CHƯƠNG 3: ĐÁ MAGMA VIỆT NAM 3.1 Đại cương đá magma
3.3.5. Cácthành tạo magma giai đoạn Mezozoi muộn Kainozoi (MZ3-KZ)
Phân bố chủ yếu trong phạm vi đới Lâm Đồng –Đà Lạt thuộc miền kiến tạo Nam Trung Bộ. Gồm các khối xâm nhập có kích thước lớn nhỏ khác nhau, có khối có diện tích hàng trăm km2, dạng đẳng thước hoặc kéo dài theo phương ĐB –TN. Gồm 3 pha xâm nhập:
Pha chính: Diorit, Granodiorit Pha phụ: Granit
Pha đá mạch: Lamprofia, Granodiorit pocfia
Xếp tuổi J3 –K1. Chúng xuyên cắt qua các đá thuộc hệ tầng Bản Đôn (J1-2) và bị các đá phun trào thuộc hệ tầng Đơn Dương (K2) phủ lên trên.
3.3.5.1. Phức hệ Đèo Cả: γ - γξ 52 đc (γ -γξ K2đc)
Các thành tạo xâm nhập granitoit Đèo Cả rất phổ biến ở vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, chủ yếu ở địa khối Đà Lạt. Chúng thành tạo các khối có diện lộ vừa lớn đến hàng trăm km2 (khối Đèo Cả). Các thành tạo xâm nhập của phức hệ được chia
ra: pha xâm nhập chính với thành phần thạch học granit, granosienit (chiếm hơn có granodiorit phân bố ở đới tiếp xúc trong). Đá có kiến trúc dạng porfir với ban tinh octocla màu hồng, đôi khi cấu tạo đới. Độ khoáng vật màu 5-10%. Nơi có nhiều đá tù (đới tiếp xúc trong) độ khoáng vật màu cao hơn (~ 15%). Pha xâm nhập phụ chủ yếu là granit biotit hạt nhỏ vừa. Độ khoáng vật màu 5%. Trong chúng hầu như không gặp đá tù. Pha đá mạch với thành phần thạch học là aplit, granit aplit, pecmatoit (có nhiều felspat kali màu hồng). Các đá mạch phân bố chủ yếu ở trong phạm vi khối xâm nhập, ít hơn ở đới nội tiếp xúc. Aplit và granit aplit có khi
gặp ở đới ngoại tiếp xúc. Các khoáng vật phụ trong granitoit phức hệ Đèo Cả (g/t): manhetit 214-3005,52; ilmenit ít-67,31; Zircon 0,17-91,57; Thorit ít (20,0); apatit 0,65-23,2; sfen 0,45-474,66; molipdenit ít; octit ít-19,63 và galenit, chalcopyrit v.v…
3.3.5.2. Phức hệ Phu Sa Phìn: γξ 52 pp (γξ K2pp)
Đá lộ ra phổ biến ở vùng Tú Lệ, gồm các thể xâm nhập nông, chúng có liên quan chặt chẽ với các đá phun trào thuộc các hệ tầng phân bố trong khu vực . Diện lộ nhỏ. Thành phần thạch học gồm: Granit kiềm, Sienit pocfia –Thạch anh –granosienit. Khoáng hóa gặp Chì, Kẽm, Pyrit,...
Xếp tuổi: J3 –K1
3.3.5.3. Phức hệ Pia Oac : γ52 po (γK2po)
Phân bố ở khu vực Cao Bằng, tạo thành những thể xâm nhập lớn hoặc vừa, có dạng đẳng thước hoặc kéo dài theo phương đứt gãy. Thành phần thạch học gồm: Granit biotit, granit 2 mica, granit hạt nhỏ sáng màu. Khoáng sản: Thiếc, Uran, đất hiếm.
3.3.5.4. Phức hệ Yên Sun : γ53 ys (γPys)
Phân bố ở Tây Bắc Bộ, kéo dài từ Yên Bái –Lào Cai đến biên giới Việt Trung. Khối có diện tích lớn nhất Yên Sun hàng ngàn km2. Thành phần thạch học gồm grano sienit, granit, granodiorit. Khoáng sản Molipden, fluorit, pyrit. Tuổi Paleogen.
3.3.5.5. Phức hệ Pu Sam Cap: γξ53 pc (γξPpc)
Phân bố chủ yếu ở vùng Nậm Xe –Tam Đường (tỉnh Lai Châu), gồm nhiều khối có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Thành phần thạch học gồm: các đá xâm nhập á núi lửa gồm Sienit hạt nhỏ dạng pocfia, granit kiềm, Minet, soukinit. Khoáng sản: đất hiếm, Fluorit –barit. Tuổi Paleogen.
3.3.5.6. Phức hệ Chợ Đồn: ξ53 cđ (ξPcđ)
Phân bố ở phía Bắc Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn). Chúng thành tạo các khối xâm nhập có dạng thấu kính, mạch. Chúng xuyên cắt qua các đá trầm tích có trong vùng, kể cả các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ Phia bioc và gây biến chất trao đổi mạnh mẽ với đá vây quanh. Thành phần thạch học gồm: sienit hạt lớn, sienit nephelin. Khoáng sản: đất hiếm. Tuổi Paleogen.
3.3.5.7. Phức hệ Bản Chiềng: γξ53 bc (γξ Pbc)
Phân bố ở Bắc Trung Bộ, đặc trưng ở khối Bảng Chiềng, Sông Chu, Khâm Đức, Quảng Trị. Dạng nằm đẳng thước hoặc méo mó. Thành phần gồm 2 pha xâm nhập và pha đá mạch:
Pha chính gồm: Granosienit, granit dạng pocfia với ban tinh là fenspath kali màu hồng.
Pha phụ gồm: granit biotit hạt nhỏ, sáng màu với độ khoáng vật màu khoảng 5%.
Pha đá mạch gồm: Các đá mạch phổ biến là aplit, pecmatoit, granit porfir và các mạch thành tạo liên quan với quá trình biến đổi sau magma: thạch anh muscovit có casiterit, wolframit, thạch anh ít sulfua. Granitoit bị biến đổi sau magma khá mạnh mẽ
nhưng không đồng đều: microclinhóa, albit hóa, greizen hóa. Khoáng sản: thiếc, đất hiếm. Tuổi Kreta thượng –Pleogen.