Giáo dục Đào tạo luôn được Đảng – Nhà nước, các ngành, các cấp, các tầng lớp xã hội quan tâm một cách đặc biệt vì là nơi đào tạo những con người có tri thức, có tài năng, nắm vững khoa học kĩ thuật để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế Cho nên ở các trường phổ thông đã có rất nhiều cố gắng trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho học sinh, nhằm trang bị
Trang 3cho các em có vốn ngoại ngữ, sẵn sàng trở thành những người có tri thức trong một đất nước hội nhập
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng này, Sở Giáo dục Đào tạo, Phòng Giáo dục Vĩnh Cửu, trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều chuyên đề, cùng các lớp tập huấn về: đổi mới phương pháp giảng dạy-nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh… Đây là những cơ sở ban đầu để bản thân tôi luôn tìm tòi – nghiên cứu phấn đấu không ngừng để nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục Về phía Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích giáo viên đọc-tìm hiểu-tham khảo sách báo; dự hội thảo-hội nghị chuyên đề-hội giảng-dự giờ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh Học sinh bước đầu đã có ý thức và có nhiều cố gắng nỗ lực và tích cực hơn trong việc học tập bộ môn Tiếng Anh
Theo sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục thì trong một tiết dạy ngoại ngữ cho học sinh, cũng như qua các bài kiểm tra 1 tiết phải đạt được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy rằng học sinh không thể nghe được một thông tin nào dù dễ đến đâu cũng không hiểu và viết được Khi chấm bài khảo sát lần thứ nhất của các lớp phụ trách giảng dạy, tôi nhận thấy hơn 80% học sinh không có kỹ năng nghe, dẫn đến điểm thấp
Từ đó việc phổ biến, triển khai một số thủ thuật để giảng dạy kỹ năng này là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng bài làm của học sinh
3/ Nội dung vấn đề:
Cũng như các môn học khác, học ngoại ngữ cũng thực hiện theo trình tự các bước lên lớp, phải luôn vận dụng các phương pháp tốt để làm thế nào cho học sinh đạt chất lượng cao nhất Song học ngoại ngữ còn có khó khăn hơn so với các môn học khác Vì nó là môn học hoàn toàn mới lạ với các em học sinh, mới lạ về chữ viết, tiếng nói lẫn ngữ pháp Nó đòi hỏi người học phải nắm bắt được ý nghĩa và cách dùng ngôn ngữ đó Muốn vậy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức, thuộc bài trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, mà các em còn phải thực hiện một động tác tư duy, phán đoán, suy diễn, trừu tượng hóa, cụ thể hoá vấn đề Ngoài ra các
em còn phải biết vận dụng bài học vào cuộc sống Quá trình này có đạt hiệu quả hay
không một phần là do sự chỉ đạo của giáo viên Thường trong một tiết “Listening” rất thụ động, bởi vì các em luôn nghĩ “Listening” là chỉ rèn phát âm và lấy thông tin mà
thôi, chứ các em không hiểu đây là loại bài hết sức gần gũi với các em, các em thường gặp hằng ngày trong cuộc sống, báo chí, tranh ảnh… Nếu các em không có phương pháp nghe tốt thì các em không thể nào hiểu bài và tìm thông tin nhanh gọn được Chính vì vậy giáo viên phải luôn vận dụng những phương pháp tốt nhất để học sinh có được những tư duy phán đoán chính xác Từ đó để làm động cơ kích thích các
em học và thật sự thích thú trong học tập, tích cực xây dựng bài và có kế hoạch chuẩn
bị bài tốt trước khi đến lớp, đặc biệt là đối với học sinh yếu kém
Theo phương pháp này, giáo viên là người hướng dẫn, còn học sinh luôn luôn là người chủ động Chúng phải có những yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với
Trang 4nhau, thông qua nghe, nói, đọc Các kỹ năng này phải luôn hỗ trợ cho nhau, để các
em có thể hiểu và vận dụng tiếng Anh một cách chính xác và khéo léo
Các hoạt động đọc, nói sẽ được sử dụng tích cực để hỗ trợ và kiểm tra việc rèn luyện nghe hiểu, giúp cho rèn luyện kỹ năng này tốt hơn Mặt khác, học sinh sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp Quá trình này học sinh thể hiện qua bản thân tự mình chủ động và hoạt động thường xuyên trong toàn bộ chương trình học Như vậy một giờ lên lớp mới có ý nghĩa và bản thân học sinh cũng thích học, vì chính mình có thể nghe và nói được Tiếng Anh
Bất kỳ phương pháp nào cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó Trong quá trình giảng dạy ta có thể sử dụng nó một cách linh hoạt các phương pháp để làm sao cho học sinh nắm được ngữ liệu, đảm bảo kết quả cao, mà chủ yếu là các em học sinh yếu kém Các em rụt rè sợ nói, ngại phát biểu nên giáo viên phải chỉ dẫn một cách tế nhị, nhiệt tình sao cho các em thực hiện được giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các tiết học Để phương pháp này đạt hiệu quả cao, hay nói cách khác để các em học sinh yếu kém có một tiết học thoải mái, sôi nổi, hứng thú, ham thích học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài hay không là do sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp Khâu này rất quan trọng cho cả thầy lẫn trò Nếu tiết học mà có sự chuẩn bị bài hoàn hảo thì tiết đó sẽ đạt hiệu quả cao Là người chỉ đạo mọi hoạt động trong giờ học, nên giáo viên phải chuẩn bị tốt các thủ thuật, phương pháp để học sinh hiểu bài nhiều hơn, có thể trao đổi thông tin với nhau bằng ngoại ngữ
2/Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài
Trong một tiết dạy nghe để đạt được hiệu quả giáo viên và học sinh cần có các yêu cầu sau:
a) Giáo viên:
Muốn phát huy tính tích cực của các em học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo, hoàn chỉnh về mọi mặt như: tranh ảnh, hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ hướng dẫn, phân công cụ thể từng nhóm, từng học sinh những nhiệm vụ gì, những câu nói nào sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp học, phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống ngữ cảnh, ngữ liệu trong bài học Ngoài ra giáo viên còn phải xây dựng hệ thống tín hiệu nhất quán rõ ràng, để giúp học sinh vào nề nếp Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị các thủ thuật để dạy một đơn vị bài như: giới thiệu tình huống ngữ pháp cấu trúc từ vựng v.v… Thêm vào đó giáo viên cần tạo điều kiện giúp học sinh có điều kiện giao tiếp, thực hành trong lớp dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên, để kịp thời sửa chữa những sai sót về phát âm ngữ pháp, hoặc từ vựng Mỗi đơn vị bài đều có những thủ thuật riêng để giúp học sinh phân biệt được hành động, lời nói và vận dụng được ngữ liệu để giao tiếp Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị cả về những tình huống mà học sinh có thể hỏi thông qua bài học Để học sinh được mở rộng thêm kiến thức, hiểu biết thêm về nội dung bài, giáo viên cần phải có một hệ thống kiến thức cơ bản để có thể giải đáp những vướng mắc của học sinh
b) Học sinh:
Trang 5Vì đây là phương pháp giúp học sinh học tốt trong một tiết “Listening” nên
phần chuẩn bị của các em học sinh cũng rất quan trọng Các em phải chuẩn bị không chỉ từ mới, cấu trúc mà phải chuẩn bị những câu hỏi hoặc là các thông tin có liên quan đến bài học
Ví dụ : Các em học bài “Sports and pastimes” (Unit 12) các em phải chuẩn bị
và nghĩ đến các từ có liên quan đến thể thao và giải trí Điều này có nghĩa là học sinh dựa vào tựa bài để tự tìm ra một số từ chủ điểm mà có liên quan với nội dung bài, từ đó các em có thể nói được và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
Có chuẩn bị trước thì các em học sinh mới làm quen với ngữ liệu, tình huống trước để từ đó giúp các em khắc sâu một phần kiến thức ngay tại lớp Ở đây các em còn chuẩn bị tâùt cả các ngữ liệu từ, cấu trúc, tình huống mới đến hệ thống câu hỏi đặt
ra cho các bạn cùng nhóm, hoặc những phần không hiểu cho giáo viên Các em có thể hoạt động nhóm để cùng nhau tham khảo ý kiến, những câu hỏi chưa rõ, tự luyện tập câu hỏi, đặt câu qua hoạt động cặp
Sau khi khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh hoàn tất thì hoạt động thầy trò trong giờ học sẽ diễn ra hêùt sức linh hoạt, học sinh có thể mở rộng kiến thức trong đời sống hằng ngày
4 Tiến trình tiết dạy:
Để một tiết học “Listening” sôi nổi, linh động, học sinh cảm thấy thoải mái và
phát huy được khả năng giao tiếp của mình, thì giáo viên phải có một tiến trình dạy logich, rõ ràng, mạch lạc
a) Warm up:
Ở phần này mục đích là để tạo không khí hứng thú cho học sinh, để học sinh vào bài tự nhiên Tuỳ theo nội dung bài mà giáo viên có thể warm up khác nhau Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi hoặc hỏi một số câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học từ cũ đến mới Tránh trường hợp đặt câu hỏi quá dài, quá khó cho học sinh Trong trường hợp học sinh quá yếu giáo viên có thể cho học sinh dùng tiếng Việt để diễn đạt ý tưởng của các em, làm thế nào để các em có thể hiểu được nội dung hôm nay các em sẽ học về nội dung gì
b) Pre- listening:
Sau khi warm up ta trình bày từ mới, cấu trúc, có một số bài có rất nhiều từ,
vậy ta dạy từ nào và bỏ từ nào? Để học sinh không ngán học và quá dài Trường hợp này ta chỉ dựa vào tầng số, từ đó xuất hiện và từ có nhiều nghĩa ta có thể chọn những từ chủ điểm để dạy Khi dạy từ ta nên cho các em đặt câu với từ để các em hiểu cách dùng của từ đó trong giao tiếp, và biết nó được dùng trong tình huống nào Có thể dùng nhiều cách để dạy từ mới, chẳng hạn expla: dùng tranh, frash cards, real objecd, gesture, nation, situation để học sinh khắc sâu và nhớ từ lâu hơn sau khi dạy từ, song giáo viên kiểm tra lai bằng một số các trò chơi : “what and where”, “Rub out and remember”, “ Slap the board”, “Matching” v.v…
Sau khi kiểm tra từ giáo viên có thể cho học sinh vào bài nghe bằng cách hỏi các em một số câu hỏi có liên quan đến bài, hoặc cho các em một số câu về nội dung bài để các em hiểu rõ hơn về nội dung bài, đồng thời hướng các em tập trung vào việc học hơn
Trang 6c)While- listening:
Ở phần này giáo viên cho học sinh nghe băng để học sinh làm bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa Giáo viên mở máy cho học sinh nghe ít nhất là 3 lần, yêu cầu các em trao đổi kết quả với nhau để kiểm tra lại nội dung mà các em vừa được nghe Sau đó gọi các em đọc và viết lại kếtquả sau khi đã nghe
Đối với trường hợp học sinh quá yếu, ở phần này giáo viên có thể gợi ý các nội dung bài tập gần với kết quả bài nghe để giúp học sinh có thể tìm được nội dung dễ dàng hơn Phần này giáo viên nên cho học sinh hoạt động cá nhân và cặp
Giáo viên có thể sử dụng một số poster để so sánh kết quả của học sinh
Trang 7d) Post- listening:
Phần post là phần quan trọng, vì đây là phần mà các em phải vận dụng kiến
thức của mình vào thực tế cuộc sống hằng ngày Do đó giáo viên phải dùng một số thủ thuật để phát huy khả năng giao tiếp của các em như: “chatting, matching, true or false, gap fill ”
Qua phần này giáo viên cũng có thể phát hiện ra em nào chưa hiểu bài, chưa vận dụng kiến thức tốt, từ đó giúp các em, hướng dẫn các em một cách chi tiết hơn
e) Homework:
Ở bước này cũng rất quan trọng vì thế giáo viên chú ý dặn bài cho học sinh một cách cẩn thận Nội dung bài học tiếp theo là gì Các bài tập nào ở nhà cần phải làm Đối các lớp yếu giáo viên có thể cung cấp các câu hỏi bám sát nội dung mà các
em sẽ học ở tiết tiếp theo
Đối với một tiết học “Listening” giáo viên không nên chú trọng quá sâu đến
việc giải thích cấu trúc, mà chỉ nói cách vận dụng cấu trúc trong tình huống nào, để từ đó các em có thể hiểu được nội dung bài
Sau khi hoàn thành phần luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh tóm tắt nội dung bài bằng sự hiểu bài và ngôn ngữ riêng của mình Ở đây giáo viên nên khuyến khích học sinh nói về mình qua nội dung bài Nếu học sinh nói không được, giáo viên có thể gợi ý bằng cách đặt câu hỏi Phần này giáo viên nên cho các em làm việc tập thể ( nhóm ) có trách nhiệm giúp nhau và động viên nhau trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
Giáo án minh họa: Dạy tiết nghe (Unit 11: A3/ P 117)
Week: 23rd Unit 11: WHAT DO YOU EAT ?
Period: 67th Lesson 3: A3 / P.117 Date: 4/2/2008
@&?
I/ Aim:
Listening for specific information about quantifiers for food shopping Using
“How much/ How many ?”
II/ Language contents:
w Grammar: Review
w Vocabulary: Review
III/ Techniques:
Matching,Slap the board, Open Prediction, Chatting, Write-it-up
IV/ Teaching aids:
Cassette, tape
V/ Procedure:
Trang 8Teacher and students’ activities Content
- Teacher asks students to go to the board
and do exercise
- Teacher corrects their mistakes and
gives marks
- Teacher asks students to open and look
at the book at page 117 (A3)
- Teacher asks – students answer
- Then teacher asks students to ask and
answer the other pictures
- Teacher corrects their mistakes
- Then teacher calls 6 students to go to
the board Teacher divides them into 2
groups and guides them to play a game
- Teacher reads the words by VNese,
students run to the board and slap the the
words by English
- The team has many right words is
winner
- Teacher praises the winner
- Teacher explains request of A3
- Then teacher asks each student to make
a prediction
- Students guess to match the names of
the people with things they want
- Teacher plays the tape (3 times)
- Students listen and check their
predictions
- Teacher asks students to practice in
pairs, the in groups (compare their
predictions)
- Teacher calls some students to go to the
board and write their predictions
1 Warm up
w Technique: Matching
1 a tube of
2 a dozen
3 a bar of
4 a can of
5 a packet of
a eggs
b cookies
c toothpaste
d soap
e soda
Pre-Listening
- Review vocabulary:
Ex: picture a) T: What is this ? St: It’s a box of chocolates
w Technique: Slap the board
w Technique: Open Prediction
- Phuong à
- Ly à
- Mai à
- Nam à
2/ While-Listening
- A3/ P.117
St 1 St 2 St 3 Phuong
Ly
toothpas te
bo
chocolate se
soa
Trang 9- Then teacher plays the tape again.
- Teacher corrects exercise
- Students correct their predictions
-The teacher asks students to close the
books
- Teacher asks – students answer
- Students answer and write the answers
on the board
- Teacher corrects their mistakes and
give marks
- Teacher uses a small board
- Teacher guides students to prepare new
lesson
- Students take note
Mai Nam
Key:
- Phuong à d)
- Ly à e), a)
- Mai à b)
- Nam à c)
3/ Post- Listening
w Technique: Chatting
- Teacher’s questions:
1 What does Phuong want?
2 What does Ly want?
3 What does Mai want?
4 What does Nam want?
w Technique: Write-it-up
1 Phuong wants a tube of toothpaste
2 Ly wants a bar of soap and a box of chocolates
3 Mai wants a can of soda
4 Nam wants a packet of cookies
4/ Homework
- Review the lesson
- Rewrite the answers
- Prepare: B1, B3, B4 / P.119 – 120 Review: - Food and drink
- What would you like?
Kết quả so sánh:
a/ Điểm KSCL học kỳ I:
6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
40 40 41 38 37
12 22 24 27 25
10 13 10 9 3
9 4 4 1 5
9 1 3 1 4
b/ Điểm KSCL giữa học kỳ II:
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh ở HKII có tiến bộ rõ rệt:
Trang 10Lớp TSHS YẾU TB KHÁ GIỎI 6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
39 40 41 38 36
3 2 22 33 18
6 3 9 5 6
6 13 5 0 7
24 22 5 0 5