Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơbản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó.Giá trị thặng dư,phần giá trị do lao động
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là ‘‘hòn đá tảng của học thuyết kinh tếcủa Mác’’ và học thuyết kinh tế của C.Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩaMác’’.Để đạt được mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao độngcủa công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư Nhưngnhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức lao động cho người công nhânthông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo
ra trong quá trình sản xuất
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơbản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó.Giá trị thặng dư,phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động bị nhà
tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ sản xuất cơ bản nhất đó.Giá trị thặng dư dolao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu củagiai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tưbản.Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng
dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giátrị thặng dư tương đối
Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính củaquy luật giá trị thặng dư Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản Nó quyết định sựphát sinh , phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác caohơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, giaiđoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chỉ có phát triển kinh
tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động Phát triển nền kinh
tế thị trường là phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, cũng có nghĩa
là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người Ởnông thôn nước ta, sự phát triển kinh tế thị trường và việc tăng tỷ lệ hàng hóa nông sản
đã làm cho hàng hóa bán ra của nông dân nhiều lên, thu nhập tăng lên, đồng thời cácngành nghề ở nông thôn cũng ngày một phát triển, tạo ra cho nông dân nhiều việc làm
Trang 2Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng lý luận giá trị thặng dư trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ” làm đề tài tiểu luận của
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lí luận giá trị thặng dư, phân tích quá trình và vận dụng lý luận giá trịthặng dư vào sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – chủ nghĩa duy vật lịch sử-Phương pháp cụ thể: tổng hợp,phân tích , thống kê, so sánh
Chương 1: lý luận về giá trị thặng dư
Chương 2: vận dụng lý luận giá trị thặng dư vào sự phát triển nề kinh tế ở việtnam hiện nay
Trang 3B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THEO QUAN ĐIỂM
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1.1 Khái niệm giá trị thặng dư
Là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá tri do lao độngcủa công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt Giá trị thặng dư cũng
như tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức độ bóc lột
công nhân làm thuê của nhà tư bản Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bảncủa chủ nghĩa tư bản
Một mặt, nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnhmẽ; mặt khác, nó làm tăng những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản Nhà tư bảnmua hàng hoá sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra chonhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức laođộng, toàn bộ kết quả của quá trình lao động sản xuất thuộc về nhà tư bản, cho nênphần giá trị mới tăng thêm (ngoài phần giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả côngcho người lao động) bị nhà tư bản chiếm đoạt là giá trị thặng dư K.Marx có công lao
to lớn xây dựng học thuyết về giá trị thặng dư, chứng minh rõ chính lao động của côngnhân làm thuê, chứ không phải tư liệu sản xuất, là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, vànhờ đó mà Mac đã bóc trần bản chất của bóc lột giá trị thặng dư bị che đậy
Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dưbiểu hiện với nhiều hình thức khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa.Trong thời đại ngày nay, do điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển rất cao,điều kiện lao động của người công nhân thay đổi với hệ thống máy móc hiện đại (tựđộng hoá, tin học hoá, người máy ), chủ nghĩa tư bản có những hình thức phát triển,những động lực và phương pháp quản lí hiện đại (tư bản độc quyền nhà nước nhữngcông ti siêu quốc gia, đa quốc gia) thì sự bóc lột giá trị thặng dư được diễn ra dướinhững hình thức khác nhau, theo những phương pháp khác nhau, tạo ra những năngsuất lao động và tỉ suất giá trị thặng dư rất cao, nhưng bản chất của sự bóc lột giá trịthặng dư của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Vấn đề lý luận mang tính cốt lõi cần ưutiên làm sáng rõ để việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
Trang 4nghĩa của Việt Nam sớm nhận được sự đồng thuận là vấn đề nhận thức nội hàm kháiniệm giá trị thặng dư.
Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác
có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của côngnhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếmđoạt toàn bộ Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sảnxuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơbản của chủ nghĩa tư bản
1.2 Vai trò của giá trị thặng dư
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại đã thúc đẩy lựclượng sản xuất ở nước tư bản chủ nghĩa phát triển tang lên trình dộ cao hơn Nhờ đókhông những các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu cao mà đời sốngcủa những người lao động tại xí nghiệp cũng được cải thiện,khác xa đời sống củanhững công nhân dưới chủ nghĩa tư bản đầu thế kỉ XVIII
Trước thực tế,cộng với sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung quanliêu ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người cho rằng học thuyết giá trị thặng dư khôngcòn đúng nữa Bởi vậy,việc luận giải vai trò của ía trị thặng dư trong nền kinh tế thịtrường là vô cùng cấp bách
Giá trị thặng dư có những vai trò đối với nền kinh tế thị trường như sau:
-Thứ nhất: Học thuyết giá trị thặng dư không chỉ là cơ sở đề hiểu rõ bản chất và
xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản mà còn chỉ chúng ta con đường tạo ra lựclượng sản xuất của chủ nghĩa tư xã hội hay nói cách khác là hàng nghìn công nhân cóviệc làm
-Thứ hai: Mở rộng địa bàn và quy mô sản xuất,tích lũy thêm giá trị thặng dư-Thứ ba: Thúc đẩy sự phát triển khoa học-công nghệ hiện đại để tăng năng suất
và giá trị thặng dư
-Thứ tư: Làm giàu cho giai cấp tư sản
1.3.Các phương pháp tìm kiếm giá trị thặng dư:
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa Vì vậy, cácnhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dưtuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Trang 5a) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuậtcòn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéodài ngày lao động của công nhân
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dưđược thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điềukiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằngphương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối
Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4giờ là thời gian lao động thặng dư
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:
m’= ×100(%)=100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong khi thời gian tất yếukhông thay đổi, vẫn là 4 gịờ
Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư là:
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao độngtất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trịthặng dư tăng lên Trước đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động cónhững giới hạn nhất định Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần củangười lao động quyết định Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí
để phục hồi sức khỏe Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giaicấp công nhân Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian laođộng tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không Như vậy, về mặt kinh tế,ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giớihạn về thể chất và tinh thần của người lao động
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượngkhông cố định và có nhiều mức khác nhau Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộcđấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng
Trang 6quyết định Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngàylàm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
b) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của nguời laođộng và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân Mặtkhác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹthuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bảnchuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội, tức làbóc lột giá trị thặng dư tương đối
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dưđược thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cáchtương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trongđiều kiện độ dài ngày lao động không đổi Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằngphương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối
Giả sử ngày lao động là 8 giờ và nó được chia thành 4 giờ là thời gian lao độngtất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư
Do đó, tý suất giá trị thặng dư là:
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần
3 giờ lao động đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động củamình Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3 giờ là thời gian lao động tấtyếu và 5 giờ là thời gian lao động thặng dư
Do đó, bây giờ tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%
Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian laođộng tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động Muốn rút ngắn thời gian lao động tấtyếu phải giảm giá trị sức lao động Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trịnhững tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân Điều đó chỉ có thể
Trang 7tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng năng suất lao độngtrong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó,tức là tăng năng suất lao động xã hội.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệtđối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuấtgiá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu Lịch sử phát triển của lực lượngsản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giaiđoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng làquá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụngkết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình pháttriển của chủ nghĩa tư bản Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải
là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăngcường độ lao động Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao độngtăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường
độ lao động cơ bắp
• Giá trị thặng dư siêu ngạch
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốtnhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt củahàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của háng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêungạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suấtlao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời,nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi Nhưng xét toàn bộ xã hội tưbản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên Theo đuổi giátrị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩycác nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm chonăng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch làhình thức biến tứơng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch vàgiá trị thặng dư tương đối dều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên
Trang 8là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất laodộng xã hội).
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối cònthể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được.Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối vớitoàn bộ giai cấp công nhân làm thuê Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tưbản có kỹ thuật tiên tiến thu được Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệgiữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranhgiữa các nhà tư bản
Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhấtthúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoànthiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị củahàng hóa
Trang 9CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜ NG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay
Trong suốt 30 năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ
Từ một nước lạc hậu,thiếu đói thường xuyên,kém phát triển,đến nay chúng ta đã trởthành nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện một cáchkhái quát,rõ ràng tư tưởng,quan điểm của Đảng về nền kinh kinh tế thị trường ở nướcta
2.1.1 Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là sản phẩm của quá trìnhĐảng và nhân dân ta nhận thức ,vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin,thể hiện tưduy mới của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Tại Đại hội VI, khi đề ra đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta chủ trương đadạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và nhận thứcthực tiễn Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền kinh tế nhiềuthành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sáchđúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tưnhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Cùng với sự vận động củathực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổsung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và X Tại Đại hội X (năm 2006),Đảng ta xác định cơ cấu nền kinh tế nước ta gồm năm thành phần kinh tế: kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thànhthành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tưnhân Văn kiện Đại hội X cũng khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấuthành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thànhphần kinh tế bình đẳng với nhau Điều này có tác dụng tích cực tạo sự yên tâm pháttriển sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế phinhà nước
Trang 10Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, có những thành phầnkinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình.
Về kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế này lấy sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất là cơ sở kinh tế Kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhànước, mà còn bao gồm các tài sản, công cụ kinh tế quan trọng thuộc sở hữu nhà nước,v.v Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,v.v Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc củanền kinh tế quốc dân”
kinh tế Nhà nước không ngừng lớn mạnh và đóng vai trò chủ đạo nó nắmnhững lĩnh vực then chột trong nền kinh tế, nhữngngành, những lĩnh vực có tác độngđến toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội hoặc cóý nghĩa quan trọng đối với sự ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội, chính trị của đấtnước như ngành điện, nước, giaothông, thông tin liên lạc, công nghiệp quốc phòng Nó là một công cụ có sức mạnh vậtchất mang tính quyết định để nhà nước điều tiết vàhướng dẫn nền kinh tế hàng hoánhiều thành phàan phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa
Một hình thức doanh nghiệp đang được khuyến khích phát triển đó là cổ phầnhoá các doanh nghiệp Nhà nước Mục đích của việc làm này là nhằm thu hút nguồnvốn từ người lao động, hạn chế tiêu cực, nâng cao tinh thần lao động Đặc biệt Nhànước có chính sách động viên chính các cán bộ, công nhân của doanh nghiệp mua cổphần Trong các doanh nghiệp đó, Nhà nước nắm phần lớn cổ phần hoặc cổ phầnkhống chế Việc thực hiện cổ phần hoá đã được tiến hành thí điểm ở thành phố Hồ ChíMinh và đang được nhân rộng Vấn đề còn vướng mắc là Nhà nước cần hoàn chỉnhquy chế và tiêu chuẩn lựa chọn hội đồng quản lý, giám đốc điều hành và tuyên truyềncho mọi người thấy lợi ích to lớn của việc cổ phần hoá
Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể được coi là một thành phần kinh tế
của chủ nghĩa xã hội.Thành phần kinh tế này tồn tại và phát triển dựa trên hình thức sởhữu tập thể và sở hữu của các thành viên Sự phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta đòi hỏi phát triển mạnh mẽ và vững chắc thành phần kinh tế này, bởinhư V.I.Lênin đã nhấn mạnh, đó là mô hình dễ tiếp thu nhất của những người nôngdân để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Rút bài học kinh nghiệm sâu sắc từphong trào tập thể hoá trước đổi mới và thực tế những năm đổi mới vừa qua, Đảng vàNhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển thành phần kinh tế này, chủ trương xây
Trang 11dựng các hợp tác xã kiểu mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và nhu cầucủa các chủ thể sản xuất.
Để nó có thể hoạt động với hiệu quả cao cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bảncủa quá trình hợp tác hoá mà V.I lênin đã đề ra Đó là tự nguyện, dân chủ, cùng có lợidưới sự lãnh đạp của Đảng Trong đó, nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc đầu tiên, cơbản nhất Ngoài ra còn có những nguyên tắc khác như: phải sử dụng các hình thức đadạng, từ lĩnh vực lưu thông, dịch vụ, đến lĩnh vực sản xuất, phát triển từ thấp đến cao,
từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã, quản lý dân chủ Tất cả các nguyên tắc trên có liênquan mật thiết với nhau Chẳng hạn, không thể đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, nếunhư gia nhập hợp tác xã mà không mang lại lợi ích cho người lao động, trước hết là lợiích kinh tế và để các tổ chức kinh tế đó có thể mang lại lợi ích cho người lao động, thì
nó phải sản xuất - kinh doanh có hiệu quả
Ở nước ta, quan trọng hợp tác hoá đối với những người sản xuất nhỏ diễn ra
từ sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) "Năm 1958, ở miền Bắc có từ 65 - 67%
số hộ nông dân đã vào kinh tế tập thể dưới hình thức tổ đội công Đến năm 1960 đa số
hộ nông dân (85,8%) đã vào hợp tác xã (chủ yếu là bậc thấp)" Tiếp sau đó là chuyển
từ hợp tác xã bật thấp lên hợp tác xã bậc cao, các tư liệu sản xuất được tập thể hoá ởmức độ cao và mở rộng quy mô sản xuất Ở miền Nam sau khi giải phóng, các tổ chứckinh tế hợp tác cũng được thành lập Trong tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp vàdịch vụ, quá trình hợp tác hoá cũng diễn ra như vậy
Về Kinh tế tư nhân bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân Nhìn chung,
sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ và đóng vaitrò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế nước ta Trong những năm gần đây, kinh tếkinh doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm45,7% GDP (trong đó kinh tế hợp tác đóng góp 6,8%GDP) Như vậy, kinh tế tư nhânđạt 38,9% GDP, tương đương với tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước(5)
Trong kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về
tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề ở cả thành thị và nôngthôn, có khả năng huy động vốn và lao động Đóng góp của kinh tế cá thể, tiểu chủtrong lĩnh vực nông nghiệp khá lớn, tỷ trọng GDP khá cao nhưng lại đang giảm liêntục Sự giảm sút này không đáng lo ngại, thậm chí là một dấu hiệu tích cực, phản ánh
sự di chuyển khá mạnh mẽ của nó vào các bộ phận, các thành phần kinh tế có trình độ
Trang 12cao hơn; thực chất, là sự thu hẹp cách thức sản xuất nhỏ lẻ để tiến lên những hình thứcsản xuất tiến bộ hơn Đây là một xu thế tất yếu, do sự phát triển của nền kinh tế thịtrường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽbuộc những thành viên của kinh tế cá thể, tiểu chủ phải thay đổi, di chuyển vào các bộphận, các thành phần kinh tế khác để bảo đảm lợi ích, do đó làm tăng sức cạnh tranh
và cơ hội để phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất
Đối với kinh tế tư bản tư nhân, đây là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xãhội, bộ phận kinh tế này đã đóng góp tích cực vào việc phát triển lực lượng sản xuất,huy động vốn, tạo việc làm cho người lao động, v.v
Từ khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời (21/12/1990), cácdoanh nghiệp tư nhân đã thực sự đi vào hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân, kinh
tế tư bản tư nhân đã có sự phát triển đáng kể, phát huy có hiệu quả khả năng huy độngvốn và tạo việc làm mới cho người lao động; đóng góp của nó cũng ngày càng tăng.Tuy nhiên, do mới hình thành, nên tỷ trọng cơ cấu GDP của nó chưa cao Đối vớithành phần kinh tế này, Đảng ta chủ trương khuyến khích phát triển rộng rãi trongnhững ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; tạo môi trường kinhdoanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để nó phát triển trên những định hướng ưu tiêncủa Nhà nước, v.v
Về Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn
hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dướicác hình thức hợp tác, liên doanh Trong quan niệm của V.I.Lênin, kinh tế tư bản nhànước là hình thức kinh tế quá độ đặc biệt quan trọng và cần thiết để đi lên chủ nghĩa xãhội Ông coi nó là thứ chủ nghĩa tư bản mà 2/3 là chủ nghĩa xã hội, là cái “không đángsợ”, thậm chí còn là “phòng chờ” để đi vào chủ nghĩa xã hội
Tuy vậy, sự vận động hiện thực của thành phần kinh tế này ở nước ta đang làmột vấn đề cần phải bàn Các cơ chế, chính sách, điều kiện ở Việt Nam hiện nay chưatạo ra sự thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển Những năm đầu tiên khichúng ta mới thực hiện đường lối mở cửa, có lẽ các doanh nghiệp nước ngoài hy vọngvào việc khai thác những tiềm năng của một thị trường còn rất mới mẻ, nên họ đã đầu
tư rất lớn vào Việt Nam, liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các doanhnghiệp nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ở mức cao
Trang 13Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian, số vốn này giảm mạnh Chính vì nguồn vốn đầu
tư giảm nên tỷ trọng GDP của thành phần kinh tế này cũng liên tục giảm Đầu tư nướcngoài là bộ phận phát triển nhất của kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta, nếu đầu tưnước ngoài giảm sút thì tất yếu sẽ làm cho thành phần kinh tế này kém phát triển, thậmchí là không phát triển
Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong thời gian tới, kinh tế tư bản nhà nước có khảnăng phát triển mạnh mẽ, bởi hiện nay, chúng ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO), Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp tích cực và hiệu quả để cảithiện môi trường đầu tư Hơn nữa, hiện nay, một số thành phần kinh tế khác đang pháttriển rất mạnh mẽ, nên trong tương lai không xa, nhu cầu liên doanh, liên kết sẽ tăngcao, từ đó sẽ làm cho kinh tế tư bản nhà nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi choviệc chuyển sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Về Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới nảy sinh
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Năm 1987, khi Luật Đầu tư trựctiếp nước ngoài được ban hành thì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thực sự cóbước phát triển nhanh chóng Hiện nay, đã có hàng ngàn công ty nước ngoài có dự ánđầu tư ở Việt Nam Tính từ năm 1988 đến năm 2003, nước ta đã thu hút được trên 40
tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã thực hiện được hơn 20 tỷ USD Năm 2005,các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,9% GDP, năm 2007khoảng 17% Từ khi chúng ta gia nhập WTO, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đổ vào Việt Nam tăng đột biến, năm 2007 là hơn 20 tỷ USD (tăng khoảng 70%
so với năm 2006), sáu tháng đầu năm năm 2008 là 31,6 tỷ USD
Như vậy, cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước đầutìm ra những biện pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xãhội Một trong những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng xã hộichủ nghĩa, một mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tínhđộc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sựđóng vai trò chủ đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhànước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế
Trang 142.1.2 Kinh tế thị trường phát triển chưa đồng đều
Thời gian qua, hệ thống các loại thị trường ở nước ta đã được hình thành.Tuy nhiên, đối chiếu với một nền kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, đồng bộ theo cácquy luật của kinh tế thị trường, hiện đại và hội nhập quốc tế và tiềm năng, thế mạnhcủa nền kinh tế nước ta thì nhìn một cách tổng quát, đến nay vẫn còn tình trạng chưa
ăn khớp, chưa đồng bộ, vận hành chưa thông suốt ở một số thị trường và phân đoạn thịtrường ở Việt Nam
Quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển của một số thị trường và phân đoạn thịtrường còn mất cân đối, khập khiễng, chưa tương hợp được nói đến như sau:
-Thị trường hàng hóa, dịch vụ có quy mô tương đối lớn, tốc độ phát triển nhanh
nhưng chưa bền vững, tăng trưởng không đều, có những năm suy giảm(1) Cơ cấu thịtrường hàng hóa, dịch vụ chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị và đô thịlớn; thị trường ở khu vực nông thôn quy mô nhỏ, hàng hóa ít Thị trường hàng hóa,dịch vụ có sự chia cắt, thiếu liên thông, không đồng đều giữa các vùng, miền Trong
cơ cấu thị trường hàng hóa, dịch vụ, khu vực thương nghiệp, chủ yếu là bán lẻ hànghóa, chiếm tỷ trọng cao nhất (76,8%); còn khu vực dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, dulịch, dịch vụ) chiếm tỷ trọng nhỏ (23,2%)
-Thị trường lao động phát triển không đồng đều, mất cân đối Quy mô thị
trường lao động nhỏ, tính ổn định của thị trường không cao Quy mô của thị trường laođộng chính thức thấp, chỉ đạt khoảng 30%, chủ yếu là thị trường lao động phi chínhthức và không chính quy Trong cơ cấu thị trường lao động, tỷ lệ lao động làm việctrong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khuvực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
-Thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa bền
vững, một số phân đoạn thị trường còn phát triển méo mó, các nguyên tắc thị trườngchưa được vận dụng hiệu quả, Nhà nước vẫn là chủ thể can thiệp chính trên thị trường.Một số thị trường bất động sản ở các đô thị lớn, như thị trường nhà ở, nhà chung cưtăng trưởng nóng Thị trường đất đai nông nghiệp tồn tại nhiều bất cập, như quy môđất nông nghiệp của các hộ nông nghiệp ít thay đổi, nhỏ lẻ, manh mún, gây rất nhiềukhó khăn cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất
-Thị trường vốn quy mô nhỏ, thanh khoản yếu, thiếu hấp dẫn, chưa đủ khả năng
thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các dòng vốn lớn Có sự mất
Trang 15cân đối giữa thị trường vốn ngắn hạn và dài hạn Cơ cấu tín dụng mất cân đối về kỳhạn, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao
-Thị trường khoa học - công nghệ quy mô còn nhỏ, kết nối cung - cầu còn nhiều
hạn chế Các nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính ứng dụng thấp, ít gắn kết vớithực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Năng lựcnghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu thấp Các doanh nghiệp ít có nhu cầumua bán, chuyển giao công nghệ ở trong nước
Trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của các loại thị trường không đồngđều
Nhìn tổng thể, trình độ phát triển một số loại thị trường trong nền kinh tế nước
ta còn thấp, điều này được thể hiện rõ ở chỉ số tự do kinh tế của nước ta chỉ ở mức 52/100 điểm, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po
51-Trình độ phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ ở khu vực nông thôn còn thấp.Các kênh phân phối hiện đại, các tổ chức kiểm định chất lượng hàng hóa, tổ chức bảo
vệ người tiêu dùng trên thị trường hàng hóa, dịch vụ chưa phát triển Hệ thốngthương mại và các kênh phân phối trong nước có nhiều cấp trung gian, hiệu quả hoạtđộng thấp Hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa và dịch vụ chỉ đạt 4,2/7 điểm,xếp thứ 81/133 theo như xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016
Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động bị mất cân đối Tồn tại nhiềunghịch lý trên thị trường lao động, như thừa lao động trình độ thấp nhưng lại thiếu laođộng trình độ cao hay tỷ lệ sinh viên mới tốt nghiệp đại học ra trường chưa tìm đượcviệc làm phù hợp với trình độ đào tạo cao, hoặc phải đi làm công nhân trong các khucông nghiệp Tranh chấp lao động, đình công, bãi công diễn ra phức tạp
Thị trường bất động sản vẫn có phân đoạn phát triển tự phát, tình trạng đầu cơlàm méo mó quan hệ thị trường vẫn tồn tại Tình trạng giao dịch “ngầm” vượt ngoàicác quy định pháp luật, gây nhiều lãng phí và tổn thất cho ngân sách nhà nước vẫn tồntại trên thị trường bất động sản
Cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi rođối với hệ thống ngân hàng còn chưa theo kịp diễn biến thị trường và còn nhiều bấtcập Thị trường cổ phiếu còn thiếu minh bạch và mang tính đầu cơ hơn là đáp ứng nhucầu vốn cho nền kinh tế