1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng những đường lối của Đảng vào việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

38 638 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 233 KB

Nội dung

Vận dụng những đường lối của Đảng vào việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất Nó

là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Phát triển KTTN

là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần địnhhướng XHCN, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trungtâm là pahts triển kinh tế, CNH,HĐH, nâng cao nội lực của đất nước trong hộinhập kinh tế quốc tế “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lựccủa nền kinh tế”

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước của Đảng, trong thời gian qua,Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên đã vận dụng khéo léo, chú trọngđếo đầu tư phát triển KTTN, xem đây là một thành phần kinh tế trọng tâm, cóvai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện, phù hợp vớiđiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng Sự phát triển KTTN đã góp phần huyđộng và sử dụng triệt để các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đã tạo ranhiều việc làm cho người dân Điều đó đã làm cho đời sống của người dân đượccải thiện rõ rệt, không những thế nó còn góp phần tăng thêm ngân sách củahuyện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trên bước đường đổi mới, phát triển thìbên cạnh những kết quả đạt được thì thành phần KTTN ở Cẩm Xuyên – Hà Tĩnhcòn có nhiều điểm hạn chế cần phải được khắc phục để đưa thành phần kinh tếnày trở thành một thành phần kinh tế phát triển năng động, có đóng góp chínhtrong đời sống của nhân dân Do vậy, để hiểu thêm về sự vận dụng những đườnglối đúng đắn của đảng vào việc phát triển nền KTTN ở huyện Cẩm Xuyên cũngnhư những thực tiễn nhằm phát triển KTTN phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa của huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh, nâng cao đời sống của nhân

dân nên tôi chọn đề tài “Vận dụng những đường lối của Đảng vào việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu để làm

rõ hơn những điều đó

Trang 2

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đềphát triển KTTN dưới nhiều góc độ khác nhau như sách , luận văn… Tuy nhiên,nghiên cứu ở thực tiễn địa phương huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh thì chưa cómột công trình nào cụ thể

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích đánh giá việc vận dụng những đường lối của Đảng vào việc pháttriển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện CẩmXuyên- Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay thực trạng phát triển KTTN ở huyệnCẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong thời gian qua, bài tiểu luận chỉ ra những kết quả đạtđược và những hạn chế cần khắc phục của thành phần kinh tế này Từ đó làm cơ

sở để đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thành phần kinh tếnày trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Cơ sở lý luận : Đề tài được thực hiện trên cơ sở nguyên lý của Chủ nghĩaMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm chính sách của Đảng

và Nhà nước về KTTN Ngoài ra đề tài còn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiêncứu các công trình khoa học có liên quan

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài có sử dụng những phương pháp sau:Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp sosánh, phương pháp logic, phương pháp điều tra khảo sát

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thành phần KTTN

- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong giaiđoạn hiện nay

Trang 3

NỘI DUNGChương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) và thựchiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990)

Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cáchgiá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn(tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%) Chúng ta không thực hiệnđược mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đờisống nhân dân Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn Nền kinh tế nước ta lâmvào khủng hoảng trầm trọng Tình hình này làm cho trong Đảng và ngoài xã hội

có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơcấu sản xuất; cải tạo XHCN; cơ chế quản lý kinh tế Thực tế tình hình đặt ra mộtyêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoaychuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên conđường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy Với tinh thần nhìn thẳng vào sựthật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức nhữngthành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tíchnhững tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm tronglãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976-1986)

Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinhthần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạtchính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộckhủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủtrương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynhhướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế làbệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy

Trang 4

theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế,

xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là

tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh Báo cáo chính trị tổng kết thành bốnbài học kinh nghiệm lớn:

Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng

"lấy dân làm gốc"

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động

theo quy luật khách quan

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều

kiện mới

Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh

đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng XHCN

Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những nămcòn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội,tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóaXHCN trong chặng đường tiếp theo

Mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng đườngđầu tiên là:

- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ

- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng bach-ương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá trong chặng đườngđầu của thời kỳ quá độ Làm cho thành phần kinh tế XHCN giữ vai trò chi phối,

sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặtchẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế XHCN Tiến hành cải tạo XHCNtheo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhậpcho người lao động

- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tínhchất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 5

- Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống tiêucực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước.

- Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh

Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội

và đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Bố trí lại cơ cấu sản xuất,điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sửdụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Coi nền kinh tế có nhiều thànhphần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứtkhoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kếhoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN; phát huy động lựccủa khoa học - kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

1.2 Thành phần kinh tế tư nhân

1.2.1 Kinh tế tư nhân

Tại đại hội Đảng lần IX đã xác định ở nước ta có 6 thành phần kinh tế :Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân,kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đến đại hội X, Đảng

ta xác định nền kinh tế nước ta tồn tại 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể, KTTN, kinh tế tư bản nàh nước, kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Như vậy, theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ X, KTTN bao gồm :Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân

Theo giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin dùng cho khối ngành khôngchuyên cho rằng: “ KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân”.Trong nghị quyết trung ương V khóa IX của Đảng về tiếp tục đổi mới cơchế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tu nhân phát triển đã chỉrõ: “KTTN gồm hai thành phần kinh tế là kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tưbản tư nhân hạot động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hìnhdoanh nghiệp của tư nhân”

Trang 6

Theo PGS, TS Võ Văn Phúc cho rằng: “ KTTN bao gồm kinh tế cá thể tiểuchủ, công ty tư nhân”.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “ KTTN là khu vực kinh

tế bao gồm tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh của người Việt Namkhông thuộc sở hữu nhà nước, không do nước ngoài đầu tư và khôgn thuộcthành phần kinh tế tập thể, các hợp tác xã”

Theo TS, Nguyễn Hũu Thảo, KTTN là một hình thức kinh tế dựa trên sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất với quy mô nhỏ, tổ chức quản lý sản xuất dựavào sức lao động của mình là chính

Từ các quan niệm trên ta có thể rút ra khái niệm chung nhất, đầy đủ nhất vềKTTN như sau: KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về

tu liệu sản xuất KTTN bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tưnhân

Kinh tế cá thể tiểu chủ dựa trên hình thức kinh tế nhỏ về tu liệu sản xuất và

sự hoạt động chủ yếu dựa vào sức lao động của chính người lao động và giađình họ Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: Trong kinh

tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và giađình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn còn chủ yếu dựa vàolao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động

Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê Hình thức hoạt động của kinh tế

tư bản tư nhân là : Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ pâhnf tư nhân,doanh nghiệp tư nhân

1.2.2 Phát triển KTTN là xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một xuhướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của đảng ta…

Điều này thể hiện ở chỗ:

Trang 7

Thứ nhất, với trình độ phát triển như hiện nay của lực lượng sản xuất của

lực lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của KTTN vẫn là nhu cầu khách quan

Thứ hai, KTTN đã và đang tiếp tục chứng tỏ vai trò đọng lực của nó đối với

sự phát triển của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thức ba, sự phát triển của nền KTTN trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã

đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước.Tất nhiên, KTTN chỉ phát triển đúng hướng khi Đảng và Nhà nước có chínhsách và biện pháp quản lý phú hợp, khong làm mất động lực phát triển của nó,nhưng cũng khôgn để nó vận động một cách tự phát

Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lên nin đã khẳng định sự tồn tại của KTTN làmột tất yếu khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạothành phần kinh tế náy là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của

cả thời kì quá độ Thực tiễn cho thấy, việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng tadựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vậndụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điềukiện lịch sử cụ thể của đất nước Chủ trương đó của Đảng và Nhà nước ta đượcđại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ý kiếnchưa thống nhất với quan điểm trân thậm chí còn nhận thức không đúng về vaitrò của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hoặc phủ nhậnvai trò lãnh đạo của thành phần kinh tế Nhà nước Họ cho rằng, việc phân chiacác thành phần kinh tế ( kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểuchủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài) theo tiêu chí quan hệ xản xuất sẽ dẫn đến sư phân biệt đối xử theo hướngcạnh tranh bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Bởi vậy, theo họ, thay vìphân chia theo tiêu chí quan hệ sản xuất, cần phân chia theo các tiêu chí nhỏ,vừa và lớn thì mới tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nềnkinh tế quốc dân

Trang 8

Ở nước ta, kể từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, ĐảngCộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần, trong đó có KTTN Về nhận thức, chúng ta thừa nhận KTTN là thànhphần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với lao động củacác chủ thế kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm : kinh tế cá thể, tiểu chủ vàkinh tế tư bản tư nhân Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng đinh thànhphần KTTN bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.

Có thể nói, với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà nhân loại đạtđược như hiện nay, việc theo đuổi lợi ích thiết thân của bản thân con người vẫnchưa thể mất đi, do đó, nó đòi hỏi phải hình thành một cơ chế vừa có thể kíchthích con người, vừa có thể thực hiện mục tiêu xã hội Đó chính là cơ chế thịtrường cùng với sự tồn tại khách quan của các hình thức sở hữu đa dạng, trong

đó là sở hữu tư nhân và tương ứng với nó là các thành phần KTTN được coi làđộng lực quan trọng của sự phát triển

Nếu so sánh, đối chiếu với các hình thức sở hữu khác, thì phải thừa nhậnrằng, trong nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là hình thúc

sở hữu phù hợp hơn cả Trong hình thức sở hữu đó, mục đích của sản xuất hànghóa không phải là sản xuất ra các giá trị sử dụng, mà thông qua sản xuất giá trị

sử dụng để thực hiện giá trị của hàng hóa và từ đó đạt được lợi nhuận Để làmđược điều này, trước hết phải xác định rõ quan hệ hàng hóa Do hàng hóa đượcsản xuất ra từ các tư liệu sản xuất, nên muốn xác định quan hệ hàng hóa thì phảixác định được các quan hệ sản xuất để sản xuất ra hàng hóa đó Quan hệ sở hữu

tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu này, bởi một đặctrưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường là thừa nhận lợi ích cá nhân và dựatrên cơ cấu quyền tài sản phân tán Thực tế cho thấy, nếu không có sự giao dịch,chuyển nhượng các tài sản giữa các doanh nghiệp, giữa các cá nhân sản xuấthàng hóa thì cũng không có cạnh tranh về giá cả và thị trường theo đúng nghĩacủa nó, do vậy cũng không có nền kinh tế thị trường thực sự

Trang 9

Bên cạnh sự phù hợp với quan hệ sở hữu tư nhân, kinh tế thị trường cũng

có vai trò hết sức cần thiết và có khả năng thực hiện được trong chủ nghĩa xãhội, mặc dù ở đó, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò chủ đạo Trình

độ lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng quy định trình độ phát triểncủa con người Khi thừa nhận kinh tế thị trường có là cần thiết đối với quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội, thì cũng có nghĩa là phải thừa nhận sự tồn tại tất yếucủa KTTN trong chủ nghĩa xã hội Đó còn là sự thừa nhận một động lực quantrọng không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế XHCN Nhưng trongquá trình xây dựng nền kinh tế thị trường và vận dụng các nguyên tắc của nó, cóthể sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa những quy định thuộc bản chất của chủ nghĩa xãhội với những mục tiêu kinh tế cần đạt được vì :

Thức nhất, kinh tế thị trường là một phương thức vận hành kinh tế, là sự

điều hòa lợi ích và phân bố các tài nguyên thông qua thị trường Khi vận hành,

nó chỉ tạo sự công bằng trong quá trình cạnh tranh thị trường, chứ không tạo ra

sự công bằng trong quá trình trên kết quả phân phối cuối cùng

Thứ hai, nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhưng yêu cầu nhưu công bằng,

hiệu quả và nguyên tắc mạnh thắng, yếu thua thì cũng phải chấp nhận ở mức độnào đó những hậu quả mà sự vận hành của nó mang lại, sự phân hóa giàu nghèo,bất bình đẳng và thật nghiệp

Đó là những mâu thuẫn mà chúng ta cần tính tới và cần nhận thức đầy đủtrong quá trình xây dựng nền kinh tế thì trường định hướng XHCN Từ đó, cóbiện pháp phù hợp để từng bước tháo gỡ, trong đó phải tính đến động lực củaKTTN, nhằm thúc đẩy nền kinh tế XHCN phát triển bình thường và hiệu quảcao

Đường lối đổi mới của Đảng ta và bắt đầu từ Đại hội VI và được hoàn thiệndần qua các thời kì Đại hội tiếp theo Về kinh tế, tại Đại hội IX, Đảng Cộng sảnViệt Nam khẳng định “ chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sáchphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền

Trang 10

kinh tế thị trường định hướng XHCN” Trong quá trình đổi mới đó, nhận thứccủa Đảng về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là KTTN đã có sựthay đổi căn bản so với trước đây Thực tế cho thấy, KTTN ngày càng tỏ vai tròcủa nó, trở thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tếkhác phấn đấu vươn lên, tự đổi mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trongnền kinh tế thị trường KTTN được coi làm ột trong những bộ phận cấu thànhquan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng nhưucác khu vực kinh tế khác Theo số liệu thống kê, về giá trị công nghiệp, năm

2005, KTTN chiếm tỉ trọng hơn 37% GDP Tại Đại hội X, Đảng ta khẳng địnhrằng: “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinhtế” Việc đổi mới nhận thức về vị trí và vai trò của KTTN nhưu trên thể hiện sựđánh giá một cách khách quan và khoa học hươn về khu vực kinh tế này

Sự phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN làsản phẩm gắn liền với chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển nền kinh tếnhiều thành phần Những thành tựu kinh tế quan trọng đạt được qua 20 năm đổimới đất nước là bằng chứng minh động, xác nhận một cách thuyết phục sự khởisắc của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiềm tàng của KTTN nói riêng Bởivậy, có thể nói, đối với nước ta, phát triển KTTN là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược, lâu dài trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Đây có thể coi là một trong những nhiệm vu quan trọng của côgncuộc đổi mới của đất nước trong những năm tới

Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc khu vựcKTTN trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, kinh doanh đã đẩy lùi dầntình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường được mởrộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác dụng đẩy lùi cơ chế quản

lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã hội Thông quaviệc phát triển KTTN mà quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là quyền làmchủ về kinh tế pahts huy Trong Nghị quyết Đại hội lần thức IX, Đảng ta khẳngđịnh: tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các thành phần

Trang 11

kinh tế, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu, tạo môi trườngđầu tư, kinh doanh bình đẳng minh bạch, thông thoáng và tuận lợi hơn, ổn địnhchính sách, đảm bảo quyền của mọi người dân được kinh doanh tự do trongnhững ngành nghề mà nhà nước không cấm.

Như chúng ta đã biết, lý luận của chủ nghĩa Mác chỉ nhấn mạnh việc xóa bỏchế độ tư hữu, chứ không phải xóa bỏ mọi hình thức sở hữu thực tế của mỗi cánhân trong xã hội Trong xã hội có giai cấp, ý thức về quyền sở hữu thực tế củamỗi cá nhân con người chỉ cảm thấy thực sự có động lực khi họ hoạt động “chomình”, tức là vì lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của chinh bản thân mình, sau

đó mới vì các mục đích khác Do đó, quyền sở hữu được coi là quyền tự nhiêncủa con người trong xã hội có giai cấp

1.2.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thứ nhất, KTTN góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân

Theo kết quả của đợt tổng điểu tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy:Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người Dân số nước ta thuộc loại trẻ, số ngườitrong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao gần 65% tổng dân số cả nước ( 2009) Sốngười trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 45 triệu người Do vậy, việc giảiquyết việc làm cho người lao động là bài toán khó đặt ra cho vấn đề phát triểnkinh tế- xã hội Trong thời gian qua khu vực KTTN đã giải quyết được nhiềuviệc làm cho người lao động Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đónggóp vào GDP 46,97%, trong đó có phần đóng góp quan trọng của KTTN, giảiquyết việc làm trên 5 triệu việc làm mới, bình quân 800000 lao động/ năm,chiếm 50% số lao động tăng thêm của cả nước Đặc biệt là KTTN đã giải quyếtđược lực lượng chưa có việc làm và cso thể giải quyết lực lượng lao động dôi dư

từ các có quan doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể Sỡ dĩ,KTTN có vai trò này vì nó có mặt len lỏi và xuất hiện ở khắp các lĩnh vực, mọi

Trang 12

ngành kinh doanh Vì thế ở bất cứ lĩnh vực nào KTTN cũng thu hút một lựclượng lao động lớn tham gia.

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinhdoanh cá thể, tiểu chủ tạo ra các cơ hội làm việc cho người lao động, nhất là laođộng có trình độ thấp chưa qua đào tạo tăng thêm thu nhập cho họ đồng thời gớpphần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo

Mặc dầu hiện nay tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,3% ( 2008) và thờigian sử dụng lao động ở nông thôn đã tăng lên 85,6 % nhưng trung bình hiệnnay với khoảng gần 2 triệu lao động mới bổ sung hằng năm thì sức ép tạo vệclàm mới còn rất lớn Trong điều kiện kinh tế nhà nước mới chỉ giải quyết đượckhoảng 10 % lực lượng lao động cả nước thì 90% còn lại các thành phần kinh tếkhác sẽ phải đảm nhận, trong đó, KTTN sẽ đóng vai trò quyết định

Thứ hai, KTTN đống góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Trong những năm qua, với chủ trương, chính sách đứng đắn cảu Đảng vàNhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nói chung,KTTN nói riêng phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của kinh

tế quốc dân Nhờ đó, với sự năng động và nhạy bén của mình KTTN không chỉtạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn vốn đầu tư của xãhội vào nền kinh tế mà còn có mức đóng góp khá lớn và ổn định trong GDP của

cả nước Hằng năm, tỷ trọng đóng góp của KTTN vào tổng sản phẩm trong nướckhá lớn Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thống kê năm 2004 cho thấykhu vực KTTN có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế ViệtNam Nó chiếm 49 % GDP của toàn quốc, 27% sản xuất công nghiệp của cảnước

Thứ ba, KTTN góp phần mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tại hội thảo “ kết quả dạt được trong phát triển khu vực KTTN một cáchtiếp cận chiến lược” diễn ra ngày 10/11/2004 của ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) các chuyên gia đã khẳng định phát triển KTTN là con đường hợp lý nhất

Trang 13

để thúc đẩy nền kinh tế của Viết Nam cũng nhưu sự phát triển xã hội trong giaiđoạn hiện nay Phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ thúc đẩy đầu tư tài chính;phát huy nguồn lực con người và khả năng sáng tạo của doanh nhân; tạo ranhiều việc làm và những cơ hội mới cho người lao động; tăng thu nhập xã hội(do giá tiêu dùng giảm nếu nhiều doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóatrên thị trường) Bởi thế, tạo ra một nền KTTN sôi động và có sức mạnh cạnhtranh, đây cũng chính là con đường thoát khỏi nghèo đói Việt Nam.

Phát huy nội lực của các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vàoviệc mở rộng xuất khẩu Nhất là các hàng thủ công truyền thống, chế biến nông– lâm – thủy hải sản, da giày, may mặc … Theo thống kê của Bộ trưởng thươngmại thành phần KTTN đang đóng góp 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước Một số sản phẩm đã góp phần chặn đứng, đẩy lùi sự xâm nhập của hàngngoại nhập Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động tốt đã tạođược chố đứng vững chắc uy tín trên thị trường, sản phẩm hàng hóa được ngườitiêu dùng tín nhiệm, cạnh tranh được với các hàng hóa nước ngoài và có uy tín,thương hiệu trên thị trường thế giới như: cà phê Trung Nguyên, nước mắn PhúQuốc …

Sự phát triển của KTTN còn góp phần mở mang nghành nghề và lưu thônghàng hóa Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú góp phần chuyển đổi cơ cấukinh tế của từng địa phương và của cả nước; đổng thời sự xuất hiện của KTTN

đã chấm dứt chuỗi thời gian “một mình một chợ” của khu vực doanh nghiệp nhànước Trên thực tế, đã có nhiều dịch vụ mới xuất hiện trong các doanh nghiệp tưnhân đóng vai trò chỉ đạo như phần mềm, internet,bất động sản Thậm chí nhiềudoanh nghiệp tư nhân còn vượt qua các doanh nghiệp nhà nước trong cùng mộtlĩnh vực và đào tạo uy tín trên thị trường trong nước và khu vực như: Công tyHòa Phát, Kinh Đô, Trung Nguyên …

Trang 14

Thứ tư, KTTN huy động ngày càng nhiều nguôn vốn trong xã hội vào đầu

tư sản xuất kinh doanh.

Dễ có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo nên nhiều việc làm chongười lao động thì các doanh nghiệp tư nhân phải tăng thêm nguồn vốn đầu tư

Do đó, KTTN còn làm tốt vai trò huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xãhội vào đầu tư, sản xuất kinh doanh Do vậy, KTTN bắt nguồn từ lý thuyết pháttriển con người, có cội nguồn từ cá nhân, khi được sự thừa nhận và tạo điều kiệncủa nhà nước sẽ kích thích các cá nhân mỗi gia đình bằng nguồn vốn tự có củabản thân tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh, làm giàu cho đất nước và cho bảnthân mình Theo thống kê, trong những năm gần đây tổng vốn dấu tư của khuvực KTTN đã không ngừng tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn

xã hội Ở nhiều địa phương, vốn đầu tư cảu các daonh nghiệp đã góp phần quantrọng thậm chì là nguồn vốn đầu tư chủ yếu

Thứ năm, KTTN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Không chỉ chú trọng đến sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế chođất nước, cho doanh nghiệp tư nhân mà đứng đầu là các doanh nhân đã tích cựctham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hóa, trườnghọc, đường xá, nhà tình nghĩa giúp đỡ trẻ em nghèo, các gia đình có hoàn cảnhđăc biệt khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt thiên tai Mỗi lần bị thiên tai bãolụt thì đội ngũ doanh nhân Viêt Nam lại phát huy vai trò của mình trong việckhắc phục những hậu quả thiên tai gây nên Đây là những cử chỉ nhân ái của cácdoanh nhân

Như vậy, sự phát triển của KTTN đã góp phần quan trọng vòa sự phát triểnchung của toàn bộ nền kinh tế xã hội, như huy động được nhiều

Nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nângcao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúcđẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức mạnh cạnhtranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tạo ra sư cạnh tranh bình đẳng bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp

Trang 15

phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn

đề xã hội … Sự biến đổi của quan hệ sở hữu khiến quan hệ quản lý và phân phốicũng thay đổi, do vậy, quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt và phù hợp với trình độphát triển cảu lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa cácvùng, ngành trong cả nước Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng

về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vàocông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì những lý do đó,chúng ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển của KTTN đã đóng góp quantrọng vào việc thúc đẩy tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tếquốc dân theo hướng CNH-HĐH

Trang 16

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN

CẨM XUYÊN - HÀ TĨNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong thời gian qua

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

* Điều kiện tự nhiên

Huyện Cẩm Xuyên nằm về phía đông của Tỉnh Hà Tĩnh Toàn huyện có 25

xã và 2 thị trấn Diện tích tự nhiên 63.554,37 ha; Trong đó đất nông nghiệpchiếm 12.985,53ha

Dân số trong huyện có: 153.518 người với 38.455 hộ bao gồm 12.921người sống ở khu vực đô thị chiếm 8,64% và 136.597 người sống ở khu vựcnông thôn chiếm 91,36% Mật độ trung bình: 239 người/km2 Dân số vùng giáo:14.068 người chiếm 9,4% Số người trong độ tuổi lao động có 68.765 ngườichiếm 45,99%, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,27% còn lại 23,73% là laođộng tham gia các lĩnh vực khác.Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A đi qua 11 xã

và 1 thị trấn với chiều dài 25 Km 5 xã vùng ven biển với chiều dài 18Km, trong

đó có bãi biển Thiên Cầm là khu nghỉ mát đang được quy hoạch thành khu dulịch Quốc gia có diện tích 1570ha, trong đó có 2 khách sạn được xếp hạng 3 sao,

có nhiều phòng nghỉ đủ điều kiện đón khách Quốc tế Là huyện có nhiều côngtrình thuỷ lợi lớn như: Hồ Kẽ Gỗ 340 triệu M3 nước, Hồ Sông Rác 110 triệu m3nước, Hồ Thượng tuy và và nhiều hồ đập nhỏ khác; có 4 con sông chính gồm:Sông ngàn Mọ, sông Rác, Sông Gia Hội và Sông Quèn Với diện tích tự nhiên63.554,37 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 12.985,53ha Phía Đông Bắc giápbiển Đông, phía Tây- Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Đông Nam giáp

huyện Kỳ Anh, phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.

Cẩm Xuyên có cấu trúc tự nhiên( cảnh quan, địa hình, khí hậu thời tiết )trong suốt lịch sử và hiện đại là một cấu thành bền vững, là huyện thuộc vùng

Trang 17

Bắc Trung Bộ, nằm về phía phía Đông Nam của Tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu vựcnhiệt đới gió mùa.Thời tiết trong một năm luôn thay đổi thất thường Nhìnchung, địa hình Cẩm Xuyên phức tạp và đa dạng, với một diện tích 628,9km2,hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình Có đủ các loại: Núi đồi, sông suối,đồng bằng, ao hồ…

a Núi đồi: Chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên, được phân bố về phía

nam huyện Bắt đầu từ xã Cẩm Thạch- Cẩm Mỹ- Cẩm Quan và xã Cẩm Cẩm Lạc – Cẩm Minh Cùng với hệ thống đó là hệ thống các sơn khối lẻ, nằmchen giữa đồng bằng và ven bờ biển, đó là Núi Thành( xã Cẩm Thạch), núiNhược Thạch ở xã (Cẩm Quang), núi Troóc xã Cẩm Huy, núi trộn( CẩmDương), núi Hội(thị trấn Cẩm Xuyên), núi Thiên Cầm( thị trấn Thiên Cầm) vàmột số núi thuộc xã Cẩm Lĩnh( Ba Côi, Núi Chai…)

Thịnh-b Hệ thống sông- Hồ- Bàu: Vùng đất huyện Cẩm Xuyên ngoài núi đồi thì

sông- hồ (gồm khe, suối , hói đồng, bàu nước ) chằng chịt và dày đặc trên địabàn Thì các con sông hầu hết bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, chảy từ nam rabắc, độ dốc khá cao, dòng chảy ngắn và hẹp Ngoài 3 hệ thống sông chính làNgàn Mọ- Quèn- Rác chảy theo hai hướng Nam- Bắc Sông ngòi trong vùng tựanhư mạng nhện rất thuận tiện cho giao thông trong vùng Đặc điểm nổi trội củasông hói trong vùng chính là tính ổn định của dòng chảy khá bền vững, hiệntượng bên lở bên bồi ít xảy ra

- Ngoài hệ thống sông lớn và các khe suối đổ nước vào các hồ nước lớn :

Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, sông Rác…thì trên vùng đất Cẩm Xuyên, từ khi khai thiênlập địa đến nay, tồn tại hàng trăm khe, hói, quanh co dài ngắn và hàng trăm bàunước hồ to, nhỏ, nông sâu Đó là hệ thống thoát nước cục bộ rất tự nhiên, làmcho làng mạc, ruộng đồng bớt ngập úng khi mưa và cũng là nguồn nước tự nhiêncho sinh hoạt quanh năm của dân chúng Thêm vào đó, diện tích mặt nước nàynuôi dưỡng một lượng thủy sản đáng kể, cung cấp một cách thường xuyên trongnhững bữa ăn của nhân dân Một số sông hồ điển hình: Hồ Kẻ Gỗ( xã Cẩm Mỹ),

hồ sông Rác (xã Cẩm Minh), hồ Thượng Tuy (xã Cẩm Sơn), Bàu Rấy (xã CẩmDuệ), Bàu Dài( xã Cẩm Thạch) vv

Trang 18

c Hệ thống đồi và cồn cát: Hệ thống đồi thấp trên đất Cẩm Xuyên thuộc

chân Hoành Sơn Tây, thuộc các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ , Cẩm Quang, CẩmThịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh Nhưng dưới tác động của con người nhưkhai thác gỗ và khai hoang để canh trồng, làm cho đất bị xói mòn, biến thànhđồi trọc

d Đồng bằng: Địa hình đồng bằng của Cẩm Xuyên chỉ chiếm 2/5 tổng diện

tích tự nhiên toàn huyện, nằm thành một vệt dài chạy từ tây sang đông Đượcphân chia thành nhiều loại và được phân bố khắp nơi trên địa bàn các xã

e Biển đảo: Biển nằm về phía đông bắc huyện Cẩm Xuyên, kéo dài từ các

xã Thạch Hội đến các xã Cẩm Hoà, qua xã Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm, XãCẩm Nhượng sang xã Cẩm Lĩnh có chiều dài 28km

Nói đến biển thì không thể không nói đến vùng đất Cẩm Nhượng, với một

vị trí cực kỳ quan trọng Cẩm Nhượng là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn

Mọ và sông Rác Có Hòn Booc, Hòn én, Đá Ngang nay là điểm thu hút đượcđông đảo khách du lịch ở nhiều nơi

*Nguồn nhân lực

Đến năm 2006, lao động huyện có 67.957 người chiếm 44.18% dân số.Trong đó lao động Nông nghiệp chiếm 82.34%, còn lại 17.66% là lao động thamgia các lĩnh vực khác

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng cơ cấu lao động chưa cânđối, chủ yếu sản xuất lĩnh vực Nông nghiệp, còn các lĩnh vực khác như: Côngnghiệp- tiểu thủ công nghiệp, Thương mại- Du lịch- Dịch vụ chưa phát triển

*Cơ sở hạ tầng

a Hệ thống dịch vụ điện: Các xã, thị trấn đều có điện Hệ thống điện được

xây dựng từ những năm 90 Hiện nay đã triển khai dự án điện nông thôn (Re2)cho 11/27 xã, thị trấn Hệ thống điện chiếu sáng Thị trấn Thiên Cầm và Thị trấnCẩm Xuyên duy trì thường xuyên

b Đường giao thông: Tổng số đường bộ: 873Km, trong đó đường nhựa+ bê

tông = 426Km chiếm 48,8%, đường đất: 447Km chiếm 51,2% Trong đó QL=25Km, đường tỉnh: 32 Km, đường huyện: 98Km, đường xã: 718Km

Trang 19

c Nước sinh hoạt: Toàn huyện có 2 nhà máy nước, 1 nhà máy nước tại

Cẩm Quan phục vụ nước cho Thị Trấn Cẩm Xuyên và xã Cẩm Quan với côngsuất: 2000 m3/ ngày đêm và nhà máy nước Cẩm Nhượng phục vụ cho xã CẩmNhượng 600 m3/ ngày đêm Các xã còn lại chưa có nguồn nước máy để sinhhoạt Hiện nay, huyện đang lập dự án nước sạch cho các xã, thị trấn còn lại

d Giáo dục: 100% số xã, thị trấn có các trường học 2- 3 tầng, trong đó có

một số xã có 2-3 trường tầng như: Cẩm Nhượng, Thị trấn Thiên Cầm, CẩmPhúc, Cẩm Dương, Cẩm Thăng, Cẩm Hoà, Cẩm Yên, Cẩm Huy, Thị trấn CẩmXuyên, Cẩm Bình, Cẩm Quang, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Hà, v.v…

Có 3 trường phổ thông trung học, 1 trường bán công Trung học, 1trườngdân lập, 1 trường Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường dạy nghề Hiệnnay, đang có phương án chuyển trường bán công sang trường công lập

e Y tế: Tuyến huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám khu vực.

Tuyến xã: 27 xã, thị trấn có trạm xá kiên cố, trong đó các xã: Cẩm Nhượng,Cẩm Trung,Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Yên có trạm xá 2 tầng

f Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ: Trung tâm văn hoá huyện có

khu Trung tâm văn hoá Hà Huy Tập có nhà thi đấu, có sân vận động kết hợp vớiquảng trường

Các xã, thị trấn có 333/ 334 số thôn đã có hội quán thôn, nhiều thôn đã cócổng làng, sân bóng chuyền Nhìn chung bộ mặt nông thôn đã từng bước khớisắc,đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đựơc nâng cao

g Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên với diện tích

51,7ha: Hiện nay đang kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư

2.1.2 Tình hình phát triển nền KTTN ở huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong thời gian qua

* Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong năm qua

Trong những năm thực hiện đổi mới do Đảng ta khởi xướng; Đảng bộ vànhân dân huyện nhà đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tự lực tự cường,

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế Mác - Lênin (dùng cho các khối không chuyên), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Mác - Lênin
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
2) Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: NXB Sự Thật
3) Nguyễn Thị Diệp, Kinh tế cá thể tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ kinh tế, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế cá thể tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ kinh tế
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
6) Trang Web: http://www.google.com.vn http://www.Vietnamnet.vn Link
4) Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên, Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội huyện Cẩm Xuyên từ năm 2006 tới nay Khác
5) UBND huyện Cẩm xuyên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Cẩm Xuyên năm 2009 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w