1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn thi vấn đáp môn quản lý hành chính nhà nước

22 5,3K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 330,5 KB

Nội dung

Trên cơ sở những quy định của PL và mục tiêu, định hướng, kế hoạch đã được xác định, cơ quan quản lý hành chính các cấp phải phát huy tính chủ động,sáng tạo của mình trong quản lý, điều

Trang 1

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN: KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (THI VẤN ĐÁP)

Câu 1: QLHCNN là gì? Trình bày các đặc điểm QLHCNN ở nước ta hiện nay?

* Quản lý là điều khiển, chỉ đạo 1 hệ thống hay 1 quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật, nguyên tắc

tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được nhữngmục đích đã định trước

* QLNN là hoạt động quản lý được thực hiện bởi NN NN sử dụng quyền lực để quản lý toàn dân, toàn diện

bằng PL

* QLHCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực

NN đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động của con người nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm

vụ của NN

* Các đặc điểm QLHCNN ở nước ta hiện nay Có 4 đặc điểm như sau:

Một là, QLHCNN luôn luôn mang tính quyền lực NN, có tính tổ chức chặt chẽ Đặc điểm pháp lý của quan

hệ quản lý là sự không bình đẳng giữa các bên trong quan hệ quản lý, chính vì vậy, trong QLHCNN, mọi mệnhlệnh, quyết định quản lý luôn luôn mang tính đơn phương, một chiều, bắt buộc thực hiện và khi cần thiết cácchủ thể quản lý có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Mọi mệnh lệnh, quyết định quản lý phải đượcchấp hành nghiêm túc, triệt để, xác định rõ trách nhiệm pháp lý và xử lý nghiêm minh mọi sự chây ì, dây dưa,chấp hành không nghiêm túc

Hai là, QLHCNN là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và kế hoạch để thực hiện mục tiêu Đặc

điểm này đòi hỏi các cơ quan hành chính NN phải xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạtđộng của mình nhằm đạt các mục tiêu đã xác định trên cơ sở chiến lược, kế hoạch của cấp trên và đường lối,chính sách của Đảng Bên cạnh đó cần phải dự báo tình hình, những biến động, thay đổi có thể xảy ra để dựkiến các biện pháp điều chỉnh, cân đối, nhằm thực hiện được các mục tiêu và định hướng chủ yếu, có tính chiếnlược

Ba là, QLHCNN là hoạt động dựa trên những quy định chặt chẽ của PL, đồng thời là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn điều hành, quản lý Trên cơ sở những quy định của PL và mục

tiêu, định hướng, kế hoạch đã được xác định, cơ quan quản lý hành chính các cấp phải phát huy tính chủ động,sáng tạo của mình trong quản lý, điều hành, nhằm động viên được mọi tiềm năng, nguồn lực tạo nên sức mạnhtổng hợp, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả CN, NV của mình theo đúng quy định của PL, đúng thẩm quyền đãđược phân công, phân cấp, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm quản lý theo ngành và lãnh thổ

(đây là đặc điểm cơ bản)

Bốn là, QLHCNN phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ NN ta là NN thực sự của dân, do dân, vì

dân Vì thế, trong hoạt động của mình, các cơ quan, CB, CC thực hiện chức năng QLHCNN phải công khai mọihoạt động của mình, thể hiện tinh thần tôn trọng nhân dân để mọi việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, có biện pháp thu hút, tổ chức cho nhân dân tham gia quản lý NN vàXH

Lưu ý (hỏi thêm):

 Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình, có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ 1

phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành NN, sức mạnh Ba con đường dẫn tới quyền lực là bạo lực, vật chất, trí tuệ.

 Tổ chức là 1 khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ giữa những con người để thực hiện các hoạt động

quản lý Đó là sự sắp đặt 1 hệ thống bộ máy quản lý hợp lý các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định rõ ràng, các mối quan hệ ngang, dọc giữa các cơ quan được quy định rành mạch, việc bố trí, sắp xếp cán

bộ và chế độ chính sách cũng được xác định.

 So sánh các khái niệm: Quản lý, quản lý NN, QLHCNN:

+ Giống nhau: Đều là HĐQL, tác động của chủ thể lên khách thể Đều tác động =quyền lực của NN buộc khách thể thực hiện và đạt được những mục tiêu nhất định mà NN đã đề ra.

+ Khác nhau:

Chủ thể Con người Các cơ quan QLNN (lập pháp,

hành pháp, tư pháp), các tổ chức

XH và cá nhân có thẩm quyển

Cơ quan hành chính NN và cá nhân

có thẩm quyền (chung và riêng)

Khách thể Con người và các loại

đối tượng khác

Trật tự quản lý NN được xácđịnh bởi quy phạm PL

Các quá trình XH, hành vi hoạtđộng của con người

Câu 4: Trình bày quan điểm và nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính NN.

Hệ thống các cơ quan hành chính NN là một bộ phận hợp thành bộ máy NN, được thành lập để thực hiện chứcnăng quản lý NN

Trang 2

1 Quan điểm: (có 4 quan điểm)

- Quan điểm hiệu quả: Đây là điểm cơ bản, quan trọng nhất của công tác tổ chức Việc đánh giá công tác tổ

chức không chỉ căn cứ vào việc đã thành lập được các tổ chức mà phải xem xét hiệu quả của tổ chức đó manglại Nói cách khác, việc thiết lập một tổ chức hay quyết định một vấn đề tổ chức, lựa chọn phương án tổ chứcphải lấy tiêu chí hiệu quả làm thước đo cuối cùng Quan điểm hiệu quả phải gắn liền với tính khả thi và hợp lý.Quan điểm hiệu quả cũng chính là cơ sở để tiến hành cải cách nền hành chính NN mà ngày nay chúng ta đangtiến hành

- Quan điểm hệ thống: Quan điểm này đòi hỏi khi thiết lập một tổ chức phải xem xét nó trong mối liên hệ giữa

nó với các tổ chức khác, đảm bảo mỗi tổ chức là một “mắt xích’’ trong hệ thống HCNN, nhằm tạo ra bộ máyhành chính NN thống nhất, hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả

- Quan điểm khách quan, khoa học: Quan điểm này đòi hỏi việc thành lập, giải thể một số tổ chức phải đảm

bảo tính khách quan, tính khoa học Vì trên cơ sở khách quan và khoa học thì việc thành lập hay giải thể tổchức đó mới hợp lý, mới phát huy được chức năng, nhiệm vụ của nó Công tác tổ chức không thể tiến hành mộtcách tùy tiện, chủ quan duy ý chí

- Quan điểm kế thừa và phát triển: Việc thành lập, xây dựng một tổ chức phải xem xét quá trình lịch sử hình

thành, phát triển của nó Trên cơ sở đó, kế thừa những yếu tố hợp lý của lịch sử, kinh nghiệm của các nướckhác để kế thừa và phát triển nó trong điều kiện hiện tại

2 Các nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính NN

Nguyên tắc tổ chức hệ thống hành chính NN đều tuân theo các nguyên tắc sau đây (5 nguyên tắc):

- Bất kỳ chức năng quản lý NN nào cũng phải có tổ chức và người thực hiện

- Không có tổ chức nào (người nào của tổ chức đó) không đảm đương chức năng nhiệm vụ

- Một tổ chức (1 người của tổ chức đó) có thể đảm đương một hoặc nhiều chức năng khác nhau

- Cùng chức năng thì không giao cho nhiều tổ chức

- Bất kỳ vùng, miền lãnh thổ nào cũng được có tổ chức

Lưu ý (hỏi thêm):

 Hiệu lực là sự thực hiện đầy đủ, thực hiện đúng, có kết quả các chức năng quản lý của bộ máy HC để đạt

được mục tiêu đề ra.

Hiệu quả là kết quả làm được, đạt được mục tiêu, kết quả cụ thể nào đó khi thực hiện công việc, nhiệm vụ.

 Để nâng cao năng lực của đội ngũ CB, CC thì phải thường xuyên đánh giá, phân loại CB, CC và hoạt động

chung của bộ máy chính quyền cơ sở; học tập và bồi dưỡng chuyên môn…

 Hệ thống các cơ quan hành chính NN (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp.

18 bộ: Bộ nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ y tế, Bộ tư

pháp, Bộ công thương, Bộ ngoại giao, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,

Bộ giáo dục đào tạo, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ lao động- thương binh và xã hội, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thông tin và truyền thông.

4 cơ quan ngang bộ: Thanh tra chính phủ, Văn phòng chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban dân tộc

8 cơ quan thuộc chính phủ: Ban quản lý lăng chủ tịch HCM, Bảo hiểm XH VN, Thông tấn xã VN, Đài tiếng

nói VN, Đài truyền hình VN, Học viện chính trị- hành chính quốc gia HCM, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ VN, Viện hàn lâm khoa học xã hội VN

 Hệ thống chính trị nước ta gồm Đảng CSVN, Nhà nước CHXHCNVN, các tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ

quốc VN, Công đoàn VN, Hội CCB VN, Hội LHPN VN, Hội nông dân VN, Đoàn TN CSHCM )

Câu 2+3: Trình bày Các nguyên tắc quản lý hành chính NN (6 nguyên tắc)

1/ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo NN: - ĐCSVN là đội tiên phong của GCCNVN, được trang bị nền tảng tư

tưởng, lý luận là CNML và tư tưởng HCM đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ nền độclập, tự do của Tổ quốc, ngày nay đang tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH trên đất nước ta.Đảng có vai trò to lớn và thực sự đã trở thành lực lượng lãnh đạo NN và XH

- Đảng lãnh đạo NN thông qua chủ trương, đường lối; Thông qua các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động

Trang 3

trong các cơ quan, tổ chức NN; Thông qua công tác cán bộ; Thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đườnglối, chính sách của Đảng của các cơ quan NN, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan NN Đảng lãnh đạo công tácxây dựng PL và tổ chức thực hiện PL của NN, song “mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và PL”.

2/ Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý NN và XH: - Trong chế độ XHCN, nhân dân lao động là

người chủ nước nhà, là lực lượng hùng hậu thực hiện các nhiệm vụ quản lý của NN Sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc là sự nghiệp của nhân dân Chính vì vậy, tập hợp, tổ chức cho nhân dân lao động tham gia quản lý

NN và XH là yêu cầu khách quan, cấp bách trong tổ chức, hoạt động của NN

- Nhân dân lao động tham gia quản lý NN và XH dưới những hình thức đa dạng và phong phú: tham gia bầu cử,ứng cử, thảo luận các dự thảo văn bản PL; giám sát hoạt động của cơ quan NN, cán bộ, công chức NN…

- Thực hiện nguyên tắc này, NN phải xây dựng và bảo đảm thực hiện trong thực tế các thiết chế để nhân dân laođộng có thể, một cách gián tiếp hay trực tiếp, tham gia quản lý NN và XH Chẳng hạn sớm xây dựng và banhành Luật Trưng cầu dân ý; thực hiện tốt và có hiệu quả “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, xây dựng chế độ nhân dânnhận xét, góp ý kiến cho cơ quan, tổ chức NN, cán bộ công chức NN; xây dựng chế độ tiếp công dân của các cơquan NN, các cấp chính quyền; xây dựng bộ phận tiếp thu, xử lý đơn, thư dân nguyện…)

3/ Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và

trực tiếp chi phối tổ chức, hoạt động của bộ máy NN

- Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của TW, của cấp trên,trên cơ sở phát huy đầy đủ quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới, quyền làm chủ của nhân dân, của CBCC

- Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện trên những điểm cơ bản sau đây:

+ Địa phương phục tùng TW trên cơ sở phân cấp, phân quyền rộng rãi, hợp lý và cụ thể

+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, cán bộ, nhân viên phục tùng thủ trưởng

+ Thiểu số phục tùng đa số sau khi trao đổi, thảo luận dân chủ

+ Cấp dưới chủ động sáng tạo trong quá trình thực thiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhưng phải chịu sựkiểm tra thường xuyên của cấp trên

+ Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo giữa cấp trên và cấp dưới, TW và địa phương

+ Bảo đảm kỷ luật NN trong tổ chức hoạt động của các cơ quan NN

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cần ngăn chặn và khắc phục hai khuynh hướng:

+ Tập trung quan liêu, không bảo đảm quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới, quyền làm chủ của nhân dân

và cán bộ, công chức dưới quyền

+ Tự do, tùy tiện, phân tán, cục bộ địa phương, bất chấp kỷ cương, vô tổ chức, vô kỷ luật

4/ Nguyên tắc pháp chế XHCN: - Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi tổ chức và hoạt động của các cơ quan,

tổ chức NN phải tuân thủ theo đúng các quy định của PL

- Nguyên tắc này nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của NN, bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của công dân trong NN pháp quyền của dân, do dân, vì dân

- Thực hiện nguyên tắc này phải tiến hành xây dựng được hệ thống PL đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao vàbảo đảm PL được thực hiện trong thực tế

5/ Nguyên tắc có kế hoạch và khách quan: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi tổ chức, hoạt động của NN đều phải có

kế hoạch trước, không được tuỳ tiện, ngẫu hứng đưa ra quyết định một cách vội vàng, chắp vá Mọi dự kiến, kếhoạch trong tổ chức, hoạt động của NN phải được nghiên cứu luận chứng, có cơ sở khoa học, thực tiễn Đồngthời, phải chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong quá trình giải quyết các tình huống phát sinh

6/ Nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt

động của NN nói chung phải được công khai để nhân dân biết trừ những thông tin, những hoạt động có tínhchất bí mật quốc gia Công khai mọi hoạt động của NN không những bảo đảm để "dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra" mà còn thể hiện thái độ tôn trọng nhân dân Mặt khác, NN lắng nghe ý kiến phản hồi của nhândân và dư luận XH, tiếp thu những ý kiến đúng đắn để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay đổi chủtrương, chính sách, PL và các quyết định quản lý Ngoài việc xây dựng và thực hiện chế độ công khai, các cấp,các ngành phải tổ chức tốt công tác tiếp dân; tổ chức bộ phận tiếp thu, xử lý, trả lời đơn thư dân nguyện Làmtốt hai công tác này mới nhanh chóng nắm bắt ý kiến của nhân dân và dư luận XH cũng như đưa ra được nhữngchính sách đúng đắn, phù hợp với lòng dân

Lưu ý (hỏi thêm) :

 Tập trung dân chủ: TTDC là một nguyên tắc thống nhất, chứ không phải là sự kết hợp giữa hai mặt tập

trung và dân chủ Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung TTDC là nguyên tắc hướng tới sự tập trung, thống nhất, nhưng đó là sự tập trung trên cơ sở dân chủ, mọi quyết định đều phải được thảo luận trên cơ sở dân chủ, toàn bộ quá trình đi tới sự tập trung phải là một quá trình dân chủ.

Tập trung không dựa trên cơ sở dân chủ sẽ trở thành tập trung quan liêu, hình thức, độc đoán.

Dân chủ không chịu sự lãnh đạo tập trung sẽ phá vỡ dân chủ, dân chủ không có mục đích.

 Pháp luật và Pháp chế:

Trang 4

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của GC thống

trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của NN, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự XH.

Pháp chế là một chế độ và trật tự PL trong đó tất cả các cơ quan NN, các tổ chức XH và mọi công dân đều

phải tôn trọng và thực hiện PL một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác

Mối quan hệ: PL và PC là hai hiện tượng pháp lý, độc lập tương đối với nhau nhưng có mối liên hệ phổ biến, mật thiết với nhau PL là tiền đề của PC, PC là cơ sở vững chắc để PL có hiệu lực thực sự.

Thứ nhất, PL là hệ thống các quy phạm do NN ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ XH Còn PC là phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi với các chủ thể tôn trọng và thực hiện đúng PL

Thứ hai, có PL chưa hẳn đã có PC PL ban hành ra mà không được tuân thủ, thi hành hoặc dù nó được thi hành nhưng PL ấy còn nhiều thiếu sót, mâu thuẫn thì XH sẽ rơi vào tình trạng vô pháp chế, trật tự kỷ cương trong XH sẽ bị đảo lộn Hậu quả là XH không thể phát triển một cách bình thường, các quyền và lợi ích của công dân không được tôn trọng và đảm bảo

Thứ ba, PL chỉ có hiệu lực thực sự khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của nền PC Ngược lại, PC chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi XH có được hệ thống PL tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.

 Nguyên tắc bầu cử HĐND là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân địa phương.

HĐND có quyền giám sát, quyết định những vấn đề liên quan tới hoạt động của địa phương.

 Dân chủ trực tiếp là trực tiếp tham gia.

Dân chủ gián tiếp là đem tâm tư, nguyện vọng của mình thông qua các đại biểu để thực thi việc đó.

Cơ quan HC NN có thẩm quyền chung

là cơ quan HC có chức năng và thẩm quyền quản lý

mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp

Cơ quan HC NN có thẩm quyền riêng

là cơ quan HC có chức năng và thẩm quyền quản lý

HC nhà nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công,phân cấp

- Được thành lập theo Hiến pháp và PL, có chức năng

QLHCNN tổng hợp đối với XH

- Được sử dụng quyền lực NN để điều chỉnh tất cả các

mối quan hệ XH và hành vi hoạt động của con người

- CB, CC lãnh đạo được hình thành theo cơ chế bầu cử

hoặc kết hợp bầu cử và bổ nhiệm

- Phương thức lãnh đạo cơ chế tập thể, quyết định theo

đa số và trách nhiệm của người đứng đầu

- Ký thay mặt tập thể lãnh đạo trên các văn bản HCNN

- Được thành lập theo Hiến pháp hoặc VB dưới luật,

- Phương thức lãnh đạo là chế độ thủ trưởng

- Ký trực tiếp, không ký thay mặt trên các văn bảnHCNN

Câu 5+6: Trình bày các hình thức QLHCNN?

 Hình thức QLHCNN: được hiểu là sự biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý của các cơ quan HCNN,

hoặc công chức hành chính trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình đối với các

quan hệ XH Có 6 hình thức QLHCNN:

1/ Hình thức ra văn bản quản lý NN:

- Đây là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể QLHCNN nhằm thực hiện chức

năng, nhiệm vụ được giao Vì đây là VB thực hiện theo luật định, có tính pháp lý chắc chắn; xuất phát từ tínhpháp lý của VB luật; là công cụ để các cơ quan HCNN điều chỉnh các quá trình hoạt động của khách thể đồngthời giúp truy cứu trách nhiệm và xử lý theo PL

- Văn bản quản lý NN có các loại: (4 loại)

+ Văn bản quy phạm PL: là VB do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình

thức, trình tự, thủ tục, luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được NN bảo

đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Hiến pháp, Luật, NQ, NĐ, TT, QĐ, )

Trang 5

+ Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng PL): là VB chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự riêng do cơ quan NN có thẩm

quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với mục đích giải quyết các công việc cụ thể và áp dụng

1 lần đối với các trường hợp cụ thể theo quy định của PL (QĐ cá biệt như nâng lương, kỷ luật, )

+ Văn bản hành chính thông thường: là VB được sử dụng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình

hình giao dịch, ghi chép công việc nội bộ cơ quan, tổ chức Nó không chứa đựng VB qui phạm PL Nó có 29

loại như qui chế, qui định, thông báo, tờ trình, quyết định, dự án…

+ Văn bản chuyên môn, kỹ thuật: là VB do cơ quan NN ban hành để quản lý 1 lĩnh vực chuyên môn nhất định.

(biểu mẫu thống kê, hoá đơn, chứng từ, )

- Hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng của hoạt động QLHCNN

- Hội nghị là hình thức làm việc phổ biến của các cơ quan HCNN Do đó hội nghị phải thể hiện các nguyên tắchoạt động của NN như nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách Trong hộinghị, thiểu số phải phục tùng đa số, những vấn đề quan trọng phải có sự nhất trí của 2/3 số người dự hội nghị…

- Vì vậy, hình thức hội nghị cần được thảo luận và vai trò của người chủ trì hội nghị là hết sức quan trọng

3/ Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quản lý của các cơ quan hành chính NN.

Trong điều kiện kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển thì chủ thể quản lý NN cũng đang sử dụng ngàycàng nhiều các phương tiện kỹ thuật trong hoạt động quản lý hành chính NN như: điện thoại, Fax, máy vitính Vì vậy hiện đại hóa, công nghệ hóa hoạt động quản lý đang là xu thế tất yếu thay thế hoạt động quản lýthủ công chủ yếu bằng sức người Tuy nhiên hình thức này cũng không thể thay thế tư duy và trách nhiệm quản

lý của cơ quan và công chức hành chính, nhất là công chức lãnh đạo Người sử dụng hình thức này trong quản

lý phải chịu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất trước PL

4/ Hình thức phối hợp, kết hợp: Đây là hình thức phối hợp, kết hợp mọi đơn vị, cá nhân có liên quan trong

hoạt động quản lý NN là nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý mang tính liên ngành giữa các địa phương vàcác cơ quan chức năng

5/ Hình thức tác nghiệp xử lý điều hành công việc hàng ngày để thực hiện các kế hoạch quý, tháng, tuần của cơ quan, công chức hành chính: Hình thức này chủ yếu là các hoạt động duy trì nội quy, trật tự cơ quan,

đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận, công chức thực hiện công vụ được giao

6/ Hình thức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyết định quản lý: giúp cho chủ thể quản lý

nắm chắc tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm để kịp thời xử lý các cơ quan, côngchức dưới quyền và tổ chức, cá nhân khác thuộc đối tượng quản lý hành chính

 Trình bày các phương pháp chủ yếu của QLHCNN

- Theo nghĩa rộng: Phương pháp QLHCNN là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máyhành chính NN

- Theo nghĩa hẹp: Phương pháp QLHCNN là cách thức tác động của chủ thể QLHCNN lên các đối tượng quản

lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết

Có 4 phương pháp chủ yếu của QLHCNN:

1 Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN (Đây là phương pháp quan trọng nhất)

Nội dung của PP này là thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở tác động về tinh thần và tưtưởng của con người, để họ có ý thức, tự nguyện thực hiện và hành động có trách nhiệm, có kỷ luật, không viphạm PL, hăng hái lao động, cống hiến hết mình Phải áp dụng PP giáo dục tư tưởng, thuyết phục làm chínhtrước khi áp dụng PP hành chính mệnh mệnh PP giáo dục tư tưởng cần được áp dụng trước cả PP quản lý bằng

PL nhưng không tách rời với nội dung PL

2 PP tổ chức: PP này là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương Để thực hiện tốt biện

pháp này thì có nhiều việc phải làm nhưng quan trọng là phải có qui chế, qui trình nội dung hoạt động cho cơquan, đơn vị cá nhân và phải duy trì mọi người thực hiện

3 PP kinh tế: Đây là biện pháp mà cơ quan hành chính NN tác động đến con người dựa trên các lợi ích vật

chất như: lương, phụ cấp, các chính sách XH; làm cho họ suy nghĩ đến lợi ích của mình, vừa tự giác thực hiệnnghĩa vụ và trách nhiệm mà không phải đôn đốc, nhắc nhở, vừa không phải dùng mệnh lệnh hành chính

PP kinh tế trong quản lý NN trong điều kiện cơ chế thị trường phải kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân ngườilao động, lợi ích tập thể, lợi ích NN và phải thưởng, phạt nghiêm minh

4 PP hành chính: Đây là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể QLNN lên các đối tượng bị quản lý bằng

mệnh lệnh hành chính có tính bắt buộc thực hiện cao nhất Mệnh lệnh hành chính là quyết định đơn phương từphía NN, phải được chấp hành vô điều kiện của người chịu sự quản lý

Trong bốn loại phương pháp trên, phương pháp giáo dục thuyết phục phải là phương pháp đưa lên hàng

Trang 6

đầu Phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng; phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản tạo động lực thúc đẩymọi hoạt động QLNN Phương pháp hành chính mệnh lệnh là rất cần thiết, khẩn trương nhưng phải sử dụngđúng đắn, đúng lúc mới có hiệu quả cao.

Lưu ý (hỏi thêm):

 Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện khi tham gia

vào quan hệ XH được quy tắc đó điều chỉnh.

 QĐQLHC gồm 3 hình thức: Văn bản (NQ, NĐ, TT, QĐ, Chỉ thị)); Lời nói; Ký hiệu, tín hiệu

 Phân biệt PP hành chính và PP kinh tế trong QLHCNN:

- Mang tính lợi ích - Mang tính mệnh lệnh, phục tùng, bắt buộc thi hành

- Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh - Mang tính tất yếu

Mối quan hệ: 2 PP này có mối quan hệ mật thiết PPHC là tiền đề để cho PPKT phát tiển; PPKT giúp cho

PPHC mềm dẻo, linh hoạt

 Phân biệt PP hành chính và PP giáo dục tư tưởng, đạo đức trong QLHCNN:

- Mang tính giáo dục thuyết phục - Mang tính mệnh lệnh, phục tùng, bắt buộc thi hành

- Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh - Mang tính tất yếu

Mối quan hệ: 2 PP này có mối quan hệ mật thiết PPGD tư tưởng cần được thực hiện trước khi áp dụng các PP

hành chính mệnh lệnh, nhưng không tách rời với nội dung PL

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Luật Ban hành văn bản quy phạm PL 2008 Số: 17/2008/QH12)

1 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội 2 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước 4 Nghị định của Chính phủ.

5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Thông tư của Chánh án TANDTC

7 Thông tư của Viện trưởng Viện KSNDTC.

8 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9 Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

10 Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ

chức chính trị - xã hội

11 Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng Viện KSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng

cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

12 Văn bản quy phạm PL của Hội đồng nhân dân (Nghị quyết), Uỷ ban nhân dân (Quyết định, Chỉ thị) Câu 7: Trình bày các yêu cầu cơ bản của quyết định QLHCNN

 QĐHC là hành vi của các cơ quan HCNN hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền nhằm đưa ra các quy định

chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tập thể công dân

Căn cứ vào tính chất pháp lý, các QĐQLHCNN được chia thành QĐ quy phạm và QĐ cá biệt

QĐ quy phạm là loại QĐ được các chủ thể QLHC sử dụng với mục đích là đặt ra các quy tắc xử sự chung,được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn cuộc sống

QĐ cá biệt là loại QĐ được ban hành trên cơ sở của các QĐ quy phạm, với mục đích là giải quyết các côngviệc cụ thể và được áp dụng một lần đối với các trường hợp cụ thể đã được xác định

 Các yêu cầu cơ bản của QĐQLHCNN: Để ra được một quyết định đúng, có tính khả thi, được quần chúng

nhân dân ủng hộ, QĐQLHCNN phải đáp ứng được các yêu cầu sau: (5 yêu cầu)

1) Bảo đảm tính chính trị: QĐQLHCNN là sự thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Vì vậy, QĐQLHCNN không được trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng (Do cơ chế vận hành của

hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng lãnh đạo, NN quản lý, ND làm chủ).

2) Bảo đảm tính hợp pháp: Các QĐQLHCNN có tính dưới luật, chính vì vậy nó phải phù hợp với nội dung

và mục đích của luật Yêu cầu này thể hiện ở chỗ:

- Các QĐQLHCNN không được trái với HP, luật và văn bản của CQNN cấp trên

- Các QĐQLHCNN phải được ban hành đúng thẩm quyền, theo quy định của PL Việc phân định rõ thẩmquyền của mỗi cơ quan NN bảo đảm cho cơ quan NN thực hiện nhiêm vụ, quyền hạn của mình một cách chủđộng, tránh sự chồng chéo, lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm, vi phạm trật tự quản lý HCNN

- QĐQLHCNN phải được ban hành xuất phát từ những căn cứ được PL quy định Có nghĩa là chỉ khi nào

Trang 7

trong hoạt động QLHCNN xuất hiện các yêu cầu, sự kiện được PL quy định cần phải ban hành quyết định thì

cơ quan hành chính NN có thẩm quyền mới ra các quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng PL vào cáctrường hợp cụ thể

3) Quyết định QLHCNN phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do PL quy định

- Về hình thức: Các quyết định QLHCNN phải đúng tên gọi, thể thức như: tiêu đề, tiêu ngữ, số, ký hiệu,ngày, tháng, năm ban hành và hiệu lực, chữ ký, con dấu Vi phạm những quy định về hình thức có thể dẫn đếnhậu quả là làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp

- Về thủ tục ban hành: Các quyết định QLHCNN phải bảo đảm tuân thủ đúng các yêu cầu bắt buộc và cácyêu cầu bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học Vi phạm các yêu cầu bắt buộc phải tuân theo thủ tục ban hành

sẽ dẫn đến hậu quả là làm cho quyết định trở thành bất hợp pháp

4) Bảo đảm tính hợp lý Tính hợp lý của quyết định QLHCNN thể hiện:

- QĐQLHCNN phải bảo đảm tính hài hoà lợi ích của NN, tập thể và các nhân

- QĐQLHCNN phải cụ thể và phù hợp với từng vấn đề đời sống XH đặt ra và với các đối tượng thực hiện.Một quyết định có tính khả thi cao khi nó được ban hành đúng lúc, phù hợp với yêu cầu quản lý HCNN Tìnhtrạng trì trệ, kéo dài hoặc nóng vội trong nghiên cứu khi ra quyết định thì không những không mang lại hiệuquả mà thậm chí còn gây thiệt hại cho NN, XH và công dân phải gánh chịu

- QĐQLHCNN phải bảo đảm tính hệ thống toàn diện Nội dung quyết định phải được cân nhắc, tính hết cácyếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, XH; phải căn cứ vào các mục tiêu phát triển ngắn hạn, dài hạn của NN Cácbiện pháp đề ra trong quyết định phải phù hợp, đồng bộ với các biện pháp trong các quyết định có liên quan

5) Bảo đảm kỹ thuật ban hành QĐQLHCNN: Yêu cầu này thể hiện: ngôn ngữ, văn phong, cách trình bày

một quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không đa nghĩa./

Lưu ý (hỏi thêm):

 QĐQLHC gồm 3 hình thức: Văn bản (NQ, NĐ, TT, QĐ, Chỉ thị)); Lời nói; Ký hiệu, tín hiệu

 Thể thức là các VB chứ không phải lời nói hay ký hiệu (là tập hợp các TP cấu thành VB, bao gồm những TP

chung áp dụng đối với các loại VB và các TP bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với 1 số loại VB nhất định theo quy định tại NĐ số 09/2010/NĐ-CP của CP về công tác văn thư

Phân biệt QĐQLHCNN với QĐ lập pháp và tư pháp:

mục đich Giải quyết tình trạng pháp lýcụ thể Giải quyết những vấn đề cơbản, quan trọng của đất nước Giải quyết những vấn đề phátsinh trong lĩnh vực tư pháp

Câu 8: Tình bày nguyên tắc chung về việc lựa chọn, bố trí và sử dụng CB, CC

 Cán bộ là công dân VN, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của ĐCSVN, NN, các tổ chức CT-XH ở TW, ở tỉnh, TP trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện,quận, thị xã, TP thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NN

 Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan củaĐCSVN, NN, các tổ chức CT-XH ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội ND màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

ND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của ĐCSVN, NN, các tổ chức CT-XH (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế

và hưởng lương từ ngân sách NN

 Viên chức là công dân VN được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theochế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quĩ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo qui định của PL

* Nguyên tắc chung về việc lựa chọn, bố trí và sử dụng cấn bộ, công chức (6 nguyên tắc):

1 Nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn CB, CC được bố trí, sử dụng: (Quan trọng nhất)

Tiêu chuẩn chung: - Có một quốc tịch là quốc tịch VN - Đạt độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên - Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và PL của NN - Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, được nhân dân tín nhiệm - Có trình độ hiểu biết

nhất định về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của NN; có trình độ văn

hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao - Các

tiêu chuẩn đó có quan hệ mật thiết với nhau Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc

Tiêu chuẩn cụ thể: Là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể Nó thể hiện tính chất, đặc điểm

riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể Người được tuyển dụng vào mỗi vị trí

Trang 8

công tác cụ thể hoặc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý, bên cạnh tiêu chuẩn chung đối với công chức, cònphải đạt các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến ngạch công chức hoặc chức vụ tương ứng.

2 Nguyên tắc khách quan, công bằng: - Việc lựa chọn, bố trí và sử dụng CBCC phải thực hiện công khai,

công bằng căn cứ nhu cầu thực tế công việc, căn cứ vào PL, vào quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, năng lực thực tế và kết quả đánh giá - Giúp loại trừ các yếu tố chủ quan, cảm

tính hay thiên vị trong công tác để lựa chọn, sắp xếp CBCC

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ: - Tính tập trung thể hiện việc cấp trên có quyền tham gia vào việc lựa chọn,

phê chuẩn bổ nhiệm, quản lý điều động CBCC trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của PL;

-Tính dân chủ thể hiện ở tính công khai, tính tập thể như tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của nhiều người, nhiều bộ phận đối với CBCC hay ở việc tiến hành bầu cử đối với người lãnh đạo, quản lý; - Thực hiện nguyên

tắc này sẽ đẩy lùi bệnh quan liêu, hình thức, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ

4 Nguyên tắc tương xứng với yêu cầu công việc: - Nguyên tắc này đòi hỏi khi lựa chọn, bố trí và sử dụng

CBCC phải xem xét phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm hiện có của CBCC có đáp ứng được công việc

sẽ giao cho họ không; - Chỉ khi có sự tương xứng với yêu cầu công việc thì người CBCC mới phát huy hiệu quả

trong thực thi công vụ

5 Nguyên tắc đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các nhóm CBCC: - Nguyên tắc này đòi hỏi trong lựa chọn, bố trí,

sử dụng CBCC cần phải kết hợp tốt để có cơ cấu hợp lý giữa người già với người trẻ, giữa người địa phương và

người nơi khác đến, giữa nam với nữ và giữa các ngạch bậc khác nhau; -Có vai trò rất lớn trong việc phát huy

sức mạnh của tập thể, của tổ chức nhờ việc bổ sung cho nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên mônnghiệp vụ… của các nhóm CBCC khác nhau

6 Nguyên tắc đảm bảo việc lựa chọn, bố trí, sử dụng CBCC phải dựa trên quy hoạch CB, CC:

- N/tắc này đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải xây dựng các chính sách và biện pháp để tạo nguồn CBCC, đặc biệt là CBCC lãnh đạo; - Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo tính chủ động và ổn định trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nói chung và trong công tác CB nói riêng; - Là cơ sở để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dựa vào nhu cầu

công việc

Lưu ý (hỏi thêm): Các chức danh công chức xã? Cán bộ cấp xã có các chức vụ nào?

- Công chức xã có 7 chức danh: Trưởng CA; Chỉ huy trưởng QS; Tài chính – kế toán; VH – XH; Văn phòng – thống kê; Tư pháp – hộ tịch; Địa chính – xây dựng.

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau: Bí thư – phó BT đảng ủy; Chủ tịch – phó CT HĐND; Chủ tịch – phó

CT UBND; Chủ tịch UBMTTQVN; Chủ tịch Hội LHPNVN; Bí thư Đoàn TNCSHCM; Chủ tịch Hội CCB; Chủ tịch Hội NDVN.

- Luật cán bộ, công chức (13/11/2008) và Luật viên chức (15/11/2010)

Câu 10+11: Khái niệm, đặc điểm và đối tượng của khiếu nại (Luật Khiếu nại, Luật tố cáo 11/11/2011)

 Khiếu nại

Khái niệm khiếu nại: KN là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CBCC theo thủ tục do Luật này quy định, đề

nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơquan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi cócăn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Đặc điểm của khiếu nại:

• Chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức

• Chủ thể bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định

kỷ luật bị khiếu nại

• Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, côngchức liên quan đến chủ thể khiếu nại

• Thủ tục, thẩm quyền khiếu nại do PL quy định chặt chẽ

• Căn cứ của khiếu nại là khi chủ thể khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hànhchính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủthể khiếu nại

• Mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại

Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

liên quan đến chủ thể khiếu nại

Vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại: Việc giải quyết khiếu nại có những vai trò và ý nghĩa sau:

- Việc giải quyết KN thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân

- Việc giải quyết KN là cách thức để khôi phục và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức bị xâm hại do hành vi trái PL của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

- Thông qua việc KN và giải quyết KN giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát hiện sự vi phạm

PL trong hoạt động QLHCNN Trên cơ sở đó, NN có biện pháp xử lý, loại trừ và ngăn chặn những vi phạm

- Việc giải quyết KN góp phần quan trọng vào việc chấn chỉnh cơ quan NN và đội ngũ CBCC Thông qua

Trang 9

đó để nâng cao hiệu lực quản lý NN, góp phần củng cố và tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý NN.

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban

hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động QLHCNN được áp dụng một lần đối với một hoặcmột số đối tượng cụ thể

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN thực hiện

hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của PL

Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các

hình thức kỷ luật đối với CBCC thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của PL về CBCC

 Tố cáo

Khái niệm tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọagây thiệt hại lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Đặc điểm của tố cáo:

- Chủ thể tố cáo là cá nhân (gồm có công dân và người nước ngoài) Cơ quan, tổ chức không có quyền tố cáo

- Chủ thể bị tố cáo là cơ quan, tố chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo

- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

- Thủ tục tố cáo do PL quy định chặt chẽ

- Mục đích của tố cáo không chỉ là bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn bảo vệ lợi ích của NN,quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, công dân khác

Vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tố cáo: Việc giải quyết tố cáo có những vai trò và ý nghĩa sau:

- Việc giải quyết tố cáo thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân

- Việc giải quyết tố cáo là cách thức để khôi phục và bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại do hàn vi vi phạm PL của cơ quan, tổ chức, cá nhân bất kỳ trong XH

- Thông qua việc tố cáo và giải quyết tố cáo giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát hiện tình trạng

vi phạm PL trong XH Trên cơ sở đó, NN có biện pháp xử lý, loại trừ và ngăn chặn những vi phạm

- Việc giải quyết tố cáo còn góp phần quan trọng vào việc phát hiện những vi phạm PL của cơ quan NN nóichung và của CBCC nói riêng Từ đó có biện pháp xử lý và chấn chỉnh các cơ quan NN và đội ngũ CBCC,nhằm góp phần bảo đảm hoạt động bình thường của cơ quan NN

Lưu ý (hỏi thêm):

 Khiếu nại và tố cáo giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

- Giống nhau:

+ Là 1 trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD được Hiến pháp và PL ghi nhận để những quyền này được đảm bảo thực thi trên thực tế, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NN, đòi hỏi những hiểu biết của CD về KN, TC phải đạt đến một trình độ nhất dịnh.

+ Bên cạnh đó còn là trách nhiệm giải quyết KN,TC của CD từ phía cá nhân và CQ có thẩm quyền phải đúng

PL, công bằng, khách quan, đáp ứng nguyện vọng của ND.

- Chủ thể bị TC không thể là người giải quyết TC.Đối

tượng

Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc

quyết định kỷ luật CBCC

Bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào của bất kỳ

cơ quan, tổ chức, cá nhân nào

Thủ

tục

Theo quy định của Luật KN 2011 Theo quy định của Luật TC 2011

Câu 12: Công tác văn thư là gì? Trình bày nội dungcông tác văn thư theo quy định của PL hiện hành?

 Theo Nghị định 110/2004/NĐ-CP thì Công tác văn thư là bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành vănbản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và

Trang 10

sử dụng con dấu trong công tác văn thư.

1 Công tác soạn thảo, ban hành văn bản: bao gồm các nội dung sau đây:

1.1 Soạn thảo VB:

- Việc xây dựng VB quy phạm PL theo quy định của PL về ban hành VB quy phạm PL

- Việc soạn thảo VB khác được quy định như sau:

Căn cứ tính chất, nội dung của VB cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cánhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo

Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của VB cần soạn thảo

+ Thu thập, xử lý thông tin có liên quan

+ Soạn thảo VB

+ Trong trường hợp cần thiết đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến củacác cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo

+ Trình duyệt bản thảo kèm theo tài liệu có liên quan

1.2 Duyệt bản thảo, sửa chữa, bổ sung bản thảo đã duyệt:

- Bản thảo VB phải do người có thẩm quyền ký VB duyệt

- Trường hợp sửa chữa, bổ sung bản thảo VB đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định

1.3 Đánh máy, nhân bản:

Việc đánh máy, nhân bản VB phải bảo đảm những yêu cầu sau:

- Đánh máy đúng nguyên VB thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày VB Trường hợp phát hiện có sự saisót hoặc không rõ ràng trong bản thảo thì người đánh máy phải hỏi lại đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặcngười duyệt bản thảo đó;

- Nhân bản đúng số lượng quy định;

- Giữ gìn bí mật nội dung VB và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng thời gian quy định

1.4 Kiểm tra VB trước khi ký ban hành:

- Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo VB phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xáccủa nội dung VB

- Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơquan, tổ chức quản lý công tác văn thư ở những cơ quan, tổ chức khác phải kiểm tra và chịu trách nhiệm vềhình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành VB

1.5 Ký VB:

- Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kýtất cả VB của cơ quan, tổ chức hoặc có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các VB thuộc các lĩnh vựcđược phân công phụ trách

- Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể việc ký VB phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa

số Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thayngười đứng đầu cơ quan, tổ chức những VB theo uỷ quyền của người đứng đầu và những VB thuộc các lĩnhvực được phân công phụ trách

- Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ tráchdưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số VB mà mình phải ký Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cóthể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng HC hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loạiVB

- Khi ký VB không dùng bút chì; không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai

1.6 Bản sao VB:

Bản sao VB có thể có hoặc không Bản sao VB gồm bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục Bảnsao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục phải được thực hiện theo đúng quy định và có giá trị pháp lý nhưbản chính

2 Công tác quản lý VB và tài liệu khác: bao gồm quản lý VB đến, quản lý VB đi và lập hồ sơ hiện hành.

2.1 Quản lý VB đến: Tất cả VB kể cả đơn thư, do cá nhân, tổ chức gửi đến (gọi chung là VB đến) phải được

quản lý theo trình tự sau: Tiếp nhận, đăng ký VB đến; Trình, chuyển giao VB đến; Giải quyết và theo dõi, đônđốc việc giải quyết VB đến

2.2 Quản lý VB đi: Tất cả VB do cơ quan, tổ chức phát hành (gọi chung là VB đi) được quản lý theo trình

tự sau: Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của VB; Đóng dấu cơ quan

và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có); Đăng ký VB đi; Làm thủ tục, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát VB đi;Lưu VB đi

2.3 Lập hồ sơ hiện hành và giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức: Nội dung việc lập

hồ sơ hiện hành bao gồm: Mở hồ sơ; Thu thập, cập nhật VB, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giảiquyết công việc vào hồ sơ; Kết thúc và biên mục hồ sơ

Trang 11

3 Quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư:

Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của VB Dấu thể hiện tính quyền lực NN trong

VB của các cơ quan NN Dấu là thành phần giúp cho việc chống giả mạo VB

 Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện theo quy định của PL về quản lý và sửdụng con dấu và các quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP

 Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức.Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

+ Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng VB của người có thẩm quyền;

+ Phải tự tay đóng dấu vào các VB, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

+ Chỉ được đóng dấu vào những VB, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

+ Không được đóng dấu khống chỉ

 Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chứcđược quy định như sau:

+ Những VB do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

+ Những VB do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của vănphòng hay dấu của đơn vị đó

 Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định

 Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái

 Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo VB chính do người ký VB quyết định và dấu được đóng lên trang đầu,trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục

 Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên VB, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành

Lưu ý (hỏi thêm):

1 “Bản thảo văn bản” là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của

8 “Lập hồ sơ” là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.

Câu 13: Trình bày các loại cưỡng chế hành chính, các hình thức xử phạt hành chính, các biện pháp xử lý hành chính (Xem kỹ: các biện pháp khắc phục hậu quả? )?

 Cưỡng chế hành chính: là một loại cưỡng chế của NN, là sự bắt buộc có tính chất cưỡng bức của cơ quan

HCNN và những người có thẩm quyền theo quy định của PL đối với cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa, ngănchặn, xử lý các vi phạm hành chính hoặc bắt buộc công dân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý,hoặc để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích công cộng trong những trường hợp cần thiết

 Các loại cưỡng chế hành chính: Theo mục đích, cưỡng chế hành chính có thể chia thành các nhóm:

- Nhóm các biện pháp phòng ngừa: được áp dụng nhằm ngăn ngừa những vi phạm PL trong lĩnh vực

QLHCNN hoặc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịchbệnh

Biện pháp này bao gồm nhiều hình thức như: kiểm tra giấy tờ nhằm ngăn ngừa những vi phạm PL; kiểm trachế độ đăng ký tạm trú; kiểm tra hàng hóa, hành lý; ngăn cấm hoặc hạn chế một số hoạt động trong trường hợpcần thiết; trưng dụng bắt buộc tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân trong một thời gian nhất định để ngănngừa hậu quả thiên tai, bão lụt

- Nhóm các biện pháp ngăn chặn hành chính: được áp dụng nhằm ngăn chặn việc tiếp tục thực hiện vi

Ngày đăng: 29/03/2015, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w