Nhóm giải pháp cụ thể về các quy định phápluật 1 Ban hành các quy định :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 74 - 75)

- Chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các

3.2.1Nhóm giải pháp cụ thể về các quy định phápluật 1 Ban hành các quy định :

3.2.1.1 Ban hành các quy định :

- Phải ban hành các quy định về đảo nợ, nhu cầu đảo nợ là có thật và dịch vụ đảo nợ trên thực tế vẫn diễn ra. Khi mà đảo nợ bị xử phạt hành chính, NHNN hoặc Chính phủ phải có hướng dẫn cụ thể, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế suy thoái, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, bất động sản trầm lắng, nhu cầu đảo nợ trái luật tăng đột biến và lan rộng làm lung lay nhiều định chế tài chính nơi mà ý thức đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực quản trị còn non và chưa đủ sức chống lại lại những cám dỗ. Có thể định nghĩa đảo nợ như thế này : “Đảo nợ là việc dùng toàn bộ, một phần khoản vay tổ chức tín dụng để trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ khoản vay hiện có hoặc nhiều khoản vay khác nhau tại một hoặc nhiều tổ thức tín dụng khác nhau ”. Rủi ro từ đảo nợ là có thật và làm sai lệch số liệu về chất lượng tín

dụng ngân hàng. Nhà nước phải định nghĩa rõ ràng thì mới có căn cứ để xử phạt hành vi đảo nợ, néu không thì rõ ràng là việc xử phạt sẽ không có tính thuyết phục .

- Ban hành các quy định về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai: Trong đó cần thiết phải quy định các tài sản hình thành trong tương lai đủ điều kiện bảo đảm phải là các tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như: Nhà ở, quyền sử dụng đất , xe , tàu thuyền...Về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai là nhà chung cư. trường hợp thế chấp nhà hình thành trong tương lai thì người mua nhà thế chấp khi chung cư có đủ các điều kiện sau đây: Đã có dự án, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc diện phải

có Giấy phép xây dựng); Nhà ở đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh nơi có nhà ở về việc nhà ở đó đã đủ điều kiện được bán; Đã đóng phí bảo lãnh nhà ở cho đơn vị được giao thực hiện bảo lãnh theo quy định của Chính phủ. Viêc vay vốn để thi công nhà chung cư của chủ đầu tư và việc vay vốn của người mua nhà chỉ được vay tại một chi nhánh ngân hàng hoặc TCTD để NHTM hoặc TCTD quản lý được dòng tiền của dự án, tránh trường hợp chủ đầu tư dùng tiền của khách hàng mua nhà vào việc khác. Trong trường hợp này, để đảm bảo tính đồng bộ, Quốc hội cũng cần chỉnh sửa các quy định liên quan tại các luật như điều 91 Luật Nhà ở 2005 chẳng hạn.

- Ban hành các quy định bảo đảm bằng hàng hóa luân chuyển. Trong đó phải có các quy định cụ thể về các trách nhiệm của các doanh nghiệp cho thuê kho, bãi, quyền và trách nhiệm của các bên NH và khách hàng trong quan hệ này. Nhất thiết phải có các quy định như thế nào đó để khách hàng không thể dùng một lô hàng, kho hàng mà thế chấp, cầm cố cho nhiều NH khác nhau ví dụ như doanh nghiệp nếu bảo đảm theo hình thức này thì chỉ được vay vốn tại một NH hoặc TCTD, trách nhiệm của bên giám định, kiểm kê, trách nhiệm của bảo hiểm ...

- Về việc xét xử theo điều 179 bộ luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành các quy định hướng dẫn việc xét xử. Như quy định về mức độ gây hậu quả, cần phải có quy định rõ ràng cho riêng tội danh này về số tiền cho doanh nghiệp vay bị thất thoát là bao nhiêu, cho cá nhân vay bị thất thoát là bao nhiêu thì được xem là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Nếu quy định như hiện nay thì rõ ràng quá nguy hiểm cho những người làm công tác cho vay. Nếu vì trình độ non kém, vô tình mà vi phạm thì có bị truy tố không. Nếu bắt buộc phải biết và tuân thủ thì rõ ràng khái niệm rủi ro tác nghiệp không có ý nghĩa gì .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 74 - 75)