* Phân loại theo tình trạng công việc Theo cách này, có thể có lao động trẻ em tự nguyện hay bị bắt buộc; laođộng trẻ em trong môi trường công khai hay bị che dấu, lao động trẻ em trong
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Trang 2HÀ NỘI – 2010
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Trang 3HÀ NỘI – 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong Luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 11 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM 11 1.1 NHẬN THỨC VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM 11 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED 1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 34 CHƯƠNG 2 40 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 40 2.1 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM 40 2.2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ
EM Ở VIỆT NAM 52 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM 74 CHƯƠNG 3 87 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM 87 3.1 DỰ BÁO VÀ QUAN ĐIỂM PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở NƯỚC TA 87 3.2 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo đối tượng (1000 em) [47] Error!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2 Trẻ em tham gia hoạt động kinh tế chia theo giới tính khu vực 44
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (the International Labour Organization) UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations’ Children Fund)
Cục BVCSTE Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Công ước 138 Công ước số 138 của ILO về tuổi lao động tối thiểu (ILO Convention
No 138 on the Minimum Age for Admission to Employment and Work), 1973
Công ước 182 Công ước số 182 của ILO về xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất (Worst Forms of Child Labour Convention) 1999 CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (the United Nations
Convention on the Rights of the Child), 1989 IPEC Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO
(International Programme on the Elimination of Child Labour)
Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BLLĐ Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các
năm 2002, 2006)
Luật BVCSTE Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Việt Nam, 2004
TBPs Chương trình có hạn định thời gian (Time Bound Programme)
WFCL Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (Worst Forms of Child
Labour)
NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization)
NAP Chương trình hành động quốc gia (National Action Plan)
MDGs Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Quá trình đổi mới đã mang lại kết quả rõ rệt Đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân từng bước được nâng cao, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức đến chính sách và phương pháp tổchức thực hiện Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng người dân đã nhậnthức rõ các quyền lợi và bổn phận của trẻ em được ghi trong Công ước LHQ vềquyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, một mặt mang lại nhiều cơhội, đưa đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, mặt khác cũng tạo ra môitrường có nhiều diễn biến phức tạp và thách thức mới đối với công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của LuậtBảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Luật BVCSTE 2004) và một sốnhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác chưa được đưa vào trong Luật đang có xuhướng gia tăng, trong đó có trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bịtai nạn thương tích, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động sớm, trẻ
em bị buôn bán, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, Theo báo cáo của các địa phươngđến cuối năm 2008, cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theoquy định của Luật BVCSTE 2004, nếu tính cả 4 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt chưa được đưa vào Luật (trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị buôn bán bắtcóc; trẻ em tai nạn thương tích; trẻ em nghèo) thì cả nước có khoảng trên 4,6 triệu
em (Báo cáo Cục BVCSTE 2008), trong đó có khoảng trên 1,5 triệu em ở độ tuổi
từ 10-16, đây là độ tuổi mà nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải bỏ nhà đi langthang, tự lao động kiếm sống, phải làm những công việc không phù hợp với sứckhoẻ và tâm sinh lý của trẻ em Đáng chú ý nhất là số trẻ em phải lao động trongđiều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như khai thác đá, gia công các sản phẩm
Trang 7từ đá, sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng, khai thác than lộ thiên, khuân vác ởcác bến cảng, thu gom phế liệu ở các bãi rác, đào đãi vàng, khai thác và vậnchuyển cát và vật liệu xây dựng (theo báo cáo của các địa phương năm 2008 cảnước có khoảng 27.000 trẻ em phải lao động trong điều kiện năng nhọc độc hại,nguy hiểm) đa phần những trẻ em này thường có những hoàn cảnh gia đình hếtsức khó khăn hoặc đời sống gia đình có nhiều diễn biến phức tạp Bản thân các emthiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, hầu hết các em không chỉ tự nuôi sống bảnthân mà còn phải chắt chiu, dành dụm gửi tiền nuôi gia đình, gặp nhiều rủi rotrong công cuộc mưu sinh, khi mắc bệnh hoặc gặp tai nạn không được chăm sócchu đáo Vì vậy, tỉ lệ suy dinh dưỡng trong nhóm trẻ này thường rất cao, đặc biệt là
tỉ lệ trẻ em bị thấp còi do các em sớm phải làm việc quá sức và thường xuyên đauốm
Thực trạng lao động trẻ em ở nước ta đã và đang gây ra nhiều bức xúc Đâycũng là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm đặc biệt và đưa ranhững giải pháp thiết thực nhằm can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả đối với nhóm trẻ
em thiệt thòi này Sự quan tâm được thể hiện:
Ngày 20/2/1990, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên
ở Châu Á phê chuẩn Công ước của LHQ về Quyền trẻ em mà không bảo lưu.
Ngay sau khi phê chuẩn Công ước, những biện pháp phổ biến và giới thiệu rộngrãi nội dung của Công ước được thực hiện, có Chương trình hành động quốc gia vìtrẻ em giai đoạn 1991-2000, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991
Ngày 23/1/1998 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt nam đã
ra Chỉ thị số 06-CT/TTg về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa
và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.
Ngày 31/5/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
134-QĐ/TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002
Trang 8Ngày 17/11/2000, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước 182 về
“Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” Ngày 9/6/2003, Việt Nam cũng đã chính thức phê chuẩn tham gia Công ước 138 về Quy định tuổi tối thiểu được đi làm việc
Ngày 12 tháng 2 năm 2004 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số
19/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010.
Hiện nay, vấn đề lao động trẻ em, nhất là trẻ em lao động trong điều kiệnnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang là mối quan tâm của toàn xã hội Vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài “Phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ
em ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế,
hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tìm ra giải pháp cho sự nghiệpbảo vệ, chăm sóc trẻ em ở nước ta
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình lạm dụng lao động trẻ em ở ViệtNam Năm 2006, Vụ Lao động việc làm - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đãthực hiện đánh giá về tình hình lao động trẻ em tại địa bàn 6 tỉnh/thành phố và tổchức hội thảo trao đổi về tình hình lao động trẻ em tháng 11/2006 Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO) đã có một số nghiên cứu, đánh giá không toàn diện về tình hìnhtrẻ em lao động trong một số ngành/nghề như: trẻ em vạn đò, trẻ em giúp việc giađình, trẻ em nhặt than,
Nhìn chung, các cách tiếp cận trên đây về tình hình lao động trẻ em mới chỉdừng lại ở phần phân tích thực trạng, dưới một vài góc độ khác nhau mà chưađánh giá một cách tổng thể và đưa ra các giải pháp khả thi và giải quyết một cách
cơ bản vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là vấn đề lạm dụng lao động trẻ em
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trang 93.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về phòng ngừa
và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
3.2 Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng lạm dụng
lao động trẻ em ở một vài ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như: trẻ emnhặt than và tham gia khai thác than, trẻ em làm nghề thủ công mỹ nghệ, trẻ emtham gia giúp việc trong các gia đình Đối tượng trẻ em được khảo sát trong luậnvăn này là những trẻ em trong độ tuổi từ 10-16 tuổi, phải lao động, đặc biệt laođộng nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới tương laiphát triển về thể lực, trí lực, tinh thần, tâm lý của trẻ em – một bộ phận cấuthành thế hệ tương lai của dân tộc Phù hợp với tài liệu, văn bản pháp lý của các tổchức quốc tế vẫn thường sử dụng “lao động trẻ em”, luận văn này sử dụng cụm từ
“lao động trẻ em” với ý nghĩa trên đây Việc trẻ em lao động với ý nghĩa “trẻ nhỏlàm việc nhỏ” là hoạt động bình thường, là yếu tố thiết yếu để từng bước thànhngười lao động có kỹ năng trong tương lai được xem xét khi cần thiết, khôngthuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Về địa bàn nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình lao động trẻ
em bị lạm dụng tại tám tỉnh trọng điểm: Lào Cai, An Giang, Gia Rai, Quảng Nam,
Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
4 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
4.1 Mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích thực tiễn về tình trạng lạm
dụng lao động trẻ em, từ đó hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận và tìm ra giảipháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em ở Việt Nam
4.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích này, luận văn có nhiệm vụ
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động trẻ em và phòng ngừa, khắcphục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
Trang 10Phân tích và đánh giá thực trạng lạm dụng lao động trẻ em và phòng ngừa,khắc phục tình trạng trên ở Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng laođộng trẻ em ở nước ta hiện nay
5 Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
6 Đóng góp của luận văn:
6.1 Luận văn góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luậnliên quan đến lao động trẻ em và phòng ngừa, khác phục tình trạng lạm dụng laođộng trẻ em;
6.2 Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về lạm dụng lao động trẻ em vàviệc phòng ngừa, khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em;
6.3 Đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường phòngngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em ở Việt Nam trong nhữngnăm tới
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ
LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
1.1.1 Lao động trẻ em
1.1.1.1 Khái niệm lao động trẻ em
Lao động trẻ em có thể được hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau Lao động trẻ
em có thể hiểu đó là những hoạt động của trẻ em (ngoài hoạt động học tập, vuichơi, giải trí) nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần Ở mộtnghĩa khác, lao động trẻ em chỉ người lao động là trẻ em Dưới đây sẽ xem xét laođộng trẻ em theo nghĩa thứ nhất
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra 10 loại lĩnh vực nghề nghiệp mà theo
đó là những công việc gây hậu quả xấu đến sự phát triển của trẻ em, có thể tóm tắt
như sau: Lao động trẻ em là tình trạng trẻ em trực tiếp hoặc gián tiếp làm những
công việc nặng nhọc độc hại hay nguy hiểm; trẻ em làm việc mà ảnh hưởng đến
sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; trẻ em làm việc quá nhiều ở độ tuổi quá nhỏ, không có thời gian cần thiết để học tập, vui chơi,
giải trí
Trẻ em, theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em của LHQ, là người dưới 18tuổi Theo Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (2004), trẻ em là nhữngngười dưới 16 tuổi
Như vậy, có thể hiểu rằng, lao động trẻ em là tình trạng những người dưới
16 tuổi, phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu tới thể lực, trí tuệ, tinh thần, đao đức xã hội của trẻ em
Khi xem xét khái niệm này, cần chú ý năm điểm
Trang 12Thứ nhất, lao động trẻ em ở đây muốn nói tới tình trạng, trong đó, trẻ em
(những người dưới 16 tuổi) phải làm việc với tư cách là người lao động Trẻ em cóthể trực tiếp hoặc gián tiếp làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,ảnh hưởng tới sức khoẻ, việc học tập của trẻ; trẻ em phải lao động quá nhiều, ở độtuổi quá nhỏ, các em không có thời gian cần thiết để học tập, vui chơi, giải trí vàtham gia các hoạt động xã hội
Thứ hai, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm là những công việc không
phù hợp với sức khỏe, thể lực, tâm lý và sinh lý của trẻ em Do đó, nếu trẻ em phảilàm những công việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em về thể lực,trí lực, tinh thần, đạo đức của các em trong hiện tại và tương lai Những công việc
đó có thể là lao động làm thuê giúp việc gia đình, bị phụ thuộc vào chủ, trẻ emnhặt than, đội than trong các hầm lò và tham gia khai thác than, làm nghề thủ công
mỹ nghệ độc hại, đánh bắt thủy hải sản trên sông, biển, …
Thứ ba, trẻ em lao động vì mục đích kinh tế cũng được xem là lao động trẻ
em Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, do tự nguyện, hoặc do bị ép buộc lao động,
vì mục đích kinh tế mà trẻ em phải tham gia lao động để kiếm sống, giúp tăng thunhập cho gia đình, nuôi sống bản thân và góp phần nuôi sống gia đình Nhữnghoạt động này cũng thuộc nội hàm của khái niệm lao động trẻ em nói trên
Thứ tư, cần phân biệt giữa lao động trẻ em và trẻ em lao động (hay trẻ em
tham gia lao động)
Trẻ em tham gia lao động muốn đề cập tới hoạt động lao động mà các emtham gia Những việc mà các em làm là những công việc nhẹ nhàng, phù hợp vớisức khỏe, lứa tuổi, tâm lý, không ảnh hưởng tới cuộc sống học tập, vui chơi, giảitrí của trẻ em Mặt khác, trong giai đoạn đầu đời, khi trẻ em tham gia làm các côngviệc nhẹ nhàng để giúp đỡ gia đình, các công việc cho bản thân, ngoài giờ học tập,vui chơi và phù hợp với độ tuổi, với ý nghĩa “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” vừa với sứcmình, đóng vai trò quan trọng đối với chính sự phát triển toàn diện và hài hòa
Trang 13nhân cách của trẻ Trẻ em tham gia lao động như vậy còn góp phần tích lũy kinhnghiệm, hoàn thiện sự phát triển về thể lực và nhân cách của trẻ em để giúp trẻ emtrưởng thành Những lao động này là cần thiết, có ích và có tác động tích cực đối
với sự phát triển của trẻ em qua các giai đoạn và được khuyến khích (Xem thêm
phụ lục 1)
Lao động trẻ em muốn nói tới việc trẻ em tham gia lao động vì mục đíchkiếm sống, vì mục đích kinh tế, hướng tới mục tiêu lợi nhuận Theo đó, các emphải làm những công việc nặng nhọc, phải làm việc liên tục, trong môi trường độchại và nguy hiểm, làm quá thời gian cho phép [14] và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinhthần, tâm lý, đạo đức và xã hội của trẻ em Lao động trẻ em với nghĩa như vậykhông được khuyến khích và bị ngăn chặn, tiến tới chấm dứt
Khái niệm lao động trẻ em trên đây được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứucủa luận văn
1.1.1 2 Phân loại lao động trẻ em
Có hai cách chính để phân loại lao động trẻ em Đó là phân loại theo tìnhtrạng công việc và theo lĩnh vực ngành nghề mà trẻ em làm việc
* Phân loại theo tình trạng công việc
Theo cách này, có thể có lao động trẻ em tự nguyện hay bị bắt buộc; laođộng trẻ em trong môi trường công khai hay bị che dấu, lao động trẻ em trong tìnhtrạng làm việc một mình hay theo nhóm, tập trung hay phân tán, lao động trẻ em
do các em tự nguyện lao động hoặc lao động trẻ em do bị bắt buộc; lao động trẻ
em trong khu vực chính thức và lao động trẻ em trong khu vực không chínhthức…Cách phân loại này giúp hiểu rõ được tình trạng làm việc của trẻ em và cácmức độ nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm mà trẻ em phải gánh chịu khi tham giavào các loại hình lao động cụ thể
Trang 14Trẻ em lao động trong môi trường công khai, tại khu vực kinh tế chính thức,
có thể sẽ ít nguy hiểm hơn khi làm việc trong môi trường bị che dấu, khu vực kinh
tế không chính thức Đối với trẻ em làm việc tại khu vực kinh tế chính thức, với
bề ngoài cho thấy tính chất công việc là nhẹ nhàng hơn và điều kiện làm việc nhìnchung thuận lợi hơn so với trẻ em lao động tại khu vực kinh tế không chính thức.Điều đó có thể thấy nguy cơ trẻ em bị xâm hại, ngược đãi hay lạm dụng lao độngtrong khu vực kinh tế không chính thức cao hơn và có nhiều nguy cơ đe dọa đốivới trẻ lao động trong khu vực này vì đó là khu vực không công khai, ít biết đến
và không được pháp luật can thiệp [41, tr 5-6]
Bảng 1.1 Lao động trẻ em tại khu vực chính thức và khu vực không chính thức
Khu vực kinh tế chính thức
(formal sector)
Khu vực kinh tế không chính thức
(informal sector)
Khó tham gia hơn Dễ tham gia
Thường phụ thuộc vào các nguồn
lực bên ngoài
Khả năng tự điều chỉnh cao
Thường dưới dạng công ty lớn, bao
gồm doanh nghiệp nước ngoài
Thường dưới dạng doanhnghiệp gia đình
Hoạt động với quy mô lớn Hoạt động với quy mô nhỏ
Kỹ năng làm việc nằm trong
những kiến thức giảng dạy trong hệ
thống giáo dục chính thức, đôi khi
phụ thuộc vào nhân lực từ nước
khác
Kỹ năng làm việc thường nằmngoài những kiến thức giảngdạy trong hệ thống giáo dụcchính thức
(Xem thêm phụ lục 2)
* Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề
Lao động trẻ em có thể được phân loại theo lĩnh vực ngành nghề như laođộng trẻ em trong trong nông nghiệp, trong công nghiệp hay các ngành dịch vụ,thương mại Cách phân loại này cho biết khu vực nào tồn tại nhiều lao động trẻ
Trang 15em, cho phép làm rõ mối quan hệ giữa trẻ em lao động và những chủ thể có liênquan đến việc sử dụng các em (khách hàng, người sử dụng lao động…) [23, tr.22]
1.1.1.3 Hậu quả và những hệ lụy của lao động trẻ em
Nhìn nhận một cách khách quan, ở mức độ nhất định, lao động trẻ em cóthể giúp dạy cho trẻ em tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng giátrị của lao động, đồng thời cũng có thể giúp trẻ học hỏi được một số kỹ năng laođộng nhất định Đây chính là lý do tại sao, ở nhiều xã hội vẫn còn tồn tại quan
niệm ủng hộ lao động trẻ em
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, những tác động tích cực nêu trên không thể
bù đắp được cho những tác động tiêu cực của lao động trẻ em Lao động trẻ emkhông chỉ có tác động tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của bản thân trẻ, màcòn đến gia đình, cộng đồng và quốc gia Dưới đây chỉ phân tích hậu quả và tácđộng tiêu cực của lao động trẻ em tới hai đối tượng chính là bản thân trẻ em vàquốc gia của trẻ [23, tr.12-15]
* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em với quốc gia
Khi một đất nước có lao động trẻ em, điều này đồng nghĩa với việc quốc gia
đó lâm vào vòng tròn khép kín của tình trạng đói nghèo: “Đói nghèo - trẻ em lao
động sớm trẻ em không được học hành lao động giản đơn thu nhập thấp đói nghèo” Vì vậy, chính lao động trẻ em sẽ góp phần làm gia tăng tình trạng
-nghèo đói, thất nghiệp, thất học, thu nhập thấp, tỉ lệ sinh cao ở mỗi một quốc gia.Trẻ em lao động trước độ tuổi cho phép [14] sẽ không đủ năng lực, sức khỏe vềthể chất, tinh thần và trình độ tay nghề vững vàng, không được giáo dục và đàotạo những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các em có một nghề nghiệp ổnđịnh, thu nhập cao khi trưởng thành, sẽ càng làm cho nền kinh tế của quốc gia đótrở nên tồi tệ và kém phát triển
Mặt khác, đối với những hậu quả về sức khỏe và tai nạn nghề nghiệp do các
em phải lao động quá sức sẽ làm tăng chi phí xã hội của quốc gia đó để giải quyết
Trang 16hậu quả do lao động trẻ em để lại Những khoản chi phí bù đắp đó sẽ tăng lên gấphàng ngàn lần nếu không có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ lạm dụnglao động trẻ em ngay từ ban đầu và tạo ra những thách thức không nhỏ đối với quátrình tăng trưởng kinh tế quốc gia
Lao động trẻ em có nhiều ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nguồn nhân lựctrong tương lai Khi trẻ em bị lạm dụng, bóc lột sức lao động (trẻ em phải lao độngtrong điều kiện tồi tệ) sẽ trở thành một công dân còi cọc, suy dinh dưỡng và cókhả năng phát triển lệch chuẩn, sẽ không đủ điều kiện để học tập, phát triển bìnhthường và không thể trở thành công dân có ích cho xã hội Một nguồn nhân lựcyếu kém, thiếu tính cạnh tranh, sẽ làm mất đi cơ hội và điều kiện phát triển Điều
đó khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia đó giảm sút khi tham gia vào thịtrường thế giới
* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ
Thứ nhất, tác động về thể chất Do còn non nớt về thể chất và tinh thần,
thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp, sức khỏe và sự dẻo daicòn hạn chế, trẻ em dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro về thể chất hơn người lớnkhi làm việc Ví dụ, trẻ em lao động có thể bị tai nạn dẫn tới bị thương, bị chếthoặc tàn tật Trẻ em làm việc trong những điều kiện lao động không bảo đảm, cóthể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài và có ảnhhưởng lớn tới sự phát triển về thể chất sau này
Thứ hai, tác động về tâm lý Trong một số trường hợp, hậu quả tâm lý gây ra
cho trẻ em lao động có thể bao gồm chậm phát triển về trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòanhập xã hội; gặp khó khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ, suy giảm lòng tự tôn; cóthái độ bạo lực hoặc tâm trạng trầm cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bảnthân
Thứ ba, tác động về nhận thức Trong nhiều trường hợp, khả năng nhận
thức của trẻ em bị ảnh hưởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ như suy giảm
Trang 17năng lực nhận thức, giao tiếp và thực hành - những yếu tố cốt yếu để thích nghi xãhội và có cuộc sống tốt đẹp.
Thứ tư, tác động về giáo dục Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có
thể khiến trẻ em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình họctập Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tước đi của trẻ em thời gian cần thiết choviệc học tập, và vì vậy thành tích học tập của các em sút giảm, kỹ năng học tậpyếu, bị thụt lùi so với bạn bè, bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạnhọc
Thứ năm, tác động về kinh tế - xã hội Lao động trẻ em ảnh hưởng tiêu cực
đến việc học tập của trẻ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc nắm bắt các cơ hộikinh tế-xã hội của trẻ về sau Nói cách khác, lao động trẻ em tước đoạt cơ hội củatrẻ thoát khỏi vòng đói nghèo do trước đó nó đã tước đoạt của trẻ cơ hội học tập
1.1 2 Lạm dụng lao động trẻ em
1.1.2.1 Khái niệm lạm dụng lao động trẻ em
Lao động trẻ em và lạm dụng lao động trẻ em là vấn đề được nhiều tổchức quốc tế và chính phủ nhiều nước quan tâm Tuy nhiên, lạm dụng lao độngtrẻ em chưa có một khái niệm thống nhất
Theo Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em (SC), lạm dụng lao động trẻ em là
khái niệm dùng để chỉ việc sử dụng với bất kỳ hình thức lao động nào của trẻ em
mà không vì sự phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách của trẻ, trái lại còn gây tổnhại đến sự phát triển các mặt đức, trí, thể, mỹ, … của trẻ em
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) không đưa ra khái niệm lạm dụng lao động trẻ em nhưng đưa ra 10 loại lĩnh vực nghề nghiệp, với những công việc mà trẻ em
phải làm, sẽ gây hậu quả xấu đối với sự phát triển của trẻ em Chảng hạn, như trẻ
em phải làm công việc nội trợ bị phụ thuộc vào chủ, thời gian lao động kéo dài,
Trang 18thiếu điều kiện tối thiểu để nghỉ ngơi, bị lạm dụng sức khỏe và bị xúc phạm đạođức…
Như vậy, ở đây có thể thấy rằng, khi trẻ em bị sử dụng vào những công việctrong những lĩnh vực mà ILO đưa ra, điều đó có nghĩa lao động của trẻ em bị lạm
dụng Nói cách khác, lạm dụng lao động trẻ em là tình trạng sử dụng lao động trẻ
em trong các trường hợp: khi trẻ em phải trực tiếp hoặc gián tiếp làm những công việc nặng nhọc độc hại hay nguy hiểm; trẻ em làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; trẻ em phải làm việc quá nhiều ở độ tuổi quá nhỏ, không có thời gian cần thiết để học tập, vui chơi, giải trí.
Một số công ước quốc tế cũng đưa ra những hình thức sử dụng lao động trẻ em
bị coi là lạm dụng lao động trẻ em Đó là những trường hợp lao động trẻ em bị sửdụng trong những điều kiện tồi tệ nhất theo bốn nhóm được liệt kê dưới đây:
Thứ nhất, việc sử dụng trẻ em để làm các công việc như nô lệ hoặc tương tự,
buôn bán trẻ em, sử dụng trẻ em để gán nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng bứchoặc bắt buộc trẻ em lao động trong các cuộc xung đột vũ trang
Thứ hai, việc sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em làm mại dâm, trẻ em
tham gia sản xuất văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm
Thứ ba, việc lôi kéo, dụ dỗ hoặc sử dụng trẻ em tham gia vào các hoạt
động bất hợp pháp, đặc biệt là các hoạt động sản xuất và buôn bán các chất matúy như đã được xác định trong các điều ước quốc tế có liên quan
Thứ tư, việc sử dụng trẻ em trong những công việc mà tính chất và hoàn
cảnh làm việc có khả năng lạm dụng, xâm hại đến sức khỏe, sự an toàn và đạođức của trẻ em
Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong nhóm thứ nhất bao trùm nộidung của các văn kiện pháp lý quốc tế về xoá bỏ chế độ nô lệ hay tương tự như nô lệ
Trang 19Các văn kiện pháp lý quốc tế về xoá bỏ chế độ nô lệ hay hình thức tương tự như nô lệđược nêu trong Công ước số 29 năm 1930 của ILO về lao động cưỡng bức; Côngước số 105 năm 1957 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Khuyến nghị số 35của ILO về lao động cưỡng bức; Công ước về chế độ nô lệ năm 1926 và Nghị địnhthư sửa đổi năm 1953 (của Liên hợp quốc); Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô
lệ, buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ (của Liên hợpquốc) năm 1956; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ
em về sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang năm 2001;
Các hình thức lạm dụng lao động trẻ em trong nhóm thứ hai và thứ ba đượcthể hiện trong nội dung của các văn kiện pháp lý quốc tế về buôn bán người vàomục đích mại dâm và sản xuất văn hoá phẩm khiêu dâm và chống tội phạm xuyênquốc gia Các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan: Công ước về trấn áp việc buônngười và bóc lột mại dâm người khác của Liên hợp quốc năm 1949; Nghị định thưkhông bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em về buôn bán trẻ em, mạidâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em năm 2001; Công ước của Liên hợpquốc về chống tội phạm có tổ chức liên quốc gia và Nghị định thư bổ sung choCông ước này về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người,đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000
Liên quan đến việc lạm dụng lao động trẻ em nêu ở nhóm thứ ba, Công ước
138 quy định sẽ do các quốc gia thành viên xác định trên cơ sở tham vấn với các tổchức của người lao động và người sử dụng lao động, cũng như trên cơ sở tham chiếuvới các quy định ở Khuyến nghị số 190 của ILO [28, tr.3-4]
Khuyến nghị số 190 của ILO cũng đề cập đến sử dụng lao động trẻ em vào cácloại công việc trong nhóm thứ tư Các công việc đó gồm:
Những công việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng về thểchất, tâm lý hoặc tình dục
Những công việc dưới mặt đất, dưới nước, ở độ cao nguy hiểm hay trong
Trang 20không gian tù hãm.
Những công việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị hoặc dụng cụ nguyhiểm hoặc liên quan đến điều khiển thủ công hay vận chuyển hàng hoá nặng
Những công việc trong môi trường có hại cho sức khỏe, ví dụ như để trẻ
em phải tiếp xúc trực tiếp với các chất, hoá chất và các quy trình độc hại hay nhiệt
độ, các mức độ tiếng ồn hoặc độ rung ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ em
Những công việc trong những điều kiện đặc biệt khó khăn như làm việcnhiều giờ liền, làm việc ban đêm hoặc công việc khiến trẻ em bị giam hãm mộtcách vô lý trong các nhà xưởng của người sử dụng lao động
Từ quan niệm trên đây của các tổ chức quốc tế về lạm dụng lao động trẻ em, cóthể đưa ra một khái niệm lạm dụng lao động trẻ em như sau:
Lạm dụng lao động trẻ em là tình trạng sử dụng trẻ em vào làm những công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới thể lực, trí tuệ, tinh thần, đao đức và xã hội của trẻ em
Lao động trẻ em và những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong kháiniệm này đã được luận giải trong mục 1.1.1 Khái niệm lạm dụng lao động trẻ emnày sẽ được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn
Liên quan đến tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, tình trạng bóc lột trẻ emcũng đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới và cần được xoá bỏ
Tổ chức UNICEF xác định lao động trẻ em sẽ trở thành bị bóc lột nếu trẻ emphải lao động trong những trường hợp như sau:
(i) Lao động khi còn quá bé, công việc trọn thời gian
(ii) Làm quá nhiều giờ, cường độ cao ảnh hưởng đến việc học hành, vui chơi, giải trí(iii) Lao động và sống trên đường phố trong những hoàn cảnh tồi tệ
(iv) Quá căng thẳng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và tâm lý
Trang 21(v) Thù lao không tương ứng với công sức bỏ ra.
(vi) Ảnh hưởng đến nhân phẩm như làm nô lệ, gán nợ, mãi dâm, đi ăn xin.(vii) Làm công việc hay gánh vác trách nhiệm của người lớn
Như vậy có thể thấy rằng, việc lạm dụng lao động trẻ em ở mức độ nào đó cóảnh hưởng nặng nế tới sức khoẻ, thể chất, tâm lý của trẻ thì bị coi là bóc lột lao độngtrẻ em Bóc lột lao động trẻ em là việc lạm dụng lao động trẻ em ở mức độ gây hậuquả nặng nề cho trẻ em
1.1.2 2 Các loại lạm dụng lao động trẻ em
Về cơ bản, lạm dụng lao động trẻ em được phân loại dựa trên các căn cứ phânloại lao động trẻ em Dưới đây là một số cách phân loại lạm dụng lao động trẻ em
* Căn cứ vào tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, có loại lạm dụng lao động
trẻ em bí mật hoặc công khai; loại lạm dụng lao động trẻ em ở phạm vi hẹp hoặc ởphạm vi rộng; loại lạm dụng lao động trẻ em ở quy mô nhỏ hoặc ở quy mô lớn;loại lạm dụng lao động trẻ em ở mức độ bình thường hoặc ở mức độ nghiệm trọng(ở mức độ bóc lột lao động trẻ em),…
* Căn cứ vào nhận thức của đối tượng lạm dụng lao động trẻ em, có loại lạm
dụng lao động trẻ em một cách vô tình, do không hiểu biết về luật pháp hoặc lạmdụng lao động trẻ em một cách cố ý,.…
* Căn cứ vào lĩnh vực ngành nghề mà lao động trẻ em bị lạm dụng, có loại lạm
dụng lao động trẻ em trong ngành công nghiệp, lạm dụng lao động trẻ em trongngành nông nghiệp, lạm dụng lao động trẻ em trong ngành thương mại dịch vụ,…Phân loại lạm dụng lao động trẻ em cho phép chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn
về lạm dụng lao động trẻ em, theo đó, có thể có những giải pháp chính sách phùhợp đối với từng loại lạm dụng lao động trẻ em
1.1.3 Phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
Trang 221.1.3.1 Yêu cầu tất yếu của phòng ngừa, khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
Phòng ngừa, khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em là yêu cầu tất yếucủa Việt Nam bởi những lẽ sau đây:
* Yêu cầu của Luật pháp quốc tế về lao động trẻ em
Tổ chức Lao động quốc tế (gọi tắt là ILO) được thành lập vào năm 1919.Theo đó, các văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên do ILO ban hành về vấn đề lao
động trẻ em ra đời Những văn kiện này tồn tại dưới dạng các công ước
(convention) và khuyến nghị (recommendation), nằm trong hệ thống những tiêu
chuẩn quốc tế về lao động nói chung, được xây dựng trên cơ sở sự thỏa thuận giữa
ba bên: các chính phủ, giới chủ và các tổ chức công đoàn Từ đó đến nay ILO đãban hành được gần 200 công ước, gần 30 văn kiện đề cập đến việc bảo vệ trẻ emkhỏi các hình thức bóc lột và lạm dụng sức lao động Trong đó có hai Công ước
cơ bản (kèm theo hai khuyến nghị) trực tiếp đề cập đến vấn đề ngăn ngừa, cấm vàxóa bỏ lao động trẻ em là Công ước số 138 (kèm theo là Khuyến nghị số 146) vàCông ước số 182 (kèm theo là Khuyến nghị số 190) Hai Công ước số 138 và
182 thuộc vào tám điều ước ưu tiên (priority conventions) của ILO, theo đó yêu
cầu các quốc gia thành viên phải báo cáo việc thực hiện định kỳ hai năm/lần
Ngoài ILO, Liên hợp quốc từ trước đến nay cũng có những hoạt động vềxoá bỏ lao động trẻ em Trong hệ thống văn kiện quốc tế về quyền con người doLiên hợp quốc ban hành từ năm 1945 có một số văn kiện trực tiếp hoặc gián tiếpliên quan đến vấn đề này, trong đó tiêu biểu là Công ước của Liên hợp quốc vềquyền trẻ em, năm 1989 Dưới đây giới thiệu khái quát các văn kiện quốc tế chủchốt về ngăn ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em của ILO và Liên hợp quốc [23]:
Công ước số 138 và Khuyến nghị số 146 năm 1973 của ILO: Hai văn
kiện này còn được gọi chung là Các văn kiện năm 1973 Cùng với Công ước số
182 và Khuyến nghị số 190, đây là những văn kiện cơ bản hiện hành về vấn đề lao
Trang 23động trẻ em Công ước số 138 và Khuyến nghị số 146 năm 1973 đã củng cố nộidung của những văn kiện trước đó về lao động trẻ em bằng việc xác định các độ
tuổi lao động tối thiểu áp dụng chung cho tất cả các ngành, nghề, khu vực kinh tế;
đồng thời yêu cầu các quốc gia phải thiết lập chính sách và thực thi các biện phápnhằm xóa bỏ lao động trẻ em một cách lâu dài
Công ước số 182 và Khuyến nghị số 190 năm 1999 của ILO: Hai văn kiện
này còn được gọi chung là Các văn kiện năm 1999 Chúng không thay thế mà bổ
sung cho Các văn kiện năm 1973, thông qua việc xác định các hình thức lao động
trẻ em tồi tệ nhất, đồng thời yêu cầu các quốc gia phải xây dựng chương trìnhhành động và tiến hành các biện pháp hiệu quả, tức thời để xoá bỏ các hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất trong thời hạn nhất định
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 của Liên hợp quốc Đây là văn kiện
toàn diện, tiến bộ nhất về quyền trẻ em tính đến thời điểm hiện nay Văn kiện xácđịnh tập hợp các quyền và tự do của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, nhằm mụcđích bảo đảm sự sống còn, phát triển toàn diện và bảo vệ trẻ em trước những nguy
cơ xâm hại Các quyền trẻ em được nêu trong Công ước đều trực tiếp hoặc giántiếp góp phần bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng và bóc lột, tuy nhiên quan trọng nhất
là các quyền được ghi nhận trong các điều từ 28 đến 34 Đặc biệt, Điều 32 Côngước trực tiếp yêu cầu các quốc gia thành viên thực thi các biện pháp cần thiết đểbảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột về kinh tế, trong đó bao gồm việc quy định một haynhiều mức tuổi lao động tối thiểu trên cơ sở tính đến những tiêu chuẩn quốc tếkhác có liên quan (các điều ước quốc tế của ILO) Ngoài ra, hai Nghị định thưkhông bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em cũng đề cập đến việc xóa bỏhai trong số những dạng lao động trẻ em tồi tệ nhất là cưỡng bức trẻ em tham giachiến sự và buôn bán, bóc lột tình dục trẻ em
Chương trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO (The
International Programme on the Elimination of Child Labour – gọi tắt là IPEC):
Trang 24Đây là một chương trình hành động toàn cầu do ILO triển khai từ năm 1992 nhằmgiúp các quốc gia thành viên tăng cường năng lực giải quyết vấn đề lao động trẻ
em, tiến tới xóa bỏ dần dần tình trạng lao động trẻ em Mặc dù chương trình nàykhông phải là một điều ước quốc tế, song nó có ý nghĩa rất to lớn đối với việc xóa
bỏ lao động trẻ em trên thế giới vì nó thể hiện sự đoàn kết và cam kết chung củacộng đồng quốc tế trong vấn đề này và nó cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật rất hữuích cho các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật vềngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em
Như vậy, theo quy định các công ước về quyền trẻ em của LHQ, trẻ em cóquyền dược chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ,trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặtpháp lý trước cũng như sau khi ra đời Trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột vềkinh tế và không phải làm bất kỳ công việc gì nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việchọc hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khỏe hay sự phát triển về thể chất, trítuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em Các quốc gia thành viên phải tôntrọng và bảo đảm những quyền lợi được nêu ra trong Công ước này đối với trẻ emthuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất
kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc màu
da, giới tính, ngôn ngữ, chính kiến nào khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xãhội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác
* Yêu cầu của việc thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em và thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ở Việt Nam
Phê chuẩn Công ước LHQ về Quyền trẻ em, thực hiện cam kết tham gia cácCông ước số 182 và 138 về lao động trẻ em của ILO, phòng ngừa, khắc phục vàtiến tới xoá bỏ lạm dụng lao động trẻ em là một yêu cầu tất yếu khách quan đểViệt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em
Trang 25Hơn nữa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa,
mà “trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dântộc ” [44, tr.11] Các em sẽ là lớp người xây dưng và bảo vệ tổ quốc sau này, làngười thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,thực hiện tốt các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đổimới và kế tục sự nghiệp thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng văn minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, Người nói: ”Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Vìvậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” [27,tr.467-468] “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phảitrồng người” [27, tr.222] Để xây dựng một đất nước phát triển, một xã hội côngbằng và văn minh, yêu cầu khách quan phải chọn cho mình một con đường pháttriển bền vững, tránh khủng hoảng, nợ nần và những nguy cơ trong bối cảnh toàncầu hóa, và phải gắn bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với chiến lược đào tạo,bồi dưỡng và phát triển cho trẻ em
Phòng ngừa và khắc phục lạm dụng lao động trẻ em, tiến tới xóa bỏ laođộng trẻ em không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan để thực quyền trẻ em ở ViệtNam theo các cam kết quốc tế mà còn là góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh
* Phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em là vấn đề tất yếu do những hệ luỵ của tình trạng lao động trẻ em
Những phân tích về hệ luỵ và hậu quả của tình trạng lao dộng trẻ em tại tiểumục 1.1.1.3 cũng cho thấy phòng ngừa, khắc phục tiến tới xoá bỏ tình trạng laođộng trẻ em bị lạm dụng hay lạm dụng lao động trẻ em là yêu cầu tất yếu của mọiquốc gia
Trang 26* Phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em là một trong những cách tốt nhất tiến tới xoá bỏ lao động trẻ em
Phòng ngừa lạm dụng lao động trẻ em là việc sử dụng các biện pháp ngănngừa lạm dụng lao động trẻ em và loại trừ các nguyên nhân phát sinh lạm dụng laođộng trẻ em Khắc phục lạm dụng lao động trẻ em là việc hỗ trợ, giải quyết giúpcho trẻ em đã rơi vào tình trạng bị lạm dụng, bóc lột lao động và bị xâm hại dobóc lột lao động, được tái hòa nhập cộng đồng, được lao động trong khung khổcủa pháp luật Khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em còn bao gồm cảviệc xử lý những tác nhân, tổ chức vi phạm Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, lạmdụng lao động trẻ em
Phòng ngừa lạm dụng lao động trẻ em được thực hiện khi tình trạng lạmdụng lao động chưa xảy ra Trong khi đó, khắc phục lạm dụng lao động trẻ em làviệc được thực hiện khi lam dụng lao động trẻ em đã xảy ra Phòng ngừa tốt sẽhạn chế, ngăn chặn được tình trạng lạm dụng lao động trẻ em xảy ra, từ đó hỗ trợcho các hoạt động khắc phục lạm dụng lao động trẻ em, các chi phí cho việc khắcphục lạm dụng lao động trẻ em được giảm thiểu Mặt khác, khắc phục tốt sẽ hạnchế việc phát sinh tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, theo đó, hoạt động phòngngừa sẽ được hỗ trợ Các hoạt động phòng ngừa sẽ được giảm nhẹ và có hiệu quảhơn Như vậy, có thể thấy rằng, phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng laođộng trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, hỗ trợlần nhau, tác động giảm dần và tiến tới xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em Hai hoạtđộng này được phối hợp thực hiện tốt sẽ là điều kiện quan trọng cho một quốc giathực hiện có kết quả các cam kết quốc tế về xoá bỏ tình trạng lạm dụng lao độngtrẻ em
1.1.3.2 Phương thức phòng ngừa, khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ
em
* Phương thức phòng ngừa, khắc phục của Nhà nước
Trang 27Lạm dụng lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau và nhiều chủ thể khác nhau của đời sống xã hội như: trẻ em, giađình, cộng đồng, nhà nước, doanh nghiệp Do tính chất phức tạp như vậy, mỗiquốc gia cần có những chính sách và chiến lược phù hợp với hoàn cảnh và điềukiện riêng của mình Đặt quyền lợi của trẻ em lên hàng đầu, thực hiện công tácphòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em đòi hỏi sự tham gia góp sức từ nhiều chủthể cùng phối hợp tiến hành với những biện pháp đồng bộ như hoàn thiện hệ thốngpháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tuyên truyền và nâng cao nhậnthức của mọi người dân về quyền trẻ em, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống kinhtế-xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ởmọi miền đất nước, mà nhiệm vụ trước mắt Nhà nước cần tập trung xóa bỏ tìnhtrạng lạm dụng, bóc lột lao động trẻ em, các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất(WFCL).
Ở phạm vi quốc gia, các cơ quan nhà nước với vai trò chủ đạo, phối hợp vớicác chủ thể có liên quan ở mọi cấp độ hành động nhằm giải quyết một cách toàndiện các nguyên nhân và hậu quả của lạm dụng lao động trẻ em, bảo đảm không
có trẻ em lao động nào bị lạm dụng Để thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa,khắc phục tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em ở tầm quốc gia, cần thiết phải xây dựng
và thực hiện một kế hoạch hành động cấp quốc gia về xóa bỏ lao động trẻ em(NAP), kết hợp đồng bộ với các chương trình, chiến lược khác có liên quan đếnchống lao động trẻ em khác như: Chiến lược bảo vệ trẻ em; xác định và xây dựngchương trình có thời hạn về xóa bỏ lao động trẻ em (TBPs); các chiến lược về xóađói, giảm nghèo và việc làm; kế hoạch thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ(MDGs); các chương trình giáo dục cấp quốc gia và nhiều chương trình liên quankhác
(i) Để xây dựng một NAP khả thi và có hiệu quả, cần tổ chức lấy ý kiếntham gia của các chủ thể có liên quan, trong đó có sự tham gia của trẻ em và đặc
Trang 28biệt xem xét nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em lao động và gia đình các em,nhằm:
Thống nhất cách hiểu chung về lao động trẻ em, lạm dụng lao động trẻ
em và lao động trẻ em trong điều kiện tồi tệ;
Ưu tiên xây dựng các hoạt động hỗ trợ nhóm trẻ có nguy cơ bị lạm dụng,bóc lột sức lao động và trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ trên cơ sở dữ liệuđược phân theo giới tính, độ tuổi, nhóm dân tộc…;
Tập trung giải quyết lao động trẻ em ở các lĩnh vực, ngành nghề tồn tạinhiều lao động trẻ em;
Nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần, học tập của các nhómtrẻ em khác nhau, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao lao động trẻ em;
Xác định những biện pháp ngăn ngừa lao động trẻ em, thực thi pháp luật
về lao động trẻ em và trợ giúp nạn nhân trẻ em (trường hợp tai nạn lao động, bịxâm hại, ngược đãi trong lao động)
(ii) Tham gia thực hiện Công ước 182, các quốc gia thành viên được yêucầu phải thực hiện một Chương trình hạn định thời gian về xóa bỏ lao động trẻ em(TBPs) Để xây dựng và thực hiện tốt một Chương trình TBPs, các quốc gia xácđịnh:
Sẵn sàng và cam kết chính trị mạnh mẽ để cải cách chính sách, pháp luậtquốc gia nhằm giải quyết những nguyên nhân sâu sa của vấn đề lao động trẻ em;
Xây dựng một kế hoạch toàn diện với những giải pháp hữu hiệu để cácquốc gia khác có thể tham khảo trong việc xác định các chiến lược, phương hướng
và kế hoạch hành động của quốc gia;
Xác định trách nhiệm chung của các cấp, ngành và toàn xã hội trong việcthực hiện chính sách quốc gia về xóa bỏ lao động trẻ em;
Trang 29 Xây dựng mối quan hệ liên kết với các quốc gia khác, các tổ chức quốc
tế và cơ chế tài chính trong việc giải quyết các vấn đề về lao động trẻ em;
Đánh giá tác động của lao động trẻ em, đặc biệt là các vấn đề bạo lực,lạm dụng lao động trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện tồi tệ đối với sự pháttriển của trẻ em và xã hội Đồng thời huy động toàn xã hội cùng tham gia thựchiện các hoạt động ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em;
Xây dựng và thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp, kịp thời ngănngừa, giải thoát và phục hồi chức năng cho những nạn nhân trẻ em chịu hậu quảcủa các hình thức lạm dụng, bóc lột và xâm hại
Thực hiện chiến lược, chính sách cụ thể về xóa đói, giảm nghèo và nângcao chất lượng giáo dục nhằm vào mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em;
Xác định các biện pháp xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới;
Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động ngănngừa, khắc phục và xóa bỏ lao động trẻ em;
(iii) Xây dựng chính sách và biện pháp can thiệp với các mục tiêu rõ ràng,
cụ thể và khung thời gian xác định nhằm ngăn ngừa và loại bỏ WFCL
(iv) Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của lao động trẻ em, liên kết hành độngloại bỏ lao động trẻ em với các chính sách phát triển quốc gia, các xu hướng và chiếnlược kinh tế vĩ mô, các phương pháp và kết quả lao động thị trường, đặc biệt chútrọng đến các chính sách kinh tế - xã hội về xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phổ cậpgiáo dục cơ bản và huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội thực hiện các hoạtđộng từ phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp các đối tượng trẻ em bị lạm dụng lao động
* Phương thức phòng ngừa, khắc phục của các cơ quan đoàn thể
Các cơ quan đoàn thể ở đây gồm: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Công đoàn,Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo vệ quyền trẻ emViệt Nam các tổ chức hội và đoàn thể khác Các tổ chức này tham gia thực hiện
Trang 30nhiệm vụ vận động xã hội, tổ chức triển khai các phong trào để giúp các gia đìnhphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng và phát triển cộng đồng, chăm lo đờisống vật chất tinh thần cho các nhóm yếu thế trên địa bàn, trong đó quan tâmchăm lo đến đời sống tinh thần cho các gia đình nghèo có trẻ em, đặc biệt là cácgia đình có trẻ em lao động.
Trên cơ sở nhiệm vụ của mình, các cơ quan này có quy chế bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đối tượng quản lý, trong đó góp phầngiúp cho cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ emtheo Công ước Quốc tế Ngoài ra, các tổ cơ quan này còn thực hiện vai trò củamình nhằm tác động vào luật pháp, chính sách của nhà nước về vấn đề lao độngtrẻ em
Với chức năng vận động xã hội, các cơ quan này có khả năng tập hợp đôngđảo nhân lực, nguồn lực, phối hợp liên ngành và huy động nguồn lực từ các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện tốt các hoạt động thuộc lĩnh vực cơquan, đồng thời gắn nhiệm vụ ngành/lĩnh vực với các nội dung tuyên truyền cộngđồng nhằm chuyển biến thái độ và hành vi của các gia đình và trẻ em trong vấn
đề phòng ngừa và khắc phục lạm dụng lao động trẻ em
Các cơ quan này cũng thực hiện việc giám sát tình hình lao động trẻ em vàthông tin cho thanh tra lao động và các cơ quan chính phủ khác để ngăn ngừa và
xử lý các trường hợp vi phạm quyền trẻ em, bóc lột và lạm dụng lao động trẻ em.Công đoàn đóng vai trò rất quan trong trong việc bảo vệ quyền lợi chongười lao động Với chức năng của mình, các tổ chức công đoàn, cho dù ở nơi nàotrên thế giới, đều bảo vệ lợi ích của các thành viên công đoàn, là những người laođộng Lao động trẻ em, khi tham gia lao động cũng được sử dụng như người laođộng Vì vậy, công đoàn với mục tiêu chính cơ bản của họ là tạo ra nhiều công ănviệc làm, nâng cao mức lương và cải thiện điều kiện làm việc đòi hỏi phải xóa bỏlao động trẻ em
Trang 31Trong bối cảnh chung của thế giới về xóa bỏ lao động trẻ em, công đoàncàng thể hiện sức mạnh trong việc phổ biến những ý tưởng và quan điểm mới mộtcách rộng rãi và nhanh chóng vì hầu hết các tổ chức công đoàn đều có mạng lướingành dọc rộng khắp và nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt độngtuyên truyền và vận động Trong đó việc hành động trực tiếp để thúc đầy các chủthể liên quan trong việc hành động hoặc ra quyết định về phòng chống hoặc xóa
bỏ lao động trẻ em
Nói chung, với chức năng vận động xã hội, các cơ quan này có khả năng huyđộng nguồn lực của cộng đồng trong việc hỗ trợ trẻ em lao động và trẻ em cónguy cơ rơi vào vòng xoáy của lao động trẻ em bằng nhiều hình thức như cungcấp trợ giúp vật chất, dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề Ngoài ra, họ còn có khảnăng rất tốt trong việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các mô hình để gắn nhiệm
vụ chính trị của họ với việc phát triển kinh tế gia đình/cộng đồng, thực hiện xóa đóigiảm nghèo và việc làm cho nhân dân, góp phần phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻem
* Phương thức phòng ngừa, khắc phục của công đồng xã hội
Cộng đồng xã hội bao gồm các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội-dân
sự, nhà trường, tổ dân phố, các tổ chức tự quản của nhân dân mà hoạt động của họdựa vào cộng đồng, tham gia thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Cộng đồng xã hội cũng góp phần tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhậnthức của công chúng, gia đình và trẻ em về tác động tiêu cực của lao động trẻ em
và việc lạm dụng lao động trẻ em Với chức năng của mình, cộng đồng và xã hội
có khả năng phát hiện các doanh nghiệp có sử dụng lao động trẻ em, thông tin, báocáo với chính quyền, các cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông và phản ánh
về vấn đề lạm dụng lao động trẻ em
Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội còn thực hiện nhiều hoạt động khác như:
Trang 32- Chủ động đưa ra các sáng kiến phòng chống sử dụng lao động trẻ em vàlạm dụng lao động trẻ em
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về mặt pháp lý, tâm lý, giáo dục và vật chấtcho trẻ em như: thực hiện các chương trình giáo dục thay thế và giải thoát trẻ emkhỏi hoàn cảnh bị bóc lột sức lao động
- Làm việc trực tiếp với các bậc cha mẹ, trẻ em lao động và cộng đồng đểđưa trẻ em ra khỏi nơi làm việc và trở lại trường học
- Gần gũi, gắn bó với dân, phát hiện các gia đình bất hòa trong quan hệ vợchồng, mâu thuẫn anh em, làng xóm; phát hiện trẻ em trong các gia đình có nguy cơlàm trái pháp luật, học yếu, chán học, ham chơi, trộm cắp, gây gổ, v.v có nguy cơ bỏhọc, từ đó kiến nghị với chính quyền can thiệp, thành lập các tổ hòa giải, hoặc phốihợp với chính quyền, nhà trường và gia đình nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triểnkhai các biện pháp hỗ trợ để trẻ em phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, không chánhọc, phòng ngừa nguy cơ lao động sớm
* Phương thức phòng ngừa, khắc phục của gia đình và bản thân trẻ em
Đối với gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnhphúc của trẻ em, gia đình có tác động và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách
và khả năng phát triển trí tuệ của trẻ
Gia đình của trẻ phải là đối tượng được các tổ chức chính quyền đoàn thể quantâm hàng đầu trong các hoạt động liên quan đến trẻ em Gia đình là nơi chăm sóc vàbảo vệ trẻ em trước tiên, do đó gia đình có trẻ em tham gia lao động cần được khuyếncáo về tác hại của việc lao động sớm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ Phân tích cho
họ hiểu rõ lao động trong thời kỳ hội nhập và phát triển là lao động không chỉ có sứckhỏe mà phải có kiến thức, có trình độ Để trẻ em thôi học giữa chừng là đánh mất cơhội cho các em, việc hòa nhập với cộng đồng “bằng anh, bằng em” trong tương lai
Trang 33Nếu bắt buộc phải cho trẻ đi làm thì việc làm cũng không được ảnh hưởng tới quyềntrẻ được học tập, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, dulịch, … điều này có thể thực hiện được thông qua việc chia sẻ công việc và giờ làmlinh hoạt Gia đình sắp xếp giờ làm việc theo thời gian biểu nhất định để trẻ có thểvừa đi học, vừa tham gia làm những công việc nhẹ nhàng phụ giúp cha mẹ mà không
bị ảnh hưởng tới việc học hành của trẻ Gia đình cần tạo mọi điều kiện và cơ hội đểtrẻ được phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần và trí tuệ
Xây dựng gia đình hạnh phúc là biện pháp quan trọng, trực tiếp, hạn chếphần nào trẻ em bỏ nhà ra đi Sự đổ vỡ của các gia đình, lối sống không lành mạnhcủa người lớn trong gia đình sẽ chi phối mạnh mẽ đến hành vi, lối sống và sự hìnhthành về nhân cách của trẻ Do đó cha mẹ, người lớn trong gia đình cần thườngxuyên nâng cao nhận thức về kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ tốt, đặc biệt làhiểu rõ về các quyền, nghĩa vụ và bổn phận của trẻ em, để từ đó có những điềuchỉnh phù hợp trong mối quan hệ và hành vi nuôi dạy trẻ em
Đối với trẻ em tham gia lao động
Kết quả nghiên cứu về lao động trẻ em cho thấy, phần lớn trẻ em tham gialao động một cách tự nguyện, mục đích chính là để kiếm thêm thu nhập giúp đỡgia đình Với những em này, nhu cầu và nguyện vọng là được yên ổn với côngviệc kiếm sống hiện tại, hoặc thay đổi một nghề nào đó nhiều thu nhập hơn, nếu
có các em cũng chỉ muốn học nghề chứ không muốn tiếp tục học văn hóa Do đó,điều quan trọng để cải thiện tình trạng lao động của các em là giáo dục cho các emnhận thức đầy đủ quyền của mình để từ đó, các em có ý thức về vị trí của mình trong
xã hội để chính bản thân các em biết cách tự bảo vệ mình trong công việc và hiểu biết
về nghề nghiệp để có định hướng rõ hơn trong tương lai
Đối với các em làm các công việc tự do như đẩy xe thuê, bán hàng rong,lượm rác, đánh giày, dịch vụ du lịch Đây là nhóm dễ bị tổn thương và đễ bị xâmhại nên cần được chú ý đặc biệt Tuy rất khó khăn nhưng hoạt động của nhóm trẻ
Trang 34này cần được quan tâm bởi các tổ chức đoàn thể, xã hội nơi địa bàn các em làmviệc Hình thức tốt nhất là tập hợp các em thành các nhóm, tập thể để các em cóthể nhận được sự giúp đỡ hoặc trợ giúp lẫn nhau khi cần.
Đối với các em làm công cho các cơ sở, gia đình: nhóm trẻ này ít nhất cũngphải được bảo vệ trong phạm vi cơ sở, trong tập thể công nhân lao động, nhữngngười cùng làm những công việc như các em làm về thời gian, tiền công và nhữnghành động thiếu tôn trọng
Các biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng lao động của các em là giáo dụcnhận thức của các em về quyền trẻ em và quyền của người lao động, phổ biến nhữngkiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng cho các em để các em có thể tự bảo vệ mình khigặp các nguy cơ, được cung cấp những địa chỉ, điện thoại nơi gần cơ sở làm việc nhấtcủa các em để các em liên hệ tư vấn, bảo vệ khi bị xâm hại, bị lạm dụng, …
1.2 KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về phòng ngừa và khắc phục tình trạng
lạm dụng lao động trẻ em:
* Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ là nước có lực lượng lao động lớn nhất thế giới, có hơn 11 triệuLĐTE dưới 14 tuổi Theo Ông Kailash Satyarthi - chủ tịch phong trào Bảo vệ tuổithơ của Ấn Độ thì con số thực phải lên tới gần 60 triệu [43]
Trẻ em làm việc trong các khách sạn và quán ăn dọc đường là một hình ảnhkhá phổ biến ở nhiều nơi tại Ấn Độ Nhiều gia đình và cửa hàng ở thành phốthường thuê trẻ em dưới 14 tuổi từ các gia đình nghèo để làm người giúp việc Trẻ
em làm việc tại nhà riêng và các quán ăn thường phải làm việc nhiều giờ, bị cô lậpvới xã hội và các tổ chức bảo vệ trẻ em Những người giúp việc nhỏ tuổi nàythường phải chăm sóc con của những gia đình khá giả, chứng kiến một thế giới xa
lạ mà các em chỉ có trong mơ ước Những trẻ em được thuê để giúp việc trong gia
Trang 35đình và quán ăn là đối tượng dễ bị ngược đãi và lạm dụng tình dục, vì những hành
vi tội ác gây cho các em thường không được thông báo [36]
Để giải quyết tình trạng lao động trẻ em, Ấn Độ đã quy định cấm sử dụng trẻ
em dưới 14 tuổi làm việc trong một số ngành công nghiệp "nguy hiểm" như sản xuấtpháo hoa và kính Tuy nhiên, theo thông tin từ các tổ chức bảo vệ trẻ em cho rằng đạoluật này không được thực hiện nghiêm minh do nạn tham nhũng…[38]
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tình trạng sử dụng lao động trẻ em tại Trung Quốc đang tràn lan khắp nướcmột cách có hệ thống và ngày càng trầm trọng thêm Không có số liệu chính thức nào
về con số trẻ em đang phải lao động tại nước này Vẫn có những luật lệ gắt gao chốnglại việc thuê mướn trẻ em dưới 16 tuổi nhưng tình trạng sử dụng sức lao động của trẻ
em thì đầy rẫy ở nước này và ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn [51]
Nguyên nhân của vấn đề là ở hệ thống giáo dục Chính phủ cần phải giảiđáp xem tại sao lại có nhiều trẻ em Trung Quốc bỏ học trước khi hoàn tất 9 nămhọc bắt buộc theo như luật lệ qui định Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ tích cựchơn nữa đối với các gia đình nông thôn nghèo không có đủ khả năng cho con ănhọc Các chính sách về giáo dục của Trung Quốc tập trung chủ yếu hỗ trợ cho cáctrường đại học mà ít quan tâm tới các trung tâm hỗ trợ giáo dục thường xuyên vàdạy nghề Vì vậy đối với các gia đình khó khăn hoặc trẻ em có lực học kém thìkhông được quan tâm tạo điều kiện Thông thường đối với những trường hợp nàycha mẹ thường hướng con cai họ đi làm để kiếm thêm thu nhập
Khi vụ tai tiếng về sử dụng nô lệ lao động tại những lò gạch tại tỉnh SơnTây của Trung Quốc bị phát hiện, công chúng Trung Quốc đã bàng hoàng khinghe tin một số những lao động bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiệnphi nhân tính, đó chính là những đứa trẻ Ước tính có ít nhất 1.000 trẻ, nhỏ nhấtkhoảng 8 tuổi, đã bị bỏ thuốc và bị bắt cóc gần các bến xe và sau đó bị bán chocác chủ lò gạch với giá 70 USD/em Trẻ bị buộc phải làm không dưới 14 giờ/ngày
Trang 36trong điều kiện tồi tệ với khẩu phần ăn ít ỏi Một số bị đánh đập tàn nhẫn Có trẻ
làm nô lệ tại các lò gạch đến 7 năm [51]
* Kinh nghiệm của Philippines
Tại Philippines, đất nước gồm hơn 7.000 hòn đảo lớn nhỏ thì nghề đánh bắt cá
là một phần quan trọng trong hoạt động kinh tế của Philippines Do nghèo đói và tỉ lệgia tăng dân số cao, lao động trẻ em trong ngành đánh bắt cá là một hiện tượng phổbiến Nhiều em nhỏ phải làm việc tới 8 giờ đồng hồ trong đêm, lặn dưới nước để bắt
cá bằng vợt, các em phải lặn xuống độ sâu tới 15 mét mà không có thiết bị bảo vệ,các em khác phải tham gia những cuộc đánh bắt xa bờ mỗi chuyến từ 6 - 10 tháng.Ngoài những rủi ro từ thiên tai, bão tố, các em nhỏ này có nguy cơ bị chấn thương,tai nạn thương tích như: bị cá mập tấn công, rắn cắn và bị chết đuối Chính phủPhilippines cũng đã có những đạo luật hỗ trợ các đối tượng trẻ em thiệt thòi và trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn Tuy nhiên vẫn còn lao động trẻ em ở đất nước này vì thựctrạng còn nhiều gia đình chưa thoát khỏi nghèo đói
* Kinh nghiệm của Pakistan
Pakistan là một nước đang phát triển Hơn 40% dân số sống dưới mức nghèokhổ tuyệt đối; 30% kiếm đươc ít hơn 1 đôla Mỹ một ngày Ngoài ra, 70% dân sốquốc gia này sống ở khu vực nông thôn và phần lớn lao động trẻ em tập trung ở khuvực nông thôn Sự bùng nổ dân số, thất nghiệp và thiếu việc làm đã góp phần làm giatăng vấn đề lao động trẻ em Pakistan cũng là một trong những nước có số lượng laođộng trẻ em chiếm tỷ lệ cao, với 3,3 triệu lao động trẻ em không được hưởng nhữngquyền cơ bản, hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, không được chăm chút về tìnhcảm và không được phát huy sự phát triển về năng lực và quyền được giáodục Chính vì vậy lao động trẻ em là một vấn đề gây căng thẳng về kinh tế - xã hội
và vấn đề quyền con người ở đất nước này Có rất nhiều lý do giải thích tại sao trẻ emphải tham gia lao động sớm trước tuổi Một số gia đình phải bán con cho chủ đất đểlàm thuê trả nợ cho gia đình Có những gia đình thì do sự hấp dẫn của đồng tiền mà
Trang 37bắt trẻ em lao động để tăng thêm phần nào thu nhập cho gia đình vốn đã vô cùng ít
ỏi, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo
Ở Pakistan, trẻ em là nguồn lao động chủ yếu trong một số ngành côngnghiệp xuất khẩu như khâu bóng đá, dệt thảm và sản xuất những công cụ chínhxác Trẻ em còn có thể là những công nhân sản xuất gạch, làm việc trong các cửahàng sửa chữa xe và các công việc giúp việc trong nhà
1.2.2 Bài học cho Việt Nam trong phòng ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng lao động trẻ em
Giải quyết vấn đề lao động trẻ em là công việc khó khăn lâu dài, phải đượctiến hành đồng bộ trên nhiều mặt với sự tham gia phối hợp tích cực đồng bộ củanhiều Bộ, ngành cùng các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, được thực hiệnqua các chương trình, chiến lược lâu dài với những mục tiêu cụ thể theo từng giaiđoạn Trước hết, để đạt được mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột về kinh tế,khỏi sự bất công và không phải tham gia lao động trong điều kiện nặng nhọc, độchoại và nguy hiểm hoặc những công việc gây cản trở việc học hành, có hại chosức khỏe, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực, trí lực, đạo đức, tinh thần hoặc xãhội của trẻ em, phải đạt cho được chỉ tiêu số lượng trẻ em được đi học theo từnglứa tuổi, đặc biệt là ở các cấp tiểu học và trung học cơ sở Để đạt được các mụctiêu trên, cần thiết phải hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động trẻ em trêncác mặt từ: phòng ngừa, bảo vệ, phục hồi và tái hòa nhập xã hội Luật pháp, chínhsách quốc gia phải thể hiện từng bước tiến tới xóa bỏ tất cả lao động trẻ em ở cáckhu vực kinh tế, kể cả khu vực phi kết cấu, ở mọi địa bàn dân cư, vùng dân tộc,vùng xa xôi, hẻo lánh đặc biệt với những trẻ em ở lứa tuổi đi học mà pháp luật vềgiáo dục quy định là bắt buộc Tham khảo kinh nghiệm Quốc tế, xét trong bốicảnh thực tế ở Việt Nam, những bài học kinh nghiệm để phòng ngừa và khắc phụctình trạng lạm dụng lao động trẻ em cho Việt Nam gồm:
Trang 38 Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư, đặc biệt làvùng dân tộc thiểu số, vùng nghèo, vùng khó khăn thông qua các chương trình xóađói giảm nghèo và các chương trình khác như: việc làm, chăm sóc sức khỏe vàlàm tốt hơn nữa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình Những chính sách kinh tếthúc đẩy sự phát triển của người nghèo trong dân cư mới có khả năng có nhiều tácdụng vào giải quyết lao động trẻ em
Sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến laođộng trẻ em Chính phủ cần sớm ban hành những chính sách và quy định cụ thể vềlao động trẻ em, kể cả trong khu vực nông nghiệp, khu vực ngoài quốc doanh, khuvực phi kết cấu, lao động trong các gia đình và có cơ chế phối hợp liên ngành chỉđạo thực hiện; Có chính sách trợ cấp xã hội hỗ trợ cho trẻ em có điều kiện kinh tếkhó khăn, chính sách đầu tư trường, lớp và không thu học phí đối với các đốitượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đểgiảm bớt gánh nặng cho gia đình nghèo và ngăn ngừa được nguy cơ trẻ em bỏ họctham gia lao động sớm; Bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về thuế đối vớicác hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con dưới 15 tuổi đang đi học như thuếnông nghiệp, thuế đối với hộ sản xuất nhỏ, thuế tiểu thương
Quy định chế tài chặt chẽ để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về lao độngtrẻ em, tăng mức xử phạt cả lĩnh vực hành chính và hình sự nhằm hạn chế tới mứcthấp nhất các vi phạm về sử dụng lao động trẻ em làm các công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm
Chú trọng vấn đề lao động trẻ em trong quá trình bổ sung, sửa đổi Bộluật Lao động và Luật BVCSGDTE
Hoàn thiện và tăng cường cơ chế, kiểm tra, thanh tra việc thi hành phápluật có liên quan đến lao động trẻ em ở các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hiệntượng lạm dụng sức lao động của trẻ em, bằng cách bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chothanh tra lao động và huy động các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội và công đoàn vào
Trang 39việc thực hiện cơ chế liên ngành về thanh tra lao động về lao động trẻ em trong cáckhu vực phi kết cấu, nông nghiệp, việc làm tại các hộ sản xuất kinh doanh.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thanh tra laođộng, cán bộ công đoàn, cán bộ quản lý giáo dục là giáo viên, các cơ quan thihành pháp luật, đoàn thể xã hội- đặc biệt đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tìnhnguyện viên BVCSTE cấp xã, phường, thôn, bản Truyền thông, nâng cao nhậnthức về lao động trẻ em cho các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội, tổ chức côngđoàn, đoàn thanh niên, người sử dụng lao động, trường học, các cơ quan thông tinđại chúng, gia đình và trẻ em
Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Cải tiến nội dung vàphương pháp giảng dạy để đảm bảo cho trẻ em phát triển toàn diện
Điều tra mang tính quốc gia về lao động trẻ em, thu thập và phân tíchnhững thông tin, số liệu về tình hình lao động trẻ em nhằm xác định những khuvực có lao động độc hại và lạm dụng lao động trẻ em để nhanh chóng cứu giúp,phục hồi và hỗ trợ những trẻ em này; xây dựng chính sách khuyến khích cung cấpdịch vụ bảo vệ và phục hồi
Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các tổ chức liên quan trong việcphòng ngừa và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em như ILO, UNICEF
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC LẠM DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM
VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng chung lao động trẻ em ở Việt Nam
Cho đến nay ở VN chưa có một cuộc điều tra chính thức về trẻ em tham gialao động Tuy nhiên, Cục Bảo vệ trẻ em đã thực hiện thu thập các số liệu thống kêtrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam Theo thống kê của 63 tỉnh/thành phốtrong cả nước, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em lao động trongđiều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và trẻ em làm việc xa gia đình, tính đếncuối năm 2009 là 1.537.179 em, chiếm khoảng 1,79% dân số và khoảng 6% dân
số trong độ tuổi trẻ em Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang có xu hướng gia tăng
và diễn biễn hết sức phức tạp, tăng từ 1,46 triệu em năm 2001, lên 1,537 triệu emnăm 2009 Trong đó, số trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hạinguy hiểm không tăng như vậy Theo báo cáo của các địa phương, số trẻ em laođộng trong điều kiện nặng nhọc độc hại và nguy hiểm không cao và có xu hướnggiảm dần Năm 2001, có 30.120 trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm Con số đó của các năm 2003, 2005, 2007, 2009 tương ứng là35.550 em, 68.071 em, 26.027 em và 25.823 em Nhưng trên thực tế con số này cóthể còn cao hơn nhiều Đa phần nhóm trẻ em này đã bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế giađình khó khăn và không có điều kiện vui chơi giải trí như các bạn cùng trang lứa vànguy cơ bị ngược đãi, bạo lực và bị bóc lột sức lao động là rất cao Mặc dù số lượnglao động trẻ em gia tăng không cao, nhưng ngày càng tăng về số trường hợp điểnhình và phức tạp về tình trạng lạm dụng lao động trẻ em ở mức xâm hại và bóc lộtnghiêm trọng về thể xác và tinh thần trẻ em, tạo ra sự phẫn nộ trong xã hội và gâyxôn xao dư luận (điển hình trường hợp em Em Bình ở Hà Nội và Hào Anh ở CàMau)