Chưa bao quát hết các quan hệ cần điều chỉnh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 52 - 60)

- Triệt để xử lý nợ xấu, bảo vệ người gởi tiền vào NH, có biện pháp phù hợp trong xử lý các TCTD yếu kém :

5 TT 34/2013/TT-NHNN 31/12/2013 NHNN

2.2.2.1 Chưa bao quát hết các quan hệ cần điều chỉnh:

Thực tế hiện nay có những hành vi bị nghiêm cấm, nhưng định nghĩa hành vi đó lại không được làm rõ, có những tài sản được luật cho phép sử dụng làm TSBĐ nhưng tiến hành như thế nào thì lại chưa có quy định và lại còn mâu thuẫn với luật khác ... Xin lấy một số ví dụ sau :

Thứ nhất, thiếu quy định về đảo nợ trong lĩnh vực tín dụng NHTM : Đảo nợ

được nhắc đến trong thực tiễn với một vài tên gọi khác nhau như “đáo hạn” trong các dịch vụ tài chính, dịch vụ đáo hạn (tín dụng đen) hay như “cơ cấu tài chính”. Dưới góc độ pháp lý, đảo nợ được nhắc đến trong nhiều văn bản liên quan đến chính sách về cho vay của nhà nước. Tại khoản 4 điều 54 Luật các Tổ chức tín

dụng (TCTD) số 07/1997/QHX quy định: “Tổ chức tín dụng được miễn, giảm lãi

suất, phí; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của NHNN. Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Luật này đã được thay bằng Luật các

TCTD 2010 nhưng không có từ nào về đảo nợ. Tại khoản 2 Điều 9 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, quy định “Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo

quy định riêng của NHNN Việt Nam”. Trong phần giải thích từ ngữ không có giải

thích từ đảo nợ.Tại điểm c khoản 4 Điều 14 (vi phạm về cho vay) Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng có quy định phạt tiền đối với hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật

Đối với nợ công thì Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 quy định “ Đảo nợ là việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có”

Tại văn bản số 3142/VPCP-KTTH, ngày 11/6/2002, Văn phòng chính phủ (VPCP) có văn bản trả lời NHNN, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện đảo nợ. Theo đó VPCP có ý kiến “Trước mắt

NHNN Việt Nam cần tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện tốt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý nợ theo quy định hiện hành; tạm thời chưa hướng dẫn việc đảo nợ cho khách hàng” và “Trong quá trình nghiên cứu dự thảo sửa đổi Luật Các Tổ chức tín

dụng, NHNN Việt Nam cần chủ động cùng với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất xử lý vấn đề nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ”

Đến nay, Luật TCTD, Luật NHNN 2010 đã ban hành nhưng vẫn không có điều khoản nào quy định về việc này. Nghị quyết 13/2012/NQ-CP của Chính phủ có nêu một số nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng. Cụ thể là cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ…) và các giải pháp khác cần thiết…những DN hiện không trả được nợ đến hạn hoặc nợ quá hạn thì có thể sẽ được cho vay mới trả nợ cũ để kéo dài thời gian trả nợ.

Vậy đảo nợ trong tín dụng NHTM là gì? Hiện vẫn không có văn bản, điều khoản pháp lý nào quy định về việc này.

Thứ hai, hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể về thế chấp, cầm cố tài sản hình thành trong tương lai.Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định số

163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm thì “Tài sản

hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.” ; tại điều 8 : “ Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.” và tại điều 26 về giám sát, kiểm tra tài sản thế chấp hình thành trong tương lai. Nghị định này được bổ sung sửa đổi một số điều bằng NĐ 11/2012/NĐ-CP ngày 20/02/2012. Một số quy định về tài sản hình thành trong tương lai cũng được bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để giải quyết hết các vấn đề phát sinh về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai như điều kiện của TSHTTTL, quyền sử dụng đất không phải là TSHTTTL . Mặt khác Điều 91, Luật nhà ở 2005 quy định điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch là phải có giấy chứng nhận sở hữu. Do đó một số phòng công chứng không công chứng các hợp đồng đối với loại tài sản hình thành trong tương lai ( nhất là nhà ở , nếu chưa hình thành thì rõ ràng là chưa thể có giấy

chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở . Mặt khác nữa, theo quy định của Luật

Đất đai thì phòng công chứng sẽ chỉ công chứng khi các tài sản đã được trả hết tiền hoặc đã được xác lập quyền sở hữu cụ thể, được cấp GCNQSH nhà ở, đất ở. Nhưng với tài sản hình thành trong tương lai thì chưa đề cập, nên một số phòng công chứng không chịu thực hiện công chứng và ngân hàng không thể thực hiện cho vay. Điều này dẫn đến ách tắc trong việc giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở. Ngay cả việc quy định quyền sử dụng đất không phải là TSHTTTL cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay để mua nhà hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi NH không thể giải ngân khi chưa ký HĐ thế chấp TSHTTTL . Mà sau khi sang tên hết thì Ngân hàng mới giải ngân thì người bán nhà hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa chắc đã tin tưởng. Việc không

có một quy định cụ thể về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai có thể dẫn đến hiện tượng Chủ đầu tư thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng để xây dựng chung cư. Người mua chung cư thì lại thế chấp căn hộ sẽ hình thành (hoặc quyền mua căn hộ) vay vốn ngân hàng để mua căn hộ ( có công chứng viên vẫn chứng nhận cho hợp đồng thế chấp này). Nếu hai ngân hàng này là hai NH khác nhau hoặc là một ngân hàng nhưng quản lý dòng tiền không tốt, chủ đầu tư có thể lợi dụng tiền thu được từ việc bán căn hộ nhưng tạm thời chưa trả cho ngân hàng, đi kinh doanh việc khác có thể là làm dự án BĐS mới. Như vậy chỉ có một khối tài sản nhưng lại có hai dòng vốn tín dụng đi vào lưu thông làm rối loạn thị trường BĐS. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng nợ xấu hiện nay. Theo báo Người Lao Động ngày 25/8/2013 : Đầu năm 2013, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐK) TP HCM nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận (GCN) của các hộ mua nhà tại chung cư Gia Phú, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân do Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng Trung Nam làm chủ đầu tư. VPĐK TP HCM hướng dẫn VPĐK quận Bình Tân xúc tiến cấp GCN riêng cho từng căn hộ. Thế nhưng, khi làm việc với chủ đầu tư, VPĐK quận Bình Tân phát hiện giấy tờ quyền sử dụng đất của chung cư Gia Phú đã được cầm cố tại Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn . Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với 40 hộ dân đang sống ở các căn hộ cao cấp tại Sông Đà Tower (14B Kỳ Đồng, phường 9, quận 3) do Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển Sông Đà làm chủ đầu tư. Thông tin từ VPĐK TP HCM cho hay từ tháng 10- 2009, Công ty Sông Đà đã ký hợp đồng mua bán và bàn giao căn hộ với 40 khách hàng. Thế nhưng, đến tháng 7- 2012, Công ty Sông Đà đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) chi nhánh Tân Bình.

Thứ ba, việc thế chấp hàng hóa luân chuyển được đề cập rất hạn chế trong

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP . Trong khi đó, các ngân hàng vì chạy theo doanh số nên cho vay với biện pháp bảo đảm này lại không có một cơ chế nào để phòng chống rủi ro dẫn đến trường hợp “bảy ngân hàng xiết nợ một công ty”. Đó là vụ , bảy ngân hàng (gồm Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank) cùng cho công ty Trường Ngân với tài sản thế chấp là Cà phê trong

kho hàng.Theo báo Tuổi Trẻ ngày 23-8, đại diện công ty cho biết tất cả cà phê còn lại trong kho khoảng 2.800 tấn. Trong khi đó, tổng số nợ của Trường Ngân với bảy ngân hàng lên tới hơn 600 tỉ đồng và số cà phê dùng để đảm bảo cũng cao gấp nhiều lần số cà phê thực tế có trong kho. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Công ty Trường Ngân đã không thông tin chính xác hoặc đầy đủ ròi đếntrách nhiệm thẩm định của bộ phận cho vay các ngân hàng dẫn tới tình trạng cùng một tài sản đã được Trường Ngân thế chấp cho nhiều ngân hàng . Tuy nhiên về phía quản lý Nhà nước cũng phải có các quy định cụ thể về việc thế chấp hàng hóa luân chuyển để ngăn ngừa những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Thứ tư, về xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ : Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn

chưa có văn bản riêng hướng dẫn cụ thể về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng để giúp cho các TCTD, các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Theo http://www.thoibaonganhang.vn ngày 16-12-2013 : Tài sản BĐS mặc dù được thế chấp tại ngân hàng đầy đủ giấy tờ, công chứng đầy đủ... nhưng khi cần, họ vẫn không thể tự bán BĐS. Nguyên nhân là do một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tư cách đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu để bán hay chuyển nhượng tài sản bảo đảm vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán/chuyển nhượng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền Trong khi ngân hàng là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nên ngân hàng không thuộc đối tượng được ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự. Chỉ còn cách thuyết phục khách hàng bán tài sản để sớm thu hồi nợ. Cực chẳng đã, ngân hàng buộc phải khởi kiện ra tòa. Nhưng quá trình này tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí, phải trải qua vài ba năm. Chưa kể đến hạn trả nợ, chủ DN bỏ trốn khỏi nơi cư trú, che giấu địa chỉ cư trú. Ngân hàng khởi kiện, nhưng tòa không thụ lý vụ án vì không xác định địa chỉ người bị kiện.

Theo phản ánh của NHTM cổ phần Quân đội (MB), từ thời điểm ngày 31/5/2011, đơn vị này có cho một DN vay hơn 100 tỷ đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Khách hàng đã thế chấp cho MB các tài sản gồm: 3 quyền sử dụng đất và tài sản

gắn liền trên đất, 2 xe ô tô, 68 thiết bị máy móc và hàng tồn kho, hàng tồn kho luân chuyển là hạt nhựa công nghiệp và khoản phải thu. Đến tháng 10/2012, khách hàng phát sinh nợ quá hạn . Tháng 11/2012, người đại diện theo pháp luật của DN đã bỏ đi khỏi nơi cư trú sang nước ngoài (Canada). MB đã tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng nhằm thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi MB và một số nguyên đơn dân sự khác khởi kiện thì được Tòa án hướng dẫn và giải thích đối với trường hợp bị đơn đã bỏ đi khỏi nơi cư trú trước khi Tòa án thụ lý vụ việc thì Tòa án ra quyết định "đình chỉ giải quyết vụ án" theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự. Vụ việc này gây lo ngại về tiền lệ các vụ việc khó xác định nơi cư trú của khách vay gây thiệt hại cho giới ngân hàng (Vietnamnet 27/11/2013) . Nếu tòa thụ lý, qua rất nhiều thủ tục hòa giải, hoãn phiên tòa (vì nhiều lý do) nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, có khi lại giám đốc thẩm để xử lại từ sơ thẩm… ngân hàng mới nhận được một bản án, quyết định có hiệu lực làm căn cứ yêu cầu thi hành án xử lý tài sản bảo đảm.

Thắng kiện rồi đến khi thi hành án tại cơ quan Thi hành án dân sự để xử lý tài sản bảo đảm cũng phức tạp không kém. Tóm lại để cuối cùng xử lý được một BĐS thì ngân hàng cũng phải tốn nhiều chi phí, thời gian, sau khi bán đã không đủ để bù đắp cho khoản vay và lãi. Một số ngân hàng cũng tính đến phương án mua lại tài sản thế chấp nhưng việc ngân hàng chủ động mua lại tài sản của con nợ cũng không đơn giản. Nguyên nhân là Luật Các TCTD không cho phép ngân hàng mua BĐS để kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng nợ xấu hiện nay. Rõ ràng với hành lang pháp lý hiện nay đã tăng thêm rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Do đó, việc xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, rõ ràng và đảm bảo khả năng “cưỡng chế” thu hồi nợ cho các TCTD là rất cần thiết.

Ngoài ra, việc các NH tìm được khách hàng đồng ý mua lại TSBĐ với điều kiện NH phải cho vay một phần tiền mua TSTC cũng rất khó vì NH không thể giải ngân khi khách hàng chưa sang tên, làm thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm do việc thế chấp BĐS hình thành trong tương lai vẫn còn vướng mắc. Ngược lại, việc chưa giải ngân tiền vay cho khách hàng mới mua lại tài sản thì khách hàng cũ chưa có tiền để trả nợ , TSBĐ chưa thể được giải chấp do đó

không thể sang tên để làm thủ tục thế chấp cho khoản vay mới. Trong thực tế, các NH phải lách luật, chấp nhận một giai đoạn cho vay thiếu TSBĐ để hoàn thành việc xử lý nợ xấu.

Thứ năm, về chế tài việc cho vay sai quy định, hiện nay đã có điều 179 Bộ luật

hình sự 1999 : Các hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng bao gồm : Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật; cho vay quá giới hạn quy định; hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng và sẽ bị kết án và các hình phạt bổ sung nếu hậu quả nghiêm trọng; rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng . Điều luật này có các bất cập như sau :

Đối với các hành vi vi phạm :

Thứ nhất: Đối với hành vi cho vay không có tài sản bảo đảm trái quy định pháp luật. Hiện nay, văn bản có giá trị cao nhất về giao dịch bảo đảm là Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này lại không có quy định cụ thể về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản mà tùy thuộc quy chế riêng của từng tổ chức tín dụng quy định. Do đó, quy định của mỗi tổ chức tín dụng là rất khác nhau. Về mặt lý thuyết, quy chế riêng của mỗi tổ chức tín dụng không phải là pháp luật và không thể là căn cứ để buộc tội về mặt hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế lại có nhiều vụ án hình sự sử dụng quy chế nội bộ của tổ chức tín dụng để truy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w