1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng một giờ học môn chạy ngắn đối với học sinh lớp 8.

13 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy thể dục, điền kinh là môn thể thao chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất ở các trường học nhằm phát triển các tố chất thể lực: như sức nhanh,

Trang 1

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn.

Tập luyện thể dục, thể thao một cách có hệ thống và khoa học sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho phát triển sức khoẻ con người Hiện nay các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức rộng khắp mọi nơi cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi với mục tiêu tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất toàn dân Đặc biệt là thế

hệ trẻ

Giáo dục thể chất là quá trình giáo dục nhằm phát triển có mục đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người Giáo dục thể chất trong trường học cũng nằm trong mục tiêu đó

Hiện nay chất lượng giáo dục thể chất trong các trường trung học cơ sở

đã được chú trọng hơn và đã nâng cao hiệu quả rõ rệt xong cũng không ít khó khăn như cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều kiện sân tập, dụng cụ luyện tập còn hạn chế Bên cạnh đó ý thức tự giác luyện tập cũng như nhận thức về tác dụng của bộ môn thể dục ở một số học sinh còn chưa cao

Trong quá trình giảng dạy thể dục, điền kinh là môn thể thao chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất ở các trường học nhằm phát triển các tố chất thể lực: như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo và sức dẻo Trong các tố chất đó thì tố chất sức nhanh là tố chất cần thiết hơn cả bởi nó là điều kiện quyết định để nâng cao kết quả luyện tập và thành tích thi đấu cũng như đánh giá sự phát triển thể lực của học sinh

Hiện tại trong quá trình giảng dạy để giáo dục nâng cao sức nhanh cho học sinh có giáo viên chỉ áp dụng những bài tập động tác, những bài tập phát triển hoặc do nội dung nghèo nàn các tố chất lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến sự nhàm chán cho cả người học và người dạy Mặt khác do tâm lý trong nhân cách học sinh THCS đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn thiện cũng như bảo đảm

Trang 2

sự an toàn cho học sinh trong quá trình tập luyện cho nên các em cần được hướng dẫn cụ thể vừa học vừa chơi, chơi để phục vụ học tập

Việc sử dụng các trò chơi vận động dưới dạng những động tác bổ trợ sẽ gây hứng thú và say mê trong học tập nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện Trò chơi còn là phương tiện và phương pháp phổ biến của giáo dục thể chất Phương pháp này đặc biệt phù hợp với học sinh THCS nhằm khai thác tính tự giác, tính tích cực hoá người học và còn là sự so đo lực lượng để giành thành tích, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính đồng đội và tinh thần kỷ luật.Tuy nhiên môn chạy nhanh mà không tập luyện thường xuyên cũng dễ gây mất an toàn, nhiều học sinh rất ngại và sợ tập luyện hoặc tập không hết sức

Từ những lý do trên, cùng với việc đánh giá thực trạng của trường THCS Cao Minh, qua thực tế là một giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng một giờ học môn chạy ngắn đối với học sinh lớp 8”

2 Mục đích nghiên cứu.

- Bước đầu lựa chọn một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn chạy nhanh

- Giúp học sinh lứa tuổi 13- 14 có thể phát triển thể chất tốt, đặc biệt là sức nhanh

- Giúp các em nâng cao thành tích thể thao, có cơ hội tham gia HKPĐ, các kỳ thi đấu…

3 Ý nghĩa

Tạo ra hứng thú và bảo đảm an toàn trong học tập và tập luyện, góp phần nâng cao thành tích cho học sinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận khi sử dụng các bài tập dưới dạng trò chơi lồng trong giảng dạy chạy cự ly ngắn

- Đánh giá kết quả thu được trong giảng dạy

5 Phương pháp nghiên cứu

- Những phương pháp chủ yếu được vận dụng khi dạy chạy nhanh

+ Làm mẫu kết hợp với giảng giải

+Phân đoạn và hoàn chỉnh

+ luyện tập và bắt trước

+ luyện tập lặp lại

+ Luyện tập nâng cao dần yêu cầu

+Trò chơi và thi đấu

+ Trực quan gián tiếp

+Phương pháp sửa sai

+ Phương pháp giúp đỡ

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận

a Tâm lý học sinh lứa tuổi 13 – 14.

Lứa tuổi học sinh 13 – 14 hệ thần kinh đã phát triển hoàn thiện, đã có hiểu biết, nhận biết và thực hiện khá đầy đủ những bài tập của giáo viên đưa ra Nhưng ở lứa tuổi này sự hưng phấn và ức chế đan xen nhanh thích ứng cũng nhanh chán do vậy việc kết hợp những trò chơi vận động có nhiều động tác, tập chạy xuất phát, chạy giữa quãng sẽ tạo cảm giác hưng phấn học tập của học sinh

b Về lý luận.

Trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý lứa tuổi ở học sinh lớp 8 chủ yếu chỉ học các phần động tác vận động đơn lẻ nếu trong một giờ học chỉ đơn thuần một

Trang 4

nội dung nhất là nội dung thực hành môn chạy nhanh thì một giờ học các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho học sinh học nhàm chán đơn điệu, nếu ta kết hợp được các nội dung trong 1 môn học làm cho buổi học phong phú và hấp dẫn

c Về thực tiễn.

Qua tham khảo các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giảng dạy môn thể dục, trao đổi về chương trình học bậc THCS và thực tế qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng 1 giờ học môn chạy ngắn đối với học sinh lớp 8”

2 Tổ chức thực hiện

a.Đội hình giới thiệu lý thuyết

x x

x x

x x

x x

x x

x x

x x

x x

x x

x x

x x

Tranh vẽ

GV

Trang 5

x x

Sử dụng đội hình 2 hàng ngang hình chữ V có sử dụng tranh vẽ

- Giáo viên giới thiệu kỹ thuật và làm mẫu cho học sinh xem Quá trình thực hiện kỹ thuật nên làm theo 3 bước

+ Bước 1: Làm nhanh các giai đoạn

+ Bước 2: làm chậm phân tích từng giai đoạn

+ Bước 3: Làm tổng hợp c giai đoạn

b Tổ chức tập luyện

Tổ chức luyện tập theo nhóm nên tổ chức theo 3 nhóm

Nhóm 1: Tập xuất phát; nhóm 2 tập chạy giữa quãng và nhóm 3 tập chạy

về đích

+ Nhóm 1: Tập xuất phát do 1 cán sự lớp duy trì cự ly chạy khoảng

10 m đội hình tổ chức

x x x x x x X

x x 10 12 ==

x x

x x x x x x CB XP

+ Nhóm 2: Tập chạy giữa quãng cự ly chạy 30 m do cán sự lớp điều khiển

Trang 6

- Địa hình luyện tập: Thường tổ chức 2 em chạy một lượt, có vạch chuẩn

bị và vạch xuất phát Vạch chuẩn bị cách vạch xuất phát 5m theo sơ đồ

x x x x x x x x

x -5m >x 2

X ->x

CB XP

x x x x x x x x

+ Nhóm 3: Tập chạy về đích

Cũng tổ chức như nhóm 2 Cứ sau 2 - 3 lượt tập thì đổi nhóm Nhóm 1 về nhóm 2, nhóm 2 về nhóm 3, nhóm 3 về nhóm 1

- Giáo viên là người quan sát chung các nhóm và sửa động tác sai cho học sinh

- Giáo viên tiến hành đổi nhóm

- Giáo viên tiến hành củng cố toàn lớp: Gọi học sinh lên thực hiện kĩ thuật chạy ngắn, học sinh quan sát nhận xét

Trang 7

c Tổ chức trò chơi.

Việc dạy chạy nhanh, chạy cự ly ngắn không chỉ đóng khung ở việc dạy học

kỹ thuật Quá trình dạy học cũng là quá trình phát triển tố chất sức nhanh, sức mạnh, phản xạ nhanh……

Ngoài việc dạy các động tác kỹ thuật để tăng hiệu quả phát triển sức nhanh người giáo viên thể dục đưa thêm các trò chơi phát triển sức nhanh, các động tác thể lực phát triển sức nhanh tốc độ, tăng tần số và tập phản xạ nhanh cho người tập Mặc dù trò chơi vận động luôn được coi là phương tiện và cũng là

phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên mặt trái của dạy học trò chơi vận động là nếu lặp mãi 1 số trò chơi, hình thức chơi hoặc hạ thấp một số yêu cầu… Không chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy học trò chơi sẽ làm mất đi tính hấp dẫn Do vậy người giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ hơn về yếu tố quan trọng để trò chơi luôn phát huy những mặt mạnh và hấp dẫn vốn có của nó Do đó tôi xin giới thiệu 1 số trò chơi thường vận dụng

*Trò chơi “chạy đuổi”

Các em đứng theo đội, mỗi đội 2 hoặc 3 ngưòi, kẻ vạch xuất phát 1 và xuất phát 2, vạch cách vạch từ 1 – 2 m Kẻ vạch đích cách vạch xuất phát 2 từ

15 – 30 m Cho hai đội vào vạch xuất phát 1 và vạch xuất phát 2 và cùng xuất phát cao Chạy nhanh người sau đuổi theo người trước, nếu người chạy sau đuổi kịp người chạy trước thì dùng tay đập nhẹ vào vai bạn thì người trước bị thua cứ như vậy rồi ngược lại

x - 2m- -x - -15- 30

m -x m -x -

Trang 8

x x

x x

*Trò chơi “chạy tiếp sức” Các em của mỗi đội đứng sau vạch xuất phát theo hàng dọc, trước mỗi đội cách vạch xuất phát của mõi đội khoảng 20- 25 m cắm cờ Theo tín hiệu em đầu tiên của mỗi đội phải nhanh chóng chạy nhanh vòng qua cờ về chạm vào tay em thứ 2 để em này nhanh chóng chạy tiếp, cứ chạy tiếp sức như vậy cho đến em cuối hàng Đội thắng là đội có em cuối cùng về sớm nhất x x x x x x -20 – 25

m -x m -x m -x m -x m -x m -x

-x -x -x -x -x -x

-x -x -x -x -x -x

-* Trò chơi “ Chạy tiếp sức chuyển vật”

Trang 9

Kẻ 1 vạch xuất phát Cách vạch xuất phát 8 – 10 m, tuỳ theo số đội chơi kẻ các vòng tròn tương ứng, mỗi đường tròn có đường kính 0,5 – 0,8 m trong đó đặt vật chuẩn, các vòng tròn cách nhau 2m Tập hợp các đội thành những hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng với các vòng tròn đã chuẩn bị, khi có lệnh những

em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng chạy đến vòng tròn nhặt vật chuẩn ở trong vòng tròn rồi chạy nhanh trở lại vạch xuất phát trao cho bạn số 2 Số hai nhanh chóng mang vật chuẩn đặt vào vòng tròn, chạy về đưa tay chạm vào bạn số 3 Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2 hàng nào xong trước ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc

x x x x x -8 - 10

x x x x x

x x x x x

x x x x x

Trang 10

-Ngoài ra tôi còn sử dụng một số trò chơi khác nữa nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy

d Phân chia thời gian

- Lên lớp lý thuyết: Tuỳ theo nội dung bài

- Tổ chức tập luyện: Chiếm khoảng 2/3 thời gian

- Tổ chức trò chơi: 8 – 10 phút

3 Những điểm lưu ý khi tổ chức

- GV phải có sự chuẩn bị trước về khâu tổ chức cho phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ để bố trí đội hình hợp lí dễ quan sát

- Lưu ý tính kỉ luật giờ học, an toàn trong tập luyện vì là giờ học liên quan đến nhiều dụng cụ

III KẾT QUẢ THU ĐƯỢC

Trong thời gian khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy trong trường THCS, bản thân tôi cũng đã đưa ra nhiều hình thức tổ chức lên lớp và hình thức tổ chức nêu trên, tôi áp dụng và đã thu được kết quả rất khả quan

- Lượng vận động trong giờ học được tăng cường

- Phát huy tốt vai trò của cán sự lớp

- Giáo viên có nhiều thời gian sửa sai cho học sinh hơn

- Sợi dây kết nối giữa hoạt động của thầy và trò tốt hơn

- Học sinh học tập hứng thú hơn

- Học sinh chăm chú lắng nghe thầy cô giảng

- Học sinh nỗ lực và sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ vận động

- Học sinh muốn tiếp tục học mặc dù giờ học đã hết

- Học sinh đua nhau xin được GV cho phát biểu ý kiến đóng góp, nhận xét

- Học sinh thích được đóng góp sáng kiến

- Kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện đã đạt được kết quả khả quan

Trang 11

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Sức khoẻ là một tố chất quan trọng trong các tố chất thể lực của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh, việc giáo dục sức nhanh phải dựa trên cơ sở lí luận và đặc điểm của từng đối tượng một cách cụ thể

Việc kết hợp các trò chơi trong giờ học là một trong những phương pháp giáo dục thể chất nhằm tăng cường phản xạ, sức nhanh của động tác, sức mạnh của tốc độ đã đem lại hiệu quả rõ nét trong môn chạy ngắn mà tôi thực hiện

- Đảm bảo được tính hệ thống của giờ lên lớp

- Đảm bảo được lượng vận động giờ học

- Khai thác triệt để trang thiết bị dạy học

- Sử dụng tranh vẽ học sinh dễ hình dung hơn: Kỹ thuật và thành tích được nâng cao

- Đảm bảo sự phối hợp hài hoà giữa thầy và trò trong hoạt động dạy và học

2 Kiến nghị

Do thời gian có hạn , đề tài này còn nhiều còn rất nhiều hạn chế rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp để góp phần làm cho bài viết này có thể được hoàn chỉnh nữa và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học

Cao Minh, ngày 20/1/2009

Người viết Nguyễn Thị Phượng

Trang 12

MỤC LỤC

4 Kết luận và kiến nghị 9

5 Mục lục và Tài liệu tham khảo 10

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo viên thể dục 8 - 9

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ III

- Tập sáng kiến kinh nghiệm của giáo dục Hải phòng

- Báo thể thao

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w