trong dân nhằm thúc đẩy phát triển KTTN
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Có vốn mới thành lập được doanh nghiệp. mới mở rộng được quy mô doanh nghiệp, thuê lao động, đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở vật chất … trên cơ sở đó mới có thế nâng cao năng suất, chât lượng va hiệu quả kinh tế. Nhưng hiện nay, trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân hay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn huyện chủ yếu đang hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có của bản thân gia đình mà chưa nhận được sự hỗ trợ thỏa đáng kịp thời từ phía các ngân hàng chính sách xã hội của huyện. Do đó, khi hỏi các doanh nghiệp tư nhân hiện nay khó khăn lớn nhất của họ trong sản xuất kinh doanh là gìthì yếu tố họ nêu lên đầu tiên là vấn đề thiếu vốn, nhất là nguồn vốn tập trung và dài hạn để sản xuất quay vòng. Chính vì không có vốn hoặc thiếu vốn nên việc đổi mới kĩ thuật, nâng cao trình độ công nghệ rất khó khăn, hạn chế đến chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh trên thị trường. Tự bản thân các cơ sở sản xuất kinh
doanh, cá thể, tiểu chủ và các chỉ doanh nghiệp tư nhân khó có thể giải quyết được vấn đề này. Cho nên, bên cạnh sự nỗ lực của các hộ, các doanh nghiệp cần có sự tác động tích cực của nhà nước. các chính quyền địa phương. Hiện nay, chính sách tài chính mà ngân hàng áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều bất cập và còn một số điểm chưa công bằng so với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước. Chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng ngân hàng chưa thức sự mở của đối với KTTN. Nhiều chính sách ngân hàng đối với KTTN còn quá cao và thủ tục còn rườm rà nên chưa đạp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn. Hơn nữa, thời hạn giải quyết cho vay quá lâu làm ảnh huwongr tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chạy đi vay vốn từ phía tư nhân và phải chịu một mức lãi suất rất cao. Nguyên nhân mà các ngân hàng khó khăn khi giải quyết các chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn để sản xuất cũng xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp là có hiện trạng không có tài sản đế thế chấp tương ứng với số tiền đi vay. Hiện trạng xù nợ ngân hàng, tình trạng nợ xấu của các doanh nghiệp, công ty ma giữa các tài sản cá nhân và các tài sản pháp nhân. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho các ngân hàng và các chủ doanh nghiệp tư nhân, hộ tư nhân cá thể tiểu chủ chưa tìm được tiếng nói chung cho việc vay vốn tín dụng. Để giải quyết được vấn đề này cần sự nỗ lực từ hai phía.
- Phía ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cần phải cái tiến chế độ, thủ tục vay theo hướng đơn giản, rõ ràng hươn và rút ngắn thời gian duyệt cho các doanh nghiệp vay vốn không để lỡ dở việc kinh doanh cảu các doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng phải thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với daonh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp cảu các thành phần kinh tế khác. Đảm bảo để KTTN được tiếp cận và ảnh hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế hộ gia đình, cá thể tiểu chủ và các doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện cho họ có cơ hội được đầu tư vào công trình, hạn ngạch vủa nhà nước.
- Về phía doanh nghiệp phải công khai minh bạch trong làm ăn, chủ doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ chính xác thủ tục hoc vay vốn cảu ngân hàng để có thể đàm phán tốt với cán bộ tín dụng.
Để huy động tốt tiềm năng vốn trong dân đầu tư vào haotj động sản xuất kinh doanh cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau:
- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn thành lập hiệp hội KTTN của huyện. Trong đó, quan trọng là hình thành quỹ bảo hiểm tương hỗ các doanh nghiệp mỗi khi có rủi ro trong kinh doanh. Như vậy, tạo được sự đoàn kết mối liên hệ giúp đỡ nhau giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với nhau làm tăng thêm sức mạnh của KTTN và sự đóng góp của thành phần kinh tế này trong tương lai.
- Cần có chính sách khuyến khích dân làm giàu, bảo vệ và hỗ trợ cho các hoạt động làm giàu một cách hợp pháp. Từ đó có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng vào đầu tư sản xuất.
- Cần cải thiện lề lối làm việc, đơn giản hóa các thủ tuc hành chính, giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh của các hộ tiểu chủ. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương, nhất là các cơ quan, các cá nhân, viên chức có trách nhiệm trưc tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh daonh cảu các doanh nghiệp, các hộ cá thể, tiểu chủ. Xử lí kịp thời nghiêm minh nhũng biểu hiện của tệ quan liêu cũng như những hành vi sai nguyên tắc chế độ của những người thi hành công vụ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động KTTN để cho mọi người dân thức hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tránh tình trạng chiếm dụng vốn trong khu vực kinh tế này.
Tóm lại, kih tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Cẩm Xuyên nói riêng và cả nước nói chung. Khu vực kih tế tư nhân phải được hưởng những điều kiện thuận lợi, những quyền bình đẳng tư các cơ quan công quyền và từ môi trường kinh doanh thông thoáng phù hợp với đường lối cũng như xu thế của thơi kỳ hội nhập.
Để thực hiện được điều này, ngoài sự hỗ trợ từ phía ủy ban huyện, Đảng và Nhà nước về ban hành các chủ trương chính sách cho phù hợp đến sự phát triển KTTN, đến sự trong sạch thông thoáng của cơ quan công quyền, còn phải kể đến sự nỗ lưc vươn lên của mỗi bản thân các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng, sức mạnh to lớn của thành phần kinh tế này.
KẾT LUẬN
Tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định rằng: “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đâị hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập quốc tế. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngahf nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước …
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của KTTN và sự tồn tại khách quan của thành phần kinh tế này. Trong những năm qua ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh đã rất chú trọng đầu tư phát triển thành phần kinh tế này và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: sự phát triển của KTTN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế xã hội của vùng, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới vừa tăng của cải vật chất cho vùng, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thj trường, làm tăng sức cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Tuy nhiên, sự
phát triển KTTN ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh vẫn còn nhiều điểm hạn chế như : trình độ lao động, vốn, công nghệ sản xuất thị trường tiêu thụ … Vùng còn có rất nhiều tiềm năng kinh chưa được khai thác hết.
Do vậy, để thúc nền KTTN ở huyện phát triển hơn nữa cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thành phần kinh tế này phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình là “chổ dựa thiết yếu” , “có vai trò quan trọng, lầ một trong những động lực của nền kinh tế”.