Với ý nghĩa to lớn đó, nhân dịp tiến tới hưởng ứng "Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường" từ 29/4 - 6/5/2006 tôi đã mạnh dạn tổ chức trước một buổi ngoại khoá về vấn đề sử dụng hợp lý
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
+ Nước ngọt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung Cuộc sống của con người không thể tồn tại được, sản xuất không thể duy trì và phát triển được nếu thiếu đi nguồn nước ngọt quý giá
+ Tài nguyên nước không phải là vô tận và còn phân bố không đồng đều cả
về mặt không gian lẫn thời gian nên không phải lúc nào và ở đâu con người cũng
có đủ nguồn nước ngọt để sử dụng
+ Ở nước ta, dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế đã khiến cho nhu cầu sử dụng nước ngọt ngày càng nhiều, bên cạnh đó do công nghệ sản xuất chưa cao vùng với sự hạn chế trong ý thức của con người đã làm cho nguồn nước ngọt ngày càng hao kiệt và ô nhiễm trầm trọng Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc
+ Tài nguyên nước với rất nhiều vấn đề quan trọng như vậy, nhưng thời gian dạy chính khoá trên lớp được dành cho vấn đề này rất ít ỏi nên học sinh chưa tiếp cận được nhiều các kiến thức về tài nguyên nước Vì vậy cũng rất khó khăn trong việc hình thành ý thức, có biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cũng rất khó khăn trong việc tuyên truyền với những người xung quanh trong cộng đồng dân cư Với ý nghĩa to lớn đó, nhân dịp tiến tới hưởng ứng "Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường" từ 29/4 - 6/5/2006 tôi đã mạnh dạn tổ chức trước một buổi ngoại khoá về vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam và qua đó để đúc rút một số kinh nghiệm nhằm nhân rộng mô hình này và cũng có thể áp dụng đối với vấn đề sử dụng hợp lý và bảo
vệ những loại tài nguyên thiên nhiên khác
II - MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
- Học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của nguồn nước ngọt ở Việt Nam cũng như ở chính địa phương mình
- Hiểu được một số khái niệm về tài nguyên nước và môi trường nước
- Phân tích, giải thích được hiện trạng vấn đề nguồn nước, sử dụng nguồn nước và môi trường nước ở Việt Nam và địa phương
Trang 2- Giải thích được cơ sở khoa học của những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên nước
- Tạo sân chơi trí tuệ sôi nổi: Học mà chơi, chơi mà học giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp, thể hiện vốn kiến thức, quan điểm của mình và tiếp cận với một số phương tiện dạy học hiện đại
III - GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
- Nghiên cứu vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng
- Đối tượng học sinh tham gia ngoại khoá: Lớp 12
IV- QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1- Quan điểm:
a- Quan điểm lãnh thổ:
Nghiên cứu sự khác biệt về sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước ở các vùng lãnh thổ của Việt Nam và đặc trưng ở tỉnh Hải Dương
b- Quan điểm lịch sử:
Phân tích, đánh giá tàinguyênnước, môi trường nước ở những thời kỳ lịch
sử khác nhau: Trước đây và hiện nay
c- Quan điểm thực tiễn:
Trước khi tiến hành buổi ngoại khoá, giáo viên và học sinh cần khảo sát thực tế ở địa phương về thực trạng nguồn nước, tình hình sử dụng nước và chất lượng môi trường nước để có được những nhận định sát thực, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý
d- Quan điểm hệ thống:
Giáo viên sắp xếp nội dung chương trình ngoại khoá thành một hệ thống vừa có tính cụ thể, vừa mang tính chất khái quát hoá cao để học sinh dễ dàng nắm bắt các vấn đề
2- Phương pháp sử dụng:
a- Phương pháp thu thập tài liệu:
Giáo viên và học sinh cùng thu thập các tài liệu liên quan tới tài nguyên nước của Việt Nam và tỉnh Hải Dương qua các phương tiện: Sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học
Trang 3b- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này nhằm phân tích nổi bật sự khác biệt giữa các vùng và qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dựa trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp có tính khoa học
c- Phương pháp sử dụng công nghệ tin học để tiến hành toàn bộ nội dung buổi ngoại khoá:
Giáo viên thiết lập chương trình bằng máy vi tính, sau đó sử dụng máy chiếu qua đầu để tiến hành buổi ngoại khoá
d- Phương pháp tổ chức:
- Chọn 1 lớp 12 gồm 50 học sinh
- Chia lớp học thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đội tuyển gồm 3 học sinh
- Tất cả các học sinh khác đều được quyền tham gia phần thi dành cho khán giả
- Chuẩn bị quà tặng cho học sinh
e- Phương pháp khác: Điều tra, thống kê toán học…
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I – PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
1- Sưu tầm một số băng đĩa hình về việc sử dụng nguồn nước ngọt chưa hợp lý và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
- Ô nhiễm nguồn nước các sông tại thành phố Hà Nội (Sông Tô Lịch – sông Kim Ngưu)
2- Thiết kế chương trình buổi ngoại khoá bằng paoboi.
Dùng máy chiếu qua đầu để thể hiện trên màn hình
Nội dung chương trình gồm:
a- Mục đích, ý nghĩa của buổi ngoại khoá
b- Xem băng hình
c- Phần chơi dành cho các đội tuyển
Vòng I: Ai chính xác hơn
Mỗi đội tuyển trả lời 10 câu hỏi nhanh trong vòng 3 phút Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
Vòng II: Ai nhanh hơn
Gồm 5 câu hỏi, các đội bấm chuông để dành quyền trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm
Vòng III: Ai lựa chọn đúng
Gồm 5 câu hỏi dạng trắc nghiệm, mỗi câu có 4 phương án trả lời, các đội tuyển lựa chọn 1 phương án đúng Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm
Vòng IV: Hùng biện
Mỗi đội cử 1 đại diện trình bày phần hùng biện trong khoảng thời gian 5 phút Điểm tối đa cho phần hùng biện là 20 điểm
II – PHẦN CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH.
- Các vấn đề về tài nguyên nước của Việt Nam và địa phương
- Hiện trạng vấn đề sử dụng nguồn nước
- Các nguồn gây ô nhiễm nước
- Giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước
Trang 5III – TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1- Giáo viên nêu rõ mục đích, ý nghĩa của buổi ngoại khoá: (Thời gian:
5 phút).
- Nước ngọt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống và sản xuất Sự sống của con người không thể tồn tại nếu thiếu nước, các ngành kinh tế sẽ bị ngừng trệ nếu không đủ nguồn nước ngọt Trong khi đó tài nguyên nước không phải là vô tận, nước ta có trữ lượng nước 900 tỉ m3/ năm, song nguồn nước đó lại phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian nên thường xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nước, đặc biệt tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt ngày càng trở nên trầm trọng hơn
- Con người không chỉ khai thác tài nguyên nước để sử dụng một cách đơn thuần mà còn có những hoạt động gây ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng nước Các dòng chảy như sông, ngòi, ao hồ vẫn được coi là “lý tưởng” cho sự chứa đựng các chất thải nhất là các chất thải lỏng Nhiều dòng sông vốn trong sạch, hiền hoà trước đây, nay đã trở thành những “bãi thải” và kết quả là nguồn nước của các sông đó hầu như không còn giá trị sử dụng mà đã trở thành hiểm hoạ đối với môi trường sống của con người như sông Tô Lịch, sông Kim ngưu giữa lòng thủ đô Hà Nội là một bằng chứng
- Đứng trước tình hình báo động về sự hao kiệt và suy giảm chất lượng nguồn nước, đã có nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội, nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình, song việc thực hiện còn gặp muôn vàn khó khăn và có lẽ một trong những nguyên nhân của sự khó khăn đó chính là ý thức của cộng đồng dân cư trong sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước còn nhiều hạn chế
- Trong chương trình địa lý lớp 12, tài nguyên nước chỉ được đề cập tới trong bài Vị trí địa lý – Tài nguyên thiên nhiên với nội dung rất khái quát và thời gian ít ỏi, ngoài ra trong một số bài khác có đánh giá về giá trị của tài nguyên nước đối với các ngành kinh tế Vì vậy học sinh không có điều kiện để tiếp cận nhiều với vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn nước Do đó buổi ngoại khoá là cơ hội để các em hiểu biết rõ hơn về giá trị của nguồn nước sạch, thực trạng tình hình sử dụng nguồn nước ngọt ở Việt Nam và ở địa phương, từ đó có ý thức và tuyên truyền cho mọi người xung quanh trong sử dụng, bảo vệ nguồn nước Đồng thời buổi ngoại khoá còn để tạo ra một sân chơi trí tuệ đầy bổ ích giúp các
em cùng học và vui chơi
Trang 62- Xem băng hình về các nguồn gây ô nhiễm và tình trạng ô nhiễm sông
Tô Lịch và sông Kim Ngưu tại Hà Nội (Thời gian: 10 phút).
3- Phần chơi dành cho các đội tuyển.
a- Vòng I: Thi kiến thức.
Đại diện 2 đội tuyển bốc thăm thứ tự trả lời Mỗi đội tuyển trả lời 10 câu hỏi, trong vòng 3 phút Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm
* Đội 1:
1 Thế nào là nước sạch? - Nước trong không màu, không mùi,
không vị, không chứa chất tan, vi khuẩn gây bệnh không nhiều quá mức cho phép, không có vi sinh vật gây bệnh
2 Nước trong các hệ thống sông, ngòi,
ao, hồ gọi là nước gì? - Nước mặt.
3 Hệ thống sông nào có trữ lượng
nước lớn nhất Việt Nam? - Hệ thống sông Cửu Long.
4 Nhà máy thuỷ điện có công suất lớn
nhất nước ta hiện nay đang hoạt động
là nhà máy nào? được xây dựng trên
sông nào?
- Thủy điện Hoà Bình xây dựng trên sông Đà
5 Hải Dương chịu tác động chủ yếu
của hệ thống sông nào? - Sông Thái Bình.
6 Những nguồn nào gây ô nhiễm chủ
yếu nước nội đồng? - Dư lượng phân bón và hoá chất sửdụng trong nông nghiệp
7 Con người sử dụng nước ngọt vào
những hoạt động chủ yếu nào? - Ăn uống, sinh hoạt. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ
8 Hoạt động nào của con người tiêu
hao nguồn nước ngọt lớn nhất? - Nông nghiệp
9 Dân cư nông thôn đang gây ô nhiễm
nguồn nước bởi những hoạt động sinh
hoạt nào trong đời sống?
- Hố xí, nhà tắm không đúng quy cách,
xả rác bừa bãi, đào giếng không đạt yêu cầu
Trang 710 Sông ngòi ở đồng bằng có những
giá trị kinh tế nào? - Nước tưới, phù sa, giao thông vận tải,thuỷ sản
* Đội 2:
1 Thế nào là trữ lượng nước? - Là tổng lượng nước có thể tái sinh
được hàng năm trên một phạm vi lãnh thổ nhất định (m3/năm)
2 Hệ thống sông nào có trữ năng thuỷ
điện lớn nhất nước ta? - Hệ thống sông Hồng.
3 Nước dưới mặt đất là loại nước gì? - Nước ngầm
4 Nhà máy thuỷ điện nào đang hoạt
động có công suất lớn nhất ở Tây
Nguyên? Nhà máy đó được xây dựng
trên sông nào?
- Nhà máy Yaly trên sông Xê xan
5 Những nguồn nào gây ô nhiễm chủ
yếu tài nguyên nước ở các đô thị? - Chất thải công nghiệp, rác thải sinhhoạt, rác thải dịch vụ, bệnh viện, nghĩa
địa…
6 Đến hiện nay còn huyện nào ở Hải
Dương chưa có công trình cấp nước
sạch tập trung?
- Huyện Nam Sách
7 Dân cư của tỉnh Hải Dương đang
được tiếp cận với những nguồn nước
sạch nào trong đời sống sinh hoạt
- Nước máy, nước mưa và nước giếng
8 Sông ngòi ở miền núi có những giá
trị kinh tế nào? - Thuỷ điện, nước tưới.
9 Nhà máy thuỷ điện nào đang được
xây dựng có công suất lớn nhất nước
ta?
- Sơn La
10 Trên trái đất, nước ngọt được dự
trữ chủ yếu dưới dạng nào? - Băng (77%).
b- Vòng thi thứ 2: Ai nhanh hơn Thời gian: 10 phút.
Trang 8Các đội tuyển bấm chuông dành quyền trả lời gồm 10 câu hỏi Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 5 điểm
Câu 1: Tại sao trữ lượng nước có thể
tái tạo hàng năm? - Chu trình tuần hoàn nước.
Câu 2: Nguồn nước ở đâu có thể tham
gia vào chu trình tuần hoàn nước? - Sông, ngòi, ao, hồ, biển, độ ẩm củađất, thực vật nước ngầm Câu 3: Nguồn nước ngọt của Việt Nam
có sự phân hoá như thếnào? - Theo mùa (mưa – khô).- Theo địa hình (Đồng bằng và miền
núi)
Câu 4: Nguồn nước nọt ở Việt Nam
đang biến đổi như thế nào? - Hao kiệt và ô nhiễm.
Câu 5: Hậu quả của sự hao kiệt và ô
nhiễm nguồn nước - Hạn hán gia tăng, mở rộng phạm vi.ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của
con người, gây nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh ung thư
c- Vòng thi thứ 3: Ai chính xác hơn Thời gian: 5 phút.
Cả 2 đội tuyển đều được quyền trả lời Mỗi câu hỏi có 4 đáp án, học sinh phải lựa chọn duy nhất 1 đáp án đúng Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm Câu 1: Nguồn nước ô nhiễm do các
chất phân huỷ của sinh vật, trong đó có
nhiều vi sinh vật gây bệnh được gọi là:
a Ô nhiễm sinh học Đáp án a
b Ô nhiễm hoá học
c Ô nhiễm vật lý
c Ô nhiễm địa lý
Câu 2: Việc đào giếng, xây dựng các
công trình thuỷ lợi, các hồ chứa… làm
đứt các tầng nước ngầm, hoặc làm cho
dòng chảy bị biến dạng, kém lưu thông
gọi là:
a Ô nhiễm hoá học Đáp án b
b Ô nhiễm vật lý
c Ô nhiễm địa lý
d Ô nhiễm địa – vật lý
Trang 9Câu 3: Hoạt động sản xuất nông nghiệp
ở huyện nào của tỉnh Hải Dương gây ô
nhiễm nguồn nước nội đồng trầm trọng
nhất?
b Thanh Hà
c Gia Lộc
d Tứ Kỳ
Câu 4: Việc sử dụng nguồn nước chưa
hợp lý và môi trường nước bị ô nhiễm
là do:
a Nước ta có nguồn nước dồi dào Đáp án b
b Trình độ hiểu biết và ý thức của dân
cư còn hạn chế
c Các cơ quan quản lý nhà nước chưa
quan tâm
d Tất cả các phương án trên
Câu 5: Trách nhiệm bảo vệ sự trong
lành của nguồn nước là thuộc về:
b Thanh niên
c Người lớn tuổi
d Tất cả mọi người
d- Vòng thi thứ 4: Hùng biện.
Mỗi đội có thời gian 5 phút để thể hiện phần hùng biện với yêu cầu
- Ngôn ngữ rõ ràng, có sức thuyết phục
- Nội dung: Tập trung vào việc tuyên truyền về hậu quả của việc sử dụng nguồn nước không hợp lý và môi trường nước bị ô nhiễm, đồng htời nêu rõ những phương hướng giải pháp để khắc phục
a- Hậu quả của vấn đề sử dụng nguồn nước ngọt không hợplý và gây ônhiễm môi trường nước
- Thiếu nước trong sản xuất và đời sống
Trang 10- Chất lượng nước xấu đi làm tăng thêm nguy cơ gây mầm bệnh và truyền bệnh Các căn bệnh phổ biến là: Ung thư, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút, bại liệt, viêm tai, đau mắt hột…
b- Giải pháp: Tập trung vào các giải pháp chính
- Đa dạng hoá các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng
- Tăng cường các hoạt động thông tin giáo dục tuyên truyền
- Tạo nguồn vốn đầu tư phong phú
- Tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng tài nguyên nước thống nhất của các địa phương và cả nước
- Cần có các biện pháp về hành chính xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm quy định về sử dụng nguồn nước sạch và gây ô nhiễm môi trường nước
- Bảo vệ chất lượng của tài nguyên nước trong các ngành sản xuất: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
* Điểm cho phần hùng biện tối đa 20 điểm
* Trong các phần thi vòng I, II những câu hỏi đội tuyển không trả lời được
sẽ dành cho khán giả trả lời
* Công bố kết quả qua 4 vòng thi của các đội tuyển và trao giải
Trang 11PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi tham gia buổi ngoại khoá về vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước nhân dịp ngày tài nguyên nước thế giới và tiến tới hưởng ứng tuần
lễ nước sạch vệ sinh môi trường, 100% số học sinh được hỏi đều trả lời thích chương trình và đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích thú vị Với cách thức làm như vậy chuyên đề có thể áp dụng rộng rãi đối với nhiều vấn đề địa lý khác như: bảo vệ tài nguyên rừng, khí quyển, dân số, các vấn đề kinh tế…
Qua chương trình ngoại khoá đã tạo ra một sân chơi trí tuệ chuyên sâu để các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, đồng thời còn tạo điều kiện để các em mạnh dạn hơn, trau dồi ngôn ngữ nói và qua các em học sinh để phổ biến những vấn đề bức xúc tới toàn thể cộng đồng dân cư
Tôi xin trân trọng cảm ơn!