Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Vận dụng những đường lối của Đảng vào việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

thụ sản phẩm

Đối với các doanh nghiệp cũng như mọi cơ sỏ sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường là nhân tố vô quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội

nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề đó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong thực tế, KTTN lâu nay vẫn chưa được đối xử một cách binhf đẳng, công bằng với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, những thông tin về chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án của đất nước, của ngành, của vùng, của huyện không được các cấp ủy Đảng, cơ quan, chính quyền cung cấp đầy đủ, chính xác. Điều này, thiệt thòi cho các doanh nghiệp tư nhân để họ có thể tham gia vào việc đấu thầu các dự án cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước mà đặc biệt là việc vạch ra nhũng chủ trương, giải pháp, hướng đi để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Vì vậy, cùng với việc giải quyết vấn đề về vốn, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật cần thực hiện hệ thống giải pháp sát thực và có tính khả thi nhằm hỗ trợ các đơn vị KTTN nắm bắt thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Huyện Cẩm Xuyên cần phải tạo điều kiện để những thông tin cần thiết về pháp luật, chính sách, dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện một cách minh bạch rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp được biết, hiểu được và tham gia đầy đủ.

- Cùng với việc xây dựng, củng cố nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn từ trung tâm đi các xã, huyện còn cần phải đầu tư phát triển hệ thống chợ, xây dựng các thị tứ, thị trấn để mở rộng mạng lưới lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện. Thực hiện ở mỗi xã đều có một chợ, nâng cấp, mở rộng các chợ đầu mối. Vì chợ là nơi diễn ra mọi hoạt động trao đổi mua bán.

- Quy hoạch cái tạo và xây dựng các thị xã, thị trấn, thị tư, các tụ điểm dân cư, hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Ưu thế của các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm dân cư là có thể thực hiện việc mua bán hàng hóa thường xuyên đáp ứng thời vụ và thu mua sản phẩm cúa các hộ, không bị giới hạn bởi các ngày giờ.

- Phát triển hệ thống thông tin bưu chính viễn thông, các chủ doanh nghiệp tư nhân hay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ cần phải tiếp cận và làm quen với kĩ thuật sử dụng thành thạo internet hay tiếp cận tìm hiểu các phương tiện truyền thông đại chúng để nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này, vô cùng quan trọng vì từ đó để có chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng xuất mặt hàng gì? Ở thời gian nào? Mẫu mã, giá cả như thế nào để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất khác.

- Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bản thân các hộ cá thể, tiểu chủ phải có sự nỗ lực lớn để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, mẫu mả kiểu dáng phù hợp với tâm lý, sở thích của người tiêu dùng.

- Chú trọng khuyến khích hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản gồm : bảo quản, chế biến, nông sản thục phẩm … tạo điều kiện để bao tiêu và mở rọng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng những đường lối của Đảng vào việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w