1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án môn học quản lý hành chính nhà nước

28 3,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 187 KB

Nội dung

Trên cơ sở những quy định của pháp luật và mục tiêu, định hướng, kế hoạch đã được xác định, cơ quan quản lý hành chính các cấp phải phát huy tính chủ động,sáng tạo của mình trong quản lý

Trang 1

ĐÁP ÁN MÔN HỌC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Câu hỏi 1: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Trình bày các đặc điểm quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

* Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quyền thực thi hành pháp đó là sự tác động có tổ

chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

* Các đặc điểm quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay:

Có 4 đặc điểm như sau:

1.QLHCNN luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước, có tính tổ chức chặt chẽ Đặc điểm pháp lý

của quan hệ quản lý là sự không bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý, chính vì vậy, trong quản

lý hành chính nhà nước, mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý luôn luôn mang tính đơn phương, mộtchiều, bắt buộc thực hiện và khi cần thiết các chủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chếthi hành Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý phải được chấp hành nghiêm túc, triệt để, xác định rõ tráchnhiệm pháp lý và xử lý nghiêm minh mọi sự chây ì, dây dưa, chấp hành không nghiêm túc

2 QLHCNN là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực

hiện mục tiêu Đặc điểm này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải xác định mục tiêu, xây dựng

chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt các mục tiêu đã xác định trên cơ sở chiến lược, kếhoạch của cấp trên và đường lối, chính sách của Đảng Bên cạnh đó cần phải dự báo tình hình, nhữngbiến động, thay đổi có thể xảy ra để dự kiến các biện pháp điều chỉnh, cân đối, nhằm thực hiện được cácmục tiêu và định hướng chủ yếu, có tính chiến lược

3 QLHCNN là hoạt động dựa trên những quy định chặt chẽ của pháp luật, đồng thời là hoạt động

có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt Trên cơ sở những quy định của pháp luật và mục tiêu, định

hướng, kế hoạch đã được xác định, cơ quan quản lý hành chính các cấp phải phát huy tính chủ động,sáng tạo của mình trong quản lý, điều hành, nhằm động viên được mọi tiềm năng, nguồn lực tạo nên sứcmạnh tổng hợp, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định củapháp luật, đúng thẩm quyền đã được phân công, phân cấp, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách

nhiệm quản lý theo ngành và lãnh thổ.(đây là đặc điểm cơ bản)

4 QLHCNN phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ Nhà nước ta là nhà nước thực sự của

dân, do dân, vì dân Vì thế, trong hoạt động của mình, các cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện chứcnăng quản lý hành chính nhà nước phải công khai mọi hoạt động của mình, thể hiện tinh thần tôn trọngnhân dân để mọi việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân,

có biện pháp thu hút, tổ chức cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội

(18 bộ: Bộ nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, bộ xây dựng, bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính,

bộ y tế, bộ tư pháp, bộ công thương, bộ ngoại giao, bộ tài nguyên môi trường, bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn, bộ giáo dục đào tạo, bộ văn hóa thể thao và du lịch, bộ lao động thương binh và xã hội,

bộ khoa học công nghệ, bộ bưu chính – viễn thông, bộ thông tin và truyền thông

4 cơ quan ngang bộ: Thanh Tra chính phủ, văn phòng chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ủy ban dân

tộc

8 cơ quan thuộc chính phủ: Ban quản lý lăng chủ tịch HCM, Bảo hiểm XH việt Nam, Thông tấn

xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Học viện chính trị hành chính quốcgia HCM, Viện khoa học và công nghệ việt Nam, Viện khoa học và XH Việt Nam)

Trang 2

Câu hỏi 2: Trình bày nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước? Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trả lời:

* Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước:

- Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, được trang bị nền

tảng tư tưởng, lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân đấu tranhgiành chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, ngày nay đang tiến hành thắng lợi sự nghiệpđổi mới, xây dựng CNXH trên đất nước ta Đảng có vai trò to lớn và thực sự đã trở thành lực lượng lãnhđạo nhà nước và xã hội

- Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua đường lối, chính sách; thông qua các tổ chức đảng và đảng

viên hoạt động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước; thông qua công tác cán bộ; thông qua công táckiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng của các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viêntrong các cơ quan nhà nước Đảng lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luậtcủa nhà nước, song “mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

* Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và xã hội:

- Trong chế độ XHCN, nhân dân lao động là người chủ nước nhà, là lực lượng hùng hậu thực hiện các nhiệm vụ quản lý của nhà nước Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của nhân dân.

Chính vì vậy, tập hợp, tổ chức cho nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và xã hội là yêu cầukhách quan, cấp bách trong tổ chức, hoạt động của nhà nước

- Nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và xã hội dưới những hình thức đa dạng và phong phú: tham gia bầu cử, ứng cử, thảo luận các dự thảo văn bản pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan

nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước…

- Thực hiện nguyên tắc này, nhà nước phải xây dựng và bảo đảm thực hiện trong thực tế các thiết chế để nhân dân lao động có thể, một cách gián tiếp hay trực tiếp, tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Chẳng hạn sớm xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu dân ý; thực hiện tốt và có hiệu quả “Quy chế dânchủ ở cơ sở”, xây dựng chế độ nhân dân nhận xét, góp ý kiến cho cơ quan, tổ chức nhà nước, cán bộcông chức nhà nước; xây dựng chế độ tiếp công dân của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền;xây dựng bộ phận tiếp thu, xử lý đơn, thư dân nguyện…)

Trang 3

Câu 3: Trình bày nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý hành chính Nhà nước.

Trả lời:

a/ Nguyên tắc tập trung dân chủ:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổchức, hoạt động của bộ máy nhà nước

- Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của TW,

của cấp trên, trên cơ sở phát huy đầy đủ quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới, quyền làm chủ củanhân dân, của CBCC

- Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện trên những điểm cơ bản sau đây:

+ Địa phương phục tùng TW trên cơ sở phân cấp, phân quyền rộng rãi, hợp lý và cụ thể

+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, cán bộ, nhân viên phục tùng thủ trưởng

+ Thiểu số phục tùng đa số sau khi trao đổi, thảo luận dân chủ

+ Cấp dưới chủ động sáng tạo trong quá trình thực thiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhưngphải chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên

+ Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo giữa cấp trên và cấp dưới, TW và địa phương.+ Bảo đảm kỷ luật nhà nước trong tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cần ngăn chặn và khắc phục hai khuynh hướng:

+ Tập trung quan liêu, không bảo đảm quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới, quyền làm chủcủa nhân dân và cán bộ, công chức dưới quyền

+ Tự do, tùy tiện, phân tán, cục bộ địa phương, bất chấp kỷ cương, vô tổ chức, vô kỷ luật

=> phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và tiếp tục đổi mới các

cơ quan: TA, VKS, Thanh tra, kiểm lâm, bội đội biên phòng, quản lý thị trường làm cho các cơ quan,lực lượng này thực sự là công cụ sắt bén trong đấu tranh, bảo vệ pháp luật

Câu 4: Trình bày quan điểm và nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính nhà nước.

1.Quan điểm: (có 4 quan điểm)

a Quan điểm hiệu quả

Đây là quan điểm cơ bản, quan trọng nhất của công tác tổ chức Việc đánh giá công tác tổ chức

không chỉ căn cứ vào việc đã thành lập được các tổ chức mà phải xem xét hiệu quả của tổ chức đó manglại Nói cách khác, việc thiết lập một tổ chức hay quyết định một vấn đề tổ chức, lựa chọn phương án tổchức phải lấy tiêu chí hiệu quả làm thước đo cuối cùng Quan điểm hiệu quả phải gắn liền với tính khảthi và hợp lý Quan điểm hiệu quả cũng chính là cơ sở để tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước

mà ngày nay chúng ta đang tiến hành

b.Quan điểm hệ thống

Trang 4

4Quan điểm này đòi hỏi khi thiết lập một tổ chức phải xem xét nó trong mối liên hệ giữa nó với các

tổ chức khác, đảm bảo mỗi tổ chức là một “mắt xích’’ trong hệ thống hành chính nhà nước, nhằm tạo ra

bộ máy hành chính nhà nước thống nhất, hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả

c Quan điểm khách quan, khoa học

Quan điểm này đòi hỏi việc thành lập, giải thể một số tổ chức phải đảm bảo tính khách quan, tínhkhoa học Vì trên cơ sở khách quan và khoa học thì việc thành lập hay giải thể tổ chức đó mới hợp lý,mới phát huy được chức năng, nhiệm vụ của nó Công tác tổ chức không thể tiến hành một cách tùytiện, chủ quan duy ý chí

d Quan điểm kế thừa và phát triển

Việc thành lập, xây dựng một tổ chức phải xem xét quá trình lịch sử hình thành, phát triển của nó.Trên cơ sở đó, kế thừa những yếu tố hợp lý của lịch sử, kinh nghiệm của các nước khác để kế thừa vàphát triển nó trong điều kiện hiện tại

2/ Các nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính nhà nước

Nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính nhà nước đều tuân theo các nguyên tắc sau đây :

( 5 nguyên tắc)

- Bất kỳ chức năng quản lý nhà nước nào cũng phải có tổ chức và người thực hiện

- Không có tổ chức nào (người nào của tổ chức đó) không đảm đương chức năng nhiệm vụ

- Một tổ chức (một người của tổ chức đó) có thể đảm đương một hoặc nhiều chức năng khác nhau

- Cùng chức năng thì không giao cho nhiều tổ chức

- Bất kỳ vùng, miền lãnh thổ nào cũng được có tổ chức

Trang 5

Câu 5: Trình bày các hình thức Quản lý hành chính Nhà nước(QLHCNN)?

Trả lời:

Hình thức quản lý hành chính nhà nước được hiểu là sự biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản

lý của các cơ quan hành chính nhà nước, hoặc công chức hành chính trong việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các quan hệ xã hội

Có 6 hình thức Quản lý hành chính Nhà nước:

1 Hình thức ra văn bản quản lý Nhà nước:

- Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính

nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

- Đây là công cụ để các cơ quan hành chính nhà nước phát động tổ chức điều chỉnh các quá trình xãhội và công dân, đồng thời giúp truy cứu trách nhiệm và xử lý theo pháp luật

- Văn bản quản lý nhà nước có 3 loại:

+ Văn bản quy phạm pháp luật

+ Văn bản quản lý cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật)

+ Văn bản quản lý thông thường

- Hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng của hoạt động quan lý hành chính nhà nước

- Hội nghị là hình thức làm việc phổ biến của các cơ quan hành chính nhà nước Do đó hội nghịphải thể hiện các nguyên tắc hoạt động của Nhà nước như nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sựlãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách Trong hội nghị, thiểu số phải phục tùng đa số, những vấn đề quantrọng phải có sự nhất trí của 2/3 số người dự hội nghị…

- Vì vậy, hình thức hội nghị cần được thảo luận và vai trò của người chủ trì hội nghị là hết sức quan trọng

3 Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển thì chủ thể quản lý NN cũng đang sử dụng ngàycàng nhiều các phương tiện kỹ thuật trong hoạt động quản lý hành chính NN như: điện thoại, Fax, máy vi tính

Vì vậy hiện đại hóa, công nghệ hóa hoạt động quản lý đang là xu thế tất yếu thay thế hoạt động quản lý thủ côngchủ yếu bằng sức người Tuy nhiên hình thức này cũng không thể thay thế tư duy và trách nhiệm quản lý của cơquan và công chức hành chính, nhất là công chức lãnh đạo Người sử dụng hình thức này trong quản lý phải chịutrách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất trước pháp luật

4 Hình thức phối hợp, kết hợp: Đây là hình thức phối hợp, kết hợp mọi đơn vị, cá nhân có liên quan

trong hoạt động quản lý nhà nước là nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý mang tính liên ngành giữacác địa phương và các cơ quan chức năng

5.Hình thức tác nghiệp xử lý điều hành công việc hàng ngày để thực hiện các kế hoạch quý, tháng, tuần của cơ quan, công chức hành chính: Hình thức này chủ yếu là các hoạt động duy trì nội quy, trật tự

cơ quan, đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận, công chức thực hiện công vụ được giao

6 Hình thức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyết định quản lý: giúp cho chủ thể

quản lý nắm chắc tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm để kịp thời xử lý các

cơ quan, công chức dưới quyền và tổ chức, cá nhân khác thuộc đối tượng quản lý hành chính

Trang 6

Có 4 phương pháp chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước:

1 Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

Nội dung của phương pháp này là thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở tácđộng về tinh thần và tư tưởng của con người, để họ có ý thức, tự nguyện thực hiện và hành động cótrách nhiệm, có kỷ luật, không vi phạm pháp luật, hăng hái lao động, cống hiến hết mình

Phải áp dụng phương pháp giáo dục tư tưởng, thuyết phục làm chính trước khi áp dụng phươngpháp hành chính mệnh mệnh: phương pháp cưỡng chế Phương pháp giáo dục tư tưởng cần được ápdụng trước cả phương pháp quản lý bằng pháp luật nhưng không tách rời với nội dung pháp luật

Đây là phương pháp quan trọng nhất

2 Phương pháp tổ chức

Phương pháp này là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương Để thực hiện tốtbiện pháp này thì có nhiều việc phải làm nhưng quan trọng là phải có qui chế, qui trình nội dung hoạtđộng cho cơ quan, đơn vị cá nhân và phải duy trì mọi người thực hiện

3 Phương pháp kinh tế:

Đây là biện pháp mà cơ quan hành chính nhà nước tác động đến con người dựa trên các lợi ích vậtchất như: lương, phụ cấp, các chính sách xã hội; làm cho họ suy nghĩ đến lợi ích của mình, vừa tự giácthực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm mà không phải đôn đốc, nhắc nhở, vừa không phải dùng mệnh lệnhhành chính

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế thị trường phải kết hợp hài hòalợi ích của cá nhân người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước và phải thưởng, phạt nghiêm minh

4 Phương pháp hành chính:

Đây là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý nhà nước lên các đối tượng bị quản lý bằngmệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc thực hiện cao nhất Mệnh lệnh hành chính là quyết định đơnphương từ phía Nhà nước, phải được chấp hành vô điều kiện của người chịu sự quản lý

Trang 7

Câu 7: Trình bày các yêu cầu cơ bản của quyết định QLHCNN?

Khái niệm theo bài giảng: QĐHC là hành vi của các cơ quan HCNN (hoặc cá nhân, tổ chức được

ủy quyền nhằm đưa ra các quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tậpthể công dân)

Khái niệm theo giáo trình: Quyết định QLHCNN là sự biểu thị ý chí của Nhà nước, của các chủ thể được thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động QLHCNN, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, nhằm tổ chức và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.

Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng nhân dân ủng hộ, quyết định QLHCNN phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Quyết định QLHCNN phải được ban hành xuất phát từ những căn cứ được pháp luật quy định

Có nghĩa là chỉ khi nào trong hoạt động QLHCNN xuất hiện các yêu cầu, sự kiện được pháp luật quyđịnh cần phải ban hành quyết định thì cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới ra các quyếtđịnh nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật vào các trường hợp cụ thể

c) Quyết định QLHCNN phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định

- Về hình thức: Các quyết định QLHCNN phải đúng tên gọi, thể thức như: tiêu đề, tiêu ngữ, số,

ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu Vi phạm những quy định về hình thức

có thể dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp

- Về thủ tục ban hành: Các quyết định QLHCNN phải bảo đảm tuân thủ đúng các yêu cầu bắtbuộc và các yêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuântheo thủ tục ban hành sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp

d) Bảo đảm tính hợp lý

Tính hợp lý của quyết định QLHCNN thể hiện:

- Quyết định QLHCNN phải bảo đảm tính hài hoà lợi ích của Nhà nước, tập thể và các nhân

- Quyết định QLHCNN phải cụ thể và phù hợp với từng vấn đề đời sống xã hội đặt ra và với cácđối tượng thực hiện Một quyết định có tính khả thi cao khi nó được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêucầu quản lý HCNN Tình trạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu khi ra quyết định thìkhông những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dânphải gánh chịu

- Quyết định QLHCNN phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện Nội dung quyết định phải đượccân nhắc, tính hết các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; phải căn cứ vào các mục tiêu phát triểnngắn hạn, dài hạn của Nhà nước Các biện pháp đề ra trong quyết định phải phù hợp, đồng bộ với cácbiện pháp trong các quyết định có liên quan

Trang 8

đ) Bảo đảm kỹ thuật ban hành quyết định QLHCNN: Yêu cầu này thể hiện: ngôn ngữ, văn

phong, cách trình bày một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa./

Trang 9

Câu 8: Tình bày nguyên tắc chung về việc lựa chọn, bố trí và sử dụng CB, CC

1 Khái niệm:

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theonhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấptỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là

sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

2 Nguyên tắc chung về việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cấn bộ, công chức: ( 6 nguyên tắc)

a Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn CB, CC được bố trí, sử dụng:

- Là công dân VN có đủ độ tuổi và sức khỏe theo luật định;

- Có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng;

- Cần kiêm, liêm chính, chí công, vô tư;

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao (Coi trọng đức

và tài)

b Nguyên tắc khách quan, công bằng:

- Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng CBCC phải căn cứ nhu cầu thực tế công việc, căn cứ vào quyđịnh của cơ quan có thẩm quyền ban hành

- Tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá được coi là những căn cứ chính để bốtrí, sắp xếp CB, CC

- Giúp loại trừ các yếu tố chủ quan, cảm tính hay thiên vị trong công tác để lựa chọn, sắp xếp CBCC

c Nguyên tắc tập trung dân chủ:

- Trong lựa chọn bố trí, sử dụng CB, CC phải chú ý tới hai mặt tập trung và dân chủ của nguyên tắc này

- Tập trung thể hiện việc cấp trên có quyền tham gia vào việc lựa chọn, phê chuẩn bổ nhiệm, quản

lý điều động CB, CC trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật

- Tính dân chủ thể hiện ở tính công khai, tính tập thể như tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá củanhiều người, bộ phận đối với CB,CC hay ở việc tiến hành bầu cử đối với người lãnh đạo, quản lý

- Thực hiện nguyên tắc này sẽ đẩy lùi bệnh quan liêu, hình thức, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ

d Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc:

- Nguyên tắc này đòi hỏi khi lựa chọn, bố trí và sử dụng CB, CC phải xem xét phẩm chất, trình độ,năng lực, kinh nghiệm hiện có của CB, CC có đáp ứng được công việc sẽ giao cho họ không

- Chỉ khi có sự tương xứng với yêu cầu công việc thì người CBCC mới phát huy hiệu quả trong thực thicông vụ

đ Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm CB, CC

- Nguyên tắc này đòi hỏi trong lựa chọn, bố trí, sử dụng CBCC cần phải kết hợp tốt để có cơ cấuhợp lý giữa người già với người trẻ, giữa người địa phương và người nơi khác đến, giữa nam với nữ vàgiữa các ngạch bậc khác nhau

- Có vai trò rất lớn trong việc phát huy sức mạnh của tập thể, của tổ chức nhờ việc bổ sung chonhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ… của các nhóm CB,CC khác nhau

e Nguyên tắc đảm bảo việc lựa chọn, bố trí, sử dụng CBCC phải dựa trên quy hoạch CB, CC

- N/tắc này đòi hỏi cơ quan, t/chức phải xây dựng các chính sách và biện pháp để tạo nguồn CB,

CC, đặc biệt là CB, CC lãnh đạo

- Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo tính chủ động và ổn định trong hoạt động của cơ quan, t/chức nóichung và trong công tác CB nói riêng

Trang 10

- Là cơ sở để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dựa vào nhu cầu công việc

Câu 9: trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công dân; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong việc tiếp công dân

1 Khái niệm: Tiếp công dân là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức tiếp công dân đến

để phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước về những việc làm trái pháp luật củacác cá nhân, tổ chức

3 Vai trò và ý nghĩa của việc tiếp công dân:

- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết được những việc làm trái pháp luật của cơ quanmình hoặc cơ quan, tổ chức khác và bất kỳ cá nhân nào trong xã hội

- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh của công dân

- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của công dân đếnkhiếu nại, tố cáo nói riêng và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nói chung

- Giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm tốt hơn trong việc phát huy quyền dân chủ củacông dân

4 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong việc tiếp công dân

- Trực tiếp tiếp công dân đến trình bày khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếunại, tố cáo:

+ Chủ tich UBND cấp xã, mỗi tuần ít nhất 1 ngày;

+ Chủ tich UBND cấp huyện, mỗi tháng ít nhất 2 ngày;

+ Chủ tich UBND cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất 1 ngày;

+ Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất 1 ngày

- Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, thủ trưởng cơ quan nhà nước phải tiếp công dân khi có yêucầu khẩn thiết:

+ Bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có tráchnhiệm làm công tác tiếp dân;

+ Tổ chức và quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan mình;

+ Ban hành nội quy tiếp công dân;

+ Bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh bố trí địa điểm chung để Hội đồng nhân dân, UBND, đoàn đại biểu Quốchội, đại diện tổ chức chính trị tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo:

+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết để tiếp công dân

+ Trả lời ngay cho công dân biết đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạngiải quyết và người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết

+ Yêu cầu cơ quan Công an phụ trách địa bàn có biện pháp xử lý theo quy định của phápluật đối với những người đến khiếu nại, tố cáo có hành vi gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tựcông cộng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, của cá nhân có trách nhiệmhoặc có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo

Trang 12

Câu 10: Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của khiếu nại.

1 Khái niệm: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ

tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằngquyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

2 Đặc điểm:

- Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức

- Chủ thể bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính,quyết định kỷ luật bị khiếu nại

- Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại

- Thủ tục, thẩm quyền khiếu nại do pháp luật quy định chặt chẽ

- Căn cứ khiếu nại là khi chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hànhchính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp phápcủa chủ thể khiếu nại

- Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại

3 Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức liên quan đến chủ thể khiếu nại

- Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc củangười thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một sốđối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính

- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong

cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật

- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụngmột trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôiviệc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức./

Trang 13

Câu 11 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc giải quyết tố cáo.

1 Khái niệm tố cáo:

Theo Khoản 2, Điều 2 – Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 thì “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục

do pháp luật quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạmpháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích củaNhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”

2 Đặc điểm của tố cáo:

- Chủ thể của tố cáo là cá nhân (gồm có công dân và người nước ngoài) Cơ quan, tổ chức không làchủ thể của tố cáo, tức không có quyền tố cáo

- Chủ thể bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo

- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gâythiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức

- Thủ tục tố cáo do pháp luật quy định chặt chẽ

- Mục đích của tố cáo không chỉ là bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, công dân khác

3 Vai trò và ý nghĩa của việc giải quyết tố cáo:

Việc giải quyết tố cáo có những vai trò và ý nghĩa như sau:

- Việc giải quyết tố cáo thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp củanhân dân Bời vì , tố cáo là một trong những cách thức cơ bản thực hiện quyền dân chủ trực tiếp củanhân dân

- Việc giải quyết tố cáo là cách thức để khôi phục và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi íchhợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức,

cá nhân bất kỳ trong xã hội

- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát hiện tình trạng vi phạm pháp luật, diễn biến vànguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội Trên cơ sở đó, Nhà nước có biện pháp xử lý,loại trừ và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội

- Góp phần quan trọng vào việc phát hiện những vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước nói chung

và của cán bộ, công chức nói riêng; từ đó có biện pháp xử lý và chấn chỉnh các cơ quan nhà nước và độingũ cán bộ, công chức, nhằm góp phần đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước Điều nàycàng có vai trò và ý nghĩa quan trọng khi Đảng, Nhà nước và nhân dân rất quan tâm đến cuộc đấu tranhchống tham nhũng, lãng phí

Tham khảo thêm: So sánh giữa khiếu nại và tố cáo

* Phần đặc điểm

- Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức Như vậy, chủ thể khiếunại rộng hơn chủ thể tố cáo

- Chủ thể bị khiếu nại thì hẹp hơn, đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành

vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại

- Đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều so với đối tượng của khiếu nại Bởi vì, đối tượng củakhiếu nại chỉ là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chứcliên quan đến chủ thể khiếu nại

Trang 14

Câu 12: Công tác văn thư là gì? Trình bày nội dungcông tác văn thư theo quy định của pháp luật hiện hành?

Công tác văn thư là: Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn

bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức;quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư

Nội dung công tác văn thư được ghi trong khoản 2 Điều 1 Nghị định 110/2004/NĐ- CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư Nội dung công tác văn thư (3nội dung)

A Soạn thảo và ban hành văn bản: 6 bước

1 Soạn thảo văn bản

- Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản

quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008

- Soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:

+ Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao chođơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo

+ Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

* Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo; (mật, tối mật, tuyệt mật);

* Thu thập, xử lý thông tin có liên quan; “Kênh”: chính thống và không chính thống)

* Soạn thảo văn bản;

* Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiếncủa các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnhbản thảo;

* Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan

2 Duyệt bản thảo, việc sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt

- Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;

- Trình, chuyển giao văn bản đến;

- Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

2 Trình tự quản lý văn bản đi

Tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành (gọi chung là văn bản đi) được quản lý theo trình tự sau:

- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày, ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản;

- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có);

- Đăng ký văn bản đi;

- Làm thủ tục chuyển, phát và theo dõi việc chuyển, phát văn bản đi;

- Lưu văn bản đi: mỗi văn bản đi phải lưu hai bản; bản gốc lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức và bảnchính lưu trong hồ sơ, bản gốc lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ

tự đăng ký

Ngày đăng: 29/03/2015, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w