Cácthành tạo magma giai đoạn Paleozoi sớm giữa (PZ1-2)

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 28)

CHƯƠNG 3: ĐÁ MAGMA VIỆT NAM 3.1 Đại cương đá magma

3.3.3. Cácthành tạo magma giai đoạn Paleozoi sớm giữa (PZ1-2)

3.3.3.1. Phức hệ Núi Nưa: σ31nn (σCnn)

Phân bố ở vùng Thanh Hóa, các khối có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Thành phần thạch học gồm Secpentinit, Hacburgit, Đunit. Phức hệ Núi Nưa liên quan khoáng sản Cromit.

3.3.3.2. Phức hệ Bó Xinh: ν31bx (νC bx)

Phân bố ở vùng Sông Mã –Thanh Hóa. Gồm các thể nhỏ, dạng vỉa, đai mạch, thấu kính. Thành phần thạch học gồm: Gabro amphibolit, Gabrodiabaz, Điabaz thạch anh.

3.3.3.3. Phức hệ Chiềng Khương: γ31 ck (γC ck)

Phân bố ở thượng nguồn Sông Mã, gồm các khối nhỏ dạng thấu kính kéo dài dọc theo đứt gãy sông Mã. Thành phần thạch học gồm: Granodiorit –biotit –hocblen, Plagiogranit –biotit, Granitbiotit.

3.3.3.4. Phức hệ Hiệp Đức: σ31hđ (σC hđ)

Các thành tạo xâm nhập của phức hệ thường thành tạo những thể nhỏ dạng thấu kính với diện lộ khoảng vài ba km2. Chúng phân bố thành chuỗi kéo dài theo các đứt gãy lớn: theo phương hoặc á vĩ tuyến (đới đứt gãy Tam Kỳ,Hiệp Đức) hoặc theo phương á kinh tuyến, dọc theo phía tây địa khối Kon Tum, phía tây địa khối Trường Sơn (Tây Thừa Thiên Huế, Quảng Trị). Đá vây quanh các thấu kính là các thành tạo trầm tích có xen kẽ đá phun trào bị biến chất của hệ tầng A vương tuổi Paleozoi sớm. Đá vây quanh không hề bị biến chất tiếp xúc nhiệt. Các đá của một vài khối như khối Làng Hồi, Hiệp Đức, DakSa, Pleiwek (TN Kon Tum) bị cà ép và biến vị.Thành phần thạch học của phức hệ chủ yếu là các đá xecpentinit, apodunit, apoperidotit, apopyroxenit. Các đá hầu hết đều bị xecpentin hóa, tan hóa hoặc tremolit hóa, actinolit hóa với nhiều mức độ khác nhau. Thành phần khoáng vật của các đá siêu mafit là xecpentin (70-100%), olivin (10-15%), pyroxen (0-10%), cacbonat và các khoáng vật

quặng (titanomanhetit, manhetit,pyrotin v.v…). Xecpentin có dạng sợi hoặc tấm nhỏ, dưới một nicol không màu hoặc phớt lục. Olivin là những hạt nhỏ hình dạng méo mó (?) không đều thường là những thể sót còn lại trong đám vảy sợi xecpentin. Đôi khi xecpentin thay thế olivin từ ven rìa hoặc theo khe nứt, cát khai của olivin kèm theo phân ly quặng. Pyroxen là những hạt dạng lăng trụ không đều, không màu, hoặc phớt lục nhạt. Pyroxen cũng bị xecpentin thay thế dọc theo cát khai, khe nứt, đôi khi thay thế toàn hạt pyroxen thoi thành tạo khoáng bastit. Đôi mẫu pyroxen bị amfibol hóa.

3.3.3.5. Phức hệ Sông Chảy: γ32 sc (γD1 sc)

Phân bố ở Bắc Bắc Bộ. Khối sông Chảy có diện lộ 2500km2. Thành phần thạch học gồm Granodioritogneis, Granitogneis. Quan hệ tiếp xúc với đá vây quanh thường chỉnh hợp với thế nằm chung và gây biến chất tiếp xúc mạnh mẽ tạo nên các đá phiến như đá phiến serixit, phiến thạch anh –Fenspat. Đá mạch gặp Pecmatit, Aplit.

3.3.3.6. Phức hệ Đại Lộc: γ32 đl (γD1 đl)

Các thành tạo xâm nhập của phức hệ phân bố rộng rãi ở phía Tây và Bắc địa khối Kon Tum với những thể xâm nhập dạng giải, thấu kính kéo dài theo phương cấu tạo chung của vùng hàng chục km. Granitoit bị ép mạnh, cấu tạo dạng gneis và trùng với phương chung của các đá phiến vây quanh. Đá vây quanh bị biến đổi không đều, chủ yếu là thạch anh hóa muscovit hóa (greizen hóa) với đới biến đổi từ vài mét đến hàng chục mét, đá sừng có disten Trong quá trình thành tạo, các thành tạo xâm nhập có thể chia thành hai pha xâm nhập và pha đá mạch, trong đó các đá pha đầu phổ biến hơn với thành phần thạch học là granodioritogneis (cá biệt có dioritogneis). Các đá của pha hai chủ yếu là granitogneis. Các đá mạch chủ yếu là aplit và pecmatoit có tuamalin-thạch anh tuamalin.

3.3.3.7. Phức hệ Phia Ma: γξ 32 pm (γξ D1 pm)

Phân bố ở Bắc Cạn, phức hệ Phia Ma xuyên gần chỉnh hợp với đá vây quanh. Diện lộ gần vài chục km2. Thành phần thạch học: Sienit kiềm, sienit nephelin, Granosienit, Granit kiềm.

3.3.3.8. Phức hệ Ngân Sơn: γ33 ns (γD3-C1ns)

Phân bố chủ yếu ở khu vực Việt Bắc –Đông Bắc Bộ. Đá magma Ngân Sơn xuyên chỉnh hợp lên các trầm tích Devon của vùng.

Thành phần thạch học gồm Granitbiotit, Granit 2mica, Gặp các quá trình Greizen hóa, Microlin hóa.

3.3.3.9. Phức hệ Mường Lát: γ33 ml (γD3-C1ml)

Gồm các khối Mường Lát, Sầm Sơn, thuộc đới Sông Mã. Chúng xuyên cắt và gây biến chất đá vây quanh ở nhiều mức độ khác nhau. Các khối có diện lộ đẳng thước, lớn nhất đạt đến 100km2.

Thành phần thạch học gồm Granit 2mica, Plagiogranit 2mica. Đá mạch Pecmatit, Aplit.

3.3.3.10. Phức hệ Trường Sơn: γ33 ts (γD3-C1ts)

Gồm các khối Mường Xén, Trường Sơn, Đồng Hới. Chúng xuyên cắt các đá trầm tích PZ sớm và PZ giữa và gây biến chất tiếp xúc mạnh mẽ với đá vây quanh tạo thành các đá sừng Andaluzit, Cocdierit,..Thành phần thạch học gồm Granodiorit, Granitbiotit, Granit 2mica. Đá mạch gặp Pecmatit, Aplit.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa chất Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w