MỞ ĐẦUThí nghiệm cụ thể hóa được kiến thức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng và kỹxảo tiến hành thí nghiệm, nâng cao tính tích cực học tập, tạo hứng thú cho học sinh.Tuy nhiên, trên thực t
Trang 1
TIỂU LUẬN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG HÓA HỌC
ĐỀ TÀI
Người hướng dẫn : PGS.TS Bùi Thọ Thanh
Người thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
Lớp cao học : K23
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 4 1.1 Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên thông tin 4
1.2 Công nghệ giảng dạy 5
1.2.1 Lý thuyết và thực hành 5
1.2.2 Năm lĩnh vực cơ bản của công nghệ giảng dạy 5
1.2.3 Quy trình và tài nguyên 5
1.3 Dạy và học sử dụng công nghệ 6
1.4 Công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho quá trình dạy và học 6
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN TRÌNH DIỄN MICROSOFT POWERPOINT 8
2.1 Trình diễn trong giảng dạy hóa học 8
2.2 Microsoft powerpoint 8
2.2.1 Khái quát về powerpoint 9
2.2.2 Những yêu cầu cơ bản đối với trình diễn trong giảng dạy 9
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 10
3.1 Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học 10
3.2 Khái niệm thí nghiệm hóa học 10
3.3 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hoá học 11
3.3.1 Thí nghiệm là phương tiện trực quan 11
3.3.2 Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn 11
3.3.3 Rèn luyện kĩ năng thực hành 11
3.3.4 Phát triển tư duy, nâng cao lòng tin vào khoa học 12
3.3.5 Gây hứng thú cho học sinh 12
Chương 4 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ẢO BẰNG MICROSOFT POWERPOINT 14
4.1 Thiết kế mô hình thí nghiệm 14
4.1.1 Thiết kế dụng cụ thí nghiệm từ ChemDraw Ultra 8.0 14
Trang 34.1.2 Thiết kế dụng cụ thí nghiệm từ Chemwindow 15
4.1.3 Thiết kế mô hình thí nghiệm bằng chương trình ứng dụng Sience Teacher’s Helper .17
4.1.4 Thiết kế một số mô hình thí nghiệm bằng AutoShapes trong Microsofr Word 18
4.2 Các hiệu ứng thường dùng trong powerpoint thiết kế thí nghiệm 19
4.2.1 Hiệu ứng xuất hiện ( entrance) 19
4.2.2 Hiệu ứng đổi màu 22
4.2.3 Hiệu ứng biến mất 23
Chương 5 THỰC HÀNH THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25
5.1 Thí nghiệm điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm 25
5.2 Thí nghiệm điều chế thu etilen từ ancol etylic 27
5.3 Thí nghiệm tính tan của NH3 trong nước 28
5.4 Thí nghiệm phenol tác dụng với dung dịch Brom 30
5.5 Thí nghiệm đột sắt trong khí Clo 31
5.6 Thí nghiệm NH3 cháy trong oxi 33
5.7 Thí nghiệm khí etilen làm mất màu dung dịch Brom 34
5.8 Một số mô hình orbital lai tạo 36
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4MỞ ĐẦU
Thí nghiệm cụ thể hóa được kiến thức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng và kỹxảo tiến hành thí nghiệm, nâng cao tính tích cực học tập, tạo hứng thú cho học sinh.Tuy nhiên, trên thực tế thì các thí nghiệm hóa học không phải lúc nào cũng thực hiệnđược trên lớp, trong phòng thí nghiệm; đặc biệt là các thí nghiệm cháy, nổ, thoát khíđộc, tốn nhiều thời gian, … Trong những trường hợp đó, việc sử dụng phần mềm ứngdụng để thiết kế các thí nghiệm ảo là rất cần thiết Nhận thấy được tầm quan trọngcủa công nghệ thông tin đối với quá trình dạy học trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là
sử dụng phần mềm ứng dụng để thiết kế thí nghiệm ảo Vì thế, tôi đã chọn thực hiện
đề tài “ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế thí nghiệm ảo bằng Microsoft powerpoint trong dạy học hóa học” Kết quả của đề tài sẽ cung cấp thêm cho giáo
viên và những ai yêu thích môn hóa học có thêm tài liệu tham khảo hữu ích vào giảngdạy hóa học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT hiệnnay
Trang 5Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG TIN HỌC
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
1.1 Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên thông tin
Công nghệ giáo dục thường được mô tả là một thành phần của giáo dục nhằmgiải quyết các vấn đề có liên quan đến mọi phương diện học tập của con người thôngqua những quá trình phức tạp và tương hỗ Định nghĩa chính thức được AECT (hiệphội thông tin và công nghệ giáo dục) thông qua năm 1977 dài đến 16 trang và có thểđược tóm tắt như sau:
“Công nghệ giáo dục là một quy trình phức tạp, tích hợp bao gồm con người,thủ tục, ý tưởng, phương tiện và tổ chức để phân tích các vấn đề và đề xuất, thựchiện, đánh giá, và điều chỉnh cách giải quyết các vấn đề gồm mọi phương diện của sựhọc.”
Hiện nay không còn tranh cãi gì về việc liệu có nên hay không nên ứng dụngcông nghệ giáo dục mới trong trường học Hầu như mọi người đều đồng ý là học sinhphải tiếp cận được với máy tính, video và các công nghệ hiện đại khác Nhiều ngườicòn tin tưởng những công nghệ này là cần thiết vì khả năng sử dụng chúng là một đặcđiểm thiết yếu cho việc chuẩn bị nghề nghiệp Quan trọng hơn cả là ngày càng nhiềungười nghiên cứu khẳng định tiềm năng của công nghệ đối với những thành quả tốthơn có thể đạt được của học sinh
Việc đưa máy tính và các công nghệ khác vào trường học xảy ra cùng lúc với
ba thập niên nghiên cứu các khoa học về nhận thức, giúp chúng ta hiểu sâu thêmngười ta học như thế nào, đang dẫn đến việc đánh giá lại thực tiễn giảng dạy Từnhững nghiên cứu này người ta biết rằng kiến thức không phải được ghi nhận mộtcách thụ động, nhưng được người học kiến tạo một cách chủ động dựa trên các kiếnthức, thái độ và các giá trị đã biết Sự lệ thuộc vào một nguồn thông tin đơn độc, tiêubiểu là sách vở phải nhường chỗ cho việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau
Trang 6Do các công nghệ mới ngày càng dễ tiếp cận và rẻ dần đi, chúng ta dường như sẽ xúctác để đảm bảo cho các hướng mới trong dạy học một lần nữa có được chỗ đứng chắcchắn trong nhà trường.
1.2 Công nghệ giảng dạy
1.2.1 Lý thuyết và thực hành
Mỗi chuyên ngành đòi hỏi những căn bản kiến thức thông qua nghiên cứuhoặc kinh nghiệm, nhờ đó giúp hỗ trợ thực hiện Lý thuyết bao gồm các khái niệm,kiến tạo, nguyên lý và đề nghị, đóng góp vào nội dung kiến thức thức hành là sự ứngdụng kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề Thực hành cũng có thể đóng góp vào nềntảng kiến thức nhờ các thông tin có được từ thực nghiệm
Cả lý thuyết và thực hành trong công nghệ giảng dạy sử dụng rộng rãi các môhình thuộc hai loại: mô hình thủ tục, mô tả cách thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu,giúp liên hệ giữa lý thuyết và thực hành Mô hình nhận thức giúp hình dung các quan
hệ giữa các lĩnh vực nghiên cứu
1.2.2 Năm lĩnh vực cơ bản của công nghệ giảng dạy
Thiết kế, phát triển, ứng dụng, quản lý, điều hành là lượng giá là các thuật ngữ
để chỉ năm lĩnh vực cơ bản của công nghệ giảng dạy Mỗi chức năng này có phạm vi
và tính đơn nhất đủ để được xem như là những lĩnh vực khảo cứu độc lập
Trong đó, Lĩnh vực thiết kế là lĩnh vực lý thuyết quan trọng và rộng rãi nhấtcủa công nghệ giảng dạy
1.2.3 Quy trình và tài nguyên
Thuật ngữ này bao gồm các phần tử truyền thống của cá quy trình lẫn sảnphẩm trong định nghĩa
Quy trình là một chuỗi các thao tác hoặc hoạt động hướng về một kết quả nhấtđịnh
Trang 7Tài nguyên là các nguồn hỗ trợ học tập, bao gồm hệ thống trợ giúp, các tư liệu
và môi trường giảng dạy Lĩnh vực này phát triển từ sự quan tâm sử dụng các tư liệugiảng dạy và quy trình thông tin, nhưng tài nguyên không chỉ là các thiết bị và tư liệudùng trong quá trình dạy và học mà còn là con người, ngân sách và cơ sở vật chất.Nói tóm lại tài nguyên là tất cả những gì có thể có nhằm giúp cho mỗi cá nhân học vàhành tốt nhất
1.3 Dạy và học sử dụng công nghệ
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để công nghệ có thể giúp ích nhiều nhất chohoạt động học tập tích cực và có ý nghĩa? Trong một thời gian dài, công nghệ đượchiểu là công cụ để chuyển tải thông tin đến người học, quan niệm này cho rằng kiếnthức được chuyển từ thầy sang trò và có thể được thực hiện thông qua các bài họctrên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, băng hình, truyền hình, chương trình máytính… Như vậy, học sinh học từ công nghệ những gì đã chuẩn bị sẵn, tương tự cáchhọc sinh học từ thầy cô những gì thầy cô truyền đạt
Ngoài ra các hoạt động khác nhau thúc đẩy các tư duy khác nhau Nhớ một côngthức hóa học hay tính chất vật lý đòi hỏi một hình thức tư duy chắc chắn khác với yêucầu hiểu biết quan hệ cấu trúc – hoạt tính của một chất hóa học hay phương án nhằm
dự đoán và giải thích một hiện tượng quan sát Các hoạt động này có thể được thầy
cô và công nghệ giới thiệu và hỗ trợ, nhưng không nhất thiết đã gây ra tư duy nơingười học, nghĩa là không nhất thiết tạo nên sự học Vấn đề là công nghệ phải tạo nên
sự phấn khích và hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy tư duy của người học, nghĩa là hoạtđộng hóa người học, qua đó dẫn đến học tập Công nghệ có thể cổ vũ và hỗ trợ họctập nếu được được dùng như những công cụ và một trợ thủ tri thức, giúp người học tưduy
1.4 Công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho quá trình dạy và học
Ứng dụng tin học một cách có ý nghĩa trong quá trình dạy học đòi hỏi cácphương tiện tin học phải hỗ trợ việc dạy học, nghĩa là không thể xem chúng như
Trang 8những phương tiện truyền đạt như rất nhiều phần mềm trợ giúp giảng dạy dùng máytính (computer-assited instruction), bài học (tutorials), củng cố và luyện tập (drill-and-practice) đang lưu hành hiện nay Công nghệ thông tin nếu có vai trò thức đẩy vàđiều phối tư duy và xây dựng kiến thức, thông qua các nội dung sau:
Công cụ hỗ trợ việc xây dựng kiến thức
Phương tiện thông tin để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ học tập qua xâydựng kiến thức
Môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành
Môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi cộng đồng
Người đồng hành tri thức để hỗ trợ học tập qua phản ánh
Trang 9Chương 2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN TRÌNH
DIỄN MICROSOFT POWERPOINT
2.1 Trình diễn trong giảng dạy hóa học
Yêu cầu trình diễn, minh họa trong giảng dạy hóa học suốt một thời gian dàichỉ dựa trên các hình ảnh tĩnh trong sách cũng như bảng đen phấn trắng và các công
cụ cơ học trong giờ dạy Với sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn, người ta đãdần dần đưa vào phim đèn chiếu (slide), phim và băng video, máy chiếu giấy tronghay OHP (over-head projector),… Tất cả những phương tiện vừa nêu có những ưuđểm vượt trội so với các công cụ truyền thống, nhưng vẫn chưa tạo được hiệu quả cótính bước ngoặt vì vẫn là những phương tiện thụ động vì không tương tác được
Khả năng diễn tả và minh họa hóa học trên máy tính ngày càng tuyệt vời hơndẫn đến yêu cầu phải có phương tiện giúp trình diễn các nội dung ấy, không chỉ vớitừng người, trước màn hình máy tính cá nhân, mà còn có thể trình diễn trước một cửtọa đông người, trong một môi trường không có máy tính như lớp học, giảng đường,hội trường,… điều này được thực hiện với:
o Phần mềm trình diễn như Havard Graphics, Microsft powerpoint,…trong đó hiện nay rất phổ biến là microsft power point
o Phần cứng: phải có một máy chiếu dữ liệu với cường độ sángkhoảng 600 AINSI lumen, có thể chiếu lên màn phản quanghoặc tường trắng bất kỳ
Trong nội dung này chúng ta chỉ xét Microsoft powerpoint dotính đại chúng, linh hoạt và dễ sử dụng
2.2 Microsoft powerpoint
Microsoft powerpoint là một chương trình để trình diễn khá linh hoạt trong bộmicrosoft office, cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu minh họa trong giảng dạy,đặc biệt là những minh họa động rất cần thiết trong giảng dạy hóa học Microsoft
Trang 10powerpoint liên kết tốt với hầu hết các chương trình tự động cũng như có thể lưu lạidưới nhiều dạng, trong đó có dạng hypertext hay siêu văn bản.
2.2.1 Khái quát về power point
Powerpoint có nhiều tính chất giúp có thể sử dụng trong lớp học Dưới đây làmột số thuật ngữ được dùng trong phần này:
Slide: là những trang riêng lẻ của một tập tin trình diễn có thể ở dạng đen trắng hoặcmàu, có thể dùng với máy tính (có kèm theo máy chiếu,…)
Tài liệu phát cho người xem: là các slide được in dồn 2,3, hoặc 6 slde trên một trang.Cũng có thể ghi chú sẵn hoặc có chừa chỗ trống để người xem ghi chú thêm
Phác thảo: là phần hiển thị văn bản trong slide, có thể soạn thảo toàn bộ các văn bảntrong phần phác thảo này cũng như trong chính slide đang soạn…
2.2.2 Những yêu cầu cơ bản đối với trình diễn trong giảng dạy
Luôn nhớ rằng trọng tâm của chương trình trình diễn là cung cấp thông tin.Quá nhiều kỹ xảo sẽ làm mờ nhạt ý tưởng muốn chuyển đến người xem Sau đây làtóm lược một số lưu ý để thiết kế các slide thí nghiệm ảo có hiệu quả giúp đạt đượcmục tiêu giáo dục muốn có một cách lôi cuốn:
Luôn luôn nhớ nguyên tắc: đơn giản, rõ ràng
Tận dụng ưu thế multimedia của microsoftpowerpoint
Chọn đồ họa rất cẩn thận, chúng có thể trợ giúpđáng kể khả năng lĩnh hội của học sinh Ngược lại nếu không được chọnlưa phù hợp, chúng sẽ gây phân tán sự chú ý hoặc tạo ra quá trình tư duylệch lạc
Trang 11Chương 3 TỔNG QUAN VỀ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
Địa điểm học của HS không chỉ diễn ra trên lớp mà còn được thực hiện ở phòng
bộ môn, phòng học đa phương tiện, ở ngoài trường học…HS không chỉ thu nhậnthông tin trong sách giáo khoa mà còn qua sách tham khảo, các phương tiện thôngtin, phương tiện kĩ thuật (băng, đĩa, mạng internet) và tham gia các hoạt động chia sẻthông tin thu được
Các phương tiện dạy học được đa dạng hóa, không chỉ là phấn, bảng, sách vở…
mà còn dùng dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, mô hình, mẫu vật, biểu bảng, hình ảnh,băng hình, bản trong, máy chiếu, máy vi tính, phần mềm dạy học hóa học
Các thí nghiệm hóa học, phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận kiến thức và cả phương pháp
nhận thức Việc sử dụng phương tiện dạy học chứng minh cho lời giảng được hạn chếdần
3.2 Khái niệm thí nghiệm hóa học
Theo Từ điển Tiếng Việt NXB Khoa học Xã hội 1992, thí nghiệm có 2 nghĩa:nghĩa thứ nhất là “gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xácđịnh để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh; nghĩa thứ hai là
“làm thử để rút kinh nghiệm”
Trang 12Theo Đại từ điển tiếng Việt NXB Văn hóa thông tin 1999, thí nghiệm là “làmthử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh”
Như vậy, thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiện haytái hiện lại trong các điều kiện đặc biệt, trong đó con người có thể chủ động điềukhiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ cho những mục đích nhấtđịnh Thí nghiệm giúp con người loại bỏ những cái phụ, không bản chất để tìm ra bảnchất của sự vật hiện tượng Thí nghiệm giúp con người phát hiện ra những quy luậtcòn ẩn náu trong tự nhiên hoặc kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học
Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm thí nghiệm được giới hạn trong mộtphạm vi hẹp hơn là “thực hiện các phản ứng, quá trình hóa học phục vụ cho việc dạyhọc hóa học”
3.3 Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hoá học
3.3.1 Thí nghiệm là phương tiện trực quan
Thí nghiệm là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vaitrò quyết định trong quá trình dạy học hóa học T/N giúp HS chuyển từ tư duy cụ thểsang tư duy trừu tượng và ngược lại thông qua việc trực tiếp làm quen với các tínhchất lý hóa của các chất hóa học, từ đó hiểu rõ các quá trình hóa học, nắm bắt cáckhái niệm, định luật, học thuyết hóa học
3.3.2 Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn
Nhiều T/N rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ Chính vìvậy, T/N giúp HS vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống Khi quan sát T/N(tự mình hoặc GV làm) HS ghi nhớ các T/N, nếu HS gặp lại hiện tượng trong tựnhiên, HS sẽ hình dung lại kiến thức và giải thích được hiện tượng một cách dễ dàng
Từ đó HS phát huy được tính tích cực, sáng tạo và ứng dụng kiến thức nhạy béntrong những trường hợp khác nhau Như vậy, việc dạy học hóa học đã thực hiện đúngmục tiêu chung của giáo dục, đó là đào tạo những con người toàn diện về mọi mặt,hình thành những kĩ năng cần thiết, khả năng thích ứng trong mọi tình huống
Trang 133.3.3 Rèn luyện kĩ năng thực hành
Trong tất cả các T/N khoa học, đặc biệt là T/N về hóa học, nếu không cẩn thận
sẽ gây ra nguy hiểm có khi dẫn đến tử vong Khi thực hành T/N, HS phải làm đúngcác thao tác cần thiết, sử dụng lượng hóa chất thích hợp nên HS vừa tăng cường khéoléo và kĩ năng thao tác, vừa phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề Từ đó HS sẽ hìnhthành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, ngăn nắp, kiênnhẫn, trung thực, chính xác, khoa học, kĩ thuật,…
3.3.4 Phát triển tư duy, nâng cao lòng tin vào khoa học
Thí nghiệm giúp HS phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biệnchứng Đứng trước T/N, HS sẽ tăng cường sức chú ý đối với các hiện tượng nghiêncứu, tiến hành các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa
để rút ra kết luận đúng đắn Khi làm T/N hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiệntượng hóa học xảy ra, HS sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởngvào chính bản thân mình
3.3.5 Gây hứng thú cho học sinh
GV sử dụng T/N vào tiết học sẽ gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập.Nếu HS quan sát được những T/N hấp dẫn, HS sẽ muốn khám phá những T/N và tínhchất hóa học của các chất Để giải thích được các câu hỏi: làm thế nào để tự mìnhthực hiện được các T/N hấp dẫn? Tại sao các chất pư với nhau lại tạo ra được hiệntượng như vậy? Mình có thể sử dụng chất khác mà vẫn tạo ra được hiện tượng nhưtrên không? Từ đó HS sẽ tự mình đi tìm hiểu vấn đề chứ không phải đợi thầy cô nhắcnhở
Như vậy, cùng với lý thuyết, T/N hóa học có vai trò hết sức quan trọng trongnghiên cứu khoa học cũng như trong dạy học hóa học: Ai học hóa học mà chưa từnglàm T/N hoặc quan sát T/N thì có thể xem như chưa học hóa
Tuy nhiên, trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, không phải thí nghiệm nào cũng có thể được tiến hành, điều này có thể được lý giải bằng nhiều lý dó:
Có nhiều thí nghiệm độc hại không thể tiến hành trong lớp
Trang 14 Thời gian của một tiết học là 45 phút, quá hạn hẹp để có thể tiến hành cácthí nghiệm như mong muốn của giáo viên và học sinh.
Nhiều giáo viên mới ra trường năng lực còn hạn chế và chưa có nhiều
kinh nghiệm tiến hành thí nghiệm
Do điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường không có đủ
dụng cụ hóa chất
Do đó đôi khi phải sử dụng các thí nghiệm mô phỏng se giúp ích rất nhiều choquá trình dạy học
Trang 15Chương 4 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
TRONG THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM ẢO BẰNG
MICROSOFT POWERPOINT
4.1 Thiết kế mô hình thí nghiệm
Để thiết kế được một số mô hình thí nghiệm chúng ta cần sử dụng một số phầnmền ứng dụng trong hoá học đã biết như: chemdraw, chemwindow, Sience Teacher’sHelper… Ngoài ra còn có thể dùng chương trình Auto Shapes trong Microsoft Word
để tự thiết kế các mô hình
4.1.1 Thiết kế dụng cụ thí nghiệm từ ChemDraw Ultra 8.0
a Mô hình orbital phân tử và orbital lai hóa.
Để mở chương trình ta chọn: Start/ Programs/ ChemOffice 2004/ChemDraw Ultra 8.0 chương trình ứng dụng được mở ra
Vào “Tools” chọn “Orbitals” ta chọn orbital thích hợp cần thiết và tiến hành
vẽ, chúng ta có thể điều chỉnh kích cở thích hợp cho đối tượng vẽ, sau đó chúng ta có thể copy sang Microsoft PowerPoint để sử dụng
Hình 4.1 Các Orbital thường gặp
b Mô hình bình lóng, bình cầu, bình dung dịch
Tương tự ta vào “Tools” chọn “Templates/ Clipware, Part 1 hoặc Clipware,
Part2’’ Ta chọn các dụng cụ cần thiết như bình lóng, bình cầu, bình dung dịch Có
thể điều chỉnh kích cở cho phù hợp, ngoài ra ta có thể tô màu cho dung dịch sao cho thích hợp nhất
Ví dụ bình dung dịch là màu xanh Ta tiến hành như sau:
Trang 16Chọn bình dung dịch có màu đen vào “Object/ Ungroup” sau đó chọn phần
dung dịch và tô màu xanh tương ứng Để cho quá trình di chuyển được thuận lợi ta
nên “Group” các đối tượng lại với nhau
Để vào chương trình ứng dụng này ta thực hiện như sau: chọn “Start/
Programs/ Bio-Rad Laboratories/ Chemwindow” chương trình ứng dụng được mở ra
Trong trương trình ta chọn: “File/ Open/ Disk C/ Progam files/ Bio-Rad
Laboratories/ Chenwin/ Libraries/ LabGlas” để cho cửa sổ thư viện các dụng cụ thí nghiệm mở ra
Trong cửa sổ này có rất nhiều dụng cụ thí nghiệm như: bình cầu, phiểu lọc, giá
đỡ thí nghiệm, buret, đèn bunsen, chai, lọ… Tùy theo yêu cầu mô hình thí nghiệm mà
ta có thể lấy các dụng cụ đó ra để sử dụng Thao tác rất đơn giản chỉ cần dùng lệnh
copy để lấy dụng cụ, chỉnh sửa cho thích hợp rồi copy sang Microsoft PowerPoint để thiết kế
4.1.2 Thiết kế dụng cụ thí nghiệm từ Chemwindow
a Thiết kế ngọn lửa và đèn cồn
Trang 17Trong LabGlas ta chọn Bunsen Burner…như vậy ta được dụng mô hình ở bên
dưới (1), sau đó chúng ta thực hiện thao tác sau: “Arrange/ Ungroup” để lấy hình
ngọn lửa (2), nếu muốn ngọn lửa có màu tương ứng ta tô màu ngọn lửa Tiếp theo
muốn có đèn cồn và ngọn lửa ta chọn một bình cầu tương ứng (có thể dùng bình cầu
đã hướng dẫn ở trên) và ta ráp hình ngọn lửa và bình cầu lại với nhau như vậy ta có
được đèn cồn (3)
b Thiết kế bình phản ứng
Trong “LabGlass” ta chọn “Eye Dropper, Bo” (1) sau đó thực hiện như sau:
Chọn “Arrange/ Ungroup” và lấy phần bình phản ứng cần thiết Như vậy ngoài
lấy được bình phản ứng (2) còn lấy được ống nhỏ giọt (3)
Hình 3: Thiết kế ngọn lửa và đèn cồn
cồn(3)
(1) (2) (3)
Hình 4: Thiết kế bình phản ứng
Trang 184.1.3 Thiết kế mô hình thí nghiệm bằng chương trình ứng dụng Sience Teacher’s Helper.
Đây là một phần mềm chứa tương đối nhiều dụng cụ thí nghiệm và được liênkết với Microsoft Word Để vào chương trình ta chọn: “Start/ Programs/ ScienceTeachr’s Helper Demo/ Science Teachr’s Helper” chương trình xuất hiên
Để thiết kế các dụng cụ mô hình thí nghiệm ta chọn “Chem/ Show All” thì cácthanh công cụ sau sẽ xuất hiên: (1) Science Teachr’s Helper-Chem-Measure; (2)Science Teachr’s Helper-Chem-Other; (3) Science Teachr’s Helper-Chem-Case andCanal
Ví dụ Thiết kế ống nhỏ giọt
Vào chương trình đã hướng dẫn như trên trong thanh công cụ ta chọn biểu tượng ốngnhỏ giọt có màu ta tiến hành vẽ trên Word sẽ được hình ống nhỏ giọt (hình 6) Vớihình vẽ trên ta có thể tiến hành thao tác “UnGroup” để lấy phần dung dịch của ốngnhỏ giọt ra hay tô màu khác cho phần dung dịch
Ống nhỏ giọt có dung dịch (1); không có dung dịch (2),(3);
phần dung dịch (4); giọt dung dịch (5)
Trang 194.1.4 Thiết kế một số mô hình thí nghiệm bằng AutoShapes trong Microsofr Word
a Tạo dung dịch trong bình
Để thiết kế một bình phản ứng như hình bên dưới (1)
Ta thấy trong các phần mền ở trên đã giới thiệu đều không đáp ứng được yêu cầu, vì thế chúng ta phải biết linh động kết hợp để tạo được mô hình như đã yêu cầu
Để giải quyết vấn đề đặt ra chúng ta thực hiện như sau:
- Ta dùng chương trình đã hướng dẫn tạo bình phản ứng (2)
- Dùng AutoShapes vẽ các đoạn thẳng, chọn nét đứt sau đó Group lại ta được một môhình tương tự yêu cầu (3)
- Sau đó ta kết hợp hình (2) và (3) ta được mô hình yêu cầu (1)
b Thiết kế ống dẫn khí hình chữ U
- Vẽ một đường thẳng bằng “AutoShapes/ chọn đường thẳng/ nhắc chuột phải chọn Edit Points để uống công đường thẳng theo hình chữ U” Dùng lệnh copy để tạomột hình tương tự dùng chuột duy chuyển và Group hai hình này lại Chú ý phải điềuchỉnh hình vẽ cho thích hợp
Ống dẫn khí hình chữ U và ống dẫn khí đầu nhọn
Trang 204.2 Các hiệu ứng thường dùng trong powerpoint thiết kế thí nghiệm.
4.2.1 Hiệu ứng xuất hiện ( entrance)
a Cách tạo ngọn lửa cháy sáng liên tục
Tạo ngọn lửa và đèn cồn giống hình vẽ Chọn khối ngọn lửa
-Vào “Slide Show/Custom Animation/And Effect/ Entrance/More Effect/ Wipe/ chọn Ok”.
-Để được ngọn lửa cháy liên tục ta chọn khối ngọn lửa vào “Timing” hợp
thoại xuất hiện:
► Trong Timing chọn:
+ Start/ with previous
+ Speed chỉnh thời gian cho hiệu ứng (nhanh, chậm, vừa)
+ Repeat/ Untill end of slide / chọn OK.
b Cách tạo dung dịch (khí có màu) tăng lên.
Thiết kế một bình phản ứng như hình vẽ Sau đó dung lệnh Copy để tạo thêmmột bình phản ứng tương tự và tô màu cho bình và đặt lên hình còn lại Chọn khốihình có tô màu
Vào “Slide Show/Custom Animation/And Effect/ Entrance/ More Effect/ Wipe/ chọn Ok”
-Để điều chỉnh thời gian cho thích hợp và hiệu ứng tự dân lên ta chọn “Timing” hợp
thoại xuất hiện:
► Trong Timing chọn: