Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 33)

ĐT&PTVN Hà Nội

Là một trong những ngân hàng có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt, Techcombank không ngừng phát triển, hoàn thiện các dịch vụ thanh toán, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Hoạt động Thanh toán quốc tế là một hoạt động then chốt trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng, nó xuất hiện từ rất lâu, cùng với tuổi đời của Chi nhánh.

Bảng 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của BIDV chi nhánh Hà nội

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1 Doanh số TTQT (tỷ đồng) 7480 8440 9560 10840 2 Doanh số TTXNK (tỷ đồng) 133 157 187 219

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội

Doanh số TTQT năm 2011 đạt 10840 tỷ VND tăng 13% so với năm 2010, đóng góp hơn 45% vào tổng thu dịch vụ ròng của chi nhánh. Tổng số khách hàng của hoạt động TTQT lên tới hơn 140 khách hàng. Chi nhánh đã triển khai mở rộng hoạt động TTQT ra 2 phòng giao dịch là Phòng giao dịch 10 và 6 việc này làm cho doanh số TTQT không những tăng cả về giá trị mà cả về mặt số lượng khách hàng đến giao dịch. Hoạt động TTQT tại chi nhánh bên cạnh việc phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu còn có các nghiệp vụ thanh toán khác như: Thanh toán sec du lịch, thương mại, dịch vụ chuyển tiền... Có thể nói hoạt động TTQT đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà nội.

Trong thanh toán quốc tế của ngân hàng sử dụng các phương thức như: Chuyển tiền, Nhờ thu, Tín dụng chứng từ. Nếu đi sâu xem xét tình hình sử dụng các phương thúc này trong năm qua có thể thấy:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế năm 2011

Nội dung Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%)

1. Doanh số thanh toán hàng nhập 3129368 100

Chuyển tiền 197150.184 6.3

Nhờ thu 25034.944 0.8

Tín dụng chứng từ 2907183 92.9

2. Doanh số thanh toán hàng xuất 3430632 100

Chuyển tiền 2058379.2 60

Nhờ thu 617513.76 18

Tín dụng chứng từ 754739 22

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT từ BIDV Hà Nội

Từ bảng 2.2 nhận thấy:

Trong thanh toán hàng nhập: doanh thu từ thanh toán TDCT chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu từ TTQT, chiếm tới 92,9%. Điều này phản ánh sự cẩn trọng của các doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh XNK với Việt Nam. Khi doanh nghiệp VN nhập hàng từ nước ngoài, phía nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp VN mở L/C để đảm bảo an toàn trong thanh toán và ràng buộc trách nhiệm thanh toán của NH. Trong khi đó, ở các nước Châu Âu, đặc biệt là thị trường EU, chất lượng sản phẩm ở thị trường này là cao và tương đối ổn định, độ tin cậy trong kinh doanh giữa các bạn hàng là rất lớn nên các nước này thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán để tiết kiệm chi phí.

Trong thanh toán hàng xuất: Phương thức chiếm tỉ trọng lớn nhất lại là phương thức chuyển tiền, chiếm tới 60%. Sở dĩ có hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán được hàng sẵn sàng chấp nhận yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra tức là thanh toán bằng D/A hoặc bằng chuyển tiền sau khi giao hàng. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu

đời với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu thay vì phương thức thanh toán L/C để tiết kiệm chi phí.

* Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại BIDV chi nhánh Hà Nội

Trong những năm gần đây thì hoạt động thanh toán quôc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng đã và dang có xu hướng trở thành hoạt động chủ yếu chủa ngân hàng ĐT&PT Hà nội. Kể từ khi đi vào hoạt động, nghiệp vụ này ngày càng phát triển qua các năm, năm sau có doanh số cao hơn năm trước. Đã trải qua gần 50 năm tồn tại và phát triển, ngân hàng là một trong những ngân hàng có uy tín, nhưng về lĩnh vực này thì mới được quan tâm trong những năm gần đây, trước kia NH ĐT&PT chỉ chú trọng cho các hạng mục, công trình nhằm phục vụ cho sự phát triển quôc gia. Khi nền kinh tế hội nhập, hoạt động mua bán giữa các nước phát triển nghiệp vụ này từ đó mới được chú trọng. Chưa phải là nghiệp vụ truyền thống, kinh nghiệm chưa có nhiều, ngân hàng cũng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay chẳng hạn như ngân hàng Ngoại thương – một ngân hàng có truyền thống cũng như uy tín trong lĩnh vực này từ nhiều năm trước. Nhưng nhờ sự nỗ lực học hỏi,làm việc, dần dần ngân hàng cũng đã tự khẳng định mình trên thương trường, doanh thu từ TTQT liên tục tăng cao.

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ

Năm Số món Giá trị thanh toán

(nghìn USD)

% tăng giảm so với năm trước

2008 980 150918.4

2009 1532 306324.08 103% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 1897 451348.72 47.34%

2011 2572 811378.29 79.76%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT từ BIDV Hà Nội

Theo tài liệu ta thấy, doanh số thanh toán hàng hóa XNK theo phương thức TDCT tại BIDV Hà nội có những biến đọng rất khả quan. Năm 2008 doanh số mới là 150918.4 nghìn USD thì đến năm 2009 con số này là 306324.08 USD tăng 103% so với năm 2008. Đến năm 2010 tôc độ tăng trưởng có giảm xuống một chút nhưng vẫn tăng, con số này là 451348.72 nghìn USD tăng 47.3%, tương tự vào năm 2011 doanh số 811378.29 nghìn USD tăng

79,76%. Nguyên nhân có thể là do trong năm qua tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước. Đặc biệt, song song với sự tăng lên của doanh số, lại là sự tăng lên về số lượng gói thanh toán và giá trị gói thanh toán. Năm 2008 giá trị trung bình một gói thanh toán là 154 nghìn USD thì sang năm 2009 con số này là 200 nghìn USD, năm 2010 giá trị của nó là 238 nghìn USD thì vào năm 2011 con số này tăng lên là 2572. Mặc dù so với các ngân hàng khác thì giá trị thanh toán trung bình của một L/C tại chi nhánh là chưa cao tuy nhiên nó cũng cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của cán bộ TTV nói riêng và toàn bộ chi nhánh nói chung. Đồng thời càng khẳng định uy tín của BIDV Hà nội với khách hàng.

• Cơ cấu thanh toán TDCT tại BIDV Hà Nội.

Thanh toán hàng hóa XNK bằng phương thức tín dụng chúng từ tại BIDV Hà nội bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu: Phát hành L/C nhập khẩu, Thanh toán các L/C nhập khẩu, thông báo L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất khẩu.

Bảng 2.4: Cơ cấu thanh toán XNK bằng phương thức TDCT

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 L/C NK đã phát hành số món 644 1176 1785 2479 số tiền (ngàn USD) 123365.12 285630.8 458230.2 640323.4 2 L/C NK thanh toán số món 808 1456 2103 2752 số tiền (ngàn USD) 105136.44 293162.6 501905.3 799349.5 3 L/C XK thông báo số món 52 120 180 245 số tiền (ngàn USD) 3267.04 9707.32 1603.92 2295.65 4 L/C xuất khẩu thanh toán (chiết khấu) số món 124 156 173 188 Số tiền (ngàn USD) 5781.92 13161.48 19347.47 247223.92

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT từ BIDV Hà Nội

Theo số liệu trong báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Hà Thành từ năm 2008 đến năm 2011 cho thấy, phát hành L/C tăng đều cả về doanh số và số món. Năm 2008, số món L/C phát hành là 644 món tương ứng với doanh số 123,365.12 ngàn USD; năm 2009 là 1171 món tương ứng với

doanh số 285,630.84 ngàn USD, năm 2010, 1785 món phát hành L/C tương ứng với doanh số là 458,2430.2 ngàn USD và đến năm 2011 là 2479 món tương ứng với doanh số 640323.4. Như vậy, cho tới năm 2011, về số món phát hành L/C đã tăng gấp gần 4 lần so với năm 2008 và doanh số năm 2011 cũng tăng gấp 5 lần. Điều này cho thấy BIDV Hà Nội đã thực hiện tốt công tác phát hành L/C, ngoại trừ một số trường hợp do nguyên nhân từ phía nhà nhập khẩu, còn lại hầu như L/C luôn được phát hành đúng thời hạn.

Không chỉ làm tốt công tác phát hành L/C, nhân viên TTQT của Chi nhánh luôn quan tâm tới việc tư vấn cho khách hàng của mình sao cho L/C đảm bảo được quyền lợi cho chính khách hàng. Vì vậy, số món L/C bị trả lại hoặc sửa đổi rất ít, chỉ chiếm khoảng trên dưới 5% với nguyên nhân chính là do sự thay đổi hợp đồng thương mại.

Về mặt khách hàng và phạm vi hoạt động của BIDV Hà nội trong thanh toán TDCT: Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh XNK vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành phố với các mặt hàng XNK chủ yếu là các máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, các nguyên vật liệu dùng cho hột đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT tại BIDV Hà nội chủ yếu vẫn là sử dụng loại L/C không hủy ngang hoặc L/C không hủy ngang có xác nhận còn các loại hình khác như L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng…vẫn chưa được áp dụng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhu cầu đặc điểm kinh doanh của khách hàng chưa cần thiết hoặc chưa phù hợp để sử dụng các hình thức đặc biệt mang tính kĩ thuật nghiệp vụ phức tạp tại ngân hàng.

Nói tóm lại, BIDV Hà nội đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát sinh của khách hàng trong thanh toán quốc tế.

2.1.2. Quy trình áp dụng UCP 600 tại NHĐT&PTVN.

Việc áp dụng UCP 600 được thực hiện theo quy trình sau

Sơ đồ 2.1: Quy trình áp dụng UCP 600

Nguồn Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Dựa trên UCP600 và đặc điểm hoạt động của ngân hàng, các thủ tục áp dụng tại BIDV đã được xây dựng sau đó đươc xét duyệt và thông qua, các thủ tục này được nhân viên trong hệ thống ngân hàng nắm vững hơn bằng các khóa huấn luyện nghiệp vụ, từ đó được áp dụng rộng rãi hơn trong và ngoài nước.

2.1.3. Thực trạng vận hành quy trình.

Mặc dù nghiệp vụ TTQT không phải là thế mạnh của chi nhánh, BIDV Hà nội gặp không ít khó khăn. Đội nhũ cán bộ thanh toán viên chưa có kinh nghiệm, công tác tổ chức tài chính trong nước cũng như nước ngoài chưa biết nhiều đến chi nhánh…Tuy vậy trong 3 năm gần đây với sự nỗ lực của các thanh toán viên cùng sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh thì hoạt động thanh toán TDCT tại chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định, đem lại sự tin tưởng cho các khách hàng khi đến giao dịch.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng: BIDV Hà Nội tiến hành các thao tác nghiệp vụ dựa trên hệ thống máy vi tính hiện đại với phần mền luôn được cập nhật để phù hợp với hệ thống truyền dữ liệu quốc tế. Với hệ thống này, quy trình thanh toán TDCT được rút ngắn rất nhều do tiết kiệm được thời gian trong các khâu tiếp nhận và xử lý thông tin. Hơn nữa các thông tin được đảm bảo tuyệt đối bí mật an toàn trong quá trình luân chuyển.

UCP 600 Các thủ tục áp

dụng tại BIDV Thông qua

Huấn luyện nghiệp vụ Triển khai Thông qua khách hàng Áp dụng trong và ngoài nước

Việc kí quỹ khi mở L/C được ngân hàng thực hiện công bằng, không phân biệt doanh nghiệp quốc doanh hay ngoài quốc doanh. Song song với việc nâng cao chất lượng chất lượng khách hàng hiện có BIDV Hà Nội cũng đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý như: Ưu đãi về chi phí thông báo, kiểm tra sửa đổi chứng từ, cấp chứng từ để thu hút khách hàng mới đến giao dịch. Vì thế khách hàng đến với BIDV Hà Nội ngày càng nhiều.

Về trình độ cán bộ thanh toán viên tại chi nhánh: Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, Chi nhánh đã tuyển được một đội ngũ thanh toán viên trẻ năng động, có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận những nghiệp vụ ngân hàng mới, hiện đại. Và hàng năm Chi nhánh đều tổ chức các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn và trình dộ nghiệp vụ của các cán bộ thanh toán, giúp họ tiếp cận với tất cả những đỏi mới của các cơ chế, chính sách, các luật lệ quốc tế về thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn gặp phải những hạn chế

Chi nhánh chưa vận dụng hết các chiến lược marketing vào hoạt động TTQT của mình do đó vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu về nghiệp vụ TTQT.

Về mặt thủ tục giấy tờ vẫn còn khá rườm rà so với các NH cổ phần và NH liên doanh.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ TTQT là rất cần thiết nhưng việc sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn cũng không kém phần quan trọng. Nhiều cán bộ được chuyển từ nghiệp vụ khác sang làm nghiệp vụ TTQT nên không được trang bị kiến thức đầy đủ về ngoại thương, về TTQT. Nhiều cán bộ được tuyển mới chỉ có những kiến thức được học trong các trường đại học, mới chỉ là những kiến thức lý thuyết mà thiếu đi kinh nghiệm thực tế. Vì vậy BIDV Hà Nội cần đưa ra tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc. Kiên quyết không bố trí những cán bộ không đúng chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật không tốt thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Một thực trạng về việc bố trí cán bộ TTQT ở BIDV hiện nay là cán bộ hay bị thuyên chuyển rất không phù hợp với đặc thù của hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra khi áp dụng UCP 600 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 33)