Về tính chất, bản chất của Nhà nước, các Hiến pháp đều biểu hiện sự hòa quyện vào nhau giữa tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử.
Tư tưởng, quan điểm của những biểu hiện trên đây xuyên suốt trong các Hiến pháp Việt Nam. Do đó, các Hiến pháp dù có ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng chúng vẫn luôn giữ được một định hướng nhất quán về chính trị, tư tưởng. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong “Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi (1959)” . Người viết: "Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp" [5; 126].
Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của Cách mạng Việt Nam, những nội dung, quan điểm, tư tưởng về tính chất nhà nước, về chế độ chính trị phải có những biểu hiện thích ứng với hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, khi nhiệm vụ giai cấp với nhiệm vụ dân tộc chi phối, gắn bó mật thiết với nhau, khi nhiệm vụ "bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn" được đặt lên hàng đầu thì những quy định của Hiến pháp 1946 chứng tỏ đã tìm ra đường lối phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Và "Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo" đã trở thành nguyên tắc lập hiến. Thể hiện tư tưởng này, Điều 1 Hiến pháp 1946 quy định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Điều 1 cũng khẳng định chính thể nhà nước: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà", Chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa là "một chính thể dân chủ rộng rãi". Điều này được thể hiện trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, không những có sự tham gia của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và binh lính mà còn có sự tham gia của những người xuất thân từ tầng lớp địa chủ, tư sản nhưng yêu nước thương nòi. Vì thế, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của ta là Nhà nước đoàn kết toàn dân Việt Nam.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân dân là một phạm trù có nội dung giai cấp. Theo đó, khái niệm nhân dân không đồng nhất với khái niệm dân cư trong một nước. Tuy nhiên, trong một chế độ dân chủ rộng rãi, khái niệm nhân đân được mở rộng, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp dân cư rộng rãi nhất, trừ một số bộ phận nhỏ thù địch với độc lập dân tộc, chống phá cách mạng.
Hiến pháp 1959 xác định: "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa... là một nước dân chủ nhân dân" (Điều 2). Tính chất nhân dân của chế độ dân chủ thay
cho tính chất "dân chủ rộng rãi" ở Hiến pháp 1946, vừa thể hiện sự kế thừa, vừa thể hiện sự phát triển. Ngay tại “lời nói đầu” Hiến pháp 1959 cũng khẳng định: "Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng của liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh .đạo". Theo quy định của Hiến pháp 1959, về hình thức chính thể của Nhà nước không thay đổi so với Hiến pháp 1946. Nhưng Hiến pháp cũng đã có những định hướng nhằm chuyển dần sang mô hình Nhà nước mang bản chất của Nhà nước công nông của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ. Mà thể hiện rõ nét là các quy định về chế độ kinh tế. Điều 9, Hiến pháp 1959 quy định: "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội...". Theo đó, nền kinh tế chỉ còn bốn hình thức sở hữu, là: sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11). Và xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (Điều 12). Nhà nước cũng định hướng và khuyên khích người lao động làm ăn theo phương thức tập thể, cụ thể là hướng dẫn và giúp đỡ họ phát triển kinh tế hợp tác xã (Điều 13).
Về bản chất ch ế độ chính trị, Điều 4 tiếp tục khẳng định: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".
Hiến pháp đã lần đầu tiên ghi nhận trong “lời nói đầu” vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản), và cũng lần đầu tiên ghi nhận vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết rộng rãi toàn dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.
Như vậy, về chính thể, Hiến pháp 1959 cũng như Hiến pháp 1946 đều khẳng định là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, với bản chất chế độ chính trị dân chủ cộng hòa là quyền lực thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, đã có sự thay th ế tính chất "dân chủ rộng rãi" trong Hiến pháp 1946 bằng tính chất nhân dân trong Hiến pháp 1959 và từng bước chuyển đổi mô hình dân chủ nhân dân sang mô hình mang bản chất của Nhà nước công nông của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Ớ Hiến pháp 1980, tính chất của Nhà nước đã được xác định ngay tại tên gọi: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không giống như Chương I Hiến pháp 1946 gọi là "Chính thể", Chương I Hiến pháp 1980 gọi là "Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị". Việc thay "Chính thể" bằng "Chế độ chính trị" biểu hiện việc nhận thức lại cơ cấu tổ chức, phạm vi của quyền lực chính trị.
Từ quy định của Hiến pháp, ta thấy chính thể - chế độ chính trị nhà nước là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự ghi nhận này vừa có tính kế thừa, vừa thể hiện sự phát triển so với Hiến pháp 1959. Những vấn đề về chính thể, ch ế độ chính trị mà Hiến pháp 1959 chưa có điều kiện để ghi nhận thì
Hiến pháp 1980 đã hoàn chỉnh nó và quy định ở mức độ hoàn chỉnh hơn trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.
Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (Điều 2). Người làm chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo (Điều 3). Ta thấy, nếu như ở Hiến pháp 1959 mới chỉ quy định mang tính định hướng về việc tập thể hóa của người lao động thì đến Hiến pháp 1980, tư tưởng "tập thể" đã được quán triệt một cách sâu sắc trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt nội dung của Hiến pháp. Đồng thời, bản chất giai cấp chuyên chính vô sản cũng đã được thể hiện một cách rõ nét nhất, mà ở Hiến pháp 1959 chỉ mới quy định tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội.
Tính chất của Nhà nước cũng được Hiến pháp thể hiện đậm nét qua việc quy định chế độ kinh tế. Nếu như ở Hiến pháp 1959 quy định còn bốn hình thức sở hữu, thì Hiến pháp 1980 chỉ quy định hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong đó, kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu toàn dân) giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên. (Điều 18).
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vào một điều của Hiến pháp (Điều 4). Sự thể chế hóa này thể hiện sự thừa nhận chính thức của Nhà nước về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mặt khác, cũng có nghĩa là bắt buộc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng.
Ngoài việc thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng vào Hiến pháp, Hiến pháp 1980 còn xác định vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội quan trọng khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9), Tổng công đoàn Việt Nam (Điều 10). Đây cũng là lần đầu tiên vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội này được ghi nhận trong các điều khoản của Hiến pháp.
Hiến pháp 1980 kế thừa tư tưởng của Hiến pháp 1959 nhấn mạnh quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đồng thời nhấn mạnh và quán triệt sâu sắc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.. Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là nguyên tắc hoàn toàn mới so với Hiến pháp 1959. Tại điều 12 Hiến pháp xác định: "Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".
Hiến pháp 1980 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chan hòa khí thế lạc quan của đại thắng mùa xuân năm 1975. Do đó, tư tưởng duy ý chí, chủ quan, nóng vội đã xuất hiện. Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trong thời
chiến đã không được khắc phục mà còn được ghi nhận đậm nét hơn trong Hiến pháp. Vì vậy, Hiến pháp 1980 đã không tránh khỏi những nhược điểm nhất định.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một thời kỳ đổi mới cho đất nước. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những thiếu sót, sai lầm của Đảng, của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động trên cơ
sở nhận thức mới đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiến pháp 1992 ra đời nhằm ghi nhận, phản ánh đường lối đổi mới đó.
Tại chương I- Chế độ chính trị, Hiến pháp 1992 kế thừa Hiến pháp 1980 tiếp tục quy định tính chất của Nhà nước ta là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ở mỗi Hiến pháp cách thể hiện cũng phản ánh nhận thức quan niệm chính thống về chủ nghĩa xã hội. Nếu như Hiến pháp 1980 ghi nhận: "... Người làm chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo" (Điều 3). Hiến pháp 1992, khi khẳng định liên minh công nông là nền tảng của quyền lực nhà nước đã có cách thể hiện mới, mở rộng hơn so với Hiến pháp 1980: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức” (Điều 2). Về bản chất giai cấp của Nhà nước, khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không ghi rõ "Nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động" mà chỉ quy định "Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đây là một sự điều chỉnh lớn thể hiện một nhận thức hoàn toàn mới về tính chất của giai đoạn lịch sử qúa độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như tính chất của chính quyền và nhiệm vụ cách mạng. Hiến pháp sửa đổi, bổ sung đã mong muốn xây dựng một Nhà nước Pháp quyền bằng quy định: "Nhà nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa...”. Đồng thời khẳng định một cách dứt khoát: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2).
Ngoài ra, kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 cũng xác định các nguyên tắc cơ bản khác về tổ chức quyền lực nhà nước, như: vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam (Điều 4); nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6); nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ( Điều 2);... Để cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiến pháp 1992 quy định M ặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyển nhân dân (Điều 9).
Về chế độ kinh tế, Hiến pháp 1992 đã trở lại với những quy định của Hiến pháp 1946 bằng việc thừa nhận một chế độ kinh tế nhiều thành phẩn với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng (Điều 15), và ghi nhận
quyển tự do kinh doanh của công dân (Điều 57). Nhưng chúng được tồn tại trong một chế độ kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Quy định trên đây là một sự thay đổi lớn, phản ánh nhận thức mới về qúa trình đi lên chủ nghĩa xã hội, đó cũng là thay đổi căn bản làm cơ sở cho sự thay đổi các chế định khác của Hiến pháp.
Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 quy định đường lối đối ngoại rộng mở. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Như vậy, qua phân tích chính thể, chế độ chính trị của 4 bản Hiến pháp, ta có thể thấy tính kế thừa và sự phát triển trong quy định về tính chất của nhà nước từ chế độ dân chủ cộng hòa với các hình thức dân chủ rộng rãi trong Hiến pháp 1946, lên dân chủ nhân dân theo Hiến pháp 1959, và Hiến pháp
1980 và 1992 là dân chủ xã hội chủ nghĩa.