1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng một số bài tập và trò chơi tạo tố chất sức nhanh cho học sinh có nội dung phù hợp vào một số bài thuộc phần chạy nhanh lớp 7 để phát triển sức nhanh cho học sinh

18 2,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

Giải pháp của bản thân tôi là sử dụng một số bài tập và trò chơi tạo tố chất sức nhanh cho học sinh có nội dung phù hợp vào một số bài thuộc phần chạy nhanh lớp 7 để phát triển sức nha

Trang 1

I.Tóm tắt đề tài.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đòi hỏi “Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” tất nhiên, để phát triển khoa học, nâng cao năng lực nội sinh, thì yếu tố con người trở thành cốt lõi, có tính quyết định Khi đó, phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục thể chất nói riêng có vị trí quan trọng và ý nghĩa xã hội to lớn Bởi vậy công tác giáo dục thể chất ở trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng

về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức

Trong quá trình giáo dục thể chất, nhiệm vụ giáo dục và phát triển toàn diện các

tố chất thể lực là hết sức quan trọng Đây chính là một trong những phương tiện giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường Mặt khác các tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, là những điều kiện quan trọng đối với mỗi học sinh.Trong đó phát triển tố chất sức nhanh đầu tiên và là tiền đề để phát triển các tố chất khác Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy nhiều giáo viên ít chú trọng đến việc đưa các trò chơi và bài tập phát triển sức nhanh vào trong tiết học thể dục 7 nên hầu hết các em học sinh ở khối lớp 7 chưa thật sự hứng thú trong việc tiếp thu, cũng như tập luyện các bài tập phát triển sức nhanh Vì vậy việc phát triển sức nhanh của học sinh còn hạn chế, thành tích đạt được trong tập luyện chưa cao

Giải pháp của bản thân tôi là sử dụng một số bài tập và trò chơi tạo tố chất sức

nhanh cho học sinh có nội dung phù hợp vào một số bài thuộc phần chạy nhanh lớp 7

để phát triển sức nhanh cho học sinh.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 7 trường THCS Bình Long Lớp 7A là thực nghiệm và 7B là lớp đối chứng từ tiêt 16 đến 19 (thể dục lớp 7, nội dung chạy nhanh Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến thành tích của học sinh: Lớp thực nghiệm 7A có thành tích cao hơn lớp đối chứng 7B Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,7; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 6,8 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05,

có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng Điều đó chứng minh rằng sử dụng các bài tập và trò chơi trong giờ học thể

dục làm nâng cao kết quả học tập cũng như thành tích và tăng sự hứng thú cho học

Trang 2

sinh khi học các bài về: Chạy nhanh – Bóng chuyền – chạy bền cho học sinh lớp 7

trường THCS Bình Long

Chính vì những lí do trên nên trong năm học qua bản thân tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Sử dụng một số bài tập và trò chơi tạo tố chất sức nhanh cuả

học sinh lớp 7 ở trường THCS Bình Long, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”.

II.Giới thiệu.

1.Thực trạng.

Trong quá trình tập luyện phát triển tố chất sức nhanh thường sử dụng tất cả các bài tập có tác dụng phát triển năng lực phản ứng, có tần số cao Ngoài ra còn sử dụng các môn bóng: Bóng ném, bóng đá các trò chơi vận động hoặc các bài tập khác

Bởi vì thông qua các bài tập và trò chơi góp phần thúc đẩy các em học sinh phát triển nhanh chóng, cân đối và hoàn chỉnh Thông qua phương pháp trò chơi, hệ thần kinh của các em được củng cố và phát triển, các phản xạ thần kinh nhạy bén hơn, các quá trình thần kinh diễn ra linh hoạt và mãnh liệt hơn, làm cho các em lanh lợi, tháo vát trong cuộc sống

Đặc biệt là trò chơi góp phần khá lớn vào việc phát triển các tố chất thể lực của các em học sinh Qua các trò chơi, tuy là nhẹ nhàng thoả mái, ngắn ngủi, nhưng cũng giúp cho các em nâng cao được thể lực khá nhiều Thí dụ các em thường xuyên chơi

“cướp cờ” “chạy tiếp sức” một thời gian sau đó cho kiểm tra chạy 30m, 60m tốc độ

của các em sẽ tăng lên so với lúc chưa tập Vì thế trong các buổi tập người ta thường xuyên dùng các trò chơi để phát triển các tố chất thể lực Nó làm cho học sinh ham thích tập luyện, thoải mái, quên mệt mỏi

Nhưng trong thực tế tại trường THCS Bình Long giáo viên còn ít chú trọng đến việc đưa các trò chơi cũng như bài tập phát triển tố chất sức nhanh cho học sinh

Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động tôi thấy giáo viên chỉ dạy các động tác chạy nhanh như kỉ thuật xuất phát, chạy lao… hướng dẫn học sinh tập luyện

ít đưa các trò chơi, bài tập phát triển tố chất sức nhanh cho học sinh

Kết quả học sinh nắm được kĩ thuật động tác nhưng thành tích, kết quả chưa cao

Trang 3

Để thay đổi tình trạng trên, đề tài nghiên cứa này đã sử dụng một số bài tập và trò chơi thay thế cho các động tác kĩ thuật xuất phát thấp chạy ngắn

2.Giải pháp thay thế:

Đưa các bài tập và trò chơi phát triển tố chất sức nhanh cho học sinh Giáo viên giới thiệu bài tập và hướng dẫn cách tập, cách chơi và luật chơi của trò chơi giúp học sinh tập luyện

3.Vấn đề nghiên cứu:

Việc sử dụng các bài tập và các trò chơi vào các bài có nội dung chạy nhanh có nâng cao tố chất sức nhanh cho học sinh lớp 7 không?

4.Giả thuyết nghiên cứu:

Sử dụng các bài tập và trò chơi có nâng cao được tố chất sức nhanh các bài về

chạy nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Bình Long

III.Phương pháp.

1.Khách thể nghiên cứu.

Tôi chọn trường THCS Bình long vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứa khoa học ứng dụng

*Giáo viên:

Giảng dạy lớp 7A và lớp 7B là giáo viên giỏi cấp huyện trong nhiều năm, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và huấn luyện học sinh

1 Lương Văn Toàn – Giáo viên giảng dạy lớp 7A (lớp thực nghiệm)

2 Phan Đức Hòa – Giáo viên giảng dạy lớp 7B (lớp đối chứng)

*Học sinh:

Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, cụ thể như sau:

Bảng 1:

Giới tính của học sinh lớp 7 Trường THCS Bình Long

Về ý thức học tập tự giác, tích cực, tinh thần kỉ luật cao

Trang 4

Về thành tích năm học trước, hai lớp tương đương về thành tích và điểm số.

2.Thiết kế

Chọn hai lớp đầy đủ: Lớp 7A là lớp thực nghiệm và lớp 7B là nhóm đối chứng Tôi dùng bài kiểm tra lần 1 làm bài kiểm tra trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự chênh lệch nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động Kết quả:

Bảng 2:

Kiểm chứng để xác định của các nhóm tương đương trước tác động

Đối chứng (7B) Thực nghiệm (7A)

p = 0,70 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương

Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2)

2.Thiết kế nghiên cứu.

Bảng 3:

Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực

Dạy có sử dụng trò chơi và bài tập phát triển sức nhanh

O3

Đối

Dạy không có sử dụng trò chơi và bài tập phát triển sức nhanh

O4

3.Quy trình nghiên cứu.

*Chuẩn bị bài của giáo viên.

-Dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài giảng không có các bài tập và trò chơi phát triển sức nhanh

- Dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế bài giảng có các bài tập và trò chơi phát triển sức nhanh

*Tiến hành dạy thực nghiệm.

Trang 5

-Thời gian dạy thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời kháo biểu của nhà

trường cụ thể:

Bảng 4 Thời gian thực nghiệm:

17/10/2010

Sáu

19/10/2010

24/10/2010

Sáu

26/10/2010

4.Đo lường và thu thập dữ liệu.

-Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra lần 1 môn thể dục 7 nội dung chạy nhanh, do giáo viên thuộc nhóm bộ môn Thể dục ở trường ra đề

-Bài kiểm ta sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung chạy nhanh cũng do giáo viên thuộc nhóm bộ môn Thể dục ở trường ra đề

* Tiến hành kiểm tra và cho điểm

Khi dạy thực nghiệm xong tôi tiến hành ra đề kiểm tra 1 tiết, tiến hành kiểm tra cho điểm theo đáp án đã xây dựng

IV.Phân tích dữ liệu.

Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng Thực nghiệm

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương sau đó kiểm chứng chênh lệch điểm trung binh bằng T- test cho kết quả p = 0,00003, cho thấy: Sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Trang 6

rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 7,7 6,8 1,01

0,89

Theo bảng tiêu chí cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,01 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng một số bài tập và trò chơi phát triển sức nhanh đến kết quả của nhóm thực nghiệm là rất lớn

Giả thuyết của đề tài: Sử dụng các bài tập và trò chơi có nâng cao được tố chất

sức nhanh các bài về chạy nhanh cho học sinh lớp 7 trường THCS Bình Long đã được kiểm chứng

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

V.Bàn luận kết quả.

1.Bàn luận

Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm lớp 7A ở các tiết 16,17,18,19 nội dung chạy nhanh có sử dụng một số bài tập và trò chơi chọn lọc ở trên tôi thấy những kết quả đạt được cần quan tâm như sau:

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 7,7, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Trước tác động Sau tác động

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Trang 7

6,8 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,9 Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã co sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,01 Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn

Phép kiểm chứng T – test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp

là p = 0,00003< 0,001 Kết quả này khẳng địn sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm

2.Kết quả.

Từ kết quả trên cho thấy răng thông qua các bài tập bổ trợ và trò chơi đã lôi cuốn được học sinh tham gia tích cực, tự giác, quên mệt mỏi Do đó nếu ta biết vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi thích hợp từng môn thể dục trong quá trình giáo dục thể chất, thì sẽ hình thành kĩ thuật động tác nhanh và đúng cho học sinh, thành tích được nâng lên

3.Hạn chế.

Nghiên cứa này sử dụng một số bài tập và trò chơi phát triển sức nhanh trong giờ học thể dục ở THCS là một phương pháp tập luyện phat triển sức nhanh rất tốt Nnhưng để sử dung phương pháp này cho có hiệu quả đòi hoi giáo viên phải có khá năng triền đạt, quản trò cho tốt Không ngừng đổi mới các trò chơi cho phong phú , truy cập các nguồn thông tin trên mạng Internet, sách tham khảo

VI.Kết luận và khuyến nghị.

1.Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi tỷ mỷ từng bước, từng vấn đề, phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu, với sự nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tôi và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm Đã giúp tôi thu được kết quả sau:

- Đã hệ thống được một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh, để phục vụ cho quá trình giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở

- Do bài tập bổ trợ và trò chơi giúp học sinh phát triển hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và có thành tích thể thao cao Đồng thời trò chơi có tác dụng rất lớn

Trang 8

trong việc xây dựng, giáo dục con người Nó không chỉ thúc đẩy cho cơ thể của các

em học sinh phát triển nhanh chóng tới mức hoàn chỉnh mà nó còn nâng cao được thể lực và đạo đức của các em Do vậy, tôi đã biết căn cứ vào yêu cầu , mục đích cụ để sắp xếp bài tập và trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi , trình độ sức khoẻ , văn hoá và giới tính của học sinh , phù hợp với điều kiện sân bãi, dụng cụ sẵn có của cơ sở mình

và phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề tài đặt ra

Cụ thể để chứng minh điều đó các kết quả của việc hệ thống và khai thác bài tập và trò chơi, trong quá trình giảng dạy ở trường trung học cơ sở tôi đã nêu ở phần kết quả nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu tôi đã học hỏi được một số kinh nghiệm, biết cách tổ chức bài tập và trò chơi sao cho khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu của từng môn thể dục Phục vụ triệt để cho mục đích daỵ học.Qua đó tôi đã áp dụng có hiệu quả một số bài tập và trò chơi phục vụ cho mục đích giảng dạy ở trường trung học cơ sở

2.Khuyến nghị

Trong quá trình nghiên cứu với thực trạng về giảng dạy thể dục ở trường trung học cơ sở tôi có một số kiến nghị sau:

-Đội ngũ giáo viên thể dục phải xây dựng được một hệ thông bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh để phục vụ cho mục đích dạy học, tránh hiện tượng dạy cứng nhắc Vì thể dục là bộ môn khoa học thực nghiệm , dạy cứng nhắc hiệu quả không cao Hiện nay ở trường trung học cơ sở thì việc áp dụng một số bài tập và trò chơi vào quá trình dạy học còn ít, do đó chưa phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh, nên kết quả học tập đạt được chưa cao

-Đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy ngại sưu tầm trò chơi và tìm tòi nghiên cứu một số bài tập bổ trợ , do đó hiệu quả học tập không cao Bởi vậy đội ngũ giáo viên cần phải có trách nhiệm hơn , quan tâm hơn Bên cạnh đó yêu cầu nhà trường cần phải có đồ dùng dạy học đầy đủ, để làm đồ dùng cho quá trình thực hiện trò chơi Vì có đồ dùng đầy đủ thì việc tổ chức cho các em chơi trò chơi phong phú hơn, tránh sự lặp đi lặp lại một số trò chơi dẫn đền nhàm chán kết quả học tập đạt được không cao

Trang 9

-Trên đây là một số kinh nghiệm về hệ thống một số bài tập và trò chơi nhằm giáo dục tố chất sức nhanh của học sinh THCS, những kết quả đạt được mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, cần phải đầu tư hơn nữa về thời gian , kiến thức, kinh nghiệm

để có kết quả cao hơn Tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp

VII.Tài liệu tham khảo.

1.Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn thể dục tháng 7/2007 Tác giả: Nguyễn Hải Châu - Đinh Mạnh Cường - Vũ Ngọc Hải

2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm (2004 – 2007) môn thể dục quyển 1

3.Nghiên cứa khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ Giáo dục và Đào tạo-Dự án Việt-Bỉ)

4.Sách giáo viên thể dục 7

Tác giả: Trần Đồng Lâm -Vũ Ngọc Hải - Vũ Bích Huệ 5.Mạng Internet: http:// violet.vn

Trang 10

VIII.Phụ lục của đề tài.

1.Kế hoạch bài học

a) Tiết 16:

CHẠY NHANH - THỂ THAO TỰ CHỌN (BÓNG CHUYỀN)

I.Mục tiêu, yêu cầu.

- Chạy nhanh: Tập một số bài tập phát triển sức nhanh: Chạy bước nhỏ,chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc Xuất phát cao- chạy nhanh 30m

-TTTC (Bóng chuyền) :Một số động tác tiếp súc bóng ,tung và bắt bóng bằng hai tay trớc mặt,qua đầu, tung bóng một tay đập đất

- Nhằm rèn luyện cho HS tư thế đúng, tác phong khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, kỉ luật và tinh thần tập thể, góp phần hình thành nhân cách

- Tiếp tục trang bị cho HS một số hiểu biết, kĩ năng cần thiết để rèn luyện và phát triển sức nhanh, sức bền

- Lớp trật tự, nghiêm túc, tự giác và tích cực tập luyện

II.: Địa điểm, phương tiện:

- Sân trường THCS Bình Long, đường chạy, còi, tranh vẽ, bóng, lưới

III Nội dung và phương pháp lên lớp :

A / Phần mở đầu.

1 Nhận lớp:

- GV nhận lớp, điểm danh, kiểm tra

tác phong

- Giới thiệu bài mới: Phổ biến

nhiệm vụ, nội dung yêu cầu bài dạy

2 Khởi động:

- Khởi động chung : HS chạy nhẹ

nhàng 1 vòng sân trường, dàn hàng

cự ly cách một sãi tay, xoay các

nhóm khớp, các nhóm cơ, ép ngang,

ép dc

- Kiểm tra bài cũ: Tư thế sẵn sàng –

6-8 phút

1-2 phút

5-6 phút Mỗi động tác 2x8 nhịp

- Lớp trưởng (cán sự lớp) tập hợp lớp thành 4 hàng ngang báo cáo sỉ số cho

GV

€GV (H1) LT€ €€€€€€€€€

€€€€€€€€€

€€€€€€€€€

€€€€€€€€€

-Đội hình dàn hàng khởi động, xoay mặt vào trong

(H2)

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w