1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nguồn thu Ngân sách nhà nước từ vay nợ nước ngoài trong thời gian qua.doc

9 1,4K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 118 KB

Nội dung

Đánh giá nguồn thu Ngân sách nhà nước từ vay nợ nước ngoài trong thời gian qua.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự nghiệp công nghiệp hoá(CNH), hiện đại hoá(HĐH) đất nước với mục tiêu phấn

đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng.

Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cữa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến Những năm vừa qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu (còn thiếu hụt) của Chính phủ, kiềm chế được lạm phát đồng thời có nguồn vốn đáp ứng cho đầu tư phát triển đất nước Vì vậy, vấn đề huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng và đặc biệt quan tâm của các nhà quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay.

Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn vay từ nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua, nên chúng em đã

chọn đề tài “Đánh giá nguồn thu Ngân sách nhà nước từ vay nợ nước ngoài trong thời gian qua” Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài viết

không tránh khỏi những thiếu só và sai lầm Chúng em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.

Trang 2

- Ngân sách Nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi Nhà nước tập trung huy động và phân phối nguồn lực tài chính quốc gia, để hình thành quỹ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các

chức năng và nhiệm vụ của mình.

B Thu Ngân sách Nhà nước :

- Thu ngân sách nhà nước bao gồm các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội,và hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

II Các hình thức huy động nguồn vốn vay nước ngoài :

1 Nguồn vốn vay nước ngoài :

- Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows) Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới

- Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau Theo tính chất lưu chuyển vốn,

Trang 3

1.1 Nguồn vốn ODA :

- Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB ) giành cho các nước nhận viện trợ

- ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên) Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.

A Phân loại ODA:

 Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODA được xem có mấy loại:

a.Phân theo phương thức hoàn trả : ODA có 3 loại.

 Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.

- Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: + Hỗ trợ kỹ thuật.

+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

 Viện trợ có hoàn lại : nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.

- Những điều kiện ưu đãi thường là:

+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay) + Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)

Trang 4

 ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.

b Nếu phân loại theo nguồn cung cấp : ODA có hai loại:

 ODA song phương : Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.

 ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF,WB1 ) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) có thể không.

- Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu: + Ngân hàng thế giới (WB).

+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).

+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).

c Phân loại theo mục tiêu sử dụng: ODA có 4 loại

 Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).

 Tín dụng thương nghiệp : tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.

 Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.

 Viện trợ dự án : chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".

Trang 5

- Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau:

 Thứ nhất, Vốn ODA mang tính ưu đãi.

- Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.

- Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:

Điều kiện thứ nhất : Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu người thấp Nước có

GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn.

Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính

sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA  Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc.

- ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận

Ví dụ: Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiệnbằng đồng Yên Nhật - Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ

+ Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển

+Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các

Trang 6

nước và khu vực tiếp nhận ODA Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ

 Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.

- Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ

2 Vay vốn nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ :

- Cùng với các kênh huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại, trái phiếu chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

- Trái phiếu được đảm bảo thanh toán bằng Ngân sách Quốc gia nó được coi là công cụ đầu tư an toàn, ít rủi ro nhất, ngày càng khẳng định ưu thế vượt trội trên thị trường tài chính, cơ chế phát hành , thanh toán không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu giao dịch, trao đổi trên thị trường chứng khoán

- Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, nguồn vốn trong nước này đã góp phần đáp ứng nhu cầu chi của Ngân sách

Trang 7

PHẦN II.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN CHO NSNN I Phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường trái phiếu quốc tế:

- Ngày 29/1/2010 là đợt phát hành thứ 3 của Việt Nam sau 2 lần rất thành công vào năm 2005, và năm 2007 Số tiền thu được từ việc bán trái phiếu quốc tế lần này theo kế hoạch dự kiến dùng một phần để hoàn trả ngân sách nhà nước và một phần giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp, có hiệu quả

- Trong lịch sử phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam cho thấy, đây là kênh huy động hiệu quả và rất thành công

• Đợt phát hành đầu tiên năm 2005 tại New York đã thành công rất mỹ mãn khi các nhà đầu tư quốc tế đặt mua với số tiền lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm

• Đợt thứ 2 vào năm 2007, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm cũng rất thành công Là một nền kinh tế mới phát triển nên VN có mức tăng trưởng kinh tế mạnh, luôn ở mức trên dưới 10% Mức tăng trưởng này lớn gấp nhiều lần so với nhiều cường quốc kinh tế Bên cạnh đó mức lãi suất khá hấp dẫn ở con số trên dưới 7% khiến trái phiếu quốc tế do VN phát hành luôn là mối quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức quốc tế.

II Nguồn thu từ ODA:

1 Từ phía các nước phát triển :

- Hiện có trên 50 nhà tài trợ cho Việt Nam, 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là:

+Nhật Bản 1,64 tỷ USD +WB gần 2,5 tỷ USD + ADB gần 1,5 tỷ USD

+Có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) đang hoạt động tại Việt Nam với số tiền viện trợ hàng năm khoảng 100 triệu USD.

Trang 8

- Nhật Bản: "Riêng trong tháng 9/09, phía Nhật Bản và Việt Nam dự kiến sẽ ký kết một khoản viện trợ ODA trị giá 650 triệu USD." Các gói ODA giữa hai bên sẽ được tiến hành theo nhiều lần và vốn ODA sẽ được giải ngân theo quy trình cho vay hai bước: Phía Nhật Bản rót vốn vào Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau đó Ngân hàng Nhà nước sẽ cho các ngân hàng thương mại vay.

- Sở dĩ mức ODA năm 2009 dành cho Việt Nam cao như vậy, bởi vì ngoài khoản ODA như mọi năm, phía Nhật Bản còn tăng cường thêm ODA cho Việt Nam dưới dạng hỗ trợ để kích thích hồi phục kinh tế.

- Nguồn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm 2009 này trước hết vẫn tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm như xây dựng cầu, đường, sân bay Điểm mới là nguồn ODA này sẽ còn được sử dụng để hỗ trợ cho những lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, đối tượng được hưởng lợi nguồn ODA bổ sung này sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với chủ trương kích thích kinh tế của Chính phủ Việt Nam Hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp này chủ yếu liên quan đến phát triển công nghiệp phụ trợ.

2 WB hỗ trợ hệ thống giáo dục ở Việt Nam :

- Ngày 21/8, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tín dụng trị giá 177 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống giáo dục

+ Trong đó, 127 triệu USD sẽ được đưa vào Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học Mục tiêu của chương trình này là cải thiện chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam, giảm chênh lệch trong kết quả học tập giữa các vùng miền và tăng tỷ lệ hoàn thành bậc học của học sinh cấp 1

+ 50 triệu USD còn lại sẽ được dùng để đầu tư cho Chương trình Chính sách phát triển giáo dục đại học Mục đích của chương trình là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Đề án Đổi mới giáo dục đại học nhằm hiện đại hóa lĩnh vực giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trang 9

3 ADB cho Việt Nam vay 45 triệu USD

- Ngày 2/2, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam đã ký kết hiệp định cho vay trị giá 45 triệu USD cho Dự án cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn miền Trung (Theo nguồn tin từ ADB, khoản cho vay được trích từ Quỹ Phát triển châu Á, chiếm 90% tổng chi phí của Dự án trị giá 50 triệu USD này, có kỳ hạn 32 năm, trong đó có 8 năm ân hạn.) - Dự án sẽ cung cấp nước sạch và trang thiết bị vệ sinh cho 350 nghìn người ở 6 tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định - những tỉnh có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình quốc gia.

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w