Cácthành tạo magma giai đoạn Pecmi muộn –Trias (P2-T)

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 29)

CHƯƠNG 3: ĐÁ MAGMA VIỆT NAM 3.1 Đại cương đá magma

3.3.4.Cácthành tạo magma giai đoạn Pecmi muộn –Trias (P2-T)

Giai đoạn này hoạt động magma xảy ra rất phổ biến và rộng rãi. Thành phàn thạch học rất đa dạng liên quan với các hoạt động kiến tạo xảy ra rộng khắp lãnh thổ Việt Nam.

3.3.4.1. Phức hệ Điện Biên: δ-γ41 đb (δ-γ P đb)

Gồm các khối Nậm Men, Nậm Hoa, Nậm Rốn,...Chúng phan bố dọc theo đứt gãy Điện Biên –Lai Châu.

Thành phần thạch học gồm 3 pha xâm nhập: Pha đầu: Gabro diorit, Điorit

Pha hai: Điorit thạch anh, Granodiorit.

Phan ba: Granit và các đá mạch Pecmatit, Aplit.

Tuổi xếp vào P2. Chúng xuyên qua các đá trầm tích (C3 –P1) thuộc hệ tầng Sông Đà và gây biến chất tiếp xúc mạnh mẽ tạo thành các đá sừng: Amphibol – Epidot, sừng Andaluzit.

3.3.4.2. Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn: δ-γ41 bg (δ-γ P2-T1bg)

Phân bố ở phía Tây Quảng Trị, Quảng Nam (chạy dọc theo đứt gãy sâu Tam Kỳ). Trong đó khối Bến Giằng có diện lộ lớn nhất, hàng trăm km2 .

Thành phần thạch học gồm 3 pha xâm nhập: Pha đầu: Gabrodiorit, Điorit

Pha hai: Granodiorit Pha ba: Plagiogranit

Chúng xuyên cắt qua các đá trầm tích thuộc hệ tầng AVương (¡2 –O1av) và gây biến chất tiếp xúc mạnh mẽ tạo ra các đá sừng thạch anh, sừng Andaluzit.

Tuổi phức hệ : P2.

3.3.4.3. Phức hệ Ba Vì: σ41 bv (σP2-T1bv)

Phân bố dọc lưu vục sông Đà, nằm dọc theo các đứt gãy lớn, các khối có kích thước nhỏ. Thành phần thạch học gồm: Veclit, Peridotit, Gabro –peridotit, Gabro – diabaz. Gặp khoáng hóa Đồng, Niken.

Chúng có liên quan chặt chẽ với các đá phun trào bazic thuộc hệ tầng Cẩm Thủy (P2

ct).

3.3.4.4. Phức hệ Cao Bằng: σ-ν42 cb (σ-ν P2- T1cb)

Phân bố ở tỉnh Cao Bằng, tạo ra một số khối xâm nhập có kích thước nhỏ. Thành phàn thạch học gồm: Peridotit, Lecxolit, Gabroperidotit. Khoáng hóa: Cu, Ni, Atbet. Tuổi P2.

3.3.4.5. Phức hệ Núi Điệng: γτ42 nđ (γτ T2nđ)

Gồm các khối xâm nhập Núi Điệng, Núi Pháo, Đèo Khế. Diện lộ có dạng đẳng thước hoặc méo mó. Thành phần thạch học gồm các đá: Granit biotit, Granit hạt nhỏ, Granit granofia biotit. Khoáng hóa: Thiết. Tuổi T2

3.3.4.6. Phức hệ Sông Mã: γτ42 sm (γτ T2sm)

Phân bố trong hố võng Sầm Nưa (Bắc Trung Bộ). Các khối thường có dạng đẳng thước hoặc kéo dài theo phương ĐB –TN. Thành phần thạch học gồm Granodiorit dạng pocfia, Granit biotit. Tuổi T2a.

3.3.4.7. Phức hệ Vân Canh: γ42 vc (γ T2vc)

Granitoit phức hệ Vân Canh phân bố chủ yếu ở địa khối Kon Tum với các khối có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Một số khối có diện lộ lớn trên vài trăm km2 và đi kèm phun trào axit hệ tầng Măng Giang (T2Mg). Chúng xuyên cắt các thành tạo trầm tích biến chất cổ và phun trào axit Măng Giang và tại khối Cà Lúi granit bị phủ bởi trầm tích Jura hệ tầng Bản Đôn (J1-2 dđ). Tại Vân Canh granitoit bị granodiorit phức hệ

và pha đá mạch. Thành phần thạch học của pha đầu là granit, granoxienit với diện lộ lớn và phổ biến hơn cả (chiếm 65% khối lượng). Thành phần pha II (pha xâm nhập phụ) là granit biotit hạt nhỏ, granit porfir. Đá của phức hệ có màu hồng đặc trưng. Các đá mạch phổ biến là aplit, granit aplit, pecmatoit. Pecmatoit thường thành tạo mạch nhỏ, ổ hoặc thấu kính với thành phần octacla, plagioclas axit, thạch anh (màu trắng đục), ít biotit.

3.3.4.8. Phức hệ Núi Chúa: ν43 nc (νT3nc)

Phân bố rộng rãi ở Đông Bắc Bộ. Lớn nhất là khối Núi Chúa (Thái Nguyên), Khao Quế có kích thước từ vài km2 đến hàng trăm km2. Tạo thành khối méo mó hay đẳng thước. Thành phần thạch học gồm: Gabro, Gabro Olivin, Gabro pecmatit, Pyroxenit. Khoáng sản liên quan: Titan. Chúng xuyên cắt và gaya biến chất các đá trầm tích có tuổi PZ trong vùng.

3.3.4.9. Phức hệ Phia Bioc: γ43 pb (γ T3pb)

Phân bố ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Tuyên Quang. Các khối xâm nhập có dạng đẳng thước, méo mó hoặc kéo dài.

Thành phần thạch học gồm: Granit biotit hạt vừa dạng pocfia, Granit biotit hạt nhỏ. Chúng xuyên cắt các trầm tích có tuổi PZ1, PZ2, PZ3 gây biến chất tiếp xúc tạo ra đá sừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4.10. Phức hệ Hải Vân: γ43hv (γ T3hv)

Granitoit của phức hệ thành tạo những khối có kích thước vừa, nhỏ, lớn nhất là khối Hải Vân có dạng hơi kéo dài theo phương Đông-Tây, phân bố chủ yếu ở đới Trường Sơn (bắc địa khối Kon Tum). Đới ngoại tiếp xúc phổ biến đá sừng và bị nhiều tia mạch granitoit tiêm nhập. Trong phạm vi khối còn gặp nhiều thể đá tù với nhiều kích thước khác nhau, phần lớn chúng ít nhiều đều bị felspat hóa, thạch anh hóa, và thành tạo các khoáng vật hậu sinh khác. Granitoit của phức hệ chia thành ba pha: pha xâm nhập chính với diện lộ lớn, là thành phần chủ yếu của phức hệ với thành phần thạch học là granit biotit, granodiorit (đôi khi có granosyenit). Đá có cấu tạo gneis và kiến trúc hạt vừa, đôi khi dạng ban trạng. Pha xâm nhập phụ với thành phần thạch học là granitbiotit hạt nhỏ, cấu tạo gneis nhẹ. Độ khoáng vật màu khoảng 5%. Đá mạch phổ biến là aplit, granit aplit và pecmatoit (pecmatit). Ngoài ra còn gặp các mạch nhỏ thạch anh disten, thạch anh tuamalin, thạch anh sulfua v.v… Đá mạch phân bố chủ yếu trong phạm vi khối hoặc ở đới ngoại tiếp xúc, có cả mạch thạch anh disten. Granitoit của phức hệ phổ biến quá trình trao đổi biến chất sau magma: microclin hóa, greizen hóa v.v… với nhiều mức độ khác nhau và không đều (apogranit).

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 29)