Sự chưa thống nhất, mâu thuẫn của các quy định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 62 - 63)

- Triệt để xử lý nợ xấu, bảo vệ người gởi tiền vào NH, có biện pháp phù hợp trong xử lý các TCTD yếu kém :

5 TT 34/2013/TT-NHNN 31/12/2013 NHNN

2.2.2.3 Sự chưa thống nhất, mâu thuẫn của các quy định

Trong hành lang pháp lý cho TDNHTM còn rất nhiều quy định chưa thống nhất thậm chí mâu thuẫn với nhau.

Thứ nhất , Khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở quy định: Quyền sở hữu nhà được

chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng mua bán được công chứng. Khoản 1 Điều 64 Nghị định 71/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở cũng tính thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà sau khi công chứng. Theo điều 168 Bộ luật Dân sự thì việc chuyển quyền sở hữu bất động sản có hiệu lực kể từ

thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Luật Đất đai cũng có quy định tương tự đối

với việc chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Mặc dù vẫn biết khi các luật có các quy định khác nhau thì các cơ quan chức năng phải ưu tiên luật chuyên ngành. Nhưng đây rõ ràng là các quy định luật pháp của chúng ta mâu thuẫn với nhau. Điều này ảnh hưởng đến việc giải ngân của NH khi khách hàng vay mua nhà.

Thứ hai, Điều 114 Luật nhà ở 2005 “chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để

đảm bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị nhà ở đó lớn hơn tổng

giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp ở tại một tổ chức tín dụng” mâu

thuẫn với Điều 5 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm : “Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự : Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự ...thì có thể dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn

tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định

khác . Mặc dù điều 3 Luật Nhà ở 2005 đã nêu: giao dịch về nhà ở thì áp dụng quy định của Luật này. Nhưng trong bài “Luật chuyên ngành phải né Bộ luật dân sự ? ” đăng trên báo Pháp luật thành phố HCM ngày 08/10/2013 có nêu : Tại hội thảo góp ý về Bộ luật Dân sự 2005 do Trường Đâị học Luật TP.HCM phối hợp cùng Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, một số ý kiến cho rằng BLDS cần lược bớt các quy định mà luật chuyên ngành đã điều chỉnh để tránh tình trạng chồng chéo. Tuy nhiên, PGS-TS-Luật sư Chu Hồng Thanh, phó Tổng thư ký Hội Luật Gia Việt Nam lại có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng BLDS là luật gốc, là nền tảng cho các luật khác. Vì vậy, nếu vấn đề nào BLDS đã quy định rõ thì luật chuyên ngành không được điều chỉnh nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w