Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Trang 1VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀO SỰ NGIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Vinh - 2009
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA SAU ĐẠI HỌC
-*&* -VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ -
XÃ HỘI VÀO SỰ NGIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN LƯƠNG BẰNG
Học viên thực hiện: NGUYỄN MẠNH TUẤN
Lớp: CAO HỌC 15 - HÓA HỮU CƠ
Vinh, năm 2007
Trang 3KÝ HIỆU TRONG TIỂU LUẬN:
Trang 4Chương 1: Lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp
Chương 2: Sự vận dụng hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây
2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH trước những
biến đổi của thời đại
122.2 Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây dựng
CNXH ở Việt Nam
13
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu
"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (Dẫn theo [2;309]) Văn kiện đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng toàn dân trong
sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Để thực hiện mục tiêu trên thì đổimới về KT-XH là một việc làm cần thiết Song hiện nay việc phát triển KT-
XH theo định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn còn một số khó khăn, hạn chếnhất định Do đó việc vận dụng đúng đắn lý luận hình thái KT-XH vào sựnghiệp xây dựng CNXH là vô cùng quan trọng
Nước ta tiến lên CNXH từ điều kiện riêng biệt: nền kinh tế phổ biến
là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu Do đó muốn thực hiện thànhcông sự nghiệp xây dựng CNXH ngoài nguồn nội lực còn cần phải vận dụngsáng tạo, khoa học lý luận hình thái KT-XH vào điều kiện đất nước
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của khoa học côngnghệ, của xu thế toàn cầu hóa điều đó đặt ra yêu cầu đối với sự phát triểnkinh tế đất nước Trong khi đó, hệ thống CNXH ở một số nước Đông Âu vàLiên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng, CNTB đạt được những thành tựurực rỡ Yêu cầu Đảng ta phải kiên định sáng suốt trong mục tiêu xây dựngCNXH cho phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể ở nước ta
Với ý định phần nào giải đáp cho những vấn đề trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài: Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã được Đảng cụ thể hoá ở
rất nhiều văn kiện đại hội Đảng Từ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (12/1986) Đảng đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng đất nước sau đổi
mới Mục tiêu đó càng được bổ sung và hoàn chỉnh hơn ở các Văn kiện ở
Trang 6Đại hội đại biểu lần VII, lần thứ VIII, lần thứ IX Các văn kiện này đã cụ
thể hóa từ đường lối cho đến cách thức, biện pháp, con đường để thực hiện
thành công sự nghiệp xây dựng CNXH Ngoài ra các cuốn Giáo trình Triết
học Mác - Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2006), Giáo trình Triết học Mác
- Lênin (Nxb Chính trị Quốc gia, 2007), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
cũng đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến sự vận dụng lý luận hình tháiKT-XH vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta Đó là những tư liệu vôcùng quan trọng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai đề tàinày
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây
dựng CNXH ở Việt Nam, chúng tôi thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình triển khai
đề tài này, chúng tôi vận dụng những phương pháp sau:
4.1 Phương pháp so sánh - đối chiếu
4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
5 Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung chính của tiểu luận gồm 2chương
Chương 1: Lý luận hình thái KT-XH và vai trò phương pháp luận của
lý luận đó
Chương 2: Sự vận dụng lý luận hình thái KT-XH vào sự nghiệp xây
dựng CNXH ở Việt Nam
Trang 7Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Chương 1
LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ -XÃ HỘI
VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LÝ LUẬN ĐÓ
1.1 Lý luận hình thái KT-XH
1.1.1 Tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái KT-XH
Xã hội trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một hệ thống hết sứcphức tạp bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, tư tưởng Tất cảcác lĩnh vực đó đều tác động đến con người và thông qua hoạt động của conngười, mà hoạt động của con người bao giờ cũng có ý thức, ý chí chỉ đạo.Chính vì vậy, việc giải thích về đời sống xã hội là một vấn đề hết sức phứctạp Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài trước khi Triết học Mác ra đời, cácnhà triết học đều duy tâm trong lịch sử Họ cho rằng lịch sử phát triển theohướng nào là do đầu óc của các vĩ nhân
Mác đã phê phán những tư tưởng duy tâm đó, ông đi từ một sự thậtđơn giản đó là: Con người muốn tồn tại cần phải có thức ăn, thức uống, nhà
ở Những thứ này không có sẵn trong tự nhiên Vì vậy, muốn có nó, conngười phải tiến hành hoạt động sản xuất vật chất Trong quá trình sản xuấtvật chất con người ngày càng chế tạo ra nhiều công cụ sản xuất và phát triển
cả về tư duy, thể chất Để tồn tại và phát triển, con người không chỉ sản xuất
ra của cải vật chất mà còn sản xuất ra của cải tinh thần, ra bản thân conngười và các quan hệ xã hội
Tuy nhiên, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, hoạt động sản xuấtvật chất lại được tiến hành theo những cách thức khác nhau Cách thức khácnhau đó, Mác gọi là phương thức sản xuất Chính phương thức sản xuất lànhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Như vậy,xuất phát từ sản xuất, C Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ
Trang 8lẫn nhau giữa các mặt trong đời sống xã hội và phát hiện ra các quy luật vậnđộng, phát triển của xã hội Từ đó, C Mác đi đến khái quát khoa học lý luận
về hình thái KT-XH
1.1.2 Khái niệm hình thái KT-XH
Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhautạo thành các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.Các xã hội cụ thể đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát thành phạmtrù hình thái KT-XH như sau: "Hình thái KT-XH là một phạm trù của chủnghĩa duy vật lịch sử: dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định,với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với trình độnhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến thức thượng tầng tươngứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy" [1; 389]
1.1.3 Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH
1.1.3.1 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
Quá trình sản xuất của con người chịu sự tác động song cùng đó làcon người quan hệ với tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động vàquan hệ con người với con người trong sản xuất để hợp thành phương thứcsản xuất Phương thức sản xuất là "cách thức con người thực hiện quá trìnhsản xuất vật chất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người"[1; 390]
Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình
độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng: Sự vận động, phát triển củaphương thức sản xuất do sự tác động qua lại một cách biện chứng giữaLLSX và QHSX
"LLSX là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quátrình sản xuất ra của cải vật chất Nó bao gồm người lao động với một thểlực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là
Trang 9công cụ lao động Trong quá trình sản xuất sức lao động của con người kếthợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành LLSX" [1;391].
"Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trìnhsản xuất QHSX gồm 3 mặt: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổchức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra" [1;392]
LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứngvới nhau Trong đó, sự vận động, phát triển của LLSX quuết định quan hệsản xuất, làm cho quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp với nó Khi mộtphương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của LLSX, nó có tác dụng thúc đẩy mở đường LLSX pháttriển Nhưng do LLSX là yếu tố động, biến đổi nhanh, quan hệ sản xuất biếnđổi chậm, QHSX trở thành không phủ hợp với LLSX Khi đó, QHSX trởthành "xiềng xích" cản trở sự phát triển của LLSX Để mở đường cho LLSXphát triển phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập QHSX mới phù hợp vớitrình độ phát triển của LLSX Khi QHSX mới ra đời, một phương thức sảnxuất mới tương ứng xuất hiện Do đó lịch sử phát triển của xã hội loài người
là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất
LLSX quyết định QHSX, nhưng QHSX có sự tác động trơ lại sự pháttriển của LLSX Khi QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó
là động lực mở đường cho LLSX phát triển Ngược lại, khi QHSX khôngphù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó sẽ kìm hãm sự phát triểncủa LLSX Khi này theo quy luật chung, QHSX cũ được thay thế bằngQHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX Tuy nhiên, việc giảiquyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không phải đơn giản Trong xã hội
có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội
1.1.3.2 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Trang 10QHSX được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuấttạo thành quan hệ vật chất của xã hội Trên cơ sở quan hệ sản xuất hìnhthành nên quan hệ chính trị và tinh thần của xã hội Hai mặt đó được kháiquát thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
"Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấukinh tế của một xã hội nhất định" [1; 397] Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụthể bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư của xã hội cũ và QHSX mầmmống của xã hội tương lai
"Kiến thúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, phápquyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xãhội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định" [1; 397]
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thống nhất biện chứng vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúcthượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầngbiểu hiện ở chỗ: Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượngtầng tương ứng với nó Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của
cơ sở hạ tầng quyết định Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị vềkinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thầncủa xã hội Các mâu thuẫn về kinh tế quyết định các mâu thuẫn về chính trị,
tư tưởng Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng (nhà nước, phápquyền, triết học ) đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng ,
do cơ sở hạ tầng quyết định
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng sớm hay muộn cũngthay đổi theo C Mác viết: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúcthượng tầng đồ sộ cùng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng" Sự thay đổi củakiến trúc thượng tầng không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay thế hình tháiKT-XH này bằng hình thái KT-XH khác, mà còn diễn ra trong quá trình
Trang 11biến đổi của một hình thái KT-XH Trong các yếu tố của kiến trúc thượngtầng, có yếu tố thay đổi nhanh cùng sự thay đổi của cơ sở hạ tầng (chính trị,pháp quyền) nhưng cũng có yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật
Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và có tác động trở lạiđối với cơ sở hạ tầng Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có tácđộng đến cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau, có vai trò khácnhau, có cách thức tác động khác nhau trong xã hội có giai cấp, nhà nước làyếu tố tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng Sự tác động của kiến trúcthượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo 2 chiều Nếu kiến trúcthượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó làđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại sẽ kìmhãm phát triển kinh tế, kìm hãm tiến bộ xã hội Nếu kiến trúc thượng tầngkìm hãm sự phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cáchkhác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầngmới để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển
1.1.3.3 Sự phát triển của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch
sử - tự nhiên
Từ sự phân tích quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội.Mác đã đi đến kết luận: "Sự phát triển của những hình thái KT-XH là mộtquá trình lịch sử - tự nhiên" Nói sự phát triển của hình thái KT-XH là mộtquá trình lịch sử - tự nhiên có nghĩa là nó diễn ra một cách khách quan theoquy luật chứ không theo ý muốn chủ quan của con người Tức là xã hội loàingười cũng có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Động lực của sự vận động, phát triển của xã hội nằm ngay trong lòng
xã hội với sự tác động, chi phối của hai quy luật cơ bản là quy luật về sự phùhợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, quy luật cơ sở hạ tầngquyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác Nguồn gốc sâu xa
Trang 12của sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH là sự phát triển củaLLSX.
Tuy nhiên con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phốibởi quy luật chung mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thểcủa mối dân tộc như về điều kiện tự nhiên, chính trị, truyền thống văn hóa, Như vậy, lịch sử phát triển nhân loại vừa tuân theo những quy luật chung,vừa rất phong phú, đa dạng Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch
sử phát triển của mình Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái
KT-XH từ thấp đến cao, nhưng cũng có dân tộc bỏ qua một hay một số hình tháiKT-XH nào đó Như vậy, quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hộichẳng những diễn ra bằng con đường tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ quatrong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái KT-XH nhấtđịnh
1.2 Vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái KT-XH
Lý luận hình thái KT-XH ra đời là một bước chuyển biến cách mạngtrong nhận thức về đời sống xã hội Lý luận đó đã mang lại một phươngpháp luận thực sự khoa học cho nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo xãhội theo con đường tiến bộ
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đờisống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh họat xã hội,chính trị và tinh thần nói chung
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra: Xã hội không phải là sự kết hợp mộtcách ngẫu nhiên, máy móc mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt tácđộng qua lại chặt chẽ với nhau Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phảiphân tích một cách sâu sắc mối quan hệ giữa các mặt của đời sống xã hội.Vịêc cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, phải tiến hành một cách đồng
bộ tất cả các mặt: LLSX, QHSX, cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng
Lý luận hình thái KT-XH chỉ ra rằng: sự phát triển của các hình tháiKT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách
Trang 13quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan Do đó việc cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luậtkhách quan, chống chủ quan duy ý chí
Không những thế, lý luận hình thái KT-XH vừa chỉ ra quy luật pháttriển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử cụ thể
mà có còn đường phát triển riêng, đặc thù Để nhận thức đúng đắn conđường phát triển của mỗi dân tộc phải kết hợp việc nghiên cứu những quyluật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dântộc
Từ khi Mác xây dựng nên lý luận hình thái KT-XH cho đến nay loàingười đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt Điều đó đãkhẳng định tính đúng đắn, khoa học của lý luận đó