Kinh nghiệm một số nước Đông Nam :

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Ở khu vực Đông nam Á, có một số nước tương đồng với Việt Nam về trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế... và các nước này cũng đã trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế thị trường khác nhau. Do đó việc tham khảo chính sách của chính phủ các nước này sẽ cho nhiều bài học bổ ích cho kinh tế Việt Nam

Thái Lan :Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ

năm 1960 Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội . Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan.

Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, nền tảng kinh tế vĩ mô không vững chắc, việc điều hành nền kinh tế có nhiều bất cập, sự phụ thuộc quá lớn vào các dòng vốn ngoại đã dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.

Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. ( Theo Wikipedia)

Khủng hoảng tài chính đã để lại nhiều hậu quả đối với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ và Ngân hàng trung ương Thái Lan đã tiến hành nhiều chính sách để cải tổ mạnh mẽ hệ thống tài chính ngân hàng của nước này , chấn chỉnh và cải cách hệ thống ngân hàng,chính phủ đã đóng cửa, giải thể, chu yển nhượng hoặc sáp nhập 58 tổ chức tài chính yếu ,điều chỉnh cơ cấu nợ, chuyển các khoản nợ khó đòi sang các công ty quản lý tài sản, triển khai các mô hình xử lý nợ phù hợp; cơ cấu lại các doanh nghiệp thông qua sáp nhập, giải thể, bán cho chủ nợ; thiết lập hành lang pháp lý để cải tổ chức năng của ngân hàng trung ương , nâng cao khả năng giám sát việc thực hiện các quy định; cấp vốn và tái cấp vốn cho các ngân hàng thiếu vốn; xử lý tài sản của các định chế tài chính bị đóng cửa, giải thể. Các chính sách này của Thái Lan đã thu được kết quả tích cực và được cộng đồng đầu tưquốc tế đánh giá cao.

Malaixia :

Malaixia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang. Kể từ khi độc lập năm 1957, Malaysia trở thành một trong những nước có tăng trưởng kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trung bình 6,5% trong gần 50 năm. Ngày nay, Malaysia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, có GDP danh nghĩa xếp thứ ba tại Đông Nam Á và xếp thứ 29 trên thế giới. Trong thập niên 1970, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai mỏ và nông nghiệp của Malaysia bắt đầu chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế đa lĩnh vực hơn. Từ thập niên 1980, lĩnh vực công nghiệp, với đầu tư ở mức cao, dẫn dắt tăng trưởng của quốc gia bên cạnh thương mại và du lịch. Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 cũng ảnh hưởng đến nước này. Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997. Để khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính, Malaixia đã thực hiện các chính sách can thiệp tương đối độc lập , không chịu sự lệ thuộc vào nguồn tài chính và các giải pháp do IMF đề ra như : Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách chặt chẽ bằng cách sáp nhập, tránh việc đóng cửa các tổ chức này; thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý các khoản nợ xấu; thành lập công ty cấp vốn để bơm vốn cho các định chế tài chính để tăng hệ số an toàn. Nhờ đó kinh tế Malaysia phục hồi sớm hơn các quốc gia láng giềng, và kể từ đó phục hồi mức của thời kỳ tiền khủng hoảng với GDP bình quân đầu người là 14.800 đô la.( Theo Wikipedia)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w