Xác định chính thể Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nước trên thế giới (Trang 110)

Chính thể là vấn đề trung tâm của Hiến pháp, mỗi bản Hiến pháp đều phải có nhiệm vụ xác định một hình thức chính thể. Hiện nay, về mặt khoa học, vấn đề chính thể Việt Nam còn có những ý kiến khác nhau. Xác định chính thể sẽ liên quan đến việc sửa đổi các quy định của Hiến pháp về tổ chức quyền lực nhà nước.

V.I. Lênin viết: “Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản cố nhiên không thể không đem lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình thức ấy tất nhiên chỉ là một, tức là: chuyên chính vô sản” [10;44]. Tất cả các dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội, đó là điều tất yếu. Nhưng Lênin chỉ ra rằng, tất cả các dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội

không hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc đều sẽ mang lại một đặc trưng nào đó cho một hình thức dân chủ này hay một hình thức dân chủ khác, cho một dạng này hay một dạng khác của chuyên chính vô sản. Vào thời đại của C.Mác, Công xã Paris được coi là một hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được của chuyên chính vô sản. Đến Lênin, cộng hòa Xô Viết là hình thức Nhà nước thích hợp trong điều kiện cầm quyền của giai cấp công nhân ở Liên Bang Nga. Ở Việt nam, Hồ Chí Minh và các đồng chí của Người đã sáng tạo ra một hình thức chính thể đặc thù, trong điều kiện cách mạng của dân tộc Việt Nam. Đó không phải là cộng hòa nghị viện hay cộng hòa hỗn hợp như một số học giả đã quan niệm mà là cộng hòa dân chủ nhân dân. Hồ Chí Minh đã quán triệt đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính đa dạng của hình thức Nhà nước vô sản.

Tiếp tục mạch tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần nhận thức thấy rằng, về bản chất, Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản, chúng ta không thể không mang lại những hình thức chính thể đặc thù của riêng mình phù hợp với đặc điểm của xã hội Việt Nam trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Chính thể Việt Nam theo các Hiến pháp 1946, 1959 là cộng hòa dân chủ nhân dân. Đến Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hình thức chính thể đã thay đổi cho phù hợp với các giai đoạn cách mạng mới. Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp 1980 mang nhiều dấu ấn của chính thể cộng hòa Xô Viết thể hiện ở những đặc điểm: quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, mọi cơ quan nhà nước khác do Quốc hội thành lập, chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, xác định trong Hiến pháp vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản. Với Hiến pháp 1992, bản chất chính thể so với Hiến pháp 1980 không thay đổi, nhưng trong cấu trúc quyền lực nhà nước có một số sự điều chỉnh cho phù hợp với tinh thần đổi mới: Hội đồng Nhà nước được tách thành hai thiết chế là Chủ tịch nước và Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được tăng cường. Nhìn chung, sự điều chỉnh này không làm thay đổi bản chất của hình thức chính thể đã được xác lập từ Hiến pháp 1980. Vấn đề đặt ra ở đây là hình thức chính thể là gì?'.

Có ý kiến cho rằng, đó là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Khái niệm xã hội chủ nghĩa mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa M ácxít đã dùng đến không phải để chỉ một hình thức chính thể cụ thể, mà để chỉ chung một nền cộng hòa tồn tại trong nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong nền cộng hòa xã hội chủ nghĩa tồn tại các hình thức chính thể cụ thể như Công xã Paris, cộng hòa Xô Viết, cộng hòa dân chủ nhân dân,... Cũng như trong nền cộng hòa tư sản có các hình thức chính thể như cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hỗn hợp,... Cho nên, cộng hòa xã hội chủ nghĩa không phải là khái niệm xác định cụ thể chính thể Việt Nam hiện nay.

Cũng có ý kiến đề nghị gọi chính thể Việt Nam hiện này cộng hòa Xô Viết. Phải thừa nhận rằng, những nhà lập hiến Việt Nam học tập rất nhiều các nhà lập hiến Liên Xô trước đây trong cách thiết kế quyền lực nhà nước. Nhưng do xã hội Việt Nam khác xã hội Liên Xô, do đó chính thể Việt Nam không thể là bản sao của chính thể cộng hòa Xô Viết, v ề tên gọi, thẩm quyền, mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trung ương thì thực sự chính thể Việt Nam có những điểm giống chính thể cộng hòa Xô Viết. Nhưng sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước, một vấn đề cơ bản xác định hình thức chính thể, thì chính thể Việt Nam không giống chính thể cộng hòa Xô Viết. Trong chính thể cộng hòa Xô Viết, nền tảng của nó là công - nông - binh, Xô Viết tối cao chủ yếu bao gồm các đại diện của Đảng Cộng sản. Trong đó, cơ sở của chính thể Việt Nam hiện nay là toàn dân, Quốc hội Việt Nam là hiện thực sống động của khối đại đoàn kết dân tộc. Tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp tồn tại trong sự hòa quyện thống nhất là nét đặc trưng của chính thể Việt Nam.

Việc cố gán ghép chính thể Việt Nam vào loại hình chính thể cộng hòa Xô Viết là không phù hợp với lí luận M ácxít về tính đa dạng của hình thức chính thể nhà nước. Cần xuất phát từ thực tiễn đất nước mà hình thành nên lí luận độc lập về hình thức chính thể nhà nước, không nhất thiết phải dựa hoàn toàn vào những mô hình có sẵn. Bọn theo chủ nghĩa xét lại có mưu toan áp đặt cho Lênin tư tưởng coi hình thức chính thể cộng hòa Xô Viết là hình thức Nhà nước duy nhất của chuyên chính vô sản trong tất cả các thời kỳ phát triển lịch sử sau này và đối với tất cả các nước. Trên thực tế, V.I Lênin đã hoàn toàn đúng khi về ý nghĩa quốc tế của các Xô Viết, về sự cần thiết phải tổ chức chính quyền Nhà nước của nhân dân lao động theo kiểu các Xô Viết. Nhưng không bao giờ và không khi nào Người khẳng định rằng Xô Viết là hình thức duy nhất bắt buộc của nhà nước xã hội chủ nghĩa [10;33]. Nhà nước nước Việt Nam hiện nay và Nhà nước Liên Xô trước đây đều có bản chất là chuyên chính vô sản, nhưng chính thể Việt Nam không nhất thiết là cộng hòa Xô Viết.

Như đã trình bày, mô hình tổ chức Nhà nước cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định không phải là một mô hình chỉ mang tính sách lược, tính giai đoạn mà mang tính chiến lược làu dài, là một mô hình phù hợp về lâu dài với điều kiện phát triển của xã hội Việt Nam. Bản chất của mô hình Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1946 không thay đổi. Các Hiến pháp này vẫn giữ những quy định cơ bản của Hiến pháp 1946. Việc sửa đổi Hiến pháp 1980, bên cạnh việc thể hiện nhận thức mới của chúng ta về thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng là dịp chúng ta tìm lại những giá trị đích thực của Hiến pháp 1946. Dưới góc độ này có thể nói rằng, những Hiến pháp 1959, 1980, 1992 chỉ là những tu chính án của Hiến pháp 1946 [18;64]. v ề tổ chức quyền lực Nhà nước, Hiến pháp 1959, 1980, 1992 có điều chỉnh một số quy định cụ thể. Nhưng sự điều chỉnh đó không làm thay đổi bản chất của hình

thức chính thể. Cho nên, thực chất chính thể Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến nay vẫn là cộng hòa dân chủ nhân dân.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và cơ chê phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp, tư pháp.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng không phải là cơ quan thực hiện toàn bộ quyền lực. Để thực hiện quyền lực nhà nước, Quốc hội thành lập ra các cơ quan nhà nước khác và phân công, phân nhiệm quyền hạn cho các cơ quan nhà nước đó. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề này cần phải được quán triệt và cần hoàn thiện cơ sở hiến định của việc tổ chức và phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp.

Về vị trí pháp lý của Quốc hội có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị không nên coi Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là phù hợp với lí luận về sự thống nhất quyền lực nhà nước, bảo đảm chủ quyền nhân dân. Nếu không coi Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thì có nghĩa thừa nhận hành pháp, lạp pháp ngang bằng với Quốc hội, có thể can thiệp vào hoạt động của Quốc hội, tài phán về hành vi của Quốc hội, trong khi Quốc hội đại diện cho ý chí thống nhất toàn dân. Như vậy, chủ quyền nhân dân bị vi phạm. Cho nên cần giữ quy định của Hiến pháp về vị trí pháp lý của Quốc hội.

Vấn đề đặt ra là hoàn thiện các quy định để bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: tăng cường năng lực thực hiện quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, quyền giám sát tối cao, tăng cường năng lực của đại biểu Quốc hội; đổi mới hoạt động của Quốc hội, chuyển từ một Quốc hội tham luận sang một Quốc hội tranh luận, tăng cường các kỳ họp của Quốc hội...

Về Chủ tịch nước, hiện nay có ý kiến đề nghị giao cho Chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại luật, quyền tuyên bố chức trách. Hiến pháp 1946 trao hai quyền hạn này cho Chủ tịch nước, trong điều kiện hiện nay, thiết nghĩ là không cần thiết.

Một Chính phủ mạnh theo quy định và tinh thần của Hiến pháp 1946 đáng để suy ngẫm trong việc hoàn thiện cơ sở hiến định của Chính phủ. Tính chất của hoạt động Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường đã được xác lập, nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự hội nhập quốc tế phát sinh nhu cầu về một Chính phủ mạnh mẽ, đủ thẩm quyền và khả năng giải quyết các nhiệm vụ của nền hành chính hiện đại và phát triển.

Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ được xác định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Trên lập trường quan điểm về một Chính phủ mạnh, có ý kiến đề nghị không nên coi Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội mà xác định Chính phủ là cơ quan

hành pháp cao nhất thì có nghĩa là thừa nhận nguyên tắc phân quyền trong việc tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta. Sự chấp hành của Chính phủ đối với Quộc hội không mâu thuẫn với nhau về một Chính phủ mạnh. Một Chính phủ mạnh phải gắn liền với một Quốc hội mạnh. Sự giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ là yếu tố quan trọng để Chính phủ hoạt động hiệu qủa. Do đó, cần tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ hơn cơ chế chấp hành của Chính phủ trước Quốc hội và những vấn đề thuộc quyền hành chính cao nhất của Chính phủ.

Về cơ chế chấp hành của Chính phủ đối với Quốc hội, quy định của Hiến pháp 1946 về sự tín nhiệm của Quốc hội đối với Chính phủ đem lại những kinh nghiệm giá trị. Hiện nay, Hiến pháp chỉ quy định Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhưng Hiến pháp không quy định một hình thức cụ thể nào để Quốc hội tỏ thái độ tín nhiệm đối với Chính phủ.

Vận dụng và phát triển các quy định của Hiến pháp 1946, chúng tôi cho rằng Hiến pháp cần phải xác định rõ tập thể Chính phủ có thể bị phê bình hoặc giải tán nếu không còn có sự tín nhiệm của Quốc hội. Ngoài ra, cũng cần phải quy định lý do, chủ thể có quyền đặt vấn đề tín nhiệm, hậu qủa của việc giải tán Chính phủ. Cũng cần quy định cụ thể hình thức trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ trước Quốc hội: cơ sở, chủ thể có quyền đặt vấn đề bất tín nhiệm một thành viên của Chính phủ trước Quốc hội.

Hiến pháp xác định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, nhưng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ chưa thật ngang tầm với vị trí đó. Để xây dựng một Chính phủ mạnh cần tăng cường hơn nữa thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề, dự án quốc gia; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với chính phủ các nước; lãnh đạo nền hành chính quốc gia...; hạn chế tính chất hội đồng trong hoạt động của Chính phủ; tăng cường vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ.

Để xây dựng một Chính phủ mạnh, cần cơ cấu lại Chính phủ theo hướng Chính phủ chỉ bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, không bao gồm các cơ quan thuộc Chính phủ. Sự tồn tại qúa nhiều cơ quan thuộc Chính phủ với tư cách là cấp trung gian thấp hơn các bộ, các cơ quan ngang bộ, đã tạo ra sự phân tán trong chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ. Cho nên, hướng xây dựng một chính phủ mạnh là sắp xếp, điều chỉnh, thu gọn dần các cơ quan thuộc Chính phủ vào các bộ tương ứng, tập trung và tăng cường chức năng, thẩm quyền thực thi quyền hành pháp của Chính phủ vào cơ cấu, tổ chức của Chính phủ [34; 110], Ngoài ra, một Chính phủ mạnh cần được tổ chức theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Điều này có ý nghĩa làm cho cơ cấu Chính phủ được tinh gọn khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.

v ề tòa án, cần suy nghĩ cách tổ chức tòa án theo cấp xét xử như Hiến pháp 1946 và sắc lệnh số 13 đã quy định. Từ năm 1960 đến nay, hệ thống tòa án nhân dân Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc đơn vị hành chính có kết hợp với việc phân định thẩm quyền xét xử, theo đó, mỗi đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có một tòa án. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức tòa án như trên ở nước ta có những ưu điểm như thuận tiện cho nhân dân đi lại trong điều kiện đường xá giao thông khó khăn, hoạt động của tòa án nhân dân địa phương gắn liền với sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, với cách tổ chức như vậy đã bộc lộ nhiều điều bất hợp lý, làm hạn chế hiệu qủa hoạt động xét xử của tòa án: đã tạo ra một sự ngộ nhận cho rằng các tòa án nhân dân từ trên xuống được tổ chức như một ngành, một bộ thuộc Chính phủ. và là một trong những nguyên nhân làm cho nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án không được tuân thủ nghiêm ngặt; gây sự tốn, kém lãng phí về tài chính; không tập trung được thẩm phán giỏi; không phân

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nước trên thế giới (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)