Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PTVN chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 74)

- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)

3.3.3Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PTVN chi nhánh Hà Nội

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời và phát triển cùng với dự phát triển của nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hầu hết các khâu của quy trình thanh toán đều được thực hiện giữa các ngân hàng. Qua đó có thể thấy được rằng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn trong phương thức này. Trên thực tế, thiệt hại đối với khách hàng hay đối với ngân hàng cũng đều là thiệt hại chung của nền kinh tế nước nhà, của toàn xã hội. Bởi vậy, ngân hàng có trách nhiệm nặng nề đối với việc ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ.

Từ thực tiễn hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội, có thể đề xuất những ý kiến sau:

- Để có được quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hợp lý, ban lãnh đạo ngân hàng cần phải mạnh dạn giao hạn mức phán quyết cụ thể cho phòng thanh toán quốc tế nhằm giúp cho khách hàng không qua nhiều phòng ban, tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Nhằm hạn chế những rủi ro xuất phát do lỗi của con người thì ngân hàng cần nâng cao thêm trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thanh toán viên. Để thực hiện được các giải pháp về con người một cách có hiệu quả, BIDV Hà Nội cần tạo điều kiện cho cán bộ trau dồi kiến thức kinh nghiệm, thiêu chuẩn hóa đội ngũ thanh toán viên bằng các việc làm cụ thể như:

+ Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn với sự tham gia của chuyên gia về thanh toán quốc tế.

+ Chú trọng vào công tác đào tạo các cán bộ nòng cốt, thuộc đối tượng quy hoạch của phòng tổ chức để chuẩn bị hình thành các lớp lãnh đạo mới kế cận có chất lượng cao.

+ Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ giúp cho công tác thanh toán được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng.

+ Có các chính sách ưu đãi thỏa đáng nhằm duy trì, phát triển nguồn nhân tài sẵn có trong nội bộ.

+ Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng lúc, đặc biệt cần có những khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần cho những nghiên cứu khoa học, đề xuất hay nhằm phát huy tính sáng tạo, chịu khó tìm tòi trong công việc của đội ngũ cán bộ.

+ Hàng năm nên tổ chức những cuộc thi sát hạch về nghiệp vụ và tổ chức thi tuyển để có thể tuyển được những cán bộ có năng lực chuyên môn.

+ Không chỉ hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, cán bộ làm công tác TTQT cũng phải chú trọng tới tác phong giao dịch với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho Chi nhánh thu hút thêm được khách hàng mới và củng cố vững chắc hơn mối quan hệ với những khách hàng đã có.

+ Quan tâm đến công tác đào tạo cho không chỉ cán bộ của Phòng TTQT mà còn cả cán bộ các phòng ban khác của Chi nhánh. Cập nhật, đào tạo, phổ biến liên tục về các văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ TTQT hay các nguồn luật điều chỉnh... để thích ứng và không bị lỗi nhịp khi các văn bản này được đổi mới, chẳng hạn như việc nắm bắt những nguyên tắc và điều khoản trong UCP 600 đã được ban hành và chuẩn bị có hiệu lực là điều rất cần thiết.

Khách hàng chính là yếu tố quyết định đến công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, trước sức ép của một hệ thống ngân hàng đa dạng phức tạp, không thể tồn tại tư tưởng “khách hàng cần đến ngân hàng” mà ngược lại, ngân hàng phải chủ động tìm kiếm, thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Chính vì thế, BIDV cần sớm xác lập chiến lược khách hàng hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi và tăng nhanh khối lượng thanh toán đồng thời tăng tốc độ thanh toán, tính an toàn, chính xác và thuận tiện.

Ngân hàng cần không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Marketing. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, ngành ngân hàng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, do đó cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng tăng. Mỗi ngân hàng muốn tạo dựng và quảng bá hình ảnh của mình về uy tín và chất lượng dịch vụ thanh toán đều phải đẩy mạnh hoạt động Marketing, giúp khách hàng hiểu và tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ; đồng thời từ đó xây dựng được thương hiệu của ngân hàng ngày càng lớn và có vị thế.

Để đạt được mục đích trên, BIDV Hà Nội trước hết phải hoạt động thực sự có hiệu quả để tự khẳng định mình trên thương trường, đồng thời phải đầu tư thích đáng vào các hoạt động marketing một cách bài bản và có tính

chuyên nghiệp cao. Trung tâm có thể thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi giới thiệu dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, tham gia các triển lãm để các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu luôn cảm thấy Trung tâm là một địa chỉ quen thuộc và tin cậy. Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá về các dịch vụ nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động này không chỉ đơn thuần truyền tải thông tin về các dịch vụ của BIDV tới khách hàng mà còn tạo dựng niềm tin và khuyến khích khách hàng lựa chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán thông qua những thành tựu hay giải thưởng mà ngân hàng nhận được về thanh toán quốc tế.

Một vấn đề cũng rất quan trọng đối với ngân hàng là phải không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ làm công tác thanh toán. Thực tế cho thấy đã có trường hợp rủi ro xảy ra bắt nguồn từ những sai trái, sự cố tình vi phạm các quy định ngân hàng. Những vi phạm ấy nhất định phải được xử lý nghiêm minh nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố uy tín của ngân hàng với khách hàng trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Trong thời đại của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu như hoạt động xuất nhập khẩu được coi là động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia thì hoạt dộng TTQT của ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động XNK càng mở rộng và phát triển. BIDV luôn cố gắng để phát triển vững chắc không chỉ về doanh số mà còn về chất lượng của từng nghiệp vụ.

Chương 1 cho thấy từ những kinh nghiệm giải quyết các vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP600 của một vài ngân hàng thương mại, đã rút ra được những bài học cho NHĐT&PTVN chi nhánh Hà Nội. Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ thanh toán viên. Mặc dù trước khi chính thức áp dụng UCP600 và ISBP681 rất nhiều ngân hàng thương mại đã mở lớp đào tạo cán bộ về bộ tập quán mới. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo vẫn thực sự chưa cao và việc đào tạo vẫn chủ yếu diễn ra ở hội sở chính, chưa được triển khai đồng bộ đến các chi nhánh cấp I và cấp II. Các ngân hàng nên tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho thanh toán viên đồng bộ hơn, triển khai từ hội sở chính đến các chi nhánh.

Ngân hàng nên cử cán bộ đi tham dự các buổi hội thảo do các chuyên gia nước ngoài tổ chức tại Việt Nam. Thông qua các buổi hội thảo đó sẽ giúp các thanh toán viên hiểu biết hơn nữa về bộ tập quán mới, đồng thời ứng dụng quy trình nghiệp vụ thanh toán tiên tiến của các ngân hàng nước ngoài vào quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng ngày của mình.

Chương 2 thông qua phân tích số liệu thực tế, đưa ra được những giải pháp đã áp dụng từ đó thấy được thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình áp dụng UCP 600 tại ngân hàng. Chất lượng dịch vụ thanh toán cũng dần được cải thiện so với thời gian đầu hoạt động, công tác kiểm tra bộ chứng từ được thực hiện nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, rút ngăn thời gian chờ đợi của khách hàng, uy tín ngân hàng được nâng cao. Tuy nhiên do tình trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, sự thiếu hiểu biết về UCP 600, hiệu quả đào tạo đội ngũ nhân viên chưa cao...nên vẫn xảy ra những sai sót trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ.

Hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu, bất cập, mặc dù luật Ngân hàng đã ban hành và có hiệu lực, nhưng chúng ta chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao.

Chương 3 đã đưa ra dự báo và phương hướng khắc phục những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại NHĐT&PTVN chi nhánh Hà Nội. Để có thể thành công khi ứng dụng UCP600 trong quá trình thực hiện thanh toán theo tín dụng thư đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp. Bản thân ngân hàng cũng cần phải tự cải tiến, thay đổi quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với bộ tập quán mới, doanh nghiệp cũng cần phải cập nhật kiến thức cho mình. Và điều quan trọng hơn cả là doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của ngân hàng mình khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đừa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán TDCT tại BIDV Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác thanh toán L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (2003- 2008)

2. Báo cáo tổng hợp công tác thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2003 - 2008)

3. Báo cáo thường niên 2008 - 2009 - 2010 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

4. Bộ Luật dân sự 1995

5. Điều lệ và tổ chức hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

7. Nguyễn Thanh Hải (2007), Hướng dẫn ứng dụng UCP600 http://thanhai.wordpress.com/2007/11/19/ucp600/

8. Nguyễn Thanh Hải (2008), Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC, tuân thủ UCP600 2007 ICC (ISBP681 2007 ICC) http://thanhai.wordpress.com/2008/01/19/isbp/

9. Nguyễn Thanh Hải (2007), Một số lưu ý trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu http://thanhai.wordpress.com/2007/09/22/m %E1%BB%99t-s%E1%BB%91-l%C6%B0u-y-trong-thanh-toan-hang- hoa-xu%E1%BA%A5t-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u/

10.Nguyễn Thanh Hải (2007), Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP600

http://thanhai.wordpress.com/2007/09/22/qui-t%E1%BA%AFc-th %E1%BB%B1c-hanh-th%E1%BB%91ng-nh%E1%BA%A5t-v

%E1%BB%81-tin-d%E1%BB%A5ng-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB %AB-ucp-600/

11.Nguyễn Thanh Hải (2008), Những rủi ro thường gặp và những phòng ngừa và giải pháp trong thanh toán bằng L/C

http://thanhai.wordpress.com/2008/03/14/nh%E1%BB%AFng-r %E1%BB%A7i-ro-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p- va-nh%E1%BB%AFng-phong-ng%E1%BB%ABa-va-gi%E1%BA

12.Thế Hùng (2011), BIDV Export Pack 2011 - Giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu

http://www.thegioianh.vn/show.aspx?cat=005002&nid=1343

13.Ngô Văn Hiệp (2009), Những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi giao dịch bằng L/C http://luatsuhanoi.vn/index.php?

page=productView&viewParent=&id=934

14.Thanh Lê (2011), BIDV chính thức trở thành ngân hàng cổ phần http://tintuc.xalo.vn/00-

19030981/BIDV_chinh_thuc_tro_thanh_ngan_hang_co_phan.html 15.Luật Thương mại 2005

16.Luật các tổ chức tín dụng 2010

17.Phạm Thị Thanh Nga (2010), Bàn về chứng từ gốc trong giao dịch thư tín dụng

http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100505_2.html 18.Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh

toán quốc tế bằng L/C( theo UCP500- ICC 1993; ISBP 645 và e. UCP1.0), Nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội

19.Nguyễn Thị Quy (1995), Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam, Trường đại học Kinh tế quốc dân

20.Nguyễn Trọng Thuỳ Hướng dẫn áp dụng điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (bản sửa đổi 1993, số xuất bản 500 phòng thương mại quốc tế)” - Nhà xuất bản thống kê.

21.Nguyễn Thị Thu Thảo – “Giáo trình thanh toán quốc tế” - Trường đại học Kinh tế quốc dân - Hà Nội

22.Phương Trang (2011), BIDV giảm lỗi bất đồng của bộ chứng từ xuất khẩu

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/50485/bidv-giam-loi-bat-dong-cua-bo- chung-tu-xuat-khau.html

23.Đinh Xuân Trình (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C (bản dịch) - Nhà xuất bản thống kê

24.Nguyễn Minh Tuấn (1990), Hướng dẫn thực hành thư tín dụng - NXB Tp Hồ Chí Minh.

25.Trường Sơn (2012), Ngân với hội chứng “dao hai lưỡi” http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/71405/ngan-hang-voi- hoi-chung--dao-hai-luoi-.html

26.Phạm Xuân Quỳnh (2007), Tín dụng chứng từ: Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại quốc tế

http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/12/17/1072/

27.Tuấn Linh (2009), Đưa thanh toán quốc tế thoát khỏi khủng hoảng http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Tai-chinh- 360/Dua_thanh_toan_quoc_te_thoat_khung_hoang/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28.Nguyễn Như Tiến (2012), Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những vấn đề cần quan tâm theo quy định của UCP 600 http://vapulogistics.com/vi/tin-tuc/65-tin-thi-truong-xnk/176-ggchung- tu-chuyen-cho-hang-hoa-bang-duong-bien-va-nhung-van-de-can-quan- tam-theo-quy-dinh-cua-ucp-600

29.Hồng Kỹ (2010), BIDV sẽ giới thiệu nhân sự chủ chốt cho ngân hàng hợp nhất http://www.thuethixatayninh.com/index.php?

option=com_content&view=article&id=643%3Abidv-s-gii-thiu-nhan- s-ch-cht-cho-ngan-hang-hp-nht-&catid=130%3Athong-tin-kinh- t&Itemid=145

Phụ lục 1: Những vấn đề cơ bản về UCP 600

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tên tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C).

Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới.

UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện nay là UCP 500 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 500) - kết quả của lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành năm 1993.

Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết đáp ứng

Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất.

Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 74)