1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổng hợp bài dự thi thuyết trình văn học

24 2,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Đọc đến đoạn Thành nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình với Thuỷ thì bạncũng như tôi sẽ xúc động vô cùng: Đó là Thuỷ mang kim ra tận sân vận động vá áocho anh.. Nếu như nói về tình cả

Trang 1

Đề tài : TÂM HỒN TRONG SÁNG, VỊ THA

QUA “CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ”

Chúng ta đều biết tình cảm anh em trong cuộc sống gia đình thật cao đẹp vàđáng quí Người xưa có câu:

“Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Anh em trong gia đình phải yêu thương quí trọng nhau bằng tất cả sự hồn nhiên,trong sáng Có lúc tình cảm ấy gắn bó thật bền chặt qua những kỉ niệm tuổi thơ.Những con búp bê vô cảm có khả năng liên kết, làm cầu nối cho tình cảm ấy Các bạnchắc hẳn đã đọc bài văn “Cuộc chia tay của những con búp bê” rồi chứ? Các bạn cóthấy gì qua bài văn không? Đó là sự hồn nhiên, trong sáng lòng vị tha nhân hậu củahai anh em Thành và Thuỷ như những con búp bê nhỏ bé

Các bạn ạ! Thành và Thuỷ là hai anh em sống trong đình khá giả ở thành phố.Điều kiện vật chất đảm bảo, tuổi thơ đẹp đẽ với những kỉ niệm với những món đồchơi hồn nhiên như những con búp bê Thế mà hoàn cảnh gia đình trớ trêu đã buộcanh em phải xa nhau Dù xa nhau nhưng tình cảm anh em họ thật trong sáng, hồnnhiên Đọc đến đoạn Thành nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình với Thuỷ thì bạncũng như tôi sẽ xúc động vô cùng: Đó là Thuỷ mang kim ra tận sân vận động vá áocho anh Thành giúp em mình đi học, chiều nào Thành cũng đón em đi học về, dắt tayvừa đi vừa trò chuyện Anh em họ thật sự gắn bó yêu thương nhau quá Lúc chia đồchơi Thành và Thuỷ cứ nhường nhau mãi chẳng ai chịu nhận cả Khi Thành đặt haicon búp bê sang hai phía thì Thuỷ đã tru tréo, giận dữ với anh của mình Vì sao Thuỷlại có thái độ như thế ? Sau đó Thuỷ bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh” thìchúng ta mới hiểu nỗi lòng của cô bé đối với anh của mình Chứng tỏ Thuỷ rất yêuthương anh trai Còn Thành cũng vậy qua việc chia đồ chơi luôn nhường em, làmtheo ý em Chúng ta càng xúc động hơn khi hai anh em đến lớp để chia tay cô giáo,bạn bè Mọi người chứng kiến đều tỏ thái độ bất ngờ và ái ngại Ở đây chỉ nghe tiếngkhóc, chỉ có Thuỷ và cô giáo trò chuyện với nhau trong sự lưu luyến Thành cảm thấymình điếng lặng không nói được câu nào Còn gì đau buồn hơn khi chia tay những gìthân thuộc và yêu mến của mình Tâm hồn nhỏ bé của Thuỷ phải gánh chịu nỗi đauchia li đầy thương cảm này!

Cảnh vật dường như chẳng thấu hiểu cho sự đau buồn của hai anh em “Mọingười vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” Đây có phải

là dụng ý của tác giả để khắc sâu thêm sự bất thường, trớ trêu và đáng thương của haiđứa trẻ hay không? Có lẽ chẳng cần câu trả lời cả bạn và tôi đã hiểu cuộc đời vẫn thếtrôi đi và nỗi đau buồn thì con người phải chấp nhận, phải chịu đựng Vì đó là hoàncảnh không thể cưỡng lại được Đêm trước cuộc chia tay cả hai anh em đã khóc thậtnhiều đến nỗi Thuỷ phải sưng cả mắt Cả khi đến lớp thì nỗi buồn ấy cứ trào dâng.Đến đây người đọc như nghẹn ngào với thảm cảnh sẽ diễn ra một cuộc chia tay củahai anh em Cuộc chia tay đầy nước mắt biết bao niềm luyến tiếc và cảm động sâulắng Những con búp bê sẽ mãi ở lại bên nhau như tình cảm mãi bền vững Tình yêuthương, sự trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ sẽ là kỉ niệm nhớ mãi trong mỗi conngười và giúp họ vượt qua tất cả sự khó khăn, vất vả

Trang 2

Các bạn ạ! Nếu như nói về tình cảm trong sáng và hồn nhiên của hai anh emThành, Thuỷ mà không bàn đến sự nhân hậu của người em thì sẽ mất đi nữa ý nghĩacủa bài văn Sự nhân hậu vị tha của Thuỷ đáng để cho tôi và các bạn học hỏi Thuỷ lolắng cho anh trai bằng cách võ trang cho con Vệ Sĩ đặt đầu giường Thành vào mỗibuổi tối Một chi tiết mà chúng ta nhớ mãi là hai con búp bê : con Vệ Sĩ- con Em Nhỏkhông bao giờ xa cách nhau Buổi sáng, trước khi đi Thuỷ đặt hai con quàng tay lênnhau ghé đầu vào nhau thật thân thiết như thể hai con búp bê là biểu tượng cho tìnhcảm của hai anh em thuỷ chung luôn gắn bó bảo vệ nhau Bạn thấy ý nghĩa của tuổithơ thật đẹp đẽ vô cùng là như vậy đó Hai con búp bê vẫn không xa nhau mà ngượclại chúng gần nhau mãi mãi Vì sao lại như thế ? Ở đây chúng ta thấy sự tài tình củatác giả từ đầu đến cuối truyện, khi đưa tình huống ở phần cuối “con Em Nhỏ quàngtay vào con Vệ Sĩ Tấm lòng vị tha, nhân hậu của người em thể hiện rõ rệt nhất gợilên một ý nghĩa sâu xa Những con búp bê hồn nhiên, ngộ nghĩnh, vô tội cũng giốngnhư sự ngây thơ trong sáng của hai anh em Thành, Thuỷ không có tội lỗi gì thế màphải chia tay nhau Đây là tiếng chuông cảnh báo cho những cuộc chia tay vẫn cứdiễn ra từng ngày, từng giờ trong xã hội chúng ta các bạn ạ Điều mà chúng ta cầnbiết và luôn nhớ là tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng vị tha nhân hậu mà truyện

đã mang lại với một ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tác phẩm khép lại với cuộc chia tay bằng những dòng lệ không ngớt Những

số phận đau thương từ nay sẽ xa nhau mãi mãi Đằng sau sự chia ly là cả một khoảngtrời tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm với bao điều mong ước cả sự hồn nhiên, vô tưtrong sáng, nhân hậu, vị tha Chính nó sẽ nuôi dưỡng tình cảm con người lớn mãi vớithời gian Điều sau cùng qua tác phẩm mội người cần thấy tầm quan trọng của tổ ấmgian đình những nười làm cha mẹ hãy yêu thương và lắng nghe con mình để tuổi thơcủa chúng được sống trong cảnh ấm no hạnh phúc :

“Nín đi em Em khản giọng khóc gào.

Chị mếu máo đầm đìa nước mắt.

Những bố mẹ bên bờ chia cắt

Phút giây thôi hãy nghe tiếng con mình.”

Trang 3

Cảm nhận của em về đoạn trích "Bài học đường đời

đầu tiên" trong "Dế Mèn phiêu lưu kí"

Kính thưa ban giám khảo,thưa quí thầy cô cùng tất cả các bạn học sinh thân mến, em tên là Bríu Trần hiện em học lớp 6/2 của trường Nguyễn Bá Ngọc Em đến tham dự cuộc thi hôm nay với

đề tài: Cảm nhận của em về đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" trong "Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài.

Kính thưa thầy cô, đoạn "Tôi sống độc lập…" trích trong chương I "Dế Mèn phiêu lưu kí" Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho ra ở riêng Mèn là đứa con út, sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một tí cỏ non trước cửa Một cuộc đời tự lập bắt đầu Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ Sục sạo trong hang, ra đứng trước cửa hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to Mèn muốn cho thiên hạ biết là mình đã lớn, đã sống độc lập rồi.

Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đầu đường tắt hai ngả, cửa sau, ngách thượng để phòng thân Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang họp mặt hàng xóm, cao hứng gãy đàn hát một bài hát hoàn hôn Đêm nào dế Mèn cũng tụ hội cả xóm nhảy múa ca hát thâu đêm Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui nhưng Mèn chán dần không hợp với tính cách của Mèn Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của dế Mèn.

Tô Hoài là nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, lũ côn trùng Đoạn văn tả dế Mèn là một đoạn văn độc đáo, đặc sắc mẫu mực Mèn tự nói về mình một cách hồn nhiên: " Tôi ăn uống điều độ… làm việc có chừng mực…tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng" Đôi càng mẫm bóng Những cái vút cứ cứng dần và nhọn hoắt có kém gì nhát dao mỗi khi Mèn thử sự lợi hại Chất kiêu hùng thượng vỏ của Mèn lộ rõ…Những tính từ chỉ màu sắc, tích chất những động từ gợi tả…được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả ngoại hình, vừa tả tâm tính của Mèn…rất đáng yêu Một chú dế cường tráng bướng bỉnh, điệu bộ, rất trịnh trọng và kiểu cách.

Bước vào đời Mèn tự hào về mình, chú ta đi đứng oi vệ lắm, tự xem mình là con nhà vỏ coi thường bất cứ ai Lúc thì chú cà khịa, lúc thì chí ta to tiếng, tự cho mình là giỏi là tài ba Người ta nhịn, người ta nể nhưng Mèn lại tưởng mình là tay ghê gớm có thể sắp đứng đầu thiên hạ Cái hay của đoạn văn là Mèn tự nói về tính xấu của mình, cái ngông nghênh của một thanh niên mới lớn, Mèn rất trung thực Sau này khi trưởng thành đi nhiều nơi học nhiều điều Mèn rất ân hận về những hành động ngu dại nông nỗi của mình.

Bước vào đời Mèn hung hăn giám treo chọc chị Cóc Mèn cất tiếng hát véo vang làm cho chị Cóc trợn tròn mắt giương cánh lên Trước phản ứng ấy Mèn biết sợ chui tọt vào hang lên giường nằm Sợ nhưng tỏ vẻ thách thức Mèn đâu biết cái trò ngu dại của mình đã gây nên tai họa cho người láng giềng gày gò vô tội Dế Choắt đã bị chị Cóc mổ cho một cái quẹo xương sống chết Mèn

ân hận về cái chết thê thảm ấy là do cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây ra Mèn đưa xác

Trang 4

Choắt chôn ở một vùng cỏ um tùm, đắp thành nấm mộ to Lời trăng trối của Choắt mãi là bài học đường đời cho Mèn và những ai đó: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muôn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".

Thưa thầy cô bài văn bài học đường đời đầu tiên cho thấy Tô Hoài có tài quan sát nghệ thuật miêu tả hình dáng tính tình của dế Mèn rất độc đáo Ông viết truyện này lúc mới 16 tuổi thật tài ba

và chửng chạc Bài học về sự khác khao sống tự do, độc lập, tình thần lao động để sống, không nên ngông cuồn mà làm đều ngu dại, biết ăn năng hối hận về những khuyết điểm của mình… Đó là những bài học sâu sắc thấm thía được Tô Hoài tế nhị đưa vào dưới hình thức tự bạch hồi ký của chú

dế Mèn đáng yêu.

Kính thưa ban giám khảo thầy cô và các bạn bài thuyết trình của em đến đây là hết Em xin kính chúc thầy cô và các bạn sức khỏe, chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.

Trang 5

Kh¸t väng cña mét tuæi th¬ bÊt h¹nh

- Kính thưa quí vị đại biểu!

- Kính thưa Ban giám khảo!

- Kính thưa các thầy cô giáo!

- Thưa các bạn học sinh có mặt trong cuộc thi ngày hôm nay!

Có ai đó đã từng nói rằng, người Việt Nam thật là hạnh phúc, bởi ngay từ thuở ấu thơ chúng ta

đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru mượt mà hay những câu chuyện thần tiên mà bà và mẹ thường hay kể Và trong những truyện cổ ấy có những câu chuyện lung linh sắc màu cổ tích của An-đec-xen Nhắc đến An-đec-xen, nhà văn chuyên viết truyện trẻ em nổi tiếng thế giới ấy, không

ai là không biết Tuổi thơ khắp năm châu đã quá quen thuộc với ông qua các tác phẩm: "Nàng tiên cá", "Bầy chim thiên nga", "Bộ quần áo mới" … Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên lòng yêu thương con người- đặc biệt là những con người nghèo khổ Truyện "Cô bé bán diêm" đưa chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở Đan Mạch, cách đây hơn một trăm năm Cô

bé ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm từng đồng xu nhỏ để sống Nhưng thật bất hạnh suốt ngày cuối năm cho đến tận giao thừa, em chẳng bán được que diêm nào Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để … ước ao, mơ tưởng Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ kì ảo nhưng cũng đầy bất hạnh.

Luận điểm 1 : Khát vọng được thắp sáng.

Hoàn cảnh cô bé thật éo le và tội nghiệp Tác giả đã khéo léo sử dụng các hình ảnh đối lập

để tô rõ hơn cảnh ngộ ấy "Trời đông giá rét, tuyết rơi" nhưng cô bé "đầu trần, chân đất" bước đi Ngoài đường "lạnh buốt và tối đen" nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn" Cô bé "bụng đói" mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay" Thật là đáng thương! Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống dày vò, đày đọa em Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét, càng khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức Tội nghiệp quá, năm xưa

bà nội hiền hậu của em còn sống "em được đón giáo thừa trong căn nhà xinh xắn" Thế mà giờ đây, giữa đêm giao thừa "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn" Hình ảnh tương phản giữa hiện tại và quá khứ ấy càng làm rõ hơn hoàn cảnh bơ vơ, côi cút của cô bé Cả nhà, chỉ có bà là người thương yêu em nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc Thì giờ đây không còn nữa Em phải bơ vơ ngoài phố kiếm từng đồng xu Đọc đến đây, em chợt nghĩ đến hình ảnh cô bé trong bài thơ "Mồ côi" của Tố Hữu :

"

Con chim non rũ cánh

Đi tìm tổ bơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa"

Vâng, thưa Ban giám khảo cùng tất cả các bạn! Tuy hai số phận ấy khác nhau nhưng vẫn có

sự đồng cảnh ngộ khiến ta thấy đau lòng, rớm lệ!

Trong đêm giao thừa giá lạnh ấy, tưởng như cô bé sẽ chìm vào màn đêm mất hút cùng với

sự lạnh lẽo của thời tiết và con người Nhưng không, cô đã biết đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ bằng những que diêm Bằng ngoài bút độc đáo của mình, An-đec-xen đã đan cài giữa thực tế và mộng tưởng, giữa cuộc đời và ảo ảnh làm cho chúng sóng đôi, bay cao lên… Cô bé không dám quẹt diêm vì sợ bố mắng, nhưng rồi lạnh quá cô đã bạo gan quẹt que diêm thứ nhất Diêm sáng như than hồng Cô tưởng như "đang ngồi trước một lò sưởi" Nhưng vừa duỗi chân ra sưởi ấm thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất" Niềm vui của em bỗng vụt tắt Thực tế phũ phàng lại quay về Em quẹt que thứ hai "Bàn ăn dã dọn… trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quí giá và có cả một con ngỗng quay" Nhưng, diêm lại vụt tắt trước mắt em chỉ là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo Phố xá vắng teo Mấy người qua đường vội vã về nhà không buồn bố thí cho em cả một nụ cười hay

Trang 6

cái nhìn Thất là xót xa Em chỉ còn biết tìm đến que diêm thứ ba để xua đi bóng tối và giá lạnh Một cây thông Nô-en hiện lên "cây này lớn và trang trí lộng lẫy", "hàng ngàn ngọn nến sáng rực" Diêm tắt, tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời Nếu như các lần trước, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của cô bé, thì đến que diêm thứ ba dường như mộng tưởng đã uốn mình vươn dậy, cố vượt lên trên thực tại tối tăm Có lẽ cô bé đang ngẩng đầu nhìn sao trời rồi nhớ tới người bà thân yêu Cho nên em quẹt que diêm thứ tư Và thật là kì diệu, bà hiện trong niềm sung sướng, reo hò của cô bé Cô trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo, "cho cháu

về với bà" Phải chăng đến lúc này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt đang gục xuống cạnh bức tường giá buốt Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp Diêm lại vụt tắt, ánh sáng, hơi ấm vụt tắt mọi "ảo ảnh" biến mất Nhưng cô bé đã bừng tỉnh giống như ngọn đèn trước khi tắt hẳn đã kịp loé lên chút ánh sáng cuối cùng Cô đã quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên đi nhiệm vụ bán diêm, quên đi những lời trách mắng của bố Những que diêm thứ sáu, thứ bảy… và tất cả các que diêm còn lại được đốt sáng lên, chiếu sáng như ban ngày Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng Những ước mơ ấy thật trong sáng, hồn nhiên gắn liền với tuổi thơ nhân hậu của em Cô bé khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui con trẻ, được sống trong hạnh phúc gia đình êm ấm, được bàn tay chăm sóc, chiều chuộng của bà Và có thể em cũng mơ ước có được một nụ cười chia sẻ với em trong đêm giao thừa giá lạnh kia Vâng, các bạn ạ! Đó cũng là những ước mơ, khát vọng chính đáng, ngàn đời của tất cả trẻ em nói riêng và của con người nói chung Không một ai có thể cấm cô bé mơ ước Đó

Luận điểm 2 : Hãy lắng nghe tiếng nói trẻ thơ

Bao giờ cũng vậy giữa thực tế và mộng tưởng dường lại qúa cách xa nhau Cho nên khi mộng tưởng đã hết thì thực tại sẽ kéo ta quay trở lại Thực tế cuộc sống của đất nước Đan Mạch vào những năm giữa thế kỉ XIX, đã xoá nhoà mộng tưởng của cô bé bán diêm Và cái thực tế phũ phàng

ấy dường như không dừng lại ở một số phận bất hạnh nào Vâng, các bạn ạ! Một đất nước Việt Nam nhỏ bé đang từng ngày phát triển nhưng còn biết bao những mảnh đời đau thương, bất hạnh:

"Tại sao sinh em trong cuộc đời mà không cho em tình người Tại sao em bơ vơ lạc loài em nào có tội gì đâu Tuổi thơ em không một mái nhà, tuổi thơ em không được đến trường Tuổi thơ

em lang thang đầu đường Em nào có tội gì đâu?

Với những số phận ấy, em mong rằng họ sẽ tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình Nhưng với

cô bé bán diêm niềm tin và ước mơ ấy thật mong manh, dễ vỡ, lúc gặp bà cũng là lúc cô bé lìa bỏ cõi đời này "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa" Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mọc lên một cô bé đã chết Thật là đau xót Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang mỉm cười Cái chết ấy được nhà văn viết bằng bút pháp vừa thực vừa ảo Em đã chết nhưng chỉ là hình hài, thể xác còn linh hồn, khát vọng của em vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười cùng bà lên đón năm mới Cái chết của cô bé được viết bởi những đoạn văn lãng mạn, mang đậm sắc màu cổ tích.

Nhưng, đó chỉ là tấm lòng của An-đec-xen còn thực tế vẫn là thực tế Trước cái chết của cô

bé, mọi người cũng chỉ biết xúm lại để thoả mãn sự tò mò của mình, họ chỉ trỏ và bảo nhau "Chắc

nó muốn sưởi ấm" Không một lời thương cảm, không một bàn tay nâng em dậy, không ai ban phát nỗi cho em một giọt nước mắt sẻ chia, không ai mở cánh cửa chào đón em vào nhà trong đêm giao thừa ấy Tất cả đều dửng dưng, lạnh lùng làm như không có chuyện gì Giá như trong đêm giao thừa

ấy, có một ai đó ban phát cho em một hơi ấm tình người hay một cái nhìn cảm thông thì có lẽ cô bé

đã không phải chết trong sự lạnh lẽo như thế Em muốn sống, muốn được sưởi ấm, muốn được vui chơi Nhưng tất cả đều quay mặt đi Cái chết của cô bé giống như một lời thức tỉnh đối với mọi người Trên thế giới còn biết bao nhiêu cảnh đời, bao nhiêu số phận cần có một mái ấm gia đình, có

Trang 7

một bàn tay che chở và nâng đỡ Các em có quyền được sống, được đến trường, được vui chơi Thế nhưng những người lớn có thể vì nhiều lí do: Vì bận rộn, vì những lo toan để mưu

sinh hay chính vì sự thờ ơ của mình mà bỏ quên đi những trẻ thơ - những đứa trẻ đang khao khát tình yêu thương Qua câu chuyện em mong rằng tất cả chúng ta hãy lắng nghe, hãy nở nụ cười chia

sẻ, hãy giơ tay ra nâng đỡ cho những trẻ em bất

hạnh, cho những số phận ấy được sống, được hưởng những gì mà mình có quyền được hưởng Hãy

để trên trái đất này không còn những hoàn cảnh, những mảnh đời như cô bé bán diêm.

Kính thưa ban giám khảo!

Kính thưa quý thầy cô giáo!

Thưa các bạn học sinh!

Truyện đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi Bởi những khát vọng, ước

mơ của trẻ thơ còn dang dở, chưa thực hiện được An-đec-xen đã khéo léo dẫn dắt chúng ta đi vào khám phá tâm hồn trẻ thơ Qua đó gieo vào lòng mỗi người niềm thương cảm đối với những số phận bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người Nhất là những con người phải đối mặt với những khó khăn, thử thách ở đời mà vẫn không nguôi mong muốn, ước ao những điều tốt đẹp nhất Một lần nữa xin cảm ơn nhà văn An-đec-xen – ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới ấy Ông đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo và nhân văn Hãy biết ước mơ và khát vọng, đừng bao giờ từ bỏ nó các bạn ạ! Đó là điều cuối cùng mà em muốn gửi gắm tới tất cả trẻ em trên thế giới này.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc Em xin chân thành cảm ơn ban tổ chức đã tổ chức

ra cuộc thi đầy bổ ích và ý nghĩa này Kính chúc quý vị đại biểu, ban giám khảo, quý thầy cô giáo

và các bạn sức khoẻ Chúc hội thi chúng ta thành công tốt đẹp.

Hết

Trang 8

- Kính thưa BGK

- Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS thân mến !

Em tên là Bnướch Thị Nhung, HS lớp 6/2, Trường THCS BTCX Nguyễn BáNgọc Đến với hội thi hôm nay em rất vui mừng và tự hào đươc đại diện cho tập thể

lớp xin được thuyết trình đề tài : “Quả nhiên tham thì thâm”

Kính thưa BGK, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn HS thânmến !

Không biết tự bao giờ cổ nhân đã dạy : “Tham thì thâm.” Lời dạy có vẻ ngắn

gọn nhưng thâm thuý Đã có biết bao nhiêu bài học được rút ra từ lời dạy ấy, đặc biệt,trong truyện cổ tích, lời dạy đó càng sâu sắc hơn hết bởi những câu chuyện cổ tíchbao giờ cũng có kết thúc có hậu Người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng Còn kẻtham lam độc ác sẽ nhận được kết cục đáng thương Hay như một thằng Lý Thôngđộc ác, gian xảo bị biến thành loài vật - con bọ hung bẩn thỉu, hay như mẹ con nhàCám đôc ác tự chuốc lấy cho mình hậu quả đáng thương, bi thảm

Vâng! cũng giống như môtíp quen thuộc của truyện cổ tích Việt Nam, truyên cổtích nước ngoài cũng có kết thúc như vậy Một trong những câu chuyện tiêu biểu củakho tàng truyện cổ tích thế giới đã làm say mê hàng triệu trái tim người đọc, đặc biệt

là trẻ em Đó là truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - một tác phẩm nổi tiến

của Pu-skin - đại thi hào người Nga Chính ông đã viết lại nó bằng hai trăm linh nămcâu thơ cơ sở là truyện dân gian Nga, Đức Chính vì vậy, mà nó vừa giữ được nétchất phát dung dị của nghệ thuật dân gian vừa thể hiện được tài năng sáng tạo của Pu-skin Bằng biện pháp nghệ thuật độc đáo, sự đối lập của các nhân vật, sự tăng tiến lặp

đi lặp lại của các tình huống đã xây dựng nên hệ thống nhân vật hấp dẫn Ông lãohiền lành tốt bụng, mụ vợ tham lam độc ác, con cá vàng trọng ơn nghĩa…Và có lẽnhân vật làm nên cốt truyện thêm thú vị và hấp dẫn hơn là nhân vật mụ vợ Mộtngười vừa tham lam, vừa là kẻ bội bạc, độc ác Chính vì vậy, mà kết thúc truyện mụ

đã tự nhân lấy cho mình một kết cục đáng thương.Thật đúng với lời dạy - quả nhiên

“tham thì thâm”

Kính thưa ban giám khảo, các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thânmến !

Câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” hấp dẫn được người đọc ngay

từ lần đầu tiên nhờ tình huống truyện là năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng, năm lần

mụ vợ nổi lòng tham và cũng năm lần thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ Những chi tiết vềcảnh biển thay đổi do đại thi hào người Nga Pu-skin đã khéo léo đan vào truyệnkhiến tác phẩm trở nên mới lạ, độc đáo và sinh động Lần thứ nhất, mụ đòi cái mánglợn bằng lời mắng:

-Đồ ngốc! Sao lại không bắt con cá đòi cái gì? Đòi một cái máng lợn không đượcà? Máng nhà gần vỡ rồi

Với một người dân bình thường một cái máng lợn hẳn là một tài sản quí giá vì nógắn liền với đời sống của họ, như thế cũng là quí lắm rồi Thế nhưng đâu chỉ dừng ở

đó được cá vàng đền ơn, được cái máng lợn, mụ lại quát to hơn khi người chồng trởvề:

-Đồ ngu! Đòi cái máng lợn thật à? Một cái máng thì thấm tháp vào đâu ? Đi tìmcon cá và đòi nó một cái nhà rộng

Trang 9

Được cái nhà sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xoá nhưng mụ đâu có chịu yên.Vậtchất tầm thường quá! Mụ đòi hỏi cái cao hơn, bà lại mắng như tát nước vào mặt ônglão :

-Đồ ngu! ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con

cá và nói với nó rằng ta không làm một mụ nông dân quèn ta muốn làm bà nhất phẩmphu nhân kia !

Ông lão lại lóc cóc ra biển, khác với hai lần trước lần này biển xanh nổi sóng dữdội Có đươc một tí địa vị, mụ tỏ ra hách dịch luôn mồm quở mắng, bắt ông lãoxuống quét dọn chuồng ngựa Thế nhưng được ít tuần lễ, mụ lại giận dữ bắt chồng đitìm con cá :

- Lão đi tìm con cá và bảo rằng: Ta không muốn làm bà nhất phẩm phu nhânnữa, ta muốn làm nữ hoàng kia !

Lòng tham của mụ ngay càng trổi dậy, vật chất thôi chưa đủ mụ còn muốn đến

cả địa vị trong xã hội nữa Ông lão trở về thấy trước mặt mình cung điện nguy nga,

mụ vợ lão đã thành nữ hoàng ngồi trước bàn tiệc Bọn thị vệ đang rót mời mụ nhữngthứ rượu quí của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành.Xung quanh có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu Ông lão trông thấyhoảng sợ cúi rạp xuống đất chào mụ vợ và nói :

-Kính chào nữ hoàng Chắc bây giờ nữ hoàng đã thoả lòng rồi chứ?

Mụ vợ không thèm nhìn ra lện đuổi ông lão đi Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão rangoài Bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm doạ chém Nhân dân không rõ đầu đuôicũng chạy lại chế giễu và bảo :

- Đáng kiếp! Có thế mới sáng mắt ra Bận sau đừng thấy người sang bắtquàng làm họ nữa

Đọc đến đây, người đọc hẳn sẽ nghĩ rằng nữ hoàng thế là quá đủ rồi vì đó là địa

vị cao nhất rồi, chắc mụ vợ sẽ yên vị đây Nhưng không, kịch tính hơn nữa là lần thứnăm ông lão ra biển, biển nổi sóng ầm ầm với ham muốn của bà : làm Long Vươngngự trên mặt biển - bắt cá vàng hầu hạ mình Khi cái lòng tham không đáy ấy đã đếntột đỉnh - Không ai có thể tưởng tượng được, không ai có thể chấp nhận dược Tínhtham lam của nhân vật đã được xây dựng đén mức điển hình - thành một ấn tượngkhó quên Qua năm lần đó các bạn nghĩ sao về mụ vợ? Hẳn ai cũng nghĩ mụ vợ làngười “được voi đòi tiên”, nhưng trong cái “được voi đòi tiên” đó của mụ vẫn cònnhiều điều khác thường, hiếm thấy ở con người Sự tham lam phát triển từ thực đến

hư từ ham mê của cải vật chất đến ham mê địa vị Sự ham mê địa vị một cách điêncuồng từ cái địa vị của người trần đến cái địa vị mơ hồ chỉ có trong tưởng tượng.Lòng tham đã làm cho đầu óc mụ tăm tối hơn Từ khi gặp cá vàng mụ chỉ sống vớinhững đòi hỏi vô lí và vô lối do mình tưởng tượng ra Tham lam độc ác, tàn nhẫn lại

có quyền hành trong tay khiến cho mụ hoành hành ngang ngược chẳng coi ai ra gì.Với ông chồng già, mụ không hề tỏ ra tôn trọng, ngược lại mụ luôn luôn tìm cớ saiphái, cáu bẳn, hoạnh hoẹ, quát nạt, mắng chưởi, thậm chí đánh đuổi, làm nhục Mỗilần thoả mãn lòng tham, mụ không những không hài lòng mà còn tỏ ra bội bạc, đểugiả hơn Mụ hoàn toàn coi chồng như tên đày tớ khốn nạn, nhất cử nhất động đềuphải làm theo mọi ý muốn tai quái của mụ Mụ còn có ý định bắt cá vàng là ngườicho mình tất cả các yêu cầu giàu sang, địa vị đẻ phục vụ cho lòng tham của mình Rõ

Trang 10

ràng qua năm lần đòi, đặc biệt là lần thứ năm, mụ đã không chỉ bội bạc với chồng người xứng đáng nhận những đặc ân của cá vàng mà còn bội bạc với ân nhân

Câu chuyện kết thúc theo một lối độc đáo, theo lối vòng tròn Lòng tham quásức cũng phải trả giá Sự đòi hỏi quá quắt của mụ cũng đã được cá vàng trả giá bằngcái quẫy đuôi, lặn sâu xuống đáy biển Cuối cùng mụ trở về với địa vị như xưa với tàisản là cái máng lợn sức mẻ Có lẽ kết thúc như vậy là quá nhẹ đối với mụ chăng? Đốivới một con người vưà tham lam vừa bội bạc như thế phải nhận lấy những bài họcthích đáng hơn Hơn nữa với tính cách như mụ, đang trên đỉnh chóp của quyền lực,danh vọng như vậy, phút cuối chỉ còn trơ lại cái máng lợn sứt mẻ có lẽ mụ sẽ phải uất

ức, tiếc mà chết ngất thôi Chẳng biết rồi mụ sẽ sống những ngày tháng tiếp theo nhưthế nào nhưng rõ ràng:

Của trời, trời lại lấy đi

Giương đôi mắt ếch làm chi được trời

Kính thưa ban giám khảo, quí thầy cô và các bạn! Qua nhiều lần thắt nút củacâu chuyện, cuối cùng thì người đọc cũng thở phào nhẹ nhõm - mỉm cười mãnnguyện vì cuối cùng mụ vợ và ông lão cũng trở về cuộc sống như xưa - một cuộcsống giản dị, bình yên như bao người nông dân nghèo khổ khác Qua câu chuyện,người đọc càng thấm thía hơn nữa ý nghĩa của câu “tham thì thâm” Nó mãi mãi làbài học có giá trị để răn dạy con người

Bài thuyết trình của em đến đây là hế, lời cuối cùng em xin chúc quý thầy cô

và các bạn sức khoẻ, chúc hội thi thành công tốt đẹp

******************Hết********************

Trang 11

DÀN BÀI BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG

CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM

I Đặt vấn đề Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam về hình tượng người anh hùng chống ngọa xâm

II Giải quyết vấn đề:

Hình tượng Thánh Gióng – người anh hùng chống ngọai xâm.

III Kết thúc vấn đề: Câu chuyện Thánh Gióng tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều nên có và có thể có trong sự nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.

ĐỀ TÀI

HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG

CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM

Kính thưa thầy cô và các bạn! Em tên là: Bling Thị Ê học sinh lớp 6.1 Lời đầu tiên em xin chúc thầy cô sức khỏe, chúc các bạn thi tốt và chúc cuộc thi thuyết trình văn học hôm nay thành công tốt

Trang 12

đẹp đến với hội thi thuyết trình hôm nay em xin gởi đến thầy cô và các bạn bài thuyết trình với đề tài: “Hình tượng Thánh Gióng – Người anh hùng chống giặc ngoại xâm”

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đấu tranh chống giặc cứu nước, cứ mỗi khi có giặc ngoại xâm thì lớp lớp thế hệ sẵn sàng ra trận, đối với họ ra trận cũng là một ngày hội: Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chon ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa

Có thể nói chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng.

Đúng vậy truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay nhất, đẹp nhất, là bài

ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam từ thưở bình minh vào thời đại Hùng Vương.

Thưa thầy cô và các bạn !

Nếu như Prô- mê- tê là một kì tích Hy Lạp thì Thánh Gióng là một kì tích Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam mãi mãi ca ngợi Gióng – người anh hùng đầu tiên đã chiến thắng cho một dân tộc hình thành sau hơn mười thế kỉ chống ách thống trị của đế quốc phong kiến phương Bắc.

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

Các bạn ạ !

Gióng có một tổ tiên thật thần kì khác với mọi đứa trẻ thường Là người trời giáng sinh nhưng lại sinh ra trong một gia đình nghèo, thụ thai đến muiwf hai tháng, ba tuổi chẳng biết nói, biết cười, biết đi cho đến lúc « mắt sáng như sao » và cất tiếng nói « ầm ầm như sấm » đòi đánh giặc Ân : « Ông về tâu với vua sắm cho ta con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này »

Phải chăngThánh Gióng sinh ra không có mục đích nào khác là chờ lời rao cầu hiền tài cứu nước để nói lên lời nói đầu tiên trong cuộc đời, lời nói hưởng ứng sự kêu gọi của Tổ quốc Hình tượng Gióng thật là sâu sắc và thấm thía ! cái vươn vai kì diệu của Gióng « bóng tre trùm cả thôn » chính là biểu tượng cho mạnh tiềm ẩn của dân tộc được trổi dậy Ý chí kiên cường của nhân dân đã lớn lên cùng Gióng, lòng căm thù của nhân dân đã sôi lên trong tiếng thét của thần Đó chính là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, khát vọng khẳng định của một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng, bất khuất Gióng mang vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa lãng mạn

Gióng đánh giặc đâu đơn thương độc mã mà có cả một sức mạnh lớn của dân làng Gióng Bởi

lẽ không có cơm gạo, áo mặc của dân làng, của vua thì Gióng có thể thắng được giặc chăng? Theo Gióng còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, có người cá sấu, người đi săn, có đàn trẻ chăn trâu Đến đây, Thánh Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí vua ban mà có cả vũ khí tự tạo bên đường Chỉ với sức mạnh của cây tre làng bình dị, ngọn tầm vông của đất trời cũng đã làm nên chiến thắng :

Quân Ân phải lối ngựa pha

Tan ra như nước, nát ra như bèo.

Cảnh giặc thu trận thật thảm hại :

Đứa thì sứt mũi sứt tai

Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà

Thật tự hào biết bao khi Tổ quốc ta có một vị anh hùng như Gióng , với một tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song Thánh Gióng – từ hình tượng người anh hùng bộ lạc, đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp người anh hùng dân tộc là sản phẩm của những khát vọng lãng mạn thưở dân tộc ta mới dựng nước :

Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần

Đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của nhân dân ta mãi mãi, đã nuôi dưỡng bó đuốc không bao giờ tắt soi đường cho dân tộc ta tiến lên trong đem dài hơn mười thế kỉ mất nước Bó

Ngày đăng: 29/03/2015, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w