Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc s
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới và chuyển đổi sang cơ chếkinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Cho dù xây dựng kinh tế thị trường theo mô hình nào trong lịch sử thì Nhà nướccũng phải thực hiện nhiệm vụ có tầm quan trọng bậc nhất là cung cấp khung khổpháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệu lực và phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thịtrường Trong đó có khung luật pháp cho việc xây dựng và vận hành thị trường cácyếu tố sản xuất quan trọng nhất như lao động, vốn, đất đai, tài sản, khoa học côngnghệ…Về vấn đề này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghịquyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Nghịquyết đã đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật nước ta, nguyên nhân, địnhhướng và các giải pháp thực hiện chiến lược
Tín dụng nói chung và tín dụng NHTM nói riêng là chiếc cầu nối giữa cung và cầu
về vốn trong nền kinh tế.Tín dụng NHTM có vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinh tế đối với nước ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế còn phát triểnchủ yếu dựa vào vốn Tín dụng NHTM là một mối quan hệ kinh tế nên cần phải có
một hành lang pháp lý Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM là toàn
bộ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào mối quan hệ tín dụng NHTM … Tín dụng là mối quan hệ dựa trên
sự chuyển giao tài sản, mục đích sử dụng tài sản, thế chấp, cầm cố, xử lý thu hồi nợ
Do đó đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ , thống nhất, minh bạch để tíndụng NHTM có thể vận hành một cách thông suốt, mang lại lơi ích cho nền kinh tế Nhà nước ta trong gần ba mươi năm đổi mới đã đạt nhiều thành công trong việctạo lập hệ thống pháp luật cho nền kinh tế thị trường vận hành và phát triển Trong
đó hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM cũng từng bước được hoàn
thiện Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM ở Việt Nam hiện nay còn thiếu nhiều quy định cần thiết, các quy định còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu tính thống nhất, có quy định còn chưa
Trang 2khả thi, chưa theo kịp thực tiễn như về điều kiện cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản,
xử lý tài sản để thu hồi nợ…
Một khi hành lang pháp lý còn nhiều vấn đề như trên, các NHTM sẽ lúng túng trong áp dụng luật pháp khi thẩm định các khoản tín dụng, việc thu hồi nợ khi
có rủi ro xảy ra gặp nhiều khó khăn…ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động tín dụng của NHTM.
Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hởthì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động tíndụng nói riêng Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điềukiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực này.Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng xử lý các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy
ra Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay Do đó nếu chậm được hoàn thiện, hành lang pháp lý sẽ không còn là con đường bằng phẳng mà ngược lại sẽ là rào cản trong việc phát triển tín dụng NHTM, gây ra nhiều vấn đề pháp
lý cần phải giải quyết, gây ách tắc trong hoạt động tín dụng NHTM, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước
Từ những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Kinh tế chính trị.
hệ tín dụng giữa NHTM với các doanh nghiệp ở Việt Nam
- Giải Pháp Mở Rộng và Phát Triển Hình Thức Tín Dụng Ngân Hàng trong Sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Lê Minh Vũ - TP.HCM : TrườngĐại Học Kinh Tế, 2001 Với công trình này, ngoài những lý luận cơ bản, một số
Trang 3thực trạng về hoạt đông tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam, tác giả đưa ra các giảipháp mở rộng và phát triển các hình thức tín dụng Ngân hàng ở Việt Nam.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ViệtNam : Luận văn thạc sĩ - Trần Thị Ngọc Hạnh ; người hướng dẫn: TS Nguyễn ThịLoan - TP.HCM : Trường Đại Học Kinh Tế, 2012 Trong nghiên cứu này tác giả đãphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như đề ra các giải pháp nâng caohiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN - PGS, TS Hà Hùng Cường, 2008, Tạp chí nghiên cứu lập pháp Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích thực trạng chung và các giải pháp hoàn thiện
hệ thống pháp luật nói chung của nước ta
- Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt nam- TS Đinh Văn Ân, 2006, Cổng thông tin Viện nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung ương Một số vấn đề về xây dựng pháp luật cho kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được tác giả phân tích
Tuy nhiên các công trình trên chưa đi sâu phân tích thực trạng cũng như đề ra
các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
Trong luận văn của này, tác giả kế thừa những thành quả của những nghiên cứu
trước, đồng thời cố gắng làm rõ những lý luận cơ bản , hệ thống hóa các vấn đề về thực trạng hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM tại Việt Nam cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là những vấn đề cơ bản thuộc
về khung pháp lý mà Nhà nước đã ban hành nhằm điều chỉnh mối quan hệ tín dụng
giữa các NHTM và khách hàng
3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn
Luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật dưới góc độ tíndụng của các NHTM Tín dụng ngân hàng là hoạt động trung gian tài chính huy độngvốn của xã hội để cho vay đối với nền kinh tế Cấp tín dụng của NHTM bao gồm nhiều
Trang 4nghiệp vụ như : cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá nhưngthực tiễn khi nói đến tín dụng ngân hàng là nói đến hoạt động cho vay Do đó luận vănnày chỉ nghiên cứu dưới góc độ huy động vốn và cho vay của các NHTM.
4 Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về vai trò của Nhànước trong việc ban hành khung pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ tín dụng; về hệthống pháp luật; về tín dụng NHTM, từ đó đề xuất phương hướng, quan điểm và cácgiải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng cácNHTM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như vai trò của Nhà nước trong việc banhành hệ thống pháp luật trong nền kinh tế thị trường ; hành lang pháp lý ở nước tacho tín dụng NHTM
- Phân tích thực trạng hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta điều chỉnh mốiquan hệ tín dụng NHTM ở nước ta từ năm 1986 đến nay tức là giai đoạn xây dựngkinh tế thị trường
Trên cơ sở những phân tích về lý luận, thực tiễn có những đề xuất phương hướng,quan điểm và các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt độngtín dụng các NHTM ở nước ta
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận văn dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nguyên lýcủa kinh tế chính trị Mác - Lênin
6.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích so sánh và suy luận logic để tổng hợp các dữ liệu, sựkiện nhằm xác định kết quả phù hợp
- Phương pháp tổng hợp các phần nghiên cứu để đưa luận điểm khoa học
- Phương pháp thống kê mô tả
7 Kết cấu của luận văn
Trang 5Chương 1: Lý luận chung về NHTM và hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng
NHTM.trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Chương 2: Thực trạng hệ thống hành lang pháp lý điều chỉnh mối quan hệ tín dụng
NHTM ở nước ta
Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hành lang pháp lý cho
hoạt động tín dụng NHTM ở nước ta
Trang 6CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1.1 Tổng quan về NHTM :
1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính của nền kinh tế mà hoạt động cốt lõi, mang bản chất ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và thanh toán
Từ khi ra đời từ thế kỷ thứ 15 cho đến nay, thuật ngữ ngân hàng không cố định
mà có sự thay đổi theo thời gian và không gian Khi mới hình thành khái niệmngân hàng dùng để chỉ các tổ chức chuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó đểcho vay Sự phát triển của nền kinh tế đã cho ra đời nhiều loại hình tổ chức khácnhau có phương thức kinh doanh tiền tệ đa dạng phong phú nên thuật ngữ “Ngânhàng” trở nên hạn hẹp, không bao trùm hết được, vì vậy xu hướng trên thế giới sửdụng thuật ngữ “ Định Chế tài chính” có phạm vi rộng hơn, bao quát hơn
Định Chế tài chính được hiểu là một doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu của nó làcác tài sản tài chính, các hình thức trái quyền như cổ phiếu, trái phiếu các khoảnvay…
Có thể khái quát về ngân hàng thông qua các điểm sau :
Thứ nhất : Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính của nền kinh tế (cầnphân biệt các khái niệm định chế tài chính-trung gian tài chính) Tuy nhiên là loạitrung gian tài chính quan trọng nhất ( so sánh về số lượng cũng như quy mô pháttriển)
Thứ hai : Hoạt động cốt lõi, mang bản chất ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tíndụng và thanh toán Đây là hoạt động có tính truyền thống hình thành lâu đời, thểhiện đặc trưng riêng biệt của ngân hàng
Theo thời gian , hoạt động của các ngân hàng ngày càng mở rộng hơn so với cáchoạt động cốt lõi mang tính truyền thống của nó trở thành loại hình ngân hàng đanăng, cung cấp những sản phẩm đa dạng, từ việc nhận tiền gửi, cung cấp dịch vụthanh toán, cho vay thương mại, cho vay xuất nhập khẩu cho đến tài trợ các vụ
Trang 7mua bán, sát nhập công ty , tư vấn đầu tư giám hộ, mua bán kinh doanh chứngkhoán (tự doanh), bảo hiểm
Luật về ngân hàng tại Việt nam không sử dụng thuật ngữ Định chế tài chính màthay thế bằng thuật ngữ Tổ chức tín dụng Theo đó các loại hình tổ chức tín dụngbao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính vi
mô và quỹ tín dụng nhân dân Trong số đó ngân hàng là loại hình phổ biến nhất,chiếm tỷ lệ đông đảo nhất Luật quy định Ngân hàng là tổ chức tín dụng đượcthực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm : ngân hàng thương mại, ngânhàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã
1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại
Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro, kinh doanh ngân hàng
có những đặc trưng cơ bản sau đây :
Thứ nhất kinh doanh ngân hàng là kinh doanh có điều kiện
So với những hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực khác, có thể nói kinh doanhngân hàng phải tuân thủ những điều kiện khắt khe về vốn pháp định, về bộ máy
tổ chức hoạt động, về phạm vi các nghiệp vụ kinh doanh được phép, không đượcphép thực hiện…Có thể lý giải điều này là vì lĩnh vực tài chính tiền tệ là một lĩnhvực nhạy cảm, có liên quan đến hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế Ngânhàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế, bởi bất kỳ một biến động nào của
hệ thống ngân hàng cũng có ảnh hưởng theo hai chiều ngược lại đối với toàn bộnền kinh tế Mặt khác hoạt động ngân hàng có tính lan truyền rất cao Vì vậynhững quy định khắt khe trong kinh doanh ngân hàng là cần thiết nhằm tạo ramột môi trường lành mạnh, không chỉ có lợi cho từng tổ chức tín dụng/ ngânhàng mà còn cho sự ổn định chung của hệ thống và nền kinh tế
Những điều kiện cơ bản quy định trong kinh doanh ngân hàng gồm có :Quy định
về mức vốn pháp định khi thành lập ngân hàng; Quy định về các mức đảm bảo
an toàn trong kinh doanh ngân hàng; Quy định về phạm vi hoạt động được phépcủa ngân hàng
Thứ hai: đối tượng kinh doanh của ngân hàng là các tài sản tài chính
Thực chất kinh doanh ngân hàng là việc sản xuất, buôn bán, quản lý , lưu thông
và sử dụng tiền cùng các tài sản tài chính
Trang 8Tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất hàng hóa dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các giấy tờ có giá…Các loại tàisản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể là những dữ liệu trong máytính sổ sách Cụ thể hơn, tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựavào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) màdựa vào các quan hệ trên thị trường, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, các giấy
tờ có giá khác
Thứ ba : Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính chất trung gian
Tính chất trung gian (intermediaries) trong hoạt động ngân hàng xuất phát từviệc ngân hàng làm trung gian giữa người gửi tiền (Depositor) và người vay tiền(Borrowers) Có thể phân tích tính chất này trên nhiều khía cạnh khác nhau cụthể, Đó là :
Trung gian về mệnh giá : ngân hàng là tổ chức tín dụng thu thập nhiều khoản tiềntiết kiệm nhỏ lẻ…của nhiều tầng lớp, chủ thể trong nền kinh tế , hình thành nênquỹ cho vay và có thể cung cấp những khoản tín dụng quy mô lớn cho các chủthể như công ty, chính quyền…
Trung gian về kỳ hạn : quỹ cho vay của ngân hàng được hình thành từ nhữngkhoản tiền gửi có các loại kỳ hạn khác nhau, thậm chí không có kỳ hạn, đã đượcngân hàng chuyển thành những khoản cho vay ra với các kỳ hạn khác nhau thỏamãn nhu cầu người sử dụng, đặc biệt là những khoản vay trung dài hạn mà thờihạn có thể lên tới vài chục năm Điều này dĩ nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro ngânhàng.Tuy nhiên bằng nhiều kỹ thuật quản trị hiện đại, các ngân hàng có hóa giảiđược mâu thuẫn này để thực hiện vai trò trung gian kỳ hạn của mình Với tínhchất này, ngân hàng đã hóa giải được mâu thuẫn tồn tại tất yếu từ hai phía kháchhàng: người gửi tiền thì hầu hết muốn gửi tiền có kỳ hạn ngắn, trong khi ngườivay tiền thì muốn sử dụng trong thời gian dài
Trung gian lãi suất:Ngân hàng được xem là các tổ chức kinh doanh chênh lệch lãisuất Lãi suất ngân hàng trả cho người gửi tiền là lãi suất đầu vào còn lãi suấtngân hàng là lãi suất đầu ra.Những chi phí hoạt động ngân hàng bỏ ra, phí bù đắpcho rủi ro khi cho vay và lợi nhuận của ngân hàng nằm trong khoản chênh lệch
Trang 9giữa lãi suất ngân hàng thu được và lãi suất ngân hàng phải trả cho người gửitiền
Trung gian thanh khoản: thanh khoản là yêu cầu của con người đối với hầu hếtcác loại tài sản đang nắm giữ.Tuy nhiên nhu cầu thanh khoản của mọi người lạikhông giống nhau Với người gửi tiền, có thể thỏa thuận gửi tiền theo kỳ hạn,nhưng có thể thay đổi theo thời gian bởi các biến cố không dự kiến được từ nềnkinh tế, từ xã hội họ vẫn muốn rút ra bất kỳ lúc nào, thậm chí chấp nhận chịu phạthoặc không được hưởng lãi Người đi vay do đầu tư vào các dự án, phương ánkinh doanh nên chỉ muốn hoàn trả khi dự án, phương án kinh doanh kết thúc và
có lợi nhuận, thậm chí nhiều khi muốn tiếp tục xoay vòng vốn, trì hoãn việc trảnợ…
Ngoài các nội dung trên, ngân hàng còn thực hiện các hoạt động trung gianthông tin, trung gian rủi ro…
Thứ tư : Hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường
Hoạt động của các ngân hàng liên quan đến lưu chuyển tiền tệ, không chỉ trongphạm vi một nước mà liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho hoạt động kinh tếđối ngoại; do vậy kinh doanh trong hệ thống ngân hàng chịu sự chi phối củanhiều yếu tố trong nước như : môi trường pháp luật, môi trường kinh tế… đặcbiệt là chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó
có công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết địnhđối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Mặt khác , xu thế hội nhập quốc
tế buộc các ngân hàng phải hiểu rõ về tập quán kinh doanh của các nước, thông lệquốc tế, trong đó các quy định của ủy ban Basel (Ủy ban giám sát hoạt động ngânhàng) là không thể thiếu được
Thứ năm: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc biệt có rủi ro hệ
thống cao
Mặc dù ngân hàng là một doanh nghiệp , nên mục đích sau cùng là hướng tới lợinhuận, tuy nhiên hoạt động của ngân hàng có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế ,đặc biệt, hoạt động cấp tín dụng không chỉ đơn thuần vì túi tiền của riêng ngânhàng mà quan trọng hơn nó được xem là đòn bẩy phát triển kinh tế, chính vì thếchịu sự chi phối rất mạnh mẽ của pháp luật
Trang 10So với các ngành kinh doanh khác, kinh doanh ngân hàng có mức độ tập trung rấtcao.Đặc trưng này thể hiện tất cả các quốc gia trên thế giới, không loại trừ Việtnam Mỗi một ngân hàng thường có một tổ chức rộng rãi với hội sở và mạng lướinhiều chi nhánh lan tỏa khắp nơi Điều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăncho ngân hàng trong quá trình quản trị mạng lưới hoạt động của mình sao chohiệu quả nhất
Như mọi ngành dịch vụ khác, sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm vô hình,khách hàng không thể cân đọng đo đếm mà chỉ “cảm nhận” được chất lượng của
nó Vì vậy, sự thành công trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vàolong tin dân chúng Do tài chính, tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịutác động bới rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý truyền thốngvăn hóa … vì vậy , sự thay đổi dù nhỏ nhất của bất kỳ một nhân tố nào cũng đềuảnh hưởng rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung củangân hàng, gây đổ vỡ luôn chính ngân hàng này do tác động dây chuyền
1.1.3 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường :
1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củaNHTM Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầunối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTMvừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợinhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phầntạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay
1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiệncác thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi nhưséc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùytheo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp.Các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo
Trang 11thanh toán an toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hànghóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần pháttriển kinh tế.
1.1.3.3 Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với mụctiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triểncủa mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã
vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM làchức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tíndụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lạiđược khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dưtrên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phậncủa tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Vớichức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trongnền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội NHTM tạo tiền phụthuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối vớiNHTM do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiềnvào nền kinh tế lớn
1.1.4 Các nghiệp vụ NHTM
Nghiệp vụ nội bảng là những nghiệp vụ trực tiếp tác động đến hai phía (nợ vàcó) trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Bất kỳ một nghiệp vụ nào trong sốcác nghiệp vụ này xuất hiện đều làm cho cân đối kế toán của ngân hàng thay đổi.Hầu hết các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng nằm trong số này
Nghiệp vụ ngoại bảng thông thường bao gồm các hoạt động không dung đếnnguồn vốn, vì vậy khi những nghiệp vụ thuộc dạng này phát sinh, chúng khôngảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng nhưng vẫn có thể mang lại nhữngnguồn thu nhập cho ngân hàng, như các dịch vụ thu hoa hồng phí, tư vấn kinhdoanh ngoại tệ, bảo quản vật có giá, bảo lãnh, chấp nhận…
Phần dưới đây chúng ta sẽ đi sâu vào cách phân loại phổ biến nhất, đó là phânloại theo cách hạch toán trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Trang 121.1.4.1 Nghiệp vụ nội bảng
Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán (tóm lược) của một NHTM
Tiền gửi tại ngân hàng trung ương Tiền gửi phi giao dịch
Tiền gửi tại các TCTD 2 Vay thị trường tài chính
2 Cho vay khách hàng 3.Vốn chủ sở hữu
4 Tài sản cố định Quĩ và lãi không chia
1.1.4.2.2 Tín dụng
Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng nên chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong các nghiệp vụ về sử dụng nguồn vốn Về phương diện quản trị, khoản mụctín dụng được xem là những tài sản có rủi ro sinh lời của NHTM , nhất là cácngân hàng qui mô nhỏ, tỷ trọng tài sản được lưu giữ dưới khoản mục tín dụng vẫncòn khá cao Tuy nhiên xu hướng của các ngân hàng hiện đại là sẽ giảm dần tỷ
Trang 13trọng của khoản mục này, nhằm hạn chế những hậu quả xấu bởi các rủi ro tất yếu
do tín dụng mang lại các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ này là: đặc điểm thịtrường, nguồn vốn, qui định của Nhà nước về hạot động tín dụng ngân hàng, vịthế cạnh tranh và lãi suất mà ngân hàng áp dụng
Ở đây cần dành ít thời gian để làm rõ khái niệm Tín dụng và Tín dụng ngânhàng Tín dụng trong tiếng Anh là Credit Theo nhiều cuốn Từ điển tiếng Việt thìhầu hết được giải thích là việc cho vay và mượn tiền Theo trangvi.wikipedia.org thì ”Tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tàichính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chínhcho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất”.Theo Nguyễn Minh Kiều (2012) thì : ”Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệchuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụngtrong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất định ” và ” Tín dụng ngân hàng
là quan hệ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng và khách hàng, theo đó có thể làquan hệ cho vay của ngân hàng đối với hoặc quan hệ gởi tiền của khách hàng vàongân hàng ” Một số sách chỉ cho rằng tín dụng ngân hàng tập trung vào quan hệcho vay của ngân hàng đối với khách hàng
Còn theo Luật các TCTD 2010 thì không có giải thích từ tín dụng mà chỉ giảithích cụm từ cấp tín dụng: ” Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theonguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” Thôngthường trong các giáo trình , các nhà soạn sách thường đồng nhât tín dụng vớicho vay, còn các nghiệp vụ chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng sẽ được giảng ở các phần khác không thuộc phần tín dụng
Tín dụng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, được thể hiện
trên các phưong diện:
-Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển kinh tế.
Trang 14Do quá trình tái sản xuất xã hội là thưòng xuyên và liên tục nên nhu cầu về vốnthường xuyên ở mức độ cao Trong khi đó lại có tổ chức, cá nhân có nguồn vốnnhàn rỗi tạm thời trong một thời gian nhất định Bên cần vốn thì có thể vay đượcvốn với chi phí thấp và kịp thời để hoàn thành công việc của mình, bên có vốn thìthu được khoản lợi trong thời gian mình không dùng tới khoản vốn đó Hoạt độngtín dụng ra đời biến các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thànhnhững nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả cho các doanhnghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ cho mọi tầnglớp dân cư khi cần vốn.
Thông qua tín dụng ngân hàng các nguồn vốn được tập trung và các nguồn vốn
đó được đưa vào quá trính sản xuất kinh doanh Điều này khiến đầu tư cho nềnkinh tế được mở rộng góp phần thúc đẩy, kích thích tăng trưởng kinh tế
-Tín dụng ngân hàng là công cụ thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Tín dụng ngân hàng là hoạt động đi vay để cho vay, làm nhiệm vụ đưa vốn từ nơithừa đến nơi thiếu
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư vào cácngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
Trong quá trình đầu tư, tín dụng ngân hàng không chia đều cho mọi chủ thể cónhu cầu mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu vào nhữngdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu vừađảm bảo tránh rủi ro, vừa thúc đẩy được quá trình tăng trưởng kinh tế
-Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, tiền tệ, điều tiết trong lưu thông và kiểm soát lạm phát.
Tín dụng ngân hàng sẽ làm cho hàng hóa , dịch vụ được tiêu thụ nhanh hơn,nhiều hơn Qua đó thúc đẩy luân chuyển hàng hóa , tiền tệ Việc điều hoà vốn tíndụng trong nền kinh tế không chỉ là giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trongnền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền
Trang 15mặt và hạn chế việc sử dụng tiền mặt, từ đó tiết kiệm được chi phí lưu thông cho
xã hội, góp phần vào việc điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ, đồng thời kiểmsoát được lạm phát
-Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước đều gắn liền với thị trường thế giới.Tín dụng ngân hàng được mở rộng sẽ kéo theo quan hệ đầu tư trong nền kinh tếtăng khiến cho các quan hệ thương mại khác cũng tăng theo Thông qua quá trìnhnhận và cho vay, tài trợ, xuất nhập khẩu của các nước cấp tín dụng cũng như các
tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán quốc tế.Đồng thời tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sảnxuất trong nước phát triển và làm mối quan hệ giữa các nước trở nên tốt đẹp
1.1.4.2.3 Đầu tư
Đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau tín dụng bởi nó mang lại khoản thu nhậplớn và đáng kể của ngân hàng Tuy nhiên cũng như tín dụng, đầu tư là nghiệp vụsinh lời nhưng hoạt động bị giới hạn do có độ rủi ro tiềm tàng cao Các ngân hàng
có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụngkhác, kể cả việc góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết, quỹ đầu tư hoặcmua các loại chứng khoán vốn, chứng khoán nợ trên thị trường như mua tráiphiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty, cổ phiếu, các loạitín phiếu, của các tổ chức tài chính khác…
1.1.4.3 Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn
1.1.4.3.1 Tiền gởi
Đây là các khoản tiền của các tổ chức, của dân cư gửi vào ngân hàng vớinhững mục tiêu an toàn, hưởng lãi, hoặc hưởng các tiện ích của dịch vụ thanhtoán qua ngân hàng Nguồn tiền gửi được xem là nguồn vốn chủ yếu của cácngân hàng nhất là NHTM nên tính ổn định của nguồn tiền gửi có ý nghĩa hết sứcquan trọng với các NH
Trang 161.1.4.3.2 Vay trên thị trường tài chính và liên ngân hàng
Đây là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng,thông qua các hoạt động như tái chiết khấu, vay qua đêm, với mục tiêu chủ yếu làtăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng.Trên thực tế một số ngân hàng nhỏ
do thiếu khả năng huy động nguồn tiền gửi có thể dung vốn vay để sử dụng vàohoạt động tín dụng Trong khi các ngân hàng qui mô lớn, có thương hiệu lâu đờidùng nguồn huy động của mình để cho vay lại các ngân hàng nhỏ Đây là mộthạn chế trong hoạt động đi vay và cho vay của các ngân hàng cần được quản lý
1.1.4.3.3 Vốn tự có
Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất vừa cho thấy qui
mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng đảo bảo các khoản nợ của ngân hàngđối với khách hàng Mặc dù chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng số hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nhưng vốn tự có là một bộ phận không thể thiếu củaNHTM để xây dựng trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
NH, bảo đảm thanh toán cho người ký gửi khi vỡ nợ, góp phần duy trì chức năngtrả nợ, là căn cứ để cơ quan quản lý xem xét để cấp giấy phép hoạt động, thiết lậpcác chi nhánh, giới hạn tín dụng đầu tư …
1.1.4.4 Nghiệp vụ ngoại bảng
Các nghiệp vụ này không thể hiện trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Phổbiến nhất trong số nghiệp vụ ngoại bảng là những cam kết của ngân hàng đối vớikhách hàng
Một số nghiếp vụ ngoại bảng phổ biến sau :
-Nghiệp vụ thanh toán và quản lý ngân quỹ
-Nghiệp vụ môi giới, trung gian chứng khoán, ngoại hối
-Nghiệp vụ bảo lãnh, cam kết
-Nghiệp vụ ủy thác
-Nghiệp vụ tư vấn
-Nghiệp vụ két sắt, bảo quản vật có giá
Trang 17Trong số các nghiệp vụ nêu trên, có một số nghiệp vụ ngân hàng chỉ được phépthực hiện khi thành lập các công ty con, công ty liên kết như nghiệp vụ môi giớichứng khoán, bảo hiểm, quản lý danh mục đầu tư, mua bán cổ phiếu…Quy địnhnày tùy thuộc vào luật ngân hàng của mỗi quốc gia
Hệ thống NHTM Việt Nam :
Hệ thống NHTM Việt Nam được thành lập từ sau nghị định 53 của hội đồng bộtrưởng ngày 26/3/1988, Trải qua hơn 35 năm hoạt động, các NHTM ngày càngtrưởng thành và phát triển Hiện nay có các loại hình NHTM nhà nước , cổ phần ,vốn nước ngoài và liên doanh Nhìn chung các NHTM của Việt Nam có hệ thốngquản trị rủi ro còn chưa đáp ứng được yêu cầu thể hiện qua tình trạng nợ xấu trầmtrọng hiện nay trong nền kinh tế Các NHTM chưa phát huy vai trò trung tâmthanh toán vì tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa phát triển CácNHTM chưa phát huy tốt vai trò điều phối, cung ứng vốn cho nền kinh tế thể hiệnqua hiện tượng lúc thiếu vốn ( cách đây vài năm ) lúc thừa vốn ( hiện nay ) Theo trang vi.wikipedia.org ngày 15/3/2014 thì danh sách các NHTM Việt Nam( Bao gồm cả các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh NH Liên doanh )như tại Phụ lục 1
1.2 Hành lang pháp lý cho tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường : 1.2.1 Khái niệm hành lang pháp lý :
Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng NHTM là toàn bộ các văn bản quyphạm pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào mối quan
sử dụng phổ biến nhất hiẹn nay trên thế giới
1.2.2.2 Đặc điểm :
Từ khái niệm này ta thấy văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau :
Trang 18- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcđược pháp luật quy định.
Điều này có nghĩa là các cơ quan nhà nước có thể ban hành hoặc phối hợp banhành nhiều văn bản khác nhau, nhưng không phải văn bản nào cũng được xem làvăn bản pháp quy mà chỉ có những văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hànhvới những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, tên gọi, ngôn ngữ , thẩm quyềnđược quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 hoặc LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dânnăm 2004 mới được gọi là văn bản quy phạm pháp luật
- Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung,
có hiệu lực bắt buộc chung đối với mọi chủ thể pháp luật mà nó điều chỉnh
Các quy phạm pháp luật chứa trong các văn bản này có giá trị điều chỉnh chungđối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản đó, Điều này cũng
có nghĩa là văn bản quy phạm pháp luật không có giá trị áp dụng cá biệt cho một
cá nhân , tổ chức nào cụ thể mà được áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nàođược pháp luật quy định
- Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tiễn :Pháp luật là do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mộttrật tự và định hướng của Nhà nước.Vì thế , khi ban hành ra văn bản quy phạmpháp luật , Nhà nước dùng các công cụ cưỡng chế của mình để đảm bảo cho cácvăn bản đó được thực hiện đúng như Nhà nước đã mong muốn khi ban hành
1.2.3 Một số vấn đề khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1.2.3.1 Thời gian hiệu lực :
Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là giá trị thi hành của vănbản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định Hiệu lực này được xácđịnh bằng từ ngày có hiệu lực đến ngày kết thúc hiệu lực của văn bản.Theo quyđịnh tại điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì thờiđiểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bảnnhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký banhành Trường hợp trong tình trạng khẩn cấp thì có thể có hiệu lực kể từ ngày
Trang 19công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đưang ngay trên trang điện tử của
cơ quan ban hành, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng Côngbáo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất sau 2 ngày làm việc
kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành Văn bản quy phạm pháp luật phải đượcđăng Công báo, văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không
có hiệu lực thi hành trừ trương hợp văn bản thuộc bí mật nhà nước và cáctrường hợp trong tình trạng khẩn cấp Theo quy định tại điều 51 Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
2004 thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và phải được đăng trên công báo cấp tỉnhchậm nhất là 5 ngày; cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải được niêm yếtchậm nhất là 3 ngày; cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và phải được niêm yết chậmnhất là 2 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thông quahoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy địnhngày có hiệu lực muộn hơn
Các trường hợp văn bản hết hiệu lực được quy định tại điều 81 Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Về mặt nguyên tắc, văn bản quy phạmpháp luật chỉ có giá trị pháp lý từ thời điểm có hiệu lực trở đi đến tương lai theođúng quy luật thời gian Tuy nhiên, vì một số lý do nhất định, một văn bản cóthể có giá trị tác động đối với những hành vi, những vụ việc xảy ra trước ngàyvăn bản đó có hiệu lực Đó gọi là hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạmpháp luật hay gọi cách khác là hiệu lực hồi tố Điều này được quy định tại điều
79 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 Còn theo điều 51Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân năm 2004 thì không quy định hiệu lực hồi tố đối với văn bản quyphạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Văn bản quyphạm pháp luật bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyếtđịnh xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.2.3.2 Phạm vi, đối tượng áp dụng
Văn bản chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi và đối tượng áp dụng của mình,
đa số tất cả văn bản đều có quy định về nội dung này tại phần đầu văn bản Do
Trang 20đó, trước khi áp dụng bất kỳ quy định nào trong văn bản, nên xem lại thật kỹphần phạm vi và đối tượng áp dụng, để tránh được các rủi ro đáng tiếc Văn bảnquy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương ban hành thì có hiệulực trong phạm vi cả nước được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức mà vănbản đó quy định Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi nhất định đơn vị hành chính địa phương
đó, áp dụng cho các cá nhân, tổ chức tham gia các quan hệ xã hội được văn bản
- Áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn
- Áp dụng văn bản mới hơn
- Trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luậtchung; luật nào sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn các lĩnh vực khác
1.2.4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp tại Việt Nam :
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay bao gồm :
1 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
2 Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
3 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
4 Nghị định của Chính phủ
5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
6 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư củaChánh án Toà án nhân dân tối cao
7 Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
8 Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
9 Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
10 Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủvới cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội
Trang 2111 Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộvới Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
1.2.5 Sự cần thiết và vai trò của hành lang pháp lý trong sự phát triển của tín dụng NHTM
Tín dụng NHTM là mối quan hệ dựa trên sự chuyển giao tài sản, mục đích sửdụng tài sản, thế chấp, cầm cố, xử lý thu hồi nợ Với những văn bản pháp luậtđầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinhdoanh, cạnh tranh trong lĩnh vực này Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng xử lýcác khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra Điều đó giúp Ngân hàng tăngcường hoạt động cho vay Do đó đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý đầy đủ ,thống nhất, minh bạch để tín dụng NHTM có thể vận hành một cách thông suốt,mang lại lơi ích cho nền kinh tế Do đó hành lang pháp lý cho tín dụng NHTM
lý Cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ , tín dụng và ngân hàng ởnước ta là NHNN Việt Nam Vị thế của NHNN được xác bằng pháp luật vàđến lượt nó, NHNN phải ban hành các văn bản pháp luật để hướng dẫn, kiểmtra, thanh tra hoặc xử lý các NHTM trong lĩnh vực tín dụng NHTM
- Là công cụ điều chỉnh mối quan hệ tín dụng giữa NHTM và các khách hàng Tín dụng NHTM là một hoạt động kinh doanh Mối quan hệ trong tín dụng này
là giữa bên cho vay và bên vay Hành lang pháp lý sẽ quy định, tư cách pháp lý,điều kiện, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, cách xử lý khi có các trường hợpphát sinh xảy ra, các thủ tục khi tiến hành mối quan hệ Tín dụng còn là mốiquan hệ lồng ghép mối quan hệ khác như bảo đảm tài sản, bảo lãnh nên càng
Trang 22phải có một hành lang pháp lý đầy đủ để điều chỉnh các mối quan hệ này Hơnnữa tiền của NHTM là tiền của công chúng nên các bên tham gia tín dụngNHTM phải tuân thủ các quy tắc xử sự nhất định để tránh thất thoát, lãng phícủa cải của xã hội
- Là công cụ điều chỉnh mối quan hệ kinh tế, quan hệ tiêu dùng tạo nênnhu cầu cần sử dụng vốn trong tín dụng giữa NHTM và các khách hàng
Việc cho vay là đưa tiền ra lưu thông nhằm thỏa mãn nhu cầu dùng tiền của bênvay vốn Các nhu cầu này phải là nhu cầu sử dụng vốn hợp pháp Nghe ra thậtđơn giản nhưng muốn thực hiện được yêu cầu này cần phải có những văn bảnquy phạm pháp luật cần thiết để đối chiếu Đồng thời sau khi giải ngân xongmột thời gian, các NHTM phải kiểm tra sử dụng vốn vay, khách hàng sẽ phảicăn cứ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các hơp đồng kinh tế hoặcviệc mua sắm và sẽ lưu lại các bằng chứng để chứng minh việc sử dụng vốn củamình là hợp pháp, đúng mục đích lúc đề nghị vay, các nhu cầu vay của mìnhkhông bị pháp luật cấm
- Là công cụ Nhà nước xây dựng chính sách tín dụng NHTM về cơ cấu tíndụng, ngành nghề cần khuyến khích đầu tư
Muốn thực hiện việc can thiệp vào thị trường hoặc định hướng cho sự phát triểncủa nền kinh tế, nhà nước cần thiết phải khuyến khích xã hội đưa thêm vào hoặcrút bớt vốn ở một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó Tín dụng NHTM là mộtkênh quan trọng để xã hội đầu tư vốn vào nền kinh tế Thông qua các văn bảnquy phạm pháp luật , Nhà nước có thể khuyến khích tín dụng đầu tư vào lĩnhvực cần ưu tiên phát triển, có thể do ưu tiên tăng trưởng kinh tế, có thể do ưutiên chăm lo đời sống nhân dân hoặc có thể do các ưu tiên ngắn hạn như chốnglạm phát, chống tăng trưởng nóng, chống lại sự mất cân đối trong sự phát triểngiữa các ngành nghề, giữa các vùng, các khu vực kinh tế
1.2.6 Các yêu cầu của hành lang pháp lý cho tín dụng NHTM
Một hành lang pháp lý đủ điều kiện để đáp ứng cho sự phát triển của nền
kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của tín dụng NHTM cần thỏa mãncác yêu cầu sau đây :
1.2.6.1 Tính bao quát, toàn diện :
Trang 23NHTM ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện vào đầu những năm 1990, do đóquá trình tạo dựng hành lang pháp lý cho tín dụng NHTM cũng chỉ được tiếnhành từ thời gian đó Mặt khác, tín dụng NHTM là một thực thể luôn biến đổi,các chủ thể của mối quan hệ này luôn có nhu cầu thực hiện các nghiệp vụ mới
Do đó, phải có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để đủ bao quát điềuchỉnh Hành lang pháp lý đầy đủ phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhucầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của mối quan hệ này Khả năng này là rất khó nhưng đó là mục tiêu của những người làm luật, nhữngngười làm chính sách
1.2.6.2 Tính đồng bộ
Bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng được tạo
ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thểnhững mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định Tín dụng NHTM là mộtmối quan hệ phức tạp đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải có đồngthời, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo Tất cả các văn bản quyphạm pháp luật phải có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phải có một trungtâm thẩm định trước khi ban hành
1.2.6.3 Tính thống nhất
Hành lang pháp lý phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản phápluật trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảmthực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể theo một quan điểm xuyênsuốt Tính hệ thống có nghĩa là phải có ranh giới các đối tượng, phạm vi ápdụng, tránh hiện tượng cùng một mối quan hệ nhưng có nhiều văn bản cùngđiều chỉnh Tính hệ thống cũng có những khía cạnh tương đồng với tính nhấtquán Tuy nhiên, tính nhất quán của pháp luật hàm chứa khía cạnh nội dung vàchính sách trong lúc đó tính hệ thống được thể hiện nhiều qua cấu trúc, cách sắpxếp, phân loại thứ bậc, hiệu lực của quy phạm pháp luật
1.2.6.4 Tính khả thi, công khai, minh bạch
Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng Cũng có quanđiểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công
bố, được phổ biến rộng rãi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 24Quan niệm này không sai, song chưa toàn diện, chưa đầy đủ Tính minh bạchcủa pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, tính hệ thống và nhất quán Một hệthống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựngnhững mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch và không thể đáp ứngđược tính khả thi.
1.2.6.5 Tính ổn định
Mặc dù tín dụng NHTM là một thực thể biến động liên tục nhưng các vănbản pháp luật điều chỉnh phải ổn định một cách tương đối Đây là yêu cầu cầnthiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổipháp luật liên tục dẫn đến sự không yên tâm của các chủ thể khi tham gia vay ,gửi tiền tại các NHTM Điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải có thái độ thậntrọng đồng thời phải có khả năng lường trước những tình huống pháp lý trongban hành văn bản quy phạm pháp luật
1.2.6.6 Phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống NHTM Việt Nam đã hội nhập với hệ thống ngân hàng thế giới do đóphải từng bước tuân thủ các chỉ dẫn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đề
ra Do đó các văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan chức năng của nước
ta ban hành phải hướng đến các tiêu chuẩn này Mặt khác, kinh tế nước ta đãhội nhập kinh tế kinh tế thế giới Các hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu, thanhtoán quốc tế đều liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM nên các vănbản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế của nước ta phải phùhợp hoặc có lộ trình phù hợp với các công ước, các hiệp định mà Việt Nam đãhoặc sẽ tham gia Đó là các quy định pháp luật về vốn tự có, vốn pháp định, các
tỷ lệ an toàn ; phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro
1.3 Nhiệm vụ của Nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường
Thị trường có những khuyết tật và cơ chế thị trường có thể bị thất bạitrong việc giải quyết một số vấn đề phát triển, ví dụ như khủng hoảng, đóinghèo, công bằng xã hội, môi trường, v.v Để khắc phục các hiện tượng này ,nhà nước phải tham gia quản lý, điều tiết sự vận hành nền kinh tế Nhà nướctham gia vào các quá trình kinh tế thị trường vừa với tư cách là bộ máy quản lý
Trang 25xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chế vận hành kinh tế Với các tư cách
đó, nhà nước thực hiện các nhiệm vụ :
1.3.1Nhiệm vụ của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
1.3.1.1 Quản lý, định hướng và hỗ trợ phát triển;
Nhà nước phải đảm bảo sự ổn định về kinh tế chính trị và xã hội, xâydựng cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống chính sách quản
lý kinh tế vĩ mô Đó là sự ổn định về kinh tế chính trị và xã hội, hệ thống luậtpháp, hệ thống chính sách Đó còn là ổn định về tài chính, tiền tệ, thị trường,giá cả ít biến động, lạm phát thấp, cạnh tranh lành mạnh giảm thiểu mâu thuẫn
xã hội, hạn chế thất nghiệp,đảm bảo đời sống nhân dân, tạo môi trường xã hộithuận lơi, tạo niềm tin của nhân dân.Nhà nước phải xây dựng hệ thống cơ quanhành chính công và hệ thống cơ quan sự nghiệp dịch vụ công cộng (giáo dục,khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao); cung cấp và phát triểncác dịch vụ công cộng Nhà nước phải bảo đảm tính bền vững và tích cực củacác cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thịtrường Nhà nước tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách
và các công cụ kinh tế; đồng thời sử dụng một số biện pháp cần thiết khi thịtrường trong nước hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thếgiới có biến động lớn Nhà nước phải bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bềnvững của nền tài chính quốc gia
Nhà nước định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, qui hoạch, kếhoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.Thông qua công tác qui hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tếthị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm phát huy tối đa mọi lợi thế so sánhcủa quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triểnkinh tế - xã hội Việc xây dựng luật pháp nhằm đảm bảo quyền lợi và tráchnhiệm cho các chủ thể trong nền kinh tế và sẽ là căn cứ xử lý những hành vi viphạm pháp luật của các chủ thể kinh tế Hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ vàhoàn thiện sẽ làm giảm thiểu những vụ phạm pháp và tranh chấp, tạo sự an tâmcho các chủ thể kinh tế Vì thị trường là luôn biến động nên pháp luật cũng phảiđược Nhà nước thường xuyên xây dựng,bổ sung và hoàn chỉnh cho phù hợp
Trang 26Nhà nước còn có vai trò hỗ trợ phát triển như xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, có chính sách khuyến khích sản xuất kinhdoanh, phát triển văn hóa xã hội Cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội được đẩu tưxây dựng tốt thì kinh tế thị trường sẽ phát triển Nhiệm vụ của nhà nước là phảixây dựng ngày càng nhiều hạ tầng với chất lượng tốt để hỗ trợ cho sự phát triểncủa kinh tế thị trường Mặt khác, nhà nước phải đảm nhiệm các nhiệm vụ chungcho cả quốc gia như bảo vệ đất nước, ngoại giao, truyền thông, y tế, giáo dục,phát triển hệ thống đường giao thông và mạng lưới phân phối điện ở nông thônv.v… cho cả quốc gia Đó là các hàng hóa, dịch vụ công mà không thể giaocho bất kỳ một chủ thể nào khác
1.3.1.2 Phân phối lại thu nhập quốc dân.
Nền kinh tế thị trường chắc chắn dẫn đến mức độ phân hóa thu nhập vàtiêu dùng cao không chấp nhận được Mức độ phân hóa thu nhập vừa là vấn đề
do lịch sử để lại vừa là vấn đề phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Sựchênh lệch thu nhập quá mức giữa các tầng lớp dân cư tạo ra áp lực đòi hỏi nhànước phải thực hiện sự phân phối lại thu nhập theo hướng lấy một phần thunhập của người giàu trợ giúp cho người nghèo có lý do chính đáng Nhà nướcphải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính xã hội, làm dịucác mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân Do đó nhànước có nhiệm vụ giúp đỡ những người nghèo trong xã hội do thất nghiệp, bấthạnh, không may, tàn tật, neo đơn có điều kiện tham gia vào thị trường bằngnhiều giải pháp Theo hướng đó, hệ thống thuế của nhà nước là vô cùng quantrọng.Thuế thu nhập lũy tiến là một công cụ phân phối lại quan trọng được hầuhết các nước áp dụng Nhà nước cũng thường áp dụng hệ thống trợ cấp để hỗtrợ cho những người thu nhập thấp hoặc đầu tư vào hệ thống trường học công,bệnh viện công… cũng tạo cơ hội cho người nghèo có thể tiếp cận
1.3.1.3 Bảo vệ môi trường.
Kinh tế thị trường có thể gây ra các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường
do đó nhà nước phải có chính sách sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sửdụng và giảm thiểu chất thải; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; đầu tư
Trang 27bảo vệ môi trường , xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường; hỗtrợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiệnvới môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thànhphần môi trường cho phát triển.
Trong lý thuyết ”Điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước” J.M.Keynes chorằng nhà nước cần phải can thiệp sâu để điều tiết nền kinh tế Trong các biệnpháp có sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ Ông cho rằngphải kích thích niềm tin Tính lạc quan của các nhà đầu tư , tăng thêm khốilượng tiền lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích vay vốn đầu tư vàosản xuất kinh doanh Đổi lại, nhà nước phải chấp nhận lạm phát có mức độ.Ông cũng khuyến khích việc chi tiêu của nhà nước kể cả bằng cách in tiền để bùđắp sự thiếu hụt ngân sách nhà nước , dùng công cụ thuế để điều tiết kinh tếnhư giảm thuế cho sản xuất kinh doanh, tăng thuế thu nhập của người lao động
để tập trung nguồn vốn cho ngân sách nhà nước để mở rộng đầu tư
Đối với nước ta, Nhà nước có nhiệm vụ rất quan trọng là quản lý kinh tếtrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nền kinh tế thị trường và cơchế thị trường không làm giảm nhẹ sự quản lý của nhà nước.Vấn đề là phươngthức quản lý của nhà nước như thế nào để vừa đảm bảo đầy đủ các quy luậtkhách quan của bản thân nền kinh tế thị trường vừa đảm bảo định hướng xã hộichủ nghĩa Đó là hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Do đó bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, địnhhướng và hỗ trợ phát triển, Nhà nước còn phải làm thật tốt các nhiệm vụ phânphối lại thu nhập quốc dân theo hướng công bằng, dân chủ và làm tốt nhiệm vụbảo vệ môi trường
1.3.2 Nhiệm vụ của Nhà nước trong xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường
Cơ chế nguyên tắc vận hành cơ bản của nền kinh tế thị trường là cạnh
tranh tự do Không có cạnh tranh tự do, không thể nói đến kinh tế thị trường
Về bản chất, cơ chế cạnh tranh thị trường là cơ chế tự điều chỉnh Cạnh tranh làmột cuộc chơi Có người chơi, có sân chơi thì phải có luật chơi Do đó, Nhànước có một nhiệm vụ là phải cung cấp một hành lang pháp lý đầy đủ rõ ràng
Trang 28cho sự vận hành của cơ chế cạnh tranh Cho dù xây dựng kinh tế thị trườngtheo mô hình nào trong lịch sử thì Nhà nước cũng phải thực hiện nhiệm vụ cótầm quan trọng bậc nhất là cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh,
có hiệu lực và phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường Trong đó có khungluật pháp cho việc xây dựng và vận hành thị trường các yếu tố sản xuất quantrọng nhất như lao động, vốn, đất đai, tài sản, khoa học công nghệ Với chứcnăng quản lý kinh tế , nhà nước còn dùng khun pháplý này như một công cụ đểđiều tiết thị trường , phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của của kinh
tế thị trường.Việc xây dựng khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường là mộtquá trình lâu dài Với các nước đã trải qua hàng trăm năm kinh tế thị trường thìluật pháp của họ cũng phải thường xuyên thay đổi với thực tiễn Ta sẽ thấy rõđiều này khi nghiên cứu về kinh nghiệm của nước Mỹ khi xây dựng hành langpháp lý cho hoạt động của tín dụng và đầu tư của các NHTM ở phần 4 sau đây.Một hành lang pháp lý cho kinh tế thị trường bao trùm mọi mặt của hoạt độngkinh tế có thể khái quát trong các lĩnh vực sau :
-Xác định các chủ thể pháp lý, tạo cho họ các quyền ( năng lực pháp lý ) vàhành động ( năng lực hành vi, khả năng kinh doanh mang tính thống nhất )-Quy định các quyền về kinh tế ( quyền sở hữu,quyền sử dụng, quyền chuyểnnhượng, quyền thừa kế )
-Về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp dồng dựa trên cơ sởthỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện của các bên Luật hợp đồng quy định quyềncủa các chủ thể pháp lý , tức là các hành vi pháp lý
-Về sự bảo đảm của nhà nước đối với các điều kiện chung của nền kinh tế cócác Luật bảo hộ lao động, Luật môi trường, Luật cạnh tranh và chống độcquyền, các quy định về mặt xã hội có Luật bảo hiểm xã hội
-Về Luật kinh tế đối ngoại
1.4 Kinh nghiệm các nước
1.4.1Kinh nghiệm của Mỹ
Nước Mỹ là một nước có hệ thống NHTM phát triển bậc nhất trên thế giới Lịch sử phát triển của NHTM Mỹ đã trải qua hàng trăm năm Ngân hàng nóichung và tín dụng ngân hàng nói riêng phản ánh lưu chuyển tiền tệ của cuộc
Trang 29sống, do đó luôn nảy sinh các tình huống pháp lý đòi hỏi Quốc hội và Chínhphủ Mỹ phải tạo lập một hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, minh bạch vàthường xuyên được tu chính để có thể theo kịp cuộc sống năng động của kinh tếthị trường.Từ những năm 1930, các nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra các hoạt độngđiều tiết với mục đích thừa nhận vị trí đặc biệt mà ngân hàng nắm giữ.
Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ nhằm bảo vệ người gửi tiền và giúp
duy trì ổn định hệ thống ngân hàng bằng cách giảm nguy cơ người gửi tiền ồ ạtrút tiền khỏi ngân hàng Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, rất nhiều người gửitiền lo sợ ngân hàng nơi mình gửi tiền tiết kiệm đổ vỡ nên đã tìm cách rút tất cảtiền gửi vào cùng một lúc Nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng hoạt độngrất thận trọng, đã sụp đổ bởi vì họ không thể kịp chuyển tài sản của mình đủnhanh ra tiền mặt để thỏa mãn ý định rút tiền của người gửi Bảo hiểm tiền gửiđược xây dựng nhằm ngăn ngừa trường hợp đổ dồn tới ngân hàng như vậy.Chính phủ tuyên bố bảo hiểm cho những khoản tiền gửi tới một mức nhất định -hiện nay là 100.000 USD Bây giờ, nếu ngân hàng gặp khó khăn về tài chính thìngười gửi không có gì phải lo lắng Cơ quan bảo hiểm ngân hàng của chínhphủ, còn gọi là Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, sẽ thanh toán hết cho ngườigửi bằng quỹ bảo hiểm được hình thành từ tiền đóng bảo hiểm của chính cácngân hàng
Thứ hai, kinh nghiệm trong việc kiểm soát lãi suất : Sau chiến tranh, chínhphủ chú trọng tới việc tăng cường quyền sở hữu nhà ở, do vậy đã góp phần tạo
ra một lĩnh vực hoạt động ngân hàng mới - “tiết kiệm và cho vay” (S&L) - đểtập trung vào các khoản vay thế chấp nhà cửa dài hạn, còn gọi là các khoản vaythế chấp Hoạt động tiết kiệm và cho vay đối mặt với một vấn đề cơ bản: cáckhoản vay thế chấp thường kéo dài 30 năm với lãi suất cố định, trong khi đóhầu hết các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn hơn nhiều Khi lãi suất tiền gửingắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn của các khoản vay thế chấp, hoạt động tiếtkiệm và cho vay có thể sẽ bị lỗ Để bảo vệ các tổ chức tín dụng tiết kiệm và chovay và ngân hàng tránh khỏi sự cố này, các nhà điều tiết quyết định kiểm soátlãi suất tiền gửi
Trang 30Trong một khoảng thời gian, hệ thống này vận hành rất tốt Vào các thập kỷ
1960 và 1970, hầu hết người Mỹ sử dụng hình thức tài chính S&L để mua nhà
ở Tỷ lệ lãi suất trả cho tiền gửi tại các tổ chức tín dụng S&L được giữ ở mứcthấp, nhưng hàng triệu người Mỹ vẫn gửi tiền của mình vào đây bởi vì bảohiểm tiền gửi đã làm cho các tổ chức này trở thành một nơi đầu tư cực kỳ antoàn Tuy nhiên, đầu thập kỷ 1960, các mức tỷ lệ lãi suất chung bắt đầu tăngcùng với lạm phát Vào thập kỷ 1980, nhiều người gửi tìm cách nâng cao thunhập bằng việc chuyển tiền tiết kiệm của mình vào những quỹ thị trường tiền tệ
và những tài sản không thuộc ngân hàng khác Điều này đã đặt ngân hàng vàcác quỹ tiết kiệm và cho vay vào tình trạng kiệt quệ về tài chính, không có khảnăng thu hút các khoản tiền gửi mới để trang trải cho danh mục đầu tư lớn củamình với những món nợ dài hạn
Để giải quyết các vấn đề của họ, vào thập kỷ 1980 chính phủ bắt đầu rút bỏ
dần trần lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng S&L.
Thứ ba, chính phủ không nên điều khiển trực tiếp những khoản đầu tư nào
mà ngân hàng thấy nên tiến hành; tốt hơn hết các khoản đầu tư nên được xácđịnh dựa trên cơ sở các lực lượng thị trường và giá trị kinh tế Như trên đã nói,mặc dù việc bỏ trần lãi suất tiền gởi giúp các tổ chức tín dụng thu hút tiền gửitrở lại, nhưng nó lại tạo ra những thua lỗ lớn và rộng khắp cho các danh mục
đầu tư dựa vào vay thế chấp của các tổ chức S&L Để giải quyết điều đó, Quốc
hội nới lỏng các điều kiện cho vay để các tổ chức tín dụng S&L có thể tiến hành những hoạt động đầu tư với thu nhập cao hơn Cụ thể, Quốc hội cho phép các tổ chức S&L thực hiện các khoản tín dụng phục vụ cho tiêu dùng, kinh doanh và bất động sản thương mại Họ cũng được giải phóng khỏi một số thủ
tục điều tiết quy định mức vốn mà các tổ chức tín dụng S&L phải duy trì
Do lo sợ bị thu hẹp nên các tổ chức tín dụng S&L đã mở rộng sang các hoạtđộng có rủi ro cao như đầu cơ bất động sản Trong rất nhiều trường hợp, nhữnghoạt động kinh doanh như vậy đã chứng tỏ không có lãi, đặc biệt khi các điềukiện kinh tế trở nên bất lợi Thực vậy, một số tổ chức S&L đã bị những ngườikhông trung thực tiếp quản, họ là những kẻ chiếm đoạt Nhiều tổ chức S&L bị
Trang 31thua lỗ lớn Chính phủ đã chậm phát hiện ra cuộc khủng hoảng này do sự khanhiếm ngân sách cùng với các áp lực chính trị làm chùn bước bộ máy điều tiết
Thứ tư, việc ngân hàng cho vay đối với những người trong ngân hàng
hoặc các công ty liên kết với người trong ngân hàng cần phải được hạn chế và giám sát chặt chẽ. Trước cuộc Đại khủng hoảng, nhiều ngân hàng gặp rắc rối vì
họ tham gia quá mạo hiểm vào thị trường chứng khoán hoặc cung cấp cáckhoản vay cho các doanh nghiệp công nghiệp mà trong đó các giám đốc hoặc
cán bộ ngân hàng cũng đầu tư với tính chất cá nhân Kiên quyết tránh điều đó
lặp lại, các nhà chính trị thời kỳ Đại khủng hoảng đã thông qua Đạo luật Glass-Steagall cấm pha trộn hoạt động ngân hàng với kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán Tuy nhiên, chính sách điều tiết này đã gây tranh cãi vào thập kỷ
1970, khi các ngân hàng than phiền rằng họ sẽ bị mất khách hàng vào tay cáccông ty tài chính khác nếu họ không đa dạng hóa các dịch vụ tài chính
Chính phủ đáp ứng lại bằng cách cho phép ngân hàng có quyền tự do hơntrong việc đưa ra các hình thức dịch vụ tài chính mới cho khách hàng Sau đó,vào cuối năm 1999, Quốc hội thông qua Đạo luật đạo luật Gramm-Leach-Bliley, hiện đại hóa dịch vụ tài chính năm 1999 thay thế Đạo luật Glass-Steagall Luật mới này mở rộng đáng kể quyền tự do mà các ngân hàng đangđược hưởng để cho phép chúng đưa ra mọi dịch vụ từ vay gửi của khách hàngcho đến bao tiêu phát hành chứng khoán Nó cho phép ngân hàng, các công tychứng khoán và công ty bảo hiểm hình thành những tập đoàn có đủ khả năngcung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm tài chính bao gồm quỹ tín dụng, cổphiếu và hối phiếu, bảo hiểm và các khoản vay nợ của ngành sản xuất ô tô
1.4.2 Kinh nghiệm một số nước Đông Nam Á :
Ở khu vực Đông nam Á, có một số nước tương đồng với Việt Nam về trình
độ phát triển, cơ cấu kinh tế và các nước này cũng đã trải qua các giai đoạnphát triển kinh tế thị trường khác nhau Do đó việc tham khảo chính sách củachính phủ các nước này sẽ cho nhiều bài học bổ ích cho kinh tế Việt Nam
Thái Lan :Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ
năm 1960 Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu",
Trang 32ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan.Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần Hiện nay, Thái Lan là một nướccông nghiệp mới Tuy nhiên, nền tảng kinh tế vĩ mô không vững chắc, việc điềuhành nền kinh tế có nhiều bất cập, sự phụ thuộc quá lớn vào các dòng vốn ngoại
đã dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan Từ năm 1985 đếnnăm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%
Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền
kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữđược lâu Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điềuchỉnh Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đềugiảm đi
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn côngđầu cơ quy mô lớn Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan ChavalitYongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vàongày 2 tháng 7 Baht ngay lập tức mất giá gần 50% Vào tháng 1 năm 1998, nó
đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ Chỉ số thị trường chứngkhoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm
1997 Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn23,5 tỷ USD Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản (Theo Wikipedia)
Khủng hoảng tài chính đã để lại nhiều hậu quả đối với nền kinh tế Thái Lan.Chính phủ và Ngân hàng trung ương Thái Lan đã tiến hành nhiều chính sách đểcải tổ mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng của nước này ,chấn chỉnh và cải cách hệ thống ngân hàng,chính phủ đã đóng cửa, giải thể, chuyển nhượng hoặc sáp nhập 58 tổ chức tài chính yếu ,điều chỉnh cơ cấu nợ,chuyển các khoản nợ khó đòi sang các công ty quản lý tài sản, triển khai các môhình xử lý nợ phù hợp; cơ cấu lại các doanh nghiệp thông qua sáp nhập, giảithể, bán cho chủ nợ; thiết lập hành lang pháp lý để cải tổ chức năng của ngânhàng trung ương , nâng cao khả năng giám sát việc thực hiện các quy định; cấpvốn và tái cấp vốn cho các ngân hàng thiếu vốn; xử lý tài sản của các định chế
Trang 33tài chính bị đóng cửa, giải thể Các chính sách này của Thái Lan đã thu được kếtquả tích cực và được cộng đồng đầu tưquốc tế đánh giá cao.
Malaixia :
Malaixia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á baogồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang Kể từ khi độc lập năm 1957, Malaysiatrở thành một trong những nước có tăng trưởng kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDPtăng trung bình 6,5% trong gần 50 năm Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tếthị trường công nghiệp mới, có GDP danh nghĩa xếp thứ ba tại Đông Nam Á vàxếp thứ 29 trên thế giới Trong thập niên 1970, nền kinh tế dựa chủ yếu vàokhai mỏ và nông nghiệp của Malaysia bắt đầu chuyển đổi hướng đến một nềnkinh tế đa lĩnh vực hơn Từ thập niên 1980, lĩnh vực công nghiệp, với đầu tư ởmức cao, dẫn dắt tăng trưởng của quốc gia bên cạnh thương mại và du lịch.Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 cũng ảnh hưởng đến nước này Ngay saukhi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit củaMalaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giámạnh Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khíchdòng vốn chảy ra nước ngoài Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgitvào quý hai và quý ba năm 1997 Để khắc phục hậu quả của khủng hoảng tàichính, Malaixia đã thực hiện các chính sách can thiệp tương đối độc lập , khôngchịu sự lệ thuộc vào nguồn tài chính và các giải pháp do IMF đề ra như : Cơ cấulại hệ thống ngân hàng một cách chặt chẽ bằng cách sáp nhập, tránh việc đóngcửa các tổ chức này; thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý các khoản nợxấu; thành lập công ty cấp vốn để bơm vốn cho các định chế tài chính để tăng
hệ số an toàn Nhờ đó kinh tế Malaysia phục hồi sớm hơn các quốc gia lánggiềng, và kể từ đó phục hồi mức của thời kỳ tiền khủng hoảng với GDP bìnhquân đầu người là 14.800 đô la.( Theo Wikipedia)
1.4.3 Bài học cho Việt Nam :
Từ các kinh nghiệm ở các nước nói trên , Việt Nam có thể rút ra cho mình cácbài học sau đây :
- Điều chỉnh chính sách kinh tế và cơ cấu đầu tư :
Trang 34Chính sách kinh tế của mỗi nước phụ thuộc vào tình hình của mỗi nước và từngthời kỳ nhất định, không thể rập khuôn vào bất kỳ một khuôn mẫu nào cho dùkhuôn mẫu đó có thành công đến đâu Những khuyến nghị của các tổ chức tàichính quốc tế là điều cần thiết, mỗi nước đều nên tham khảo nhưng quyết địnhthực hiện chính sách nào đều phải tùy tình hình mỗi nước Như việc áp dụng lãisuất, Mỹ rút bỏ dần trần lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng nhưng ở nước ta vẫn
có thể áp trần lãi suất trong giai đoạn hiện nay do việc cơ cấu lại các TCTDvẫn còn chưa xử lý xong, thanh khoản của các NHTM vẫn còn chưa vững chắc.Cuộc khủng hoảng 2007 ở Mỹ là do việc cho vay dễ dãi, dưới chuẩn, việc chovay bị lợi dụng, buông lỏng kiểm soát rủi ro, cơ cấu cho vay không hợp lý, cácsản phẩm tài chính phái sinh cho nên Việt Nam cần thận trọng trong việc đề
ra các chính sách tăng trưởng tín dụng
Cơ cấu đầu tư do thị trường quyết định, vốn của xã hội sẽ được bơm vào lĩnhvực có tỷ trọng sinh lợi cao, chắc chắn thu hồi được vốn Tuy nhiên, nếu để thịtrường tự phát không có sự kiểm soát thông qua quy hoạch, dự báo sẽ dẫn đếnlĩnh vực đầu tư nào đó sẽ quá nóng, dẫn đến hiện tượng bong bóng kinh tế nhưcác hiện tượng bong bóng bất động sản, chứng khoán đã diễn ra trong thời gianqua
- Kiểm soát đầu tư và hạn chế lợi ích nhóm trong đầu tư của NHTM : NHNN cần phải có chính sách để kiểm soát việc đầu tư của các NHTM thông
qua biện pháp như buộc các NHTM không tập trung cho vay hay đầu tư quá tỷ
lệ an toàn nào đó với từng lĩnh vực cụ thể NHNN phải có sự theo dõi sát saotình hình đầu tư, cho vay của cả nền kinh tế, có những điều tra, dự báo để cóchính sách định hướng đầu tư phù hợp
Mặt khác, việc vay vốn trong những nền kinh tế còn thiếu vốn như ở Việt Namvẫn còn một số khó khăn Việc hình thành các nhóm lợi ích chi phối việc chovay tại một ngân hàng, chi nhánh NH nào đó là việc rất dễ xảy ra Việc cónhững quy định về việc cấm, hạn chế cho vay những đối tượng khách hàng nào
đó hoặc phải kiểm soát nhóm khách hàng có liên quan là điều cần thiết
- Triệt để xử lý nợ xấu, bảo vệ người gởi tiền vào NH, có biện pháp phù hợp trong xử lý các TCTD yếu kém :
Trang 35Việc nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu vừa tái tạo nguồn vốn cho các
NHTM tiếp tục cho vay vừa làm lành mạnh nề kinh tế Do đó cần phải có chínhsách xử lý nợ xấu nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ Trong tình hình pháp luật củachúng ta hiện nay còn chưa tạo điều kiện cho các NHTM xử lý nợ xấu nhanh thìbài học này càng có ý nghĩa Điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần phải cónhững bước đột phá về luật và các văn bản dưới luật để từng NHTM, chi nhánhNHTM tự xử lý nợ xấu dựa vào thị trường chứ không phải chờ đến lúc Công tyquản lý tài sản ra đời để mua lại nợ xấu của các NHTM Việc bảo vệ người gởitiền không chỉ trông mong vào các định chế bảo hiểm tiền gởi mà cái quantrọng hơn là phải cải thiện năng lực tài chính của các NHTM
Thái Lan đã rất mạnh tay trong việc xử lý các TCTD yếu kém Mỹ cũng
đã chi rất nhiều tiền để xử lý các định chế tài chính thua lỗ, Malaixia cũng cócác biện pháp sáp nhập các TCTD Ở các nước trên đều giống nhau ở mục tiêu
là phải cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng nhưng khác nhau ở giải pháp thựchiện
- Phát huy yếu tố nội lực, xem trọng thị trường trong nước, tranh thủ nhưng không quá phụ thuộc vào thị trường quốc tế :
Bảo đảm độc lập, tự chủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, cần thiết tham
khảo các khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế nhưng quyết định chínhsách là phụ huộc vào tình hình đất nước vào từng thời điểm cụ thể Chiến lượckinh tế hướng ngoại quá mạnh sẽ không vững chắc trong tình hình quốc tếthường xuyên biến động như hiện nay Thị trường trong nước với 90 triệu dâncần phải được xem trọng đúng mức, nhất là vùng nông thôn Cần phải có chiếnlược chiếm lĩnh thị trường nội địa, không để hàng rẻ tiền, chất lượng thấp củacác nước xung quanh chiếm lĩnh còn hàng hóa Việt Nam thì lại phải tìm kiếmthị trường ở nước khác Mà tình hình của ngành chăn nuôi trong thời gian qua
là một ví dụ cụ thể Trên lĩnh vực đầu tư, tranh thủ nguồn vốn FDI cũng nhưcác nguồn vốn ngoại đầu tư gián tiếp nhưng không quá phụ thuộc vào nguồnvốn này mà cần có chiến lược quốc gia để tập trung vốn nhằm tự chủ trong đầu
tư phát triển kinh tế đất nước
Trang 36CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở NƯỚC TA
2.1 Khái quát thực trạng hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
2.1.1 Các thành tựu đạt được :
Ngay từ khi công cuộc cải cách kinh tế mới bắt đầu, Việt Nam đã xâydựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Bộ luật, Luật và Pháp lệnhliên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế thị trường và khuyến khích kinh doanh
Trang 37Tính từ 1986 đến nay đã có hàng trăm luật và Pháp lệnh (kể cả Luật và Pháp lệnhsửa đổi, bổ sung) đã được ban hành và đưa vào áp dụng Công tác soạn thảo, thẩmđịnh và ban hành các văn bản pháp luật đã bước đầu đi vào nền nếp, theo một quytrình thống nhất do luật định ”Quy trình ban hành các văn bản quy phạm phápluật được đổi mới Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổpháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại ” ( trích Nghị quyết 48-NQ/TW)
Để làm rõ hơn về công tác xây dựng luật pháp ta sẽ khảo sát toàn bộ số lượng luật
và pháp lệnh mà Quốc hội các khóa đã thông qua từ sau năm 1986, là năm đánhdấu cột mốc bắt đầu sự đổi mới trong kinh tế nước ta, từng bước chuyển sangnền kinh tế thị trường :
Bảng 2
Trang 38Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Trang 39Bảng số lượng luật và pháp lệnh quốc hội thông qua từ năm 1987 đến nay( Số liệu từ trang na.gov.vn của Quốc hội Việt Nam)
(*) Theo thống kê của tác giả
(**)Quốc hội Khóa 13 còn đang trong nhiệm kỳ, chưa được trang web của quốchội cập nhật đầy đủ
0 20 40 60 80 100 120 140
Khóa 8 Khóa 9 Khóa 10 Khóa 11 Khóa 12 Khóa 13
Luật và pháp lệnh
Biểu 1 : Số lượng Luật và Pháp lệnh thông qua của Quốc hội các khóa
0 50 100 150
Biểu 2 : Số lượng Luật và pháp lệnh của Quốc hội các khóa còn hiệu lực
Trang 40kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nền chính trị ngày càng đổi mới để phùhơp với xu thế của thời đại và đặc biệt là Nhà nước ta đang hướng đến một Nhànước pháp quyền Song qua gần 30 năm đổi mới Ta thấy chất lượng xây dựngpháp luật còn chưa cao Số lượng Luật và pháp lệnh qua mỗi khóa còn hiệu lực
đã rơi rụng đi nhiều Càng về trước thì số luật còn hiệu lực càng giảm dần Khóa
12 : 95,06% , khóa 11 : 77,97%, khóa 10 : 30%, khóa 9 : 16,25.% Thậm chí sốLuật và pháp lệnh của khóa 8 ( 1987-1993) còn hiệu lực chỉ là 2 chiếm 2,74 %.Nguyên nhân một mặt là do tình hình kinh tế xã hội biến chuyển , đòi hỏi luậtpháp phải thay đổi để phù hợp thực tiễn mặt khác những người làm luật vẫn chưalường trước được các thay đổi của thực tiễn cuộc sống Thậm chí có gần 5% luật
và pháp lệnh Quốc hội khóa 12 thông qua đã không còn hiệu lực, tức chưa sốngqua hết 2 nhiệm kỳ Quốc hội Về tỷ lệ văn bản luật điều chỉnh các quan hệ mangtính dân sự và kinh tế , Quốc hội đã dành một nửa thời gian, công sức để thôngqua các văn bản này Tỷ lệ này qua các khóa là xấp xỉ 50%