Cácthành tạo Neogen –Đệ Tứ (N –Q).

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 33)

CHƯƠNG 3: ĐÁ MAGMA VIỆT NAM 3.1 Đại cương đá magma

3.3.6. Cácthành tạo Neogen –Đệ Tứ (N –Q).

3.3.6.1. Các thành tạo bazan.

Cơ sở để phân loại các loạt thạch hóa của đá magma phun trào mafit là sử dụng sơ đồ phân loại các đá núi lửa theo SiO2 và K2O của Lutx.V.G (1980). Trên cơ sở đó, các thành tạo phun trào bazantoit thuộc lãnh thổ Nam Việt Nam được chia ra các loạt là: loạt toleit, loạt kiềm vôi và loạt kiềm. Thực tế trên sơ đồ phân bố các thành tạo magma tỷ lệ 1/500.000, không thể phân chia chi tiết, nên tạm ghép chung hai loạt toleit và loạt kiềm vôi lại và được gọi là loạt toleit; thứ hai là loạt bazantoit kiềm (olivin kiềm).

3.3.6.2. Bazantoit loạt toleit và kiềm vôi:

Về thành phần khoáng vật các thành tạo bazantoit loạt toleit (và kiềm vôi) phổ biến là pyroxen (xiên đơn + thoi), olivin, plagiocla, quặng (trong một vài loại đá của một số vùng vắng mặt khoáng olivin). Các đá thường chứa các thể tù (nodul) lecxolit có spinel và tinh thể ngoại lai (kxenocristal) pyroxen.

3.3.6.3. Các thành tạo bazan kiềm (loạt bazan olivin kiềm):

Được phân chia theo thành phần hóa học với các đặc điểm thạch học khoáng vật đặc trưng. Vùng phổ biến loạt bazan kiềm hiện nay được nghiên cứu tưởng đối chi tiết là vùng Xuân Lộc và Sóc Lu và thường ghép chung vào loạt bazan olivin kiềm Xuân Lộc. Thành phần thạch học rất đa dạng: phổ biến nhất là bazan olivin sau đó là bazanit và chuyển sang các đá có hàm lượng kiềm cao (vùng Sóc Lu) như trachiandezit (latit), tephriphonelit, trachibazan. Về thành phần khoáng vật của ban tinh là olivin bị ítding xít hóa ít pyroxen, plagioclas (0-15%). Nền phổ biến là plagioclas, pyroxen, olivin (0–10%), barkevikit (amfibol kiềm vùng Sóc Lu),quặng, perovskit (vùng Sóc Lu). Đặc biệt trong các thành tạo magma thuộc loạt này thường gặp các nodul siêu mafit (lecxolit,olivin nit), gabrodiabaz các hạt khoáng vật ngoại lai (knenocristal) như anoctocla,pyroxen, cũng như các tập hợp gồm có: quặng và olivin (và pyroxen?), các khoáng vật lơxit, analxim.

3.3.6.4. Các thành tạo granitoit kiềm

Granit aplit có egirin vùng đèo Măng Giang. Granit aplit kiềm gặp ở trên đường quốc lộ 19 phía đông chân đèo Măng Giang,với dạng đai mạch có bề dày trên 5m và kéo dài hàng trăm mét (?). Chúng xuyên qua các thành tạo biến chất có tuổi Proterozoi (AR-PR). Đá có màu trắng xám, hạt nhỏ, độ khoáng vật màu ~ 5%. Thành phần khoángvật gồm có: albit, octocla (~ 5%), thạch anh, egirin có dạng lăng trụ không đều, đôi khi dạng que. Egirin thường tập trung thành cụm nhỏ trong granit aplit.

Các thành tạo granosienit, sienit kiềm vùng Tây Bắc Cheo Reo. Các thành tạo này được phát hiện trong công trình đo vẽ lập BĐĐC miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (1979) và được ghép vào phức hệ Vân Canh, cho đến nay chúng chưa được đầu tư nghiên cứu gì thêm. Các đá có màu hồng, hạt vừa lớn, độ khoáng vật màu khoảng 10%. Thành phần khoáng vật gồm có plagioclas (albit-oligocla), octocla (35-45%), thạch anh (15-20%), egirin-augit, biotit granat. Octocla phát triển cấu tạo pectit (15%) với các giải tia nhỏ. Đôi hạt phát triển cấu tạo pectit thay thế với các giải, tia mạch nhỏ, albit có cấu tạo song tinh đa hợp. Albit (20-25%) là những hạt lăng trụ ngắn, cấu tạo song tinh đa hợp, trong đó albit kiểu bàn cờ. Egirin-augit là những lăng trụ dài, không đều, đôi hạt tự hình, có màu đa sắc Np=xanh lục, Ng=lục vàng. Màu đa sắc đôi hạt không thể hiện đồng đều (có khi kiểu đới). Góc tắt C^Np=30o. Biotit vảy nhỏ có màu đa sắc Ng=nâu lục sẫm, Np=vàng lục .

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w