CHƯƠNG 4: SƠ LƯỢC KIẾN TẠO VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 4.1 Sơ lược kiến tạo Việt Nam
4.1.1. Miền cấu trúc Bắc Việt Nam.
Được chia làm 3 đới cấu trúc:
4.1.1.1. Đới Đông Bắc Bộ:
Nó được ngăn cách với đới Việt Bắc bởi đứt gãy vòng cung Hà Giang –Thái Nguyên về phía Tây Bắc và đứt gãy Sông Lô ở phía Tây Nam.
Trong phạm vi của đới thấy lộ ra hai phức hệ thành hệ cấu trúc sau:
- Cấu trúc nền Paleozoi (¡1 –P1): cấu thành nên phức hệ cấu trúc này là các thành hệ trầm tích:
+ Lục nguyên biển đông tuổi Paleozoi giữa (O3 – D2)
+ Cacbonat tuổi PZ3 (C-P1) với tổng chiều dày dưới 6000m.
- Cấu trúc hoạt hóa và tạo núi Paleozoi muộn –Kainozoi (P2 –Q): cấu thành nên phức hệ cấu trúc này là các thành hệ trầm tích:
+ Lục nguyên –Cacbonat biển nông chứa Bauxit tuổi (P2), chuyển dần lên trên gặp các thành hệ trầm tích lục nguyên –phun trào axit tuổi Triat sớm –giữa (T1-T2).
+ Trên cùng gặp các thành hệ trầm tích tướng vũng vịnh, trầm tích lục địa màu xám chứa than, chứa dầu mỏ, khí đốt tuổi T3n-r –N, trầm tích lục địa màu đỏ tuổi J – K.
4.1.1.2. Đới Việt Bắc:
Chiếm hầu hết diện tích của tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, và một phần của tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái. Đới này được tách ra khỏi đới Tây Bắc Bộ bởi đứt gãy sâu Sông Hồng.
* Trong Paleozoi đới được nâng cao là chủ yếu. Sự sụt lún xảy ra yếu ớt và chỉ gặp ở ven rìa của đới.
* Trong Mesozoi đới được nâng cao mạnh mẽ (Tạo núi)
* Kainozoi thấy một bộ hận nằm kẹp giữa Sông Hồng và Sông Chảy về phía Nam bị sụt lún mạnh do ảnh hưởng bởi rift Sông Hồng và tạo thành các đá trầm tích có tuổi N –Q.
Trong phạm vi của đới thấy lộ ra 3 phức hệ thành hệ trầm tích đặc trưng cho 3 chế độ kiến tạo khác nhau:
- Phức hệ thành hệ cấu trúc móng kết tinh Tiền Cambri: Hệ tầng Sông Chảy(PR2), hệ tầng Sông Hồng (PR1).
- Phức hệ thành hệ cấu trúc nền Paleozoi
- Phức hệ thành hệ cấu trúc tạo núi Kainozoi (tạo núi Hymalaya).
4.1.1.3. Đới Tây Bắc Bộ:
Đới này được ngăn cách với đới Việt Bắc, Đông Bắc Bộ bởi đứt gãy Sông Hồng và với miền Bắc Trung Bộ bởi đứt gãy sâu Sông Mã, với miền cực Tây Bắc Việt Nam bởi đứt gãy Điện Biên –Lai Châu.
Đới Tây Bắc Bộ thường có cấu trúc dạng tuyến kéo dài theo phương Tây Bắc Đông Nam. Trong phạm vi của đới lộ ra 4 phức hệ thành hệ cấu trúc sau:
+ Phức hệ thành hệ cấu trúc tiền Cambri: PR1 và PR1-2
+ Phức hệ thành hệ cấu trúc PR3-PZ + Phức hệ thành hệ PZ muộn –MZ sớm
+ Phức hệ thành hệ cấu trúc tạo núi MZ muộn –KZ