CHÍNH THỂ MỘT số NƯỚC TRÊN THÊ GIÓI
2.1. Khái quát về chính thể Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1946 pháp 1946
2 . 1 . 1 . T ư t ư ở n g v ề c á c m ô h ì n h c h í n h t h ể N h à n ư ớ c ở V i ệ t N a m t r ư ớ c c á c h m ạ n g t h á n g T á m n ă m 1 9 4 5
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam đang rên xiết dưới ách áp bức, bóc lột nặng nề của chính quyền thực dân phong kiến: sưu cao, thuế nặng, các quyền tự do, dân chỉ bị chà đạp. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn đồi bại, nhu nhược. Nhân dân trong cảnh mất nước, nhà tan, sống kiếp người nô lệ. Trước tình hình đó, một câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát, giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, các quyền tự do cho nhân dân.
Do đó, vào giai đoạn này ở nước ta đã xuất hiện những dòng tư tưởng mới và các cuộc vận động cách mạng lớn. Những trào lun tư tưởng và các cuộc vận động cách mạng đều có chung mục đích là đánh đuổi thực dân pháp, giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, phương pháp và đường lối cách mạng thì lại khác nhau, trong đó vấn đề cơ bản, quan trọng nhất là việc xác định một mô hình tổ chức nhà nước sẽ được xây dựng sau khi giành được chính quyền.
Với ý thức hệ phong kiến, dưới chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi, các sĩ phu phong kiến đã hăng hái phát động phong trào chống Pháp, chủ trương "khôi phục lại nước Việt Nam cũ" [37; 12]. Thực chất, phong trào Cần Vương chủ trương xây dựng lại Nhà nước quân chủ phong kiến ở Việt Nam nhằm khôi phục và bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Phong trào phát triển được một thời gian thì bị đàn áp và thất bại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hình thức nhà nước phong kiến không còn phù hợp với trào lưu chung của thế giới và sự phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn bất lực, thối nát... nên đã không tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân lao động.
Người anh hùng Yên Thế Hoàng Hoa Thám nổi dậy vũ trang chống Pháp, song "còn nặng cốt cách phong kiến" nên cũng thất bại [33; 12].
Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng tư sản đã ảnh hưởng đến Việt Nam, làm xuất hiện những dòng tư tưởng mang màu sắc mới của các nhà yêu nước, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... với các phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân...
Trong giới trí thức Việt Nam lúc này đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu bênh vực chế độ vua quan cũ, cho rằng,
mặc dù chế độ này còn có nhiều lệ tục, người ta vẫn có thể cải tiến chế độ cũ bằng cách áp dụng chế độ quân chủ lập hiến, nghĩa là ban hành một bản hiến pháp để hạn chế quyền lực của Hoàng đế Việt Nam. Theo tư tưởng của hai ông thì phải xây dựng một bản hiến pháp vừa bảo đảm "quyền dân chủ cho nhân dân", "quyền điều hành đất nước" của Hoàng đế và "quyền bảo hộ" của thực dân Pháp. Còn Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương bãi bỏ chế độ vua quan ở miền Bắc và miền Trung, và đặt chúng dưới quyền cai trị của Chính phủ Pháp.
Như vậy, thực chất tư tưởng của Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Văn Vĩnh dù trình bày cách này hay cách khác, người chủ trương xoá bỏ chế độ vua quan, người chủ trương thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, nhưng tựu trung vẫn đặt đất nước dưới sự cai trị của thực dân Pháp.
Phan Bội Châu là một đại biểu xuất sắc, ông chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập. Đầu tiên là đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại chủ quyền dân tộc, sau đó xây dựng ở Việt Nam một chính quyền nhà nưởc quân chủ lập hiến theo kiểu Nhật Bản hoặc một chính quyền cộng hòa dàn chủ theo kiểu phương Tây [38; 198]. Tư tưởng của Phan Bội Châu là đoàn kết nhân dân lao động đánh đuổi thực dân pháp rồi tiến hành canh tân xã hội.
Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là người chống đối triều đình quyết liệt và đấu tranh cho một nền cộng hòa ở Việt Nam. Ông muốn "ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, chấn hưng dân khí để tính chuyện giải phóng” [33; 12]. Phan Châu Trinh chủ trương đoàn kết nhân dân canh tân, dân chủ hóa xã hội, đánh đổ phong kiến noi thoi phương Tây, tự cường dân tộc dành độc lập. Do hạn chế của lịch sử mà cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ở mức độ khác nhau đều chưa nhận thức được bản chất thực sự của chủ nghĩa đ ế quốc. Mô hình tổ chức nhà nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mặc dù có những mặt tiến bộ nhưng không phù hợp với điều kiện cách mạng V iệt Nam, và vì vậy đã không trở thành hiện thực.
Như vậy, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chủ trương phải giành lại được độc lập, tự do cho dân tộc, sau đó mới xây dựng hiến pháp của nhà nước độc lập. Không có độc lập, tự do thì không thể có hiến pháp thực sự.
Vạo cuối những năm 20 của thế kỷ, Việt Nam Quốc dân đảng - một chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam ra đời chủ trương đánh pháp, đồng thời kêu gọi “trăm họ hãy đoàn kết để xây dựng một nhà nước cộng hòa” . Song, do đường lối cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nên đã đi đến thất bại.
Do hạn chế về quan điểm, tư tưởng cũng như phương pháp vận động cách mạng nên các trào lưu cách mạng đầu thế kỷ XX đều thất bại, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu của nó là việc xác định mô hình nhà nước theo kiểu dân chủ tư sản hay mô hình nhà nước quân chủ lập hiến như trên, mặc dù có mặt tiến bộ, nhưng chưa là phải là kiểu nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam lúc bấy giờ, vì vậy nó đã không trở thành hiện thực." Hay nói cách khác, các mô hình nhà nước trên không phù hợp với Việt Nam,
bởi lẽ, các nhà nước đó chỉ có thể mang lại quyền lợi và dân chủ cho một số ít người trong xã hội - đó là giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp phong kiến. Trong khi đó, yêu cầu cấp bách nhất, chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại là sự giải phóng kiếp người nô lệ và đem lại cuộc sống mới cho đại đa so nhấn dân lao đọng” [38; 199].
Như vậy, trước Nguyễn Ái Quốc, ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chưa có một mô hình nhà nước nào chứng tỏ được sự phù hợp với cách mạng Việt Nam.
Trong thời điểm đất nước trong đêm tối, Nguyễn Tất Thành - một thanh niên mới mười lăm tuổi đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục các nhà cách mạng đương thời nhưng Anh không tán thành với đường lối cách mạng của họ, trong đó có vấn đề hình thức chính thể nhà nước. Có thể thấy rằng, vào thời điểm này đã bắt đầu hình thành trong tư tưởng Nguyễn Tất Thành về một nhà nước độc lập, có chủ quyền, biểu hiện ở chủ trương dành độc lập dân tộc, không chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Việc Nguyễn Tất Thành không đồng tình với con đường cách mạng của những nhà yêu nước đương thời, trong đó có vấn đề hình thức chính thể nhà nước, cho thấy, tuy chưa tìm ra một cơ sở lý luận toàn diện, nhưng bước đầu Người đã nhận thấy các hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hòa dân chủ kiểu tư sản không phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua các lối mòn của lịch sử, ra đi tìm đường cứu nước theo một chiều hướng mà nhiều người yêu nước đương thời chưa nghĩ tới. Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất thời đại, và người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
"Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng Mười Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự... Cách mạng tháng Mười Nga cho chúng ta thấy rằng, muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng bền vững, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại, phải theo chủ nghĩa M ã Khắc Tư và Lênin" [19;280]. Người chỉ ra rằng: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản [23;272].
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới. Người viết: "Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đ ế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất" [29; 128]. Cho nên, cần phải có sự liên minh giữa các lực lượng cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân. Điều đó quyết định đến việc thiết lập và phát triển Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Cái nhìn có tầm vóc thời đại, cái nhìn vượt lên trên tất cả các nhà yêu nước Việt Nam đương thời, chính là ở chỗ này.
Con đường cứu nước ấy của Nguyễn Ái Quốc đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đó tiến bước theo dòng thác tiến bộ của lịch sử.
"Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin đã soi sáng và tạo ra bước ngoặt phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước chưa định hướng sang yêu nước theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Qúa trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy được hai vấn đề quan trọng:
M ột là, sự bất lực và lỗi thời của Nhà nước phong kiến Việt Nam và sự xấu xa, thối nát của nhà nước tư sản thể hiện sự bóc lột nhân dân lao động. Thực tế ấy đã không cho phép người lựa chọn mô hình nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản.
H ai là, sau cách mạng tháng Mười Nga, sự xuất hiện Nhà nước kiểu mới ở Nga là một thực tiễn sinh động, một biến cố to lớn "có sức lôi cuối kì diệu", một mô hình Nhà nước mà Người mong muốn sẽ thiết lập ở Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, Người đã lãnh đạo và đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong văn kiện đầu tiên của Đảng - bản "Chính cương vắn tắt" đã nêu lên những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là "Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân, thành lập chính phủ công nông binh... [32; 10].
Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng ta đã khẳng định rõ: "Phải xây dựng nên chính quyền Xô Viết công nông, chỉ có chính quyền Xô Viết công nông mới là cái khí cụ mạnh mẽ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và phong kiến địa chủ, làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ cho mình" [32; 10],
Có thể nói: chính quyền công nông - một mô hình Nhà nước vô sản mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn là mô hình đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, đó là mô hình Nhà nước kiểu mới. Sự khẳng định trong luận cương chính trị năm 1930 vừa là sự ghi nhận, vừa là một định hướng cơ bản cho cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.
Con đường cách mạng quyết định kiểu nhà nước nói chung và hình thức chính thể nhà nước nói riêng. Cách mạng Việt Nam không thể theo con đường cách mạng tư sản. Điều đó cũng có nghĩa là hình thức nhà nước sau khi giành chính quyền không thể là hình thức chính thể nhà nước theo kiểu nhà nước tư sản. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản cũng có nghĩa là hình thức chính thể nhà nước được thiết lập sau khi giành chính quyền là hình thức chính thể nhà nước kiểu mới thể hiện bản chất giai cấp vô sản của nhà nước. Hình thức chính thể nhà nước đó là gì?, trong "Đường Kách Mệnh", Nguyễn Ái Quốc chưa đề cập cụ thể mà chỉ đưa ra nguyên tắc chung là "làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều", v ề phương diện
hình thức chính thể nhà nước, có thể giải mã luận điểm này là dân chúng số nhiều phải được quyền tham gia vào việc thiết lập mô hình nhà nước tương lai - mô hình của chính thể cộng hòa.
Với tính chất của cuộc cách mạng dân tộc, như thế hình thức chính quyền cũng phải thể hiện tính nhân dân. Nghị quyết Trung ương VIII (5 - 1941) đã nêu rõ chủ trương: "sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập một Nhà nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ, chính quyền của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, bọn thù" [42; 195].
Tháng 5/1944, trong thư gửi đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta trước phải có một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất biến cùng toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy phải do một cuộc toàn dân đại biểu đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mạng và đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang" [20;505].
Chương trình Việt M inh đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam: "Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) chủ trương liên hợp hết thẩy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dàn tộc bị áp bức đoàn kết chiến đấu đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc phát xít Nhật, sẽ lập nên Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa [20;583].
Sự chuyển biến từ hình thức Chính phủ công - nông - binh sang hình thức Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong đường lối của Đảng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước chuyển biến mang tính cách mạng, xuất phát từ đặc thù của cách mạng Việt Nam. Giá trị cách mạng của sự chuyển biến đó không phải mang tính sách lược nhất thời, mà mang tính chiến lược lâu dài của cả qúa trình mô hình tổ chức Nhà nước Việt Nam [25;28]. Sự chuyển biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nước cho thấy rằng, phương pháp tư duy của Người luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ những điều kiện đặc thù của xã hội Việt Nam mà không rập khuôn máy móc áp đặt từ những mô hình có sẩn.
Như vậy đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nước trong con đường cách mạng Việt Nam đã phát triển từ hình thức chính phủ công - nông - binh đến hình thức chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.
2 . 1 . 2 . C ơ s ở l ý l u ậ n , t h ự c t i ễ n v à đ ặ c đ i ể m c ủ a c h í n h t h ểc ộ n g h ò a d â n c h ủ n h â n d â n H i ế n p h á p 1 9 4 6