Về các quyền tự do, dân chủ của công dân

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nước trên thế giới (Trang 98 - 100)

Theo sự phát triển của xã hội, các quyền tự do, dân chủ của công dân được bảo đảm theo theo hướng ngày càng được mở rộng trở thành một chế định cơ bản lần lượt bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Một trong ba nguyên tắc được ghi nhận trong “lời nói đầu” của Hiến pháp 1946 là "đảm bảo các quyền tự do dân chủ", v ề phương diện này, Hiến pháp 1946 thực sự là một Hiến pháp điển hình với các quy định mang lại các quyền tự do, dân chủ cho công dân. Hiến pháp đã giành hẳn một chương và đặt nó ở vị trí trang trọng (Chương II) để quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Toàn bộ Hiến pháp 1946 có 70 điều thì đã có 18 điều quy định các quyền tự do dân chủ của công dân, thể hiện bản chất thật sự dân chủ và là một nền dân chủ rộng rãi của chế độ mới. Trong lĩnh vực này, di sản mà Hiến pháp 1946 để lại cho các Hiến pháp sau là rất lớn thể hiện bản chất cộng hòa dân chủ nhân dân đối với quyền tự do, dân chủ của công dân. c ả ba Hiến pháp sau đều dành hẳn một chương và đặt ở vị trí trang trọng để quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với phạm vi ngày càng được mở rộng. Chỉ xét riêng số lượng điều ở mỗi Hiến pháp cũng ngày càng lớn hơn: Hiến pháp 1959 có 21 điều; ở Hiến pháp 1980 có 29 điều; ở Hiến pháp 1992 đã lên tới 34 điều.

Đương nhiên, ở mỗi Hiến pháp sau, các quyền tự do dân chủ của công dân không phải là sự lặp lại các quy định của Hiến pháp trước, kể cả Hiến pháp 1946. Ớ các bản Hiến pháp sau, quyền tự do dân chủ của công dân luôn được hoàn chỉnh theo hướng mở rộng về số lượng và làm phong phú nội dung của các quyền phù hợp với bước đi của từng giai đoạn lịch sử trong sự kế thừa và phát triển. Sự kế thừa không đồng nghĩa với việc sao chép nguyên xi những cái đã qua, cái đi trước, mà sự kế thừa đúng đắn phải được đặt trong sự vận động, phát triển.

So với Hiến pháp 1946, ở Hiến pháp 1959 đã hoàn chỉnh một bước chế định quyền tự do dân chủ nói riêng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung thể hiện sự phát triển theo các hướng sau đây: thứ nhất, nếu như ở Hiến pháp 1946 được thể hiện một cách cô đọng, ngắn gọn thì ở Hiến pháp 1959 được diễn giải theo cả chiều rộng và chiều sâu; thứ hai, ở Hiến pháp sau phản ánh giai đoạn và trình độ phát triển mới cả về vật chất lẫn trình độ tư duy, nhận thức đã bổ sung nhiều quyền mới mà ở Hiến pháp 1946 chưa cho phép ghi nhận hoặc chưa có nhu cầu ghi nhận trong đạo luật cơ bản; thứ ba, có những quyền và nghĩa vụ mà ở Hiến pháp 1946 được phản ánh ở nhiều điều khoản thì ở Hiến pháp 1959 đã tập trung vào một số điều hạn chế.

Các hướng phát triển trên cơ sở kế thừa cũng được lập lại ở 2 Hiến pháp sau (1980 và 1992). Và như trên đã chỉ rõ, về phạm vi ở hai Hiến pháp này, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được mở rộng, đã có nhiều quyền mới được bổ sung. Không chỉ dừng lại ở phạm vi, quy định thêm những quyền mới mà các Hiến pháp sau bao giờ cũng có sự bổ sung làm sâu sắc, phong phú thêm các quyền đã được quy định ở Hiến pháp trước. Một nét mới khác ở Hiến pháp 1980 so với Hiến pháp 1959 là quyền công dân được quan niệm trong nhiều trường hợp không chỉ liên quan đến từng cá nhân mà là cả một thế hệ, một lớp người.

Khi nói đến Hiến pháp 1980, ta cần thấy rõ hoàn cảnh trong nước và quốc tế khi Hiến pháp được ban hành mà nó đã in đậm trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp, đặc biệt đối với Chương "quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Đó là việc Hiến pháp đã thể chế hóa cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp mà không lâu sau khi Hiến pháp có hiệu lực nó đã sớm bộc lộ tính chất chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua giai đoạn qúa độ.

C hế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Hiến pháp 1992, đương nhiên là kế thừa và phát triển của nhiều quy định của Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, nói một cách khách quan, đã có một sự điều chỉnh lớn các quy định của Hiến pháp 1980. Đồng thời, ở Hiến pháp 1992 một số quyền lần đầu tiên được ghi nhận.

So với Hiến pháp 1946, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992 đã có những nét tương đồng hay nói cụ thể hơn là đã có sự trở lại với những quy định của Hiến pháp 1946. Qua đó, càng thấy rõ sự k ế thừa, phát triển trong cái biện chứng của nó.

Một quy định rất mới, rất đặc sắc của Hiến pháp 1992 về chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là lần đầu tiên khái niệm quyền con người (nhân quyền) được trang trọng ghi nhận trong Hiến pháp. Điều này đưa ch ế định này lên mặt bằng ngang với nhiều Hiến pháp của các nước. Và chúng hoàn toàn không đối lập, mâu thuẫn với các quyền cơ bản của công dân vốn đã được các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận, mở rộng, phát triển. Vì theo quan niệm của các nhà lập hiến Việt Nam, quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội... được thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.

Gác Hiến pháp đều thể hiện một định hướng nhất quán về xác lập một mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, ấn định một bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ, tình hình của từng giai đoạn phát triển. Nhưng luôn luôn nhất quán với một nguyên tắc đã được định ra trong Hiến pháp 1946, đó là nguyên tắc: "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Có thê nói, cả 4 Hiến pháp Việt Nam đều dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề thiết lập, xác định cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy định hướng tổ chức quyền lực nhà nước luôn thể hiện bản chất nhân dân, dân tộc, giai cấp một cách quyện chặt vào nhau trong sự k ế thừa và phát triển. Nhưng ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau với sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ lịch sử phù hợp với từng giai đoạn. Đồng thời, việc tổ chức quyền lực nhà nước cũng phản ánh nhận thức, quan niệm mang tính phổ biến của từng thời kỳ lịch sử. Cho nên, vấn đề cơ cấu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước cũng có những nét riêng biệt qua mỗi bản Hiến pháp.

Vê Q uốc hội, Hiến pháp 1959 đã kế thừa, phát triển các quy định của Hiến pháp 1946 khi quy định: "Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". v ề nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, nếu Hiến pháp 1946 chỉ quy định một cách ngắn gọn, súc tích thì Hiến pháp 1959 và các Hiến pháp sau này đều có quy định chi tiết, cụ thể và có sự mở rộng về phạm vi. Theo Hiến pháp 1959, Quốc hội có cơ quan thường trực là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, do Quốc hội bầu ra với những thẩm quyền rộng rãi, những thẩm quyền mà theo Hiến pháp 1946 là do Chủ tịch nước thực hiện.

Cũng như quy định của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, v ề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản không có sự thay đổi. Nhưng về cơ cấu tổ chức của Quốc hội có sự thay đổi lớn. Nếu theo Hiến pháp 1959, Ưỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội thì theo Hiến pháp 1980, cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng Nhà nước và cơ quan này đồng thời là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội đồng Nhà nước trên thực tế thực hiện chức năng của Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp 1959. Xuất hiện thiết chế Hội đồng Nhà nước với hai vai trò nêu trên và có quyền hạn hết sức rộng rãi hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Nó thể hiện và phản ánh một quan niệm truyền thống trong lĩnh vực chính trị - pháp lý của các nước xã hội chủ nghĩa. Do tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền và Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao. Cho nên, Nguyên thủ quốc gia trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể là một cá nhân như quy định theo Hiến pháp của các nước tư sản, mà chức năng này là do cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân - cơ quan quyền lực nhà nước tối cao đảm

Một phần của tài liệu Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam hiến pháp 1946 với chính thể của một số nhà nước trên thế giới (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)