Tranh chấp do thiếu thông tin

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 40)

Tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình: BIDV chi nhánh Hà Nội với vai trò ngân hàng thông báo

Một hợp đồng xuất khẩu dây cáp và dây điện.

Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP 600 Nhà xuất khẩu: Việt Nam

Nhà nhập khẩu: Agoria Company

Ngân hàng thông báo: BIDV chi nhánh Hà Nội Ngân hàng mở L/C: KBC Bank (Belgium)

L/C yêu cầu xuất trình bảng tiết hàng hoá nhưng không yêu cầu bản kê chi tiết có chữ kí của người thụ hưởng.

BIDV sau khi nhận được bộ chứng từ từ người thụ hưởng gửi đến, với vai trò và trách nhiệm của ngân hàng thông báo, đã kiểm tra bộ chứng từ với sự cẩn trọng hợp lý. Sau khi kiểm tra với các điều khoản của tín dụng và trên bề mặt các chứng từ, BIDV nhận thấy các chứng từ được lập là hoàn toàn phù hợp với L/C và với UCP 600 và gửi sang KBC đòi tiền.

KBC bank đã không đồng ý thanh toán vì cho rằng: phiếu kê đóng gói hàng hoá không được kí bởi người thụ hưởng thì liệu hàng có được kiểm kê đầy đủ chắc chắn không? KBC Bank đã hỏi ý kiến nhà nhập khẩu về vấn đề trên và được nhà nhập khẩu trả lời là không chấp nhận thanh toán vì họ có cùng quan điểm như KBC bank. Quyết định cuối cùng của KBC bank là không thanh toán cho người thụ hưởng.

a, Giải quyết tranh chấp

Điều 14 (f) UCP 600 qui định: “nếu tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ không phải là chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm hoặc hoá đơn thương mại mà không qui định người phát hành hoặc nội dung dữ liệu thì các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như đã xuất trình nếu nội dung của nó đáp ứng được chức năng của chứng từ được yêu cầu và ngoài ra còn tuân thủ điều 14 (d)”.

Theo qui định trên thì bản kê chi tiết hàng hoá mà người thụ hưởng xuất trình là hoàn toàn phù hợp, bản kê chi tiết hàng hoá không cần phải kí trừ khi tín dụng yêu cầu nó phải được kí hay phải có sụ xác nhận cụ thể. Chính vì vậy BIDV không chấp nhận sai biệt đó. Mặc dù vậy, bên KBC bank vẫn không đồng ý thanh toán. Bên nhà xuất khẩu đang xem xét việc đưa ra kiện tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, tuy nhiên vẫn đang chờ đợi câu trả lời khác từ KBC bank.

b, Bài học kinh nghiệm

Phía ngân hàng KBC đã không nắm vững UCP 600, họ cố tình đưa ra các bất hợp lệ mà theo UCP 600 thì đó hoàn toàn là hợp lệ để từ chối thanh toán. Hơn nữa nhà nhập khẩu không muốn thanh toán vì họ gặp khó khăn trong vấn đề phân phối, sản xuất, vì vậy nhà xuất khẩu khi tìm đối tác cũng phải chú ý, tìm hiểu rõ các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ, từ đó

2.2.1.2. Rủi ro kỹ thuật xảy ra trong quá trình xử lý nghiệp vụ của các thanh toán viên.

Đó là trường hợp ngân hàng kiểm tra chứng từ không phát hiện hết lỗi hoặc không thực hiện đúng theo qui định tại điều 14 của UCP 500, cụ thể là thông báo từ chối trả tiền vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng.

Vụ việc xảy ra như sau: tháng2/2004 Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội mở L/C nhập khẩu mặt hàng thiết bị y tế theo yêu cầu của người NK là công ty Cổ phần Bảo Bình. Người hưởng lợi là Dan Company Ltd, USA. NHTB và NHXN đều là Citibank New York. Trị giá L/C là 15000 USD. L/C yêu cầu một hối phiếu trả tiền ngay, ký phát cho ngân hàng mở và cho phép NH xác nhận ghi nợ tài khoản của BIDV Hà Nội để tự hoàn trả sau khi nhận được bộ chứng từ đòi tiền phù hợp với yêu cầu của L/C.

Sau khi giao hàng, Dan Company Ltd lập bộ chứng từ gửi tới Ngân hàng xác nhận. Ngân hàng này kiểm tra và thấy bộ chứng từ thiếu Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)của Phòng thương mại Mỹ cấp. Để kịp thời gửi chứng từ cho người mua nhận hàng, theo thoả thuận giữa hai bên tham gia hợp đồng, người hưởng lợi Dan Company Ltd đề nghị Citibank chiết khấu có truy đòi, cùng cam kết hoàn lại tiền nếu bộ chứng từ bị NH mở từ chối thanh toán. Giấy chứng nhận xuất xứ còn thiếu sẽ được gửi ngay qua đường bưu điện tới BIDV Hà Nội sau.

Nhận được bộ chứng từ có điều khoản trên, BIDV thông báo ngay cho công ty Bảo Bình để chờ ý kiến chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ. Ban đầu, công ty Bảo Bình đề nghị ngân hàng mở lưu giữ bộ chứng từ đòi tiền cho tới khi hàng về tới cảng Hải Phòng mới thanh toán. Tuy nhiên vào ngày làm việc

thứ tám sau khi nhận được bộ chứng từ, chuyến hàng mới cập cảng Hải Phòng. Do gặp bão trong hành trình trên biển nên hàng hoá bị tổn thất một phần. Công ty Bảo Bình muốn trừ ngay số tiền bồi thường thiệt hại vào tiền thanh toán L/C thay vì chờ hãng bảo hiểm giải quyết nên đã yêu cầu BIDV điện từ chối trả tiền. Vào ngày làm việc thứ chín, Citibank lập tức trả lời bác bỏ từ chối trả tiền của BIDV vì theo họ ngân hàng mở đã vi phạm qui định của điều 14 UCP 500, đó là “việc từ chối thanh toán phải được thực hiện không vượt quá 7 ngày làm việc”. BIDV đã không thực hiện đúng theo qui định trên nên ngân hàng đã mất quyền từ chối thanh toán và vẫn phải trả tiền cho Citibank New York mặc dù bộ chứng từ là không hoàn hảo.

Vì vậy, xuyên suốt quá trình thanh toán tín dụng chứng từ ở mỗi thương vụ, cần phải có quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát ở mỗi động tác nghiệp vụ một cách khoa học và chi tiết: có sự phân công cụ thể cho mỗi chuyên viên khách hàng và chuyên viên thanh toán và cán bộ phụ trách giao dịch về nội dung kiểm tra, thậm chí cả về phương pháp kiểm tra, kiểm soát. Có như vậy mỗi chuyên viên cũng như ban lãnh đạo mới kịp thời phát hiện ra những sai sót để có biện pháp xử lý một cách thích hợp, kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân hàng và khách hàng.

2.2.1.3. Chưa phát huy hết trách nhiệm của ngân hàng

Trường hợp tranh chấp do ngân hàng được chỉ định hành động chủ quan theo ý chí của mình.

Một hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị phuc vô khai thác khoáng sản. Người mua Việt Nam, người bán Hà Lan. Phương thức thanh toán: L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP 600. L/C yêu cầu xuất trình:

- Bản gốc chứng từ bill of sale

- Bản gốc chứng từ shipping document - Hoá đơn thương mại

- Bảo hiểm cho máy móc thiết bị

- Bản gốc chứng từ thông báo giao hàng - Và benificary’s certificate

Ngân hàng mở L/C: BIDV

Ngân hàng được chỉ định thanh toán, cũng là ngân hàng thông báo: Chemical bank (Holand).

Theo như L/C sửa đổi ngày 15/8/2008 thì bộ chứng từ thanh toán không còn yêu cầu thông báo gửi hàng nữa. Tuy nhiên L/C qui định:

Bill of sale phải là bản gốc do TM company Ltd., lập có nội dung chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên mua và được công chứng và hợp pháp hoá bởi đại sứ quán Hà Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Commercial invoice gồm 3 bản bằng tiếng Anh do bên bán kí với giá trị 82 000 USD, điều kiện cơ sở giao hàng là CIF Hải Phòng Chứng từ bảo hiểm chứng nhận cho một chuyến hành trình từ cảng của người bán về HảI Phòng với trị giá 100000USD do bên bán chịu.

Bộ chứng từ được xuất trình đến Chemical bank, sau khi kiểm tra chứng từ, Chemical Bank đồng ý thanh toán, trích từ tài khoản của BIDV để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Sau đó chuyển chứng từ đến BIDV.

Khi nhận được chứng từ do Chemical bank gửi sang. Với vai trò là ngân hàng phát hành L/C, BIDV kiểm tra lại bộ chứng từ thì phát hiện bộ chứng từ có lỗi sau:

- Trên hoá đơn thương mại có sự khác nhau về mô tả hàng hoá. Mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương mại là PTMX 3464 trong khi đó mô tả hàng hoá trong L/C là PIMX 3464. Như vậy là mô tả trong hoá đơn thương mại là mâu thuẫn với L/C. BIDV gửi thông báo từ chối thanh toán sang Chemical Bank, tuy nhiên Chemical bank đã trích tài khoản của BIDV và giải ngân cho người bán và người bán đã sử dụng số tiền đó và Chemical bank không chịu hoàn lại tiền cho BIDV. Sau một thời gian chờ đợi mà có vẻ như không thu được tiền từ Chemical bank, BIDV đã tham khảo ý kiến nhà nhập khẩu. Rất may là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có quan hệ làm ăn lâu dài nên nhà nhập khẩu đồng ý, chấp nhận sai biệt này và đồng ý thanh toán cho BIDV. Sau đó, BIDV gửi thông báo sang cho Chemical bank rằng sai biệt đã được nhà nhập khẩu chấp nhận nên không truy cứu nữa.

Bài học kinh nghiệm

NHĐCĐ phải hành động cẩn thận tuyệt đối khi đã tiếp nhận chứng từ và thanh toán hay chiết khấu mặc dù nghĩa vụ thanh toán và chiết khấu là không bắt buộc thực hiện đối với NHĐCĐ.

Rất may trong tranh chấp này, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có quan hệ làm ăn quen biết nên họ chấp nhận sai biệt, giảm thiểu rủi ro cho BIDV. Chemical bank đã không thực hiện tốt việc kiểm tra chứng từ với sự cẩn trọng hợp lý, dẫn đến sai sót lớn. Nếu NHĐCĐ kiểm tra chứng từ mà không tuân thủ qui định của UCP 600 mà chỉ theo suy diễn của bản thân ngân hàng sẽ tất yếu dẫn đến sai sót và phát sinh tranh chấp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan và của chính NHPH. Trong trường hợp này nếu như nhà nhập khẩu không chấp nhận sai biệt này, BIDV sẽ đem ra kiện tại trung tâm trọng tài quốc tế thì sẽ rất rắc rối cho Chemical và có thể chịu chi phí và bồi

thường cho BIDV. Chính vì vậy, NHĐCĐ cần phải làm việc với sự cẩn trọng tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 40)