1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án ôn thi môn quan điểm đường lối

22 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

Định hướng chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam là căn cứ để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

Trang 1

Câu 1: Tại sao nói phát triển bền vững là con đường tất yếu của Việt nam

Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nổ lực hướng tới Đó cũng là mục tiêu, chiếnlược mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện Phát triển bền vững đã trở thànhđường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được thể hiện rõ nét trong các chiếnlược, quy hoạch phát triển của quốc gia cũng như các ngành và các địa phương của nước ta

*Vậy chúng ta hiểu thế nào về phát triển bền vững?

Phát triển bền vững là một khái niệm về sự phát triển mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưngvẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu trong tương lai Phát triển bền vững là xu thế tấtyếu trong tiến trình phát triển của xã hội, là một lựa chọn mang tính chiến lược và là mục tiêu hướng tới

mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm Mỗi quốc gia sẽ dựa vào những đặc điểm riêng củamình để hoạch định chiến lược phát triển bền vững sao cho phù hợp nhất với quốc gia đó

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển Quá trình phát triển của Việt Nam đang phải đối mặt vớinhiều thách thức gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững như biến đổi khí hậu, môi trường ônhiễm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Chính vì vậy, Phát triển bền vững có ý nghĩa to lớn cho sựphát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Khái niệm "phát triển bền vững" (sustainable development) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tàinguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể

chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"

Năm 1987, trong bài báo có tiều đề: “Tương lai chung của chúng ta” (còn gọi là Báo cáo Our

Common Future) của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát

triển bền vững được định nghĩa cụ thể hơn đó là "sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng

không trở ngoại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau " Nói cách khác, phát triển bền vữngphải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội phát triển công bằng, văn minh và môi trường đượcbảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các chính quyền, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội phải cùng nhau có trách nhiệm thực hiện nhằm mục đích dung hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội - và bảo

*Những thành tựu và thách thức đối với Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước:

+ Thành tựu:

Sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trong pháttriển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường theođịnh hướng XHCN Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định Sản xuất nông nghiệpluôn đạt mức tăng trưởng cao Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, đến nay, Việt Nam đã đảm bảođược an ninh lương thực và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới Sản xuất công nghiệp tăngtrưởng cao và ổn định Các ngành dịch vụ được mở rộng với chất lượng ngày càng được nâng lên Cơ sở

hạ tầng được cải thiện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Sự phát triển mạnh

mẽ và hiệu quả của các thành phần kinh tế, đã làm cho tỷ lệ hộ đói nghèo trong cả nước giảm xuống dưới13% Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và là địa điểmđầu tư hấp dẫn của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài Với mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.200USD, hiện Việt Nam đã ra khỏi danh sách những nước nghèo chậm phát triển và trở thành một trongnhững nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt đượcnhững thành tựu quan trọng trên nhiều mặt

+ Hạn chế:

Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào việc khaithác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng

Trang 2

nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao; cácdịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để… đang

là những vấn đề bức xúc Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kémhiện quả Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báođộng Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách hiệu quả giữa 3 mặtcủa sự phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sựphát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau

*Mục tiêu, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Đảng và nhà nước ta:

Nhận thức được thực trạng và các thách thức đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đưa ra và chỉ đạothực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, làm cơ sởđẩy mạnh phát triển bền vững tại Việt Nam

Mục tiêu tổng quát của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa,

sự bình đảng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên

Chính phủ Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào các chương trình và hội nghị phát triển bềnvững của LHQ Đoàn Chính phủ Việt Nam đã tham dự hội nghị thượng đỉnh của LHQ về phát triển bềnvững tại Rio de Janeiro(Braizil) Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” Đây là một chiến lượckhung bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cánhân phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ XXI Định hướng chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam là căn cứ để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như xây dựng chiếnlược quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý,hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việclàm, và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước

Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam gồm 5 phần, trong đó nêu lên những thách thức

mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vựchoạt động ưu tiên Định hướng chiến lược được xây dựng trên 8 nguyên tắc phát triển cơ bản, và đề ra 19vấn đề cần ưu tiên bao gồm 5 vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, 5 vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội và 9 vấn đềthuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thực hiện định hướng chiến lược, các hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong những nămqua ngày càng được quan tâm, chú trọng và đi vào chiều sâu hơn, có hiệu quả hơn Việc xây dựng banhành các chính sách và văn bản pháp luật được hoàn thiện hơn; phát triển và tổ chức quản lý kinh tế - xãhội - môi trường được tăng cường hơn, các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môitrường, tiết kiệm năng lượng… ngày càng có hiệu quả; đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường,phát triển bền vững tăng lên… Việc huy động toàn dân tham gia công tác này đã có nhiều tiến bộ

Chúng ta đang sống trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI với 3 đặc trưng nổi bật: Một là, pháttriển bền vững đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thế giới Hai là hội nhập và toàn cầu hóa và ba làbiến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn của toàn nhân loại Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia cần phảilựa chọn để xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho riêng mình

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thách thức cho phát triển bền vững còn gay gắt Vìvậy, phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội; phát triển bền vững là vìcon người và do con người Vì vậy, chúng ta cần huy động lực lượng, sức mạnh tổng hợp của các ngành,các cấp, với sự tham gia tích cực của từng người dân; quyết tâm biến tư duy phát triển bền vững đất nướcthành hành động thường xuyên, cụ thể của mỗi con người, vì chất lượng cuộc sống hôm nay và mai saucủa cá nhân, gia đình, cộng đồng và cả đất nước./

Trang 3

Câu 2: Tính tất yếu của việc phát triển KTTT định hướng XHCN? KTTT ở nước ta vừa có tính phổ biến vừa có đặc thù của tính định hướng XHCN

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, traođổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "côngnghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó khôngchỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất Như vậy, chứng

tỏ không có và không thể có một nền kinh tế thị trường chung chung, thuần túy, trừu tượng tách rời khỏihình thái kinh tế – xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị – xã hội của một nước Do đó, để phân biệt các nềnkinh tế thị trường khác nhau, trước hết phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhànước và nhân dân lựa chọn làm định hướng, chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế đó Vì vậyviệc lựa chọn mô hình kinh tế vừa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng phát triểnkinh tế của nhân loại là hết sức cần thiết

Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế – kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranhtàn phá nặng nề Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủnghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu đượcnhững kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh Nhưng về sau

mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mànguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hànhđộng đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúngvới thực tế Việt Nam

Thực tế những năm của thập kỷ 80 đã chỉ rõ thực hiện cơ chế kinh tế cho dù chúng ta đã liên tục đổimới, hoàn thiện cơ chế quản lý KT, nhưng hiệu quả của nền SX xã hội đạt mức rất thấp, Sx không đáp ứngnổi tiêu dùng, tích lũy hầu như không có

Do đặc trưng của nền KT tập trung là rất cứng nhắc, bên cạnh đó nền KT chỉ huy ở nước ta tồn tạiquá dài do đó không những còn tác dụng trong việc thúc đẩy SX mà còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cựclàm giảm năng suất, chât lượng và hiệu quả SX

Bên cạnh đó, trong lịch sử nhân loại các mô hình kinh tế đã trải qua thì mô hình KTTT là mô hình

KT phát triển có hiệu quả nhất; là mô hình KT chuyển từ SX nhỏ lên SX lớn nhanh nhất và hấu hết cácnước có nền KT phát triển hiện nay đều sớm phát triển theo mô hình KTTT; Trong bối cảnh kinh tế quốc

tế ngày nay hội nhập trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, quốc gia ko hội nhập coi như tự sátdân tộc mình, để chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả thì tất yếu phải theo xu thế chung của nền KTthế giới đó là nền KTTT

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàndiện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội đưa ra nhữngquan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệphóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hànghóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạchtoán kinh doanh Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanhphù hợp; coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố conngười, có nhận thức mới về chính sách xã hội Đại hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọngtrong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trítuệ và công sức của toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm

Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát triểnnền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi “chính sách kinh tế nhiều

thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Đến Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và

khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng khẳng định: “Phát triển nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự

Trang 4

quản lý của Nhà nước” Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng:

“Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhânloại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đãđược xây dựng” Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm

“kinh tế thị trường” Phải đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm “kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đại hội khẳng định: Phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ

đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn;

và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là

sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định conđường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam Phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển củathời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền

lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâunghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế;

về lao động và bóc lột; về quản lý doanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thếnào để thực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản chất giai cấpcông nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giải pháp tăng cường sứcmạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v

* Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừadựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chấtcủa chủ nghĩa xã hội Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hai nhóm nhân tố cơ bảntồn tại trong nhau, kết hợp với nhau và bổ sung cho nhau Vì vậy, nó vừa có tính phổ biến của KTTT vừa

có đặc thù của tính định hướng XHCN

Thật vậy, nền KTTT ở nước ta mang những đặc thù chung của nền KTTT đó là:

Các chủ thể KT được tự do SXKD theo luật pháp và được bình đẳng không phân biệt đối xử

Về thị trường: tạo lập các thị trường cơ bản và lành mạnh hóa các thị trường đó

Tôn trọng tính khách quan của các quy luật KT, tính năng động của cơ chế thị trường

NN điều tiết nền KT trên cơ sở vận dụng các quy luật KT của nền kinh tế thị trường

Hơn nữa nền KT nước ta còn mang những đặc thù của định hướng XHCN trong nền KTTT đó là,nhóm nhân tố của kinh tế thị trường và nhóm nhân tố của xu hướng mới đang vận động, đang phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, nhóm thứ nhất đóng vai trò "động lực" thúc đẩy sản xuất xãhội phát triển nhanh, hiệu quả; nhóm thứ hai đóng vai trò "hướng dẫn", "chế định" sự vận động của nềnkinh tế theo những mục tiêu đã xác định, bổ sung những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của thịtrường, hoàn thiện mô hình chủ nghĩa xã hội

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ

sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt:

sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính

là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcnhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, pháttriển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Pháttriển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiên tiến

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trởthành nền tảng vững chắc

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Nhà nước xã hội chủnghĩa quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, và bằng cả sức

Trang 5

mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thứckinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, pháthuy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân laođộng, của toàn thể nhân dân.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động vàhiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinhdoanh và thông qua phúc lợi xã hội Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hộingay trong từng bước phát triển Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựngnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người,xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước

Cũng có thể nói, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế của một

xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp sang nền kinh tế ở trình độ caohơn hướng tới chế độ xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được định hướng cao về mặt xãhội, hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát thị trường, nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của đại đa sốnhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước

Chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tưduy, quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình

độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nềnkinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đấtnước Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả Của cải xãhội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Đấtnước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn cóbước phát triển đi lên Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%-10% /năm Nông nghiệp pháttriển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy sản Giá trị sản xuất côngnghiệp tăng 13,5%/năm Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhậpkhẩu phát triển Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng,…

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền KT, cải cách, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển là các nhân tố có tácđộng qua lại chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để đạt va duy trì được tăng trưởng KT bền vững, từng bước khắc phụcđược nguy cơ tụt hậu của nền KT Ở VN thời gian qua việc tổ chức lại nền KTTT định hướng XHCN chúng ta

đã gặt hái được những thành công mà thế giới đáng giá cao,vận dụng đúng đắn quan điểm toàn diện trong việcphát triển nền KT ngay từ khi bắt đầu đổi mới Hơn 25 năm đổi mới đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm cũngnhư bài học quý giá, trong quá trình đổi mới chúng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân chủ và CNXH trênnền tảng CN Mác-LêNin và tư tưởng HCM, dựa vào dân, vì dân phù hợp với thực tiễn

Việc lựa chọn KTTT định hướng XHCN là nội dung cốt lõi của chính sách đổi mới nền KT của Đảng

và NN ta là hoàn toàn đúng đắn, là mục tiêu hướng tới tương lai vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và NN ta đặc biệt là việc thực hiện tốt các giải pháp được đề ra trongnhững kỳ Đại hội mà các lợi thế tiềm năng của nền KT Việt Nam về lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị tríđịa lý trong khu vực sẽ được phát huy một cách cao độ đưa nền kinh tế Việt Nam tiến nhanh sánh kịp vớicác nước có nền kinh tế hiện đại trên thế giới và trong khu vực

Trang 6

CÂU 3: Trình bày khái quát những nguồn lực để phát triển kinh tế của Việt Nam Trong những nguồn lực đó nguồn lực nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?

Trong giai đoạn hiện nay cần có 4 nguồn lực sau để phát triển KTVN:

- Nguồn lực lao động đối với phát triển KT

- Nguồn lực KH và CN đối với phát triển KT

- Nguồn lực vốn đối với phát triển KT

- Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển KT

 Nêu khái niệm , tiềm năng, vai trò của các nguồn lực trên……

Trong 4 nguồn lực trên theo tôi thì Nguồn lực lao động đối với phát triển KT Là cơ bản và quantrọng nhất

1 Những nhận thức chung về nguồn nhân lực

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyênthiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người làquan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từtrước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưngkhông có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng cóthể đạt được sự phát triển như mong muốn

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triểnnhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồnlao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáodục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nộisinh Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năngtham gia lao động nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độtuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chấtlượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động Nguồn laođộng là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìmkiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệmnày, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không

có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm,những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sựphát triển kinh tế Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vịtrí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảmchắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia Đầu tư cho con người là đầu tư có tinhchiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khibàn về phát triển nguồn nhân lực Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồmgiáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng caochất lượng cuộc sống nguồn nhân lực

Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vậtchất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành ngườilao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càngtăng của sự phát triển kinh tế - xã hội

Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọimặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhânlực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội

Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi

về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùngvới quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, phát

Trang 7

triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinhtế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.

Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượngnguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia

Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể cótrình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại laođộng về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề.Giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cáichung và cái riêng Nói đến chất lượng NNL là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đóNNL CLC là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất Bởi vậy,khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chungcủa một đất nước

Nguồn nhân lực chất lượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật,tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệmvới công việc

Như vậy, NNL CLC cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả nănglao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng Nguồn nhân lực chất lượngcao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất

Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thếtoàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiện vai trò quyết địnhcủa nó Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mứccao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại vànâng cao chất lượng NNL Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính

là những con người, đặc biệt là NNL CLC, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiếnthức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhânlực” Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc vềnhững quốc gia có NNL CLC, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội

ổn định

2 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ta hiện nay.Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyếtđịnh đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế

Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng vàphát triển kinh tế- xã hội Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng,bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác

Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học côngnghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phốiquá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tố hàng đầu

là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụnghợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụngkhi kết hợp với NNL một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủ thể sáng tạo, làyếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợinhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện :

+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn

+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó

+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo

+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba

Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sựnghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ

Trang 8

sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng vớicông nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyếtđịnh tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững Đảng ta đã xác định phải lấyviệc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững

Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lựcchất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn

Trang 9

Câu 4: Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta? Trong đó giải pháp nào là cơ bản

và quan trọng nhất , vì sao?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độnày tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn cónhưng không lặp lại trạng thái cũ Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ

sở để so sánh các giai đoạn phát triển Trong quá trình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấungành) luôn chuyển dịch theo một xu hướng và thể hiện trình độ nào đó qua đó thay đổi trình độ phát triển.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH) đã được Đảng vàNhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm pháttriển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại

Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng(gọi chung là công nghiệp) và thương mại – dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối

tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nôngnghiệp) Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xãhội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lựclượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…

Thực hiện định hướng cơ bản trên đây của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây:

Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành

kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đãgiảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm

2010 còn 16,4% Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2010 tăng lên 42% Tỷ trọng dịch vụ trong GDPchưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm

2010 là 41,6%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi

Trong cơ cấu các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và

địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm Từ những định hướng đó, khungpháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng cácnguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế

Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp

vào quá trình phát triển kinh tế Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núiphía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùngĐông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực chotăng trưởng kinh tế cả nước Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khucông nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôitrồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từngvùng Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 25 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và

cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp đểchúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốctế…, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững Các chương trình mục tiêuquốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho các vùngkhó khăn, các chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt Tỷ

lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2010 còn 9,45% Chỉ số phát triển

con người (HDI) đã không ngừng tăng, năm 2010 là 113/184 nước

Trang 10

Những hạn chế, bất cập của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch CCKT còn chậm và chất lượng chưa cao Ngành công nghiệp tuy

có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹthuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ caochưa phát triển Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây Những ngành dịch vụ cóhàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển Tìnhtrạng độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều ngành như điện lực, viễnthông, đường sắt Một số ngành có tính chất động lực như giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xãhội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước

Mặc dù đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục tiêu kếhoạch; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trongvài ba năm tới, nếu không có các giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển côngnghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu cácngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó

có thể thực hiện được những mục tiêu đã đề ra

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế Trong Báo cáo của Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII đã nêu rõ có nhiềunguyên nhân khiến cho kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng từ đầu năm

2008 đến nay, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐHcòn chậm Vì thế đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH vẫn được coi là một trong nhữnggiải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững Cụ thể các giải pháp trong giai đoạn hiện nay đó là:1.Ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo tiền đề vững chắc chochuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh cácngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năngtích luỹ cho dân cư Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệtiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp

2.Điều tra nắm vững tiềm năng thế mạnh của từng ngành, vùng, lãnh thổ, thành phần kinh tế nhằm khaithác tốt nguồn nội lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Đòng thời dự báo xu thế pháttriển của nền kinh tế thế giới dựa vào lợi thế trong nước tận dụng thời cơ, huy động nguồn lực bên ngoài.Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường.Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xãhội theo lãnh thổ Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp,đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương Mỗi địa phương cần đặt mìnhtrong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đóxác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công vàhợp tác lao động có hiệu quả

3.Thực hiện tốt quy hoạch phát triền kinh tế ngành, vùng và thành phần kinh tế, nghiêm chỉnh triển khaithực hiện tốt quy hoạch đã vạch ra Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành cáctrung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đôthị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT

4.Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chú trọng năng lực cạnh tranh quốc gia của từngngành, lĩnh vực của từng loại hàng hóa dịch vụ

5.Tăng cường ứng dụng khoa học công nhgệ vào từng ngành nghề, sản phẩm

6.Tăng cường đầu tư tài chính và điểu chỉnh cơ cấu đầu tư đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.7.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội Chuyển dịchCCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động

từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ

8.Tạo lập mối quan hệ giữa các ngành, thành phần, vùng kinh tế nhằm hổ trợ CDCCKT

Trang 11

9.Tiếp tục hoàn thiện pháp luật chính sách, kết hợp giữa nhà nước và thị trường trong việc hoạchđịnh chỉ đao thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Trong các giải pháp trên đây có thể tùy chọn theo quan điểm riệng

Theo tôi,, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cơbản và quan trọng nhất, vì Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ởnông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững khôngchỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là

vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu làbảo vệ môi trường Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp, các địaphương, cơ sở… cần phải hết sức chú ý thực hiện tốt vấn đề này, tránh tình trạng vì lợi nhuận kinh tế trướcmắt dẫn đến phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái tự nhiên như vừa qua và hiện nay công luận vẫnđang tiếp tục lên án về không ít các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệmôi trường./

Ngày đăng: 29/03/2015, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w