- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)
2.2.1.5. Sự vi phạm hợp đồng của các bên liên quan
Có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu BIDV phát hàng thư bảo lãnh nhận hàng do hàng về trước bộ chứng từ, đồng thời cam kết thanh toán tiền hàng và không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng. Nhưng khi bộ chứng từ về ngân hàng yêu cầu thanh toán thì doanh nghiệp đã bội ước, không thực hiện cam kết với ngân hàng.
Sự bội ước này có thể do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của khách hàng như : sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, do đó khi nhập khẩu hàng về không tiêu thụ được làm doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Sự vi phạm đó cũng có thể do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng, khách hàng cố tình trì hoãn thanh toán.
Điển hình là trường hợp của công ty Matourimex Hà Nội, mở L/C nhập khẩu xi măng Kumgang tại BIDV Hà Nội, người hưởng lợi là công ty Chimie của Đức, phương thức thanh toán là thư tín dụng không huỷ ngang, trả sau.
Hợp đồng ký kết ngày 17/09/2000 với tổng trị giá lô hàng là 30500 USD. Ngày 18/09/2000, công ty Chimie thông báo cho công ty Matourimex hàng đã xếp lên tàu, vận đơn lập 16/09/2000. Dự kiến khởi hành ngày 18/09/2000 và ngày 28/09/2000 thì tới cảng Hải Phòng.
Nhưng ngày 21/09/2000 hàng đã đến cảng Hải Phòng mà BIDV chưa nhận được bộ chứng từ. Khi nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Hải Phòng, công ty Matourimex đã đến BIDV yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của công ty.
Ngày 27/09/2000 bộ chứng từ về đến BIDV, sau khi kiểm tra, ngân hàng phát hiện bộ chứng từ có lỗi và đã gửi thông báo cho công ty Matourimex về tình trạng của bộ chứng từ, yêu cầu công ty thực hiện cam kết nhưng công ty này đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi. Cũng tại thời điểm đó đang là mùa mưa, lũ lụt đang xảy ra tại đồng bằng sông Cửu Long, mùa xây dựng bị chững lại, giá xi măng trong nước đang sụt giảm. Do đó sau khi nhận hàng về công ty Matourimex kinh doanh thua lỗ nặng và không có khả năng thanh toán tiền cho ngân hàng. Bởi vậy, sau khi BIDV yêu cầu NH phía bên Đức lập lại bộ chứng từ cho đúng và yêu cầu công ty Matourimex thực hiện cam kết thì công ty này vẫn cố tình trì hoãn và không thực hiện thanh toán. Và theo qui định trong L/C thì BIDV Hà Nội vẫn phải thanh toán cho ngân hàng của Đức vì bộ chứng từ là hoàn hảo. BIDV đã chịu thiệt hại lớn trong vụ việc trên.
Ngoài ra còn có trường hợp tranh chấp do người NK không mở L/C để tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/3/2008, công ty NK VN kí kết hợp đồng mua 6000 tấm gỗ Ðp (đựng trong 20 container), điều kiện cơ sở giao hàng: CIF hải phòng, giao hàng từng phần là được phép, thời hạn giao hàng là cuối tháng 3/2008
Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, tuân thủ UCP 600
Bên nào vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt 20% giá trị hợp đồng.
Ngày 22/3/2008, hai bên kí phụ lục số 01 để thực hiện hợp đồng với nội dung: chuyến hàng đầu tiên giao 2 container, 800 tấm, trị giá 3500 USD
Ngày 25/3/2008, nhà NK VN đã yêu cầu ngân hàng BIDVmở L/C để thực hiện phụ lục số 01 trong đó qui định giao hàng chậm nhất là 10/4/2008. nhà XK đã chấp nhận L/C và giao hàng.
Ngày 1/4/2008, hai bên kí tiếp phụ lục số 02 để thực hiện hợp đồng với nội dung: chuyến hang thứ 2 giao 3 container, 1200 tấm, trị giá 5250 USD
Ngày 9/4/2008 do giá cả thị trường biến động, nhà NK VN đã gửi văn thư cho nhà XK để đè nghị giảm gía theo mức:
- Chuyến hàng thứ hai: hạ giá từ 4,375 USD/tấm xuống còn 4,25 USD/tấm
- Đối với chuyến hàng thứ 3: nếu số lượng trên 5 container thì giảm xuống mức 4,15USD/tấm; nếu số lượng dưới 5 container thì giá giảm xuống 4,2USD/tấm
- Thanh toán băng nhờ thu D/P
Ngày 2/5/2008, nhà XK đã gửi đơn kiện nhà NK VN ra trọng tài với nội dung như sau:
- Nhà XK chỉ đồng ý với giá 4,375 USD/tấm với điều kiện người mua mua với số lượng lớn hơn 10 container 40 hoặc 20 container 20
- Thanh toán bằng L/C
Sau khi thực hiện phụ lục số 01 và số 02, nhà NK yêu cầu giảm giá và phương thức thanh toán so với hợp đồng, nếu không chấp nhận thay đổi phương thức thanh toán thì lô hàng thứ 2 hoãn lại chờ thông báo sau.
Khi được nhà XK chấp nhận giảm giá như yêu cầu thì nhà NK vẫn không thực hiện hợp đồng mà lại yêu cầu giảm giá thêm.
Trên cơ sở đó, nhà XK yêu cầu nhà NK hoặc là thực hiện toàn bộ hoặc là thực hiện toàn bộ hợp đồng hoặc là phải nộp phạt cho nhà XK 20% giá trị hợp đồng.
Ngày 15/5/2008, trong văn bản gửi trọng tài, nhà NK trình bày:
- Hợp đồng kí ngày 15/03/2008 là hợp đồng khung, mỗi chuyến giao hàng cụ thể phải kí một phụ lục.
- Trong phụ lục số 02 không qui định thời hạn mở L/C nên không có mốc thời gian để qui lỗi không thực hiện hợp đồng
- Nhà XK khởi kiện khi chưa bị vi phạm, do vậy chính nhà XK muốn chấm dứt hợp đồng
Từ những lý do trên, nhà NK yêu cầu trọng tài bác đơn kiện
Ngày 30/6/2008, nhà XK gửi cho nhà NK VN văn thư trong đó nêu các nội dung:
- Đề nghị nhà NK thực hiện 18 container còn lại
- Giá cả như trong văn thư mà nhà NK đề nghị ngày 9/4/2008 - Giao hàng trong thời hạn 2 tháng kể từ đầu tháng 7 năm 2008 - Yêu cầu nhà NK trả lời trước ngày 3/7/2008
Ngày 4/7/2008, nhà NK gửi văn thư cho nhà XK, nội dung: - Hai bên đã thực hiện phụ lục 01
- Hiện đang bàn lại giá để thực hiện phụ lục số 02 theo thòi hạn do nguyên đơn đề nghị
- Để có thể thực hiện được phụ lục số 02, yêu cầu nhà XK thương lượng lại giá cả và rút lại đơn kiện
Ngày 10/7/2008, nhà NK gửi văn thư cho trọng tài trong đó trình bày Nhà NK tích cực chuẩn bị mọi việc liên quan đến thực hiện hợp đồng. Phụ lục số 01 đã được thực hiện xong, phụ lục số 02 không qui định thời hạn thực hiện nhưng nhà NK vẫn tích cực chuẩn bị các bước để mở L/C. việc nhà XK không rút đơn kiện được coi là không muốn thực hiện hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp
Theo qui định của hợp đồng, thời hạn giao hàng là cuối tháng 3/2008, nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên đã mở phụ lục số 01, nhà NK đã mở L/C có thời hạn giao hàng chậm nhất là 10/4/2008, nhà XK đã chấp nhận và đồng ý giao hàng xong theo phụ lục sô 01. Cả hai bên không có
phàn nàn gì về vi phạm thời hạn giao hàng. Như vậy các bên đã mặc nhiên kéo dài thời gian giao hàng sau tháng 3.
Ngày 1/4/2008, tuy thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã hết, nhưng hai bên kí tiếp phụ lục số 02 để thực hiện hợp. Rõ ràng là hai bên đã kéo dài thời hạn giao hàng của hợp đồng. Song phụ lục số 02 lại qui định thời hạn giao hàng cụ thể và thời hạn mở L/C cụ thể cho số lượng hàng ghi trong phụ lục này. Vào ngày 9/4/2008 nhà NK còn gửi văn thư đề nghị nhà XK hạ gía hàng song phía nhà XK chưa trả lời. Vì vậy ngày 2/5/2008 nhà NK chưa mở L/C không bị coi là vi phạm hợp đồng.
Sau khi khởi kiện, ngày 30/6/2008, nhà XK còn đề nghị nhà NK giao hàng trong thời hạn 2 tháng kể từ đầu tháng 7. Ngày10/7/2008, nhà NK đề ngị với nhà XK là để có thể thực hiện phụ lục số 02, yêu cầu nhà XK rút đơn kiện và thương lượng lại giá cả.
Như vậy rõ ràng là hai bên đang thương lượng cụ thể về thời hạn giao hàng, giảm giá hàng hoá nhưng chưa thống nhất được hơn nữa, hai bên đã thay đổi thời hạn giao hàng nhưng chưa qui định một thời hạn cụ thể.
Từ những phân tích ở trên, trọng tài đi đến kết luận: không đủ căn cứ để qui kết nhà NK vi phạm hợp đồng và bác bỏ yêu cầu cuả nhà XK, đề nghị nhà NK tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra hai bên thoả thuận trong trong hợp đồng mức phạt 20% trị giá hợp đồng nếu không thực hiện hợp đồng. Nhà NK chưa vi phạm hợp đồng nên không thể áp dụng mức phạt như trong qui định của hợp đồng. Cuối cùng, trọng tài đã bác đơn yêu cầu nộp phạt của nhà XK.