Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch:

Một phần của tài liệu Đáp án môn học quản lý hành chính nhà nước (Trang 25)

pháp lý của giấy tờ hộ tịch.

- Khái niệm Hộ tịch: Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một

người từ khi sinh ra đến khi chết.

- Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc.

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.

- Nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch:

- Các sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

- Mỗi một sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

- Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.

- Giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch :

+Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.

+Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó.

+Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước.

Những vấn đề cần chú ý thêm

- 03 sự kiện phổ biến cá nhân phải được đăng ký là khai sinh, kết hôn , khai tử.

- Quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là các bản án hay quyết định của tòa án tức là cơ quan đăng ký hộ tịch không được quyền quyết định trực tiếp mà căn cứ vào quyết định của cơ quan này để cải chính sửa sai.

- Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch: Đối với công dân Việt Nam ở trong nước việc đăng ký hộ tịch thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú , nếu không có đăng ký hộ khẩu thường trú thì được thực hiện tại nơi đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật. Đối với người nước

ngoài cư trú tại Việt Nam đăng ký hộ tịch thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú , nếu không

Câu 18: Khái niệm, vai trò của hòa giải ở cơ sở? Phạm vi hòa giải? Các vụ việc không được hòa giải?

Trả lời:

1.Khái niệm: Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được

thỏa thuận tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố và phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

2.Vai trò của hòa giải ở cơ sở:

- Trực tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở; góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa phương.

- Hòa giải có hiệu quả sẻ góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn khiếu kiện lên tòa án và khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, giúp các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của nhà nước và công dân.

- Góp phần phổ biến giáo dục, pháp luật trong nhân dân.

3. Phạm vi hòa giải:

Hòa giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm:

+Mâu thuẫn, xích mích giữa các người thân trong gia đình, dòng họ do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn giữa cá nhân trong hàng xóm láng giềng, như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện nước sinh hoạt, công trình phụ gây mất vệ sinh chung...

+Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như: quan hệ về tài sản; quan hệ về hợp đồng dân sự; nghĩa vụ dân sự; thừa kế; quyền sử dụng đất...

+Tranh chấp về quyền lợi phát sinh từ quan hệ hôn nhân như: thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng...

+Tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như: trộm cắp vặt, chửi đánh nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ.

4. Các vụ việc không được hòa giải: gồm có 3 loại:

- Một, các tội phạm hình sự

- Hai, hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính gồm:

+Hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật thì bị xử lý vi phạm hành chính.

+Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

-Ba, các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không được hòa giải quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở gồm:

+Kết hôn trái pháp luật.

+Gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

+Tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. +Tranh chấp về lao động.

Câu 19: Trình bày khái niệm họp và những yêu cầu của việc tổ chức điều hành cuộc họp.

1 / Khái niệm :

Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, một cách thức giải quyết công việc, thông qua đó thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết các công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan mình theo qui định của pháp luật.

2/Những yêu cầu của việc tổ chức điều hành cuộc họp :

1/ Bắt đầu cuộc họp đúng giờ :

Nếu cứ chờ đợi những người đến muộn thì có nghĩa là những người đến đúng giờ không được tôn trọng, đồng thời tập cho mọi người thói quen đi trễ.

2/ Xác định tóm tắt, ngắn gọn mục tiêu của cuộc họp. Nhấn mạnh những điểm cần lưu ý. Nếu

không phân phát chương trình nghị sự thì phải đảm bảo mọi người nắm được nội dung họp để đạt được mục tiêu đề ra.

3/ Nêu những hạn chế về thời gian dành cho các nội dung công việc đưa ra trong chương trình nghị sự. Đảm bảo nội dung chương trình nghị sự và phân bố thời gian tương ứng cho các vấn đề.

4/ Bắt đầu cuộc họp một cách hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của những người tham dự. Lựa chọn

giọng điệu nghiêm túc song nhẹ nhàng.

5/ Giới thiệu đại biểu đặc biệt là những người mới lạ (nếu cần ).

6/ Phải đảm bảo cuộc họp được tiến hành trôi chảy và đi đúng trọng tâm. Cần đề cập đúng lúc và nhấn mạnh các vấn đề lớn, cấp bách hoặc quan trọng nhất.

7/ Đảm bảo chương trình nghị sự. Hãy cố gắng hết sức để thực hiện được thời gian đã định

8/ Trình bày tóm tắt vấn đề ( không đọc toàn văn bản ). Nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến, không xa

chủ đề, lạc chủ đề. Phát biểu phải ngắn gọn, súc tích. Điều chỉnh “bầu không khí” cuộc họp và hướng hội nghị theo chủ đề. Dành thời gian cho đại biểu tham gia phát biểu ý kiến nhưng để tránh mất thời gian người chủ trì nên nhắc nhở khi thấy những ý kiến sau trùng lặp với ý kiến trước đó.

9/ Tạo ra bầu không khí mang tính chuyên nghiệp, không cho phép nói chuyện riêng. Có các nhận xét và định hướng cho mọi người cùng thảo luận đi đến thống nhất kết luận cuối cùng. Phải kiên định trong trường hợp những người dự họp đi chệch khỏi vấn đề đang triển khai trong buổi họp và đề nghị sẽ thảo luận trong buổi họp khác.

10/ Kiểm tra việc giải quyết những vấn đề của chương trình nghị sự. 11/ Kiểm tra hoạt động của thư ký.

12/ Tổng kết các vấn đề và chỉ rõ việc thực hiện.

13/ Dự kiến xếp lịch cho cuộc họp tiếp theo vào cuối cuộc họp hiện tại.

14/ Kết thúc cuộc họp đúng giờ, đừng bao giờ kéo dài. Tâm lý người dự họp luôn thấy bất an, bất bình khi phải họp kéo dài hơn giờ qui định phải giải quyết sau khi họp, không nên bắt họ lỡ những công việc khác, hơn nữa họ không còn tâm trạng nào để lắng nghe hoặc phát biểu.

Câu 20: Trình bày nội dung cơ bản cải cách hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 ?

Trả lời: có 6 nội dung cơ bản: 1. Cải cách thể chế:

a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;

b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật;

c) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách; d) Hoàn thiện thể chế về sở hữu;

đ) Tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước; e) Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật;

g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế; h) Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

a) Cắt giảm các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước;

b) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; c) Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước;

d) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính; đ) Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính;

e) Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế; g) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:

a) Tiến hành tiếp tục tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của các cơ quan hành chính nhà nước;

b) Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương; c) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;

d) Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công;

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức:

a) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý; b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực; c) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ;

d) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị;

đ) Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức;

e) Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

g) Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; h) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội;

i) Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

5. Cải cách tài chính công:

a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước;

c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước;

d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế;

đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao.

6. Hiện đại hóa hành chính:

a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet;

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước;

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet;

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;

đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính;

e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

Một phần của tài liệu Đáp án môn học quản lý hành chính nhà nước (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w