- Triệt để xử lý nợ xấu, bảo vệ người gởi tiền vào NH, có biện pháp phù hợp trong xử lý các TCTD yếu kém :
5 TT 34/2013/TT-NHNN 31/12/2013 NHNN
2.2.2.4 Sự chưa hợp lý, thiếu khả thi của các quy định
Thứ nhất, điều kiện vay vốn thứ hai được quy định tại điều 7 Quy chế cho vay
1627 : Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp thì hợp pháp là một khái niệm rất gò bó nếu căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 : Nghĩa vụ của doanh nghiệp : Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu đăng ký kinh doanh ngành nghề nào thì phải kinh doanh ngành nghề đó. Trên giấy đăng ký kinh doanh hiện nay thường ghi ngành nghề theo ngành cấp 4 (gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng). Nếu doanh nghiệp kinh doanh một ngành nghề mới tương tự ( tức là không theo đúng) với ngành nghề được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, vậy có xem như kinh doanh không hợp pháp không ? Và lúc đó NH có dám cho vay ngành nghề mới này không ? Ví dụ : Một công ty trước đây chuyên trồng mía nên trong giấy đăng ký kinh doanh ghi ngành nghề kinh doanh là trồng cây mía ( mã ngành
0114), nay muốn chuyển sang trồng cây có lợi ích kinh tế cao hơn là cây ngô (mã ngành 0112). Khi đến vay để trồng ngô, ngân hàng sẽ từ chối cho vay vì công ty không đăng ký kinh doanh ngành nghề trồng ngô.
Thứ hai, theo quy định tại điều 21 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN thì : “Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay. Tuy nhiên có những phương thức cho vay NH không thể kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay như phương thức thấu chi hay phát hành thẻ tín dụng. Do đó việc đảm bảo mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp theo khoản 2 điều 7 quy chế này là ngoài tầm tay của các NH và nó phụ thuộc vào ý chí của khách hàng vay.
Thứ ba, việc giải ngân bằng tiền mặt hiện nay đang phải tuân theo những quy
định có phần bất tiện cho người vay vốn. Theo TT 09/2012/TT-NHNN thì NH Nhà nước quy định các khoản vay từ 100 triệu đồng trở lên phải chuyển khoản trực tiếp cho bên bán hàng. Mục đích của quy định này là nhằm kiểm soát được mục đích của khoản vay vì qua chuyển khoản NH mới biết tiền đi đến đâu. Việc này cũng nằm trong chiến lược đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Chịu tác động nhiều nhất là các khoản vay sửa nhà vì có rất nhiều chi phí lặt vặt phát sinh mà khoản nào cũng đòi chuyển khoản thì quá khó. NH tách ra làm nhiều khoản cho vay nhỏ như vậy nên khách hàng phải ký giấy tờ nhiều hơn, dù số tiền vay vẫn vậy.
Thứ tư, quy định thế nào là DN vừa và nhỏ cũng có điều cần bàn. Theo quy định
tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì : “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)” Ở đây đưa ra hai tiêu chí . Tiêu chí này hoặc tiêu chí kia nhưng lại ưu tiên cho tiêu chí vốn . Điều này sẽ gây khó khăn và không thống nhất cho các NH khi quy định doanh nghiệp
nào là nhỏ và vừa để có thể áp dụng các chính sách ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn ...
Thứ năm, Luật các TCTD 2010 có quy định về “người có liên quan” tại khoản
28 điều 4 Giải thích từ ngữ và khoản 1, khoản 7 điều 128 Giới hạn cấp tín dụng. Theo đó :“ tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của NHTM...” . Tính theo vốn tự có hiện nay của BIDV thì con số 25% này khoảng 7.700 tỷ đồng là một số vốn tương đối lớn nhưng trong thực tế sẽ có nhóm khách hàng có liên quan đạt đến dư nợ cấp tín dụng này . Vấn đề là các Ngân hàng có đủ công cụ , phương pháp để nhận biết nhóm khách hàng liên quan được hay không. Nếu dựa vào sự nhận biết của mỗi cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng sẽ rất khó. Các Ngân hàng phải có chương trình điện toán nhận diện mới có thể phát hiện nhóm khách hàng liên quan.