1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, Năm học 2011 2012

41 1,6K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 334 KB

Nội dung

Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Người giáo viên ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và với mọi người. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực. Tùy theo lứa tuổi và bậc học, đối tượng học sinh mà người giáo viên có những biện pháp giáo dục các em khác nhau. Ở học sinh bậc tiểu học, để giúp các em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào thực tiễn, trong quá trình dạy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp hay

Trang 1

Một số kinh nghiệm trong công tác Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái trong những năm đầu chuyển đổi mô hình hoạt động.

SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,

Năm học 2011 - 2012.

Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Mai Hạnh

Chức vụ: Giám đốc

Tổ chuyên môn: Hành chính Quản Trị

Đơn vị: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục

hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý do chọn đề tài

Thời gian nghiêm cứu

Phần thứ hai: NỘI DUNG

Chương I cơ sở lý luận

Khái niệm chung

Các cơ sở chính trị pháp lý

Chương II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Chương III Giải quyết vấn đề

Chương IV Hiệu quả của SKKN

Phần thứ 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Tài liệu tham khảo

Đánh giá của hội đồng khoa học các cấp

3 3 4

7 7 7 12

13 20 32 37 39 40

Trang 4

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em họcsinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội Trong đó, ngườigiáo viên giữ vai trò quyết định Đây cũng là một trong những nội dung củaphong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực mà BộGiáo dục đã đề ra

Người giáo viên ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏiphải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh Tạo điềukiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình

và với mọi người Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểubiết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực

Tùy theo lứa tuổi và bậc học, đối tượng học sinh mà người giáo viên cónhững biện pháp giáo dục các em khác nhau Ở học sinh bậc tiểu học, để giúp các

em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vàothực tiễn, trong quá trình dạy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra nhữngphương pháp hay Chẳng hạn như phương pháp “học mà chơi, chơi mà học”.Thường xuyên đặt câu hỏi cho các em, tạo điều kiện để các em tham gia hoạtđộng nhóm, giải quyết vấn đề nào đó cụ thể… trên cơ sở nền tảng là kiến thức cơbản đã được học Đối với học sinh THCS và THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thayđổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ Có em chưa phânbiệt được cái gì tốt, cái gì xấu, điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôikhi còn lẫn lộn Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khókhăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phảilàm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh Giáo dụccác em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể

Giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng làđiều rất cần thiết Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng giúp các em rèn luyện hành

vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em

có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệtốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hàihoà và lành mạnh để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Để làmđược điều đó, mỗi người giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ởmọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp những em có thói quen xấu và hành

vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông đã là rất cần thiết và quan trọngtrong mỗi nhà trường, song đối với công tác giáo dục trẻ khuyết tật thì việc giáodục rèn luyện kỹ năng sống càng quan trọng hơn nhiều lần vì đối tượng trẻkhuyết tật là đối tượng hết sức đặc biêt, ngoài việc mong muốn được tiệp cập vớigiáo dục bình thường như trẻ em khác trẻ khuyết tật đến trường với thân thể và trí

Trang 5

tuệ có nhiều khiếm khuyết, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống và bù đắp nhữngthiệt thòi cao và đặc biệt hơn trẻ bình thường Đặc biệt ngày nay, giáo dục trẻkhuyết tật không còn được xem là một việc làm từ thiện nữa Điều này xuất phát

từ Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em: “Tất cả mọi trẻ em sinh ra đềuđược quyền đi học” và Luật người khuyết tật năm 2011 cũng đã khảng định Trẻ

KT cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em bình thường khác Nhưngviệc học của trẻ KT lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường, hầu hết trẻkhuyết tật gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụbản thân và các kỹ năng xã hội khác Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thânmình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ Đa số trẻ KT gặp rất nhiều khó khăntrong việc học các môn học vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên Đặc biệt khảnăng giao tiếp và kỹ năng sống của trẻ khuyết tật rất hạn chế do nhiều nguyênnhân khác nhau, vì vậy việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục kỹ năngsống cho học sinh khuyết tật nói riêng phải theo chương trình phù hợp với trình

độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác sovới giáo dục trẻ bình thường

Mục đích của giáo dục đặc biệt ở các trường Chuyên biệt và các lớp học hòanhập là giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương laicủa trẻ Tại trường Chuyên biệt cũng như các lớp học hòa nhập trẻ KT cũng đượchọc theo chương trình giáo dục chung, được dạy các kỹ năng cần thiết để phục vụhọc tập, sinh hoạt và giao tiếp xã hội Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có thể học đượcmột phần nào đó của kiến thức, các kỹ năng này Thậm chí có trẻ hết sức khókhăn trong việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong cuộcsống hàng ngày, vì vậy, chương trình dạy cho trẻ phải mang tính “chức năng” vàchương trình này chủ yếu tập trung vào dạy kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: Kỹnăng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng xã hội nhằm hình thành cho trẻ khảnăng sống càng độc lập càng tốt, giúp trẻ có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội.Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ KT là cần thiết và hết sức quan trọngđối với các cơ sở giáo dục đặc biệt và lớp hòa nhâp

Tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây, GDHN cũng được xác định là hìnhthức giáo dục cơ bản để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ đặc biệtkhó khăn Sở GD và ĐT Yên Bái đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất xây dựngTrung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ năm

2002 đồng thời đã tham mưu với UBND tỉnh đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm

vụ mới cho Trung tâm Với chức năng nhiệm vụ mới được quy định tại QĐ số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, công tác GD trẻkhuyết tật trên địa bàn tỉnh bước đầu được quan tâm thực hiện có hiệu quả

Cùng với sự phát triển chung của sự nghiệp Giáo dục& Đào tạo, Trung tâmnuôi dưỡng Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái nay làTrung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật là một mô hình mớiđang phát triển và dần hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ khuyếttật và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong địa bàn tỉnh nhà Là CBQL Trungtâm tôi luôn xác định nhiệm vụ GD trẻ khuyết tật là nhiệm vụ hết sức mới mẻ vàđặc biệt, bước đầu thực hiện nhiệm vụ là rất khó khăn, nên ngay từ khi mới nhận

Trang 6

nhiệm vụ bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm tòi những biện pháp thích hợp đểquản lý chỉ đạo Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ các năm học và đặc biệt quantâm tới sự phát triển bền vững của Trung tâm trong những năm tới

Với nhiệm vụ nuôi dưỡng giáo dục học sinh KT Trung tâm không chỉ là mộttrường học bình thường, ngoài chức năng là trường học trung tâm còn là ngôi nhàthứ hai của các em HS khuyết tật khó khăn, các thầy cô giáo là những người trựctiếp dậy dỗ, chỉ bảo các em với vai trò người cha, người mẹ thứ 2, vì vậy mộttrong những vấn đề cần quan tâm là việc giáo dục kỹ năng sống cho các em họcsinh Tại môi trường giáo dục đặc biệt này Tôi luôn nghĩ rằng việc quan tâm chỉđạo tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật tại Trung tâm sẽ

là một yếu tố hết sức quan để đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dụchọc sinh KT và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Xuất phát từ lý do trêntrong những năm học qua tôi đã nghiên cứu tìm tòi các biện pháp, giải pháp thíchhợp để chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtại đơn vị và trong năm học 2011-2012 tôi chọn vấn đề: “Một số kinh nghiệmtrong công tác quản lý chỉ đạo đơn vị, góp phần không ngừng nâng cao chất lượngcông tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, tại trung tâm Hỗtrợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật năm học 2011-2012.” để nghiêncứu và đúc rút kinh nghiệm

2 Thời gian nghiên cứu

- Nghiêm cứu và áp dụng thử nghiệm từ năm học 2009-2010, 2010-2011,2011-2012

- Năm học 2010-2011 tiến hành đúc rút kinh nghiệm và viết sáng kiên kinhnghiệm

Trang 7

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)

Chương I Cơ sở lý luận của vấn đề

I Kĩ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

1 Quan niệm về KNS

Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS

* Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO)

- KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân cóthể ứng xử hiệu quả trýớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày

- Giáo dục kỹ năng sống: Không phải là đưa ra những lời giải đơn giản chonhững câu hỏi đơn giản Giáo dục kỹ năng sống là hướng đến thay đổi hành vi

- Lợi ích của việc giáo dục tốt KNS: Mục tiêu chính của đào tạo nghề là dạycho người ta những kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụchuyên môn Nhưng các “kỹ năng sống” lại rất cần thiết cho sự thành công trongcông việc Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cầnthiết cho một cá nhân có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh đượcnhững khó khăn trong quá trình làm việc

*Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO):KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục:

Học để biết gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra

quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ;

Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm

soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ;

Học để sống với người khác gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương

lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;

Học để làm gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt

mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,

Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiếtcho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của KNS là kỹ năng tự quản lýbản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và

Trang 8

làm việc hiệu quả Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗicon người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khảnăng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống

Tóm lại: Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết

có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống

và ngoài hệ thống giáo dục

KNS được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập tronggia đình, nhà trường và ngoài xã hội KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính

xã hội KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân KNS mang tính

XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hýởngcủa truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc

3 Sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông

- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân

- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội

- Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông

- Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường

- Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

- Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của

nhiều nước trên thế giới.

4 Mục tiêu của việc giáo dục KNS cho học sinh phổ thông

-Trang bị cho HS những Kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp

Từ đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại

bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực

- KNS giúp HS có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tìnhhuống của cuộc sống hàng ngày

- KNS giúp HS vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và pháttriển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

5 Nguyên tắc giáo dục KNS cho học sinh phổ thông

Trang 9

Giáo dục kĩ năng sống cần đảm bảo 5 nguyên tắc (5 chữ T):

( 1)- Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người

khác

(2)- Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong

các tình huống thực tế

(3)-Thay đổi hành vi: KNS giúp người học hình thành hành vi mới, tích cực;

thay đổi, loại bỏ hành vi tiêu cực

(4)- Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà

phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi

(5)- Thời gian – môi trường giáo dục

- GD KNS càng sớm càng tốt

- GD KNS cần được thực hiện ở cả nhà trường, gia đình và cộng đồng,

- GD KNS cần được thực hiện thường xuyên (lứa tuổi nào cũng cần học,rèn luyện và củng cố KNS)

6 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh phổ thông

Các nhà nghiên cứu, Các cán bộ quản lý, giáo viên đã nghiên cứu và đúc rút có 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS đó là:

(1)- Kỹ năng tự phục vụ bản thân

(2)- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

(3)- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

(4)- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

(5)- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

(6)- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

(7)- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

(8)- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông

(9)- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

(10)- Kỹ năng đánh giá người khác

Nội dung giáo dục kĩ năng sống cần đýợc vận dụng linh hoạt tuỳ theo từnglứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể Ngoài cácKNS cõ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phýõng, GV có thể lựa chọnthêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trýờng, lớp mình cho phù hợp

II Khái niệm trẻ khuyết tật và nhu cầu của trẻ khuyết tật

1 Trẻ khuyết tật

Trẻ KT Là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể, suy giảm các chức năng,hạn chế khả năng hoạt động, khó khăn trong sinh hoạt học tập, vui chơi và laođộng Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết vềcấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạtđộng cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông

Khuyết tật có 6 dạng:

- Khuyết tật thính giác (khiếm thính: chỉ sự suy giảm hay mất khả năng

nghe dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ hoặc câm, hạn chế chức năng giao tiếp

Trang 10

- Khuyết tật vận động: Do bị tổn thương các cơ quan vận động : tay chân,

cột sống gây khó khăn trong cầm nắm, đi lại, di chuyển, nằm, ngồi, đi, đứng

- Khuyết tật thị giác (khiếm thị:: chỉ sự suy giảm hay mất khả năng nhìn

như mù hay nhìn kém

- Khuyết tật trí tuệ: Chỉ sự suy giảm năng lực nhận thức, không thích nghi

với các hoạt động xã hội, chỉ số thông minh thấp, xảy ra trước tuổi trưởng thành,khó chữa trị

-Khuyết tật ngôn ngữ: Có sự khiếm khuyết của của bộ phận phát âm làm

ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp

- Ða tật : Trên 1 tật có 2 hay nhiều loại khuyết tật.

* Nguyên nhân của khuyết tật do

- Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền gây dịtậ? bẩm sinh

- Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ

- Do nuôi dưỡng và chăm sóc : suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin A, loét giácmạc, thiếu iốt

- Do tai nạn, bệnh tật để lại di chứng : viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại liệt,lao, viêm tai chảy mủ

* Nhu cầu của trẻ khuyết tật

(1) Trẻ khuyết tật cần được chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển.(2) Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất

(3) Cần được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng

(4) Cần được yêu thương, hoà nhập cộng đồng

(5) Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi

(6) Cần được tôn trọng, đánh giá, được khuyến khích và động viên

(7) Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần

(8) Trẻ khuyết tật thường có năng lực bù trừ và tính sáng tạo

* Làm gì để giúp trẻ khuyết tật:

- Hãy phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật Mầm non :

- Hãy tin tưởng vào khả năng của trẻ khuyết tật

- Hãy đưa trẻ đi học hòa nhập từ tuổi Mầm non

- Hãy Bảo đảm quyền được tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật

2 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khó khăn và những thách thức

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùnghọc với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.Giáo dục hòa nhập là "hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bìnhđẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợptại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viênđầy đủ của xã hội"

Trang 11

Hòa nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớpphổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trongmục tiêu giáo dục Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinhphát triển hết khả năng của mình Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việcđiều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹnăng giảng dạy đặc thù

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dụctrẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt Hệ thốngquản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu

đi vào hoạt động Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáoviên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển Các chươngtrình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện Phương thứcgiáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộngrãi Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng Giáo dục hòa nhập cũng đứng trướcnhững thời cơ lớn

Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn những hạnchế Cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trongviệc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi đượcgiáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường

Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về sốlượng, chủng loại Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bịtối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy họcđặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo,bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càngtăng của trẻ khuyết tật Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa

được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong

trường trẻ khuyết tật học hòa nhập

Cơ chế chính sách về giáo dục trẻ khuyết tật chưa đủ để bảo đảm cho việcxây dựng, quản lý và phát triển hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật Các dịch vụ hỗtrợ đồng bộ chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp sự tham gia của trẻ khuyết tậttrong hệ thống giáo dục quốc dân;

Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻkhuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chấtlượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tíchcực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻkhuyết tật được đi học

Để thực hiện được những mục tiêu đó, giáo dục trẻ khuyết tật cần có nhữnggiải pháp lớn đó là xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyếttật Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật Phát triển hệ thống hỗtrợ giáo dục trẻ khuyết tật Nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật vàtăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật Mộttrong vấn đề cần quan trọng để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật là cần

Trang 12

phải quan tâm tới giáo dục và kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật càng sớm càng tốt

2 Các cơ sở chính trị pháp lý:

- Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGD&ĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp, năm học 2011-2012

- Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT Ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Kế hoach số

hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tíchcực” năm học 2010-2011

- Căn cứ Công văn số 5358/BGDĐT-GDTH ngày 12/8/2011 về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrh năm học 2011-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.đối với GĐT

- Căn cứ Công văn số 5551/BGDĐT-GDDT ngày 19/8/2011 về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Bộ GD7ĐT đối với GD dân tộc.Căn cứ Công văn số 5687/BGDĐT-TTHSSV ngày 25/8/2011 về việc hướng dẫnthực công tác học sinh sinh viên, ngoại khóa y tế trường học năm học 2011-2012của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Căn cứ QĐ số922/QĐ-UBND ngày 29/6/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnhYên Bái về kế hoạch thời gian năm học 2011-2012

- Căn cứ vào Công văn số 475/SGD&ĐT- KTKĐCL ngày 23/8/2011 của

Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” năm học 2011-2012

- Căn cứ vào Công văn số 468/SGD&ĐT-GDTrH ngày 22/8/2011 của SởGiáo dục và Đào tạo Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học2011-2012 đối với GDTrH

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc ban hành quy định giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tậtkhuyết tật;

- Thông tư số 39/2009/TT-BDGĐT ngày 29/12/2009 về việc ban hành quyđịnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

- Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của Ủy ban nhândân tỉnh Yên Bái về việc đổi tên và quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức

bộ máy của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh YênBái;

- Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ năm học kháccủa Bộ GD và Sở GD&ĐT Yên Bái

- Các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn giáo viên, cán

bộ quản lý các ngành học bạc học và các văn bản quy phạm pháp luật khác

- Luật Giáo dục năm 2005

- Luật Người khuyết tật được quốc hội thông qua tháng 6 năm 2010 vàchính thức có hiệu lực từ 01/1/2011

Trang 13

- Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của Trung tâm

Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái, đã đựoc SởGD&ĐT Yên Bái phê duyệt trong đó đã xác định 7 mục tiêu nhiệm vụ trọng tâmcủa đơn vị năm 2011-2012 là:

(1)Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD trung học;nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng học sinh tại trung tâm

(2)- Thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại đơn vị theo hướnggiáo dục cá biệt (tập trung đầu tư cho giáo dục đến từng đối tượng, từng loại tật ,

từ đó đúc rút kinh nghiệm để từng bước thực hiện tư vấn hỗ trợ có hiệu quả côngtác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập trong toàn tỉnh

(3)- Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, Tích cựctrong công tác tham mưu, đề xuất với sở GD&ĐT và UBND tỉnh về công tácGDHN trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn cốt cán về côngtác GDHN trẻ KT cho GV tiểu học, THCS trong tỉnh Bước đầu thực hiện nhiệm

vụ tư vấn cho gia đình có trẻ khuyết tật về biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật tạiTrung tâm Tư vấn chuyên môn và hỗ trợ việc triển khai điểm về GDHN trẻkhuyết tật bậc THCS-THPT tại trường THCS Phong Dụ Hạ huyện văn yên theo

KH của Sở GD&ĐT

(4)- Quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là nâng caonăng lực và trình độ GD HN khuyết tật cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV Trungtâm nâng cao trình độ tin học và UDCNTT trong quản lý và dạy học

(5)- Tăng cường công tác bảo quản cơ sở vật chất đã được xây dựng vàđược đầu tư Có kế hoạch xây dựng cải tạo lại môi trường trung tâm theo hướngthân thiện tích cực, sáng - xanh - sạch - đẹp

(6)- Tăng cường công tác phụ đạo dạy bù chương trình cho HS toàn Trungtâm, Xác định chuẩn kiến thức ký năng phù hợp với đối tượng HS Trung tâm.Triển khai công tác hướng nghiệp dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8, 9

(7)- Triển khai tập huấn công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

đến 100% cán bộ Giáo viên, nhân viên Trung tâm, thực hiện công tác GD kỹ năng sống cho HS Trung tâm; quan tâm GD kỹ năng sống tới đối tượng học sinh dân tộc và khuyết tật; Đặc biệt quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân, Giáo dục ý thức lao động, tính kỷ luật,

ý thức trách nhiệm cho học sinh toàn Trung tâm

Chương II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

1 Thực trạng về tình hình hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái

1.1 Tình hình hoạt động của đơn vị trong những năm đầu chuyển đổinhiệm vụ và năm học 2011-2012

Trung tâm Hỗ trợ phát triển GD hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Yên Bái đượcthành lập theo QĐ số 440/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân

Trang 14

dân tỉnh Yên Bái Khi thành lập trung tâm có tên là: Trung tâm nuôi dưỡng giáodục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với nhiệm vụ nuôi dưỡng một bộ phậntrẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh (gồm trẻ em khuyết tật, trẻ

em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn và trẻ em thuộc diện gia đìnhchính sách)

Thực hiện Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/05/2006 của BộGiáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàntật, khuyết tật Để đáp ứng nhu cầu vể giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trên địabàn toàn tỉnh, Sở GD&ĐT Yên Bái đã xây dựng đề án và đã tham mưu vớiUBND tỉnh thực hiện chuyển đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ mới choTrung tâm UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày08/01/2009 về việc đổi tên Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyếttật đồng thời quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế của Trung

tâm Sau khi chuyển đổi, từ năm học 2009 - 2010 Trung tâm có chức năng: tham

mưu, giúp Sở Giáo dục & Đào tạo trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và có nhiệm

vụ: Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ

phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định; Tư vấn cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có người khuyết tật học hòa nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật; Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm sóc trẻ khuyết tật; Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở GD&ĐT.

Tính đến nay Trung tâm mới chuyển đổi chức năng nhiệm vụ được hơn hainăm Trong những năm qua Sở GD&ĐT Yên Bái đã thường xuyên quan tâmhướng dẫn, chỉ đạo đơn vị từng bước thực hiện chức năng nhiệm vụ mới theo yêucầu Hiện tại Trung tâm thực hiện chức năng tham mưu cho Sở GD&ĐT trongviệc giáo dục trẻ khuyết tật, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và nuôi dưỡng giáo dụctrẻ khuyết tật tại đơn vị, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyếttật trong địa bàn toàn tỉnh, mặt khác Trung tâm vẫn đang tiến hành nhiệm vụ nuôidưỡng giáo dục một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàntoàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ cũ

Sau hơn 8 năm thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm đã đón nhận nuôi dưỡnggiáo dục gần 200 lượt học sinh bậc THCS thuộc đối tượng học sinh khuyết tật vàhọc sinh có hoàn cảnh khó khăn Nhiều học sinh của trung tâm ra trường đã có cơhội để tiêp tục học nghề, học chuyên nghiệp, đi làm và đã trưởng thành trở thànhngười có ích cho gia đình và xã hội Cụ thể trong những năm qua có 05 HS cũ củaTrung tâm đỗ Đại học, nhiều HS đỗ Cao đẳng, Trung cấp, các trường PTTH nhưNội trú Tỉnh, Nội trú miền Tây, Nguyễn Huệ,…

Chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục học sinh từng bước được nâng cao vàđược cải thiện rõ nét Trung tâm đã trú trọng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sứckhỏe học sinh và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng Tổ chức khámsức khỏe thường xuyên cho học sinh, thường xuyên quan tâm theo dõi phát hiện,chữa trị kịp thời những bệnh thông thường học sinh mắc phải, đã phối hợp với Sở

Trang 15

Lao động Thương binh Xã hội phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng cho 5học sinh khuyết tật vận động và hở hàm ếch Trú trọng công tác Y tế học đường,100% học sinh Trung tâm có bảo hiểm Y tế Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sứckhỏe học sinh có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong Trung tâm, như GVchủ nhiệm, cấp dưỡng, bảo vệ, quản sinh, y tế Kết quả 100% học sinh khỏemạnh, tăng cân có đủ sức khỏe để học tập bình thường

Đã có nhiêu tấm gương học sinh điển hình vượt khó học tập, nhiều em đãđược nhận học bổng của Quỹ vì trẻ thơ, Hội khuyến học tỉnh và các tổ chức cánhân trong và ngoài tỉnh Đặc biệt trong những năm qua Trung tâm đã rất quantâm tới việc giáo kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật và học sinh khó khăn,phần lớn học sinh của Trung tâm đã có nghị lực không còn mặc cảm bản thân, cóniềm tin cuộc sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập để trở thànhnhững người có ích cho gia đình và xã hội

Sau khi chuyển đổi chức năng nhiệm vụ mới, tập thể cán bộ giáo viênTrung tâm đã hết sức cố gắng khắc phục khó khăn xác định rõ lộ trình chuyển đổi,điểu chỉnh sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy trong đó đặc biệt quan tấm tới chấtlượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để nhanh chóng tiếp cận và thực hiện tốtnhiệm vụ giáo dục và hỗ trợ hòa nhập trẻ khuyết tật tại đơn vị cũng như các cơ sởgiáo dục trên địa bàn toàn tỉnh Cụ thể: Trung tâm đã hoàn thành công tác điềutra, khảo sát về trẻ khuyết tật học hòa nhập trong toàn tỉnh Xác định mục tiêu,xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật các năm học và giai đoan 2010 - 2015.Tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất với sở GD&ĐT và UBND tỉnh vềcông tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong toàn tỉnh Xây dựng kế hoạch tậphuấn cốt cán về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên Tiểu học,Trung học Cơ sở trong toàn tỉnh Kết quả trong năm 2010, 2011 đã tham mưu với

Sở GD&ĐT mở được 6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtcho gần 300 cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở có trẻ khuyết tật học hòa nhập

Đã bước đầu thực hiện công tác hỗ trợ hòa nhập tại các cơ sở đạt hiệu quả

Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã tích cực trong công tác học tập nâng caonghiệp vụ giáo dục đặc biêt Trung tâm đã tạo điều kiện để mọi giáo viên có cơhội tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệp từ các đơn vịtỉnh bạn Từ chỗ chưa có giáo viên có trình độ chuyên sâu về giáo dục đặc biệtđến nay 100% CBQL và GV Trung tâm đã được tập huấn nghiệp vụ giáo dục trẻkhuyết tật, 4 GV có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biêt, 2 GV đang học ĐHgiáo dục đặc biệt nhiều GV thuộc đối tượng giảng viên cốt cán cấp tỉnh về Giáodục hòa nhập trẻ khuyết tật Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của tập thể cán

bộ giáo, viên Trung tâm, kết quả trên thể hiện sức mạnh đoàn kết và sáng tạo củatập thể cán bộ, giáo viên toàn Trung tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ

Năm học 2011 - 2012 thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục Trung học,Trung tâm đón nhận nuôi dưỡng và giáo dục 4 lớp với 80 học sinh, trong đó có 61học sinh khuyết tật; Tiếp tục xây dựng và phát triển Trung tâm theo định hướngcủa Bộ Giáo dục & Đào tạo; Thực hiện nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật trong toàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị và Hướngdẫn của Bộ, UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo

Trang 16

2.Tình hình học sinh

* Quy mô, số lớp, số học sinh khuyết tật

- Tổng số Lớp: 4 lớp

- Tổng số HS: 80 HS ( khối 6: 20, Khối 7: 20, khối 8: 20 khối 9: 20

- Học sinh KT: 61(khối 6: 20, Khối7: 20, khối 8: 16, khối 9: 5) chiếm 76,25 %

- Học sinh Nữ: 36 chiếm tỉ lệ:

- Học sinh dân tộc: 52 (K6: 12, K7: 10 K8: 14, k9: 16) chiếm tỉ lệ:

- Học sinh mồ côi 13, mồ côi cả cha mẹ; 4,

- Học sinh diện chính sách: 80

- Tình hình học sinh khuyết tật: tổ 61 em Chia ra:

- Khuyết tật thính giác (khiếm thính): 7

3 Thực trạng về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trung tâm

3.1 Thực trạng kỹ năng sống của HS trung tâm

Trong nhưng năm học qua học sinh đến trung tâm đã được quan tâm chămsóc dạy dỗ, được hướng dẫn tỉ mỉ từ nết ăn, ở, vệ sinh cá nhân, chào hỏi, xưng hô,Giáo dục ý thức đạo đức lối sống, ý thức học tập, Ý thức lao động, giữ gìn bảo vệtài sản, giáo dục sức khỏe đời sống, phòng chống bệnh tật, phòng chống tai nạnthương tích, thiên tai, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội đến việc giáo dục kỹnăng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự học và các kỹ năng xã hội khác Vì vậy có thểnói hiện tại học sinh trung tâm đã có những kỹ năng cơ bản trong học tập và sinhhoạt như ăn ở gọn gàn, ngăn nắp, có ý thức xưng hô, chào lễ phép, biết giữ gìnbảo vệ tài sản chung, có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân và vệ sinh chung, họcsinh trung tâm ngoan ngoãn và có sự tiến bộ rõ nét về học tập cũng như các kỹnăng sống qua các năm học

Tuy nhiên kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế Từ năm học2009-2010 trở lại đây với nhiệm vụ chủ yếu là nuôi dạy giáo dục trẻ em khuyết tậtbậc THCS đối tượng chủ yếu là học sinh khuyết tật đã được học hòa nhập tại cáctrường tiểu học trong toàn tỉnh, hầu hết hoạc sinh KT học tại trung tâm đều cóhoàn cảnh gia đình khó khăn, 90% số học sinh KT đều từ các vùng kinh tế đặcbiệt khó khăn do đó hạn chế về nhận thức xã hội và kiến thức phổ thông Với thânthể và trí tuệ có nhiều khiếm khuyết, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống và bùđắp những thiệt thòi cao và đặc biệt hơn trẻ bình thường Hầu hết trẻ khuyết tậtgặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân vàcác kỹ năng xã hội khác Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờngười khác giúp đỡ, hỗ trợ Đa số trẻ KT gặp rất nhiều khó khăn trong việc học

Trang 17

các môn học vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên Đặc biệt khả năng giao tiếp và

kỹ năng sống của trẻ khuyết tật rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trong 61 trẻ KT đang học tại trung tâm có tới 16 trẻ khuyết tật trí tuệ, 7 trẻkhuyết tật thính giác(trong đó có 4 trẻ câm điếc), 1 trẻ khuyết tật ngôn ngữ, đây lànhững đối tượng KT có khó khăn nhiều nhất trong việc học, tiếp thu kiến thức vàcác kỹ năng sống

Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là trẻ đang trong độ tuổi từ 11 đến 16tuổi, ở lứa tuổi này trẻ có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏicái mới, điều lạ, có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu, điều gì nên làm

và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn

Đặc biệt hầu hết học sinh của trung tâm là dân tộc thiểu số sống ở nhữngvùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thập do đó khi mới đến Trung tâmthường rụt rè, nhút nhát trước đám đông, khả năng xử lý các tình huống kém linhhoạt, do hạn chế trong giao tiếp ứng sử các em thường hay khép mình tự ti trướccác bạn

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổthông tin ngày càng mạnh mẽ, đã có rất nhiều luồng văn hoá, tư tưởng được dunhập vào Việt Nam Bên cạnh những luồng văn hoá, tư tưởng tích cực thì cũng cónhững văn hoá phẩm độc hại du nhập mà sự kiểm soát các thông tin của chúng tacòn có những hạn chế nhất định.Cũng giống như học sinh tại các trường bìnhthường khác học sinh Trung tâm cũng bị ảnh hưởng không nhỏ Trước những cám

dỗ và cặm bẫy ngày càng nhiều, khi khả năng tự kiềm chế, tự chủ của các em cònkém, em thường khẳng định cái tôi của mình bằng bạo lực; trong giao tiếp các emthường dùng những câu pha tạp thiếu văn hóa,

Qua quá trình nghiêm cứu cụ thể về kỹ năng sống của học sinh Trung tâm

có thể đánh giá so với những trẻ bình thường kỹ năng sống của học sinh Trungtâm hết sức hạn chế, nhu cầu được trang bị kỹ năng sống của học sinh cao Trướcthực trạng trên cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống trong Trung tâm là rất cầnthiết và là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục học sinh khuyết tật

3.2 Thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống của Trung tâm

Từ năm học 2009 - 2010 hưởng ứng phong trào thi đua : xây dựng trườnghọc thân thiện học sinh tích cực, Trung tâm đã quan tâm tổ chức tốt các nội dungcủa phong trào thi đua trong đó đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh, Trung tâm đã lựa chọn những kỹ năng cơ bản, cần thiết để giáo dụccho học sinh và bước đầu đã có hiệu quả, học sinh của trung tâm đã có dự tiến bộ

rõ nét về học tập và rèn kỹ năng sống, đã tự tin và hoà đồng xã hội sau khi học tậptại Trung tâm

Công tác giáo dục kỹ năng sống không còn là mới nẻ đối với Trung tâm,

từ nhiều năm học trước giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh đã được quan tâmthực hiện và có hiệu quả khá rõ rệt Học sinh đến trung tâm đã được quan tâmchăm sóc dạy dỗ, được hướng dẫn tỉ mỉ từ nết ăn, ở, vệ sinh cá nhân, chào hỏi,xưng hô, Giáo dục ý thức đạo đức lối sống, ý thức học tập, Ý thức lao động, giữgìn bảo vệ tài sản, giáo dục sức khỏe đời sống, phòng chống bệnh tật, phòng

Trang 18

chống tai nạn thương tích, thiên tai, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội đến việcgiáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự học và các kỹ năng xã hội khác.Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống mới dừng lại ở việc nhắc nhở uốn nắn,mang tính tự phát theo lương tâm trách nhiệm của các thầy cô giáo và các cô chúnhân viên đối với học sinh.

Trung tâm đã quan tâm tới việc giáo dục KNS thông qua một số môn học

và các hoạt động ngoại khóa theo yêu cầu của Bộ và Sở GD&ĐT Ở một số mônhọc và trong hoạt động ngoại khoá, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến,tuy nhiên do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâmsinh lý của đối tượng, nội dung lồng ghép nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú chohọc sinh nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao

Trong nhiều năm qua việc quan tâm tới chất lượng giáo dục các bộ mônvăn hoá sát đối tượng đối với học sinh khuyết tật đã được đơn vị chỉ đạo thực hiệntốt và có hiệu quả, mọi học sinh KT đều có kế hoạch giáo dục cá nhân, chất lượnggiáo dục cá biệt tại đơn vị có chuyển biến tích cực, xong việc quan tâm giáo dục

kỹ năng sống cho từng đối tượng đã được đề cập nhưng chưa có những biện pháp,giải pháp tích cực, chưa có kế hoạch và định hướng cụ thể từ Ban giám đốc đến tổchuyên môn và cá nhân giáo viên do đó hiệu quả chưa cao Hoạt động giáo dục kỹnăng sống chưa được thể hiện rõ nét, còn mờ nhạt, thường chỉ thông qua các hoạtđộng giáo dục khác để giáo dục KNS, chưa thấy được mối quan hệ giữa việc giáodục KNS tốt cho học sinh với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện củađơn vị

4 Những hạn chế, tồn tại, khó khăn trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trung tâm

Từ việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong học sinh vàthực trạng ý thức tự rèn luyện KNS của học sinh tại Trung tâm bản thân tôi nhậnthấy những khó khăn hạn chế cần được quan tâm chỉ đạo trong công tác giáo dục

kỹ năng sống tại trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậttrong năm học 2011-2012 cụ thể như sau:

- Học sinh chưa có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về KNS, Kỹ năng sống của hầu hết học sinh rất hạn chế so với trẻ bình thường, tuy vậy nhu cầu được giáo dục KNS trong mỗi học sinh lại rất cao, đặc biệt là nhóm học sinh KT Trí tuệ,

KT ngôn ngữ, KT thính giác Y thức tự rèn luyện KNS cho bản thân của các em học sinh tương đối cao

- Nhận thức của đại đa số học sinh tại trung tâm còn chậm do hoàn cảnh bản thân, cá biệt nhóm đối tượng chậm phát triển trí tuệ sự nhận thức rất chậm, rấtkhó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng

- Đội ngũ CBQL, GV, NV còn chưa nhận thức thật đầy đủ về KNS và sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông và học sinh KT, Giáo viên, nhân viên cơ bản còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục KNS cho học sinh Một bộ phận giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm KNS còn hạn chế do đó còn lúng túng, thiếu thực tế khi truyền đạt kiến thức và giáo dục KNS cho học sinh

Trang 19

- Việc thực hiện chương trình giáo dục KNS lồng ghép trong các bộ môn theo quy định của Bộ GD&ĐT còn gặp khó khăn do quá tải về kiến thức Cụ thể: trong một tiết học khác với trường bình thường giáo viên trung tâm phải thiết kế bài giảng cho phù hợp từng đối tượng, trong lớp có nhiều học sinh khuyết tật ở mức độ nhận thức khác nhau vì vậy việc lồng ghép để giáo dục học sinh cũng phải tuỳ theo đối tượng, do đó việc thực hiện lồng ghép trong tiết dạy gặp khó khăn, quá tải và không hiệu quả.

- Trong Trung tâm việc giáo dục KNS chưa có những nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, chưa sát đối tượng, chưa quan tâm tới việc giáo dục KNS cho học sinh cá biệt

- Phía xã hội và gia đình thiếu sự quan tâm đúng mức đến phương pháp,hình thức giáo dục KNS cho các em Bên cạnh đó hầu hết học sinh của Trung tâmđều xa gia đình sự kết hợp cần thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việcgiáo dục KNS cho trẻ gặp khó khăn

5 Nhiệm vụ cần giải quyết trong công tác giáo dục KNS cho HS Trung tâm.

5.1 Những kỹ năng cần được quan tâm giáo dục tại Trung tâm

Sau khi nghiên cứu thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trong năn học 2011-2012 Trung tâm đã lựa chọn những kỹ năng cần thiết vàphù hợp với đối tượng để quan tâm giáo dục đó là:

(1) Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân (Tôi là ai, hiểu biết bản thân, tựphục vụ và chăm sóc sức khoẻ, tự vượt lên số phận, );

(2) Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường họcđường, với bố mẹ, người lớn tuổi, bạn bè, thầy cô, ứng xử văn hoá, tự tin trướcđông người, xây dựng tình bạn, sự cảm thông, sự hỗ trợ trong quan hệ bạn bè,…)

(3) Kỹ năng hợp tác và chia sẻ( kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, sinhhoạt, hoạt động tập thể, kỹ năng giải quyết xung đột trong học đường, chia sẻ khókhăn giúp đỡ bạn bè, …)

(4) Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành

vi tốt, sấu, dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục,…)

(5) Nhóm kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn, căng thảng trong cuộcsống (Phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội, kỹ năng phòng chống các tai nạnthương tích, sử lý các tình huống khi gặp khó khăn hoạn nạn, đảm bảo an toàn khisinh hoạt và lao động, tìm kiếm sự hỗ trợ khi căng thẳng,…)

5.2 Đề xuất những biện pháp quản lý trong giáo dục KNS tại đơn vị

Xác định những khó khăn tồn tại trên, trên cơ sở thực tế về đặc điểm tỉnhhình của đơn vị để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung của Phongtrào thi đua Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong năm học2011-2012 tôi đã nghiên cứu và đề xuất năm nhóm biện pháp quản lý nhằm chỉđạo đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh Trung tâm

1 Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức, tăng cương công tác bồi dưỡng kiếnthức KNS, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBQL, giáo viên,

Trang 20

nhân viên; Quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục KNS lồng ghéptrong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

2 Nhóm biện pháp: Điều tra phân loại đối tượng học sinh; xác định nhu cầu vềgiáo dục KNS của học sinh; xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục KNScho học sinh sát đối tượng

3 Nhóm biện pháp: Triển khai các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhậnthức về KNS và rèn luyện KNS cho học sinh;

4.Nhóm biện pháp: 4 Nhóm biện pháp: Tăng cường giáo dục KNS cho trẻkhuyết tật theo nhóm tật và học sinh cá biệt

5 Nhóm biện pháp: Tạo động lực làm việc và tăng cường các điều kiện làmviệc cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh trong việc thực hiện giáo dục, rènluyện KNS cho học sinh

Chương III Các biện pháp đã tiến hành

1 Nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức, tăng cương công tác bồi dưỡng kiến thức KNS, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên; Quản lý chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục KNS lồng ghép trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.1 Bồi dưỡng phẩm chất chính trị đạo đức cho đội ngũ cán bộ giáo viên,nhân viên

Để thực hiện giáo dục KNS có hiệu quả cao người thầy phải là tấm gương,thầy cô mẫu mức sẽ là chuẩn mực để học sinh noi theo Để làm tốt nội dung nàymỗi giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện và trường thành hơn và phảithực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học vàsáng tạo”

Thủ trưởng đơn vị quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được thamgia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng,nghe thời sự, học tập các quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo,

Thường xuyên quan tâm động viên, vân động giáo viên tham gia các cuộcvận động và các phong trào thi đua, tích cực tham gia các cuộc vân động, cácphong trào thi đua là điều kiện tốt để GV được rèn luyện, phẩn chất đạo đức, lốisống, nâng cao nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ

1.2 Nâng cao nhận thức về KNS, sự cần thiết phải giáo dục KNS cho họcsinh trung tâm

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người thầy trong việc giáo dục kỹ năngsống cho học sinh thông qua tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị Quyết, cácQuyết định của các cấp về việc giáo dục KNS, qua các buổi họp Chi bộ, họp hộiđộng giáo duc, sinh hoạt chuyên môn

1.3 Tăng cương công tác bồi dưỡng kiến thức KNS

Ngày đăng: 28/03/2015, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w