ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY DẪN DẮT TRƯỚC KHI NGHE ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHE MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI – TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC MỤC L
Trang 1
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY DẪN DẮT TRƯỚC KHI NGHE ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHE MÔN TIẾNG ANH LỚP 8 CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ TÀI – TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC
MỤC LỤC
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II.GIỚI THIỆU
III PHƯƠNG PHÁP
1 Khách thể nghiên cứu
2 Thiết kế
3 Quy trình nghiên cứu
4 Đo lường
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1 Phân tích dữ liệu
2 Bàn luận kết quả
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
2 Khuyến nghị
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
VII PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1 2 2,3
4 5 5,6 6
7 7
8 8 9 10,11
Trang 2I TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Dạy nghe là một bước tiếp cận với kỹ năng nói của môn tiếng Anh Dạy nghe
có vị trí rất quan trọng trong chương trình tiếng Anh, vì dạy nghe có ảnh hưởng và tác động rất lớn tới khả năng giao tiếp của học sinh, là nền tảng khởi đầu cho quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin…Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy nghe cần được giáo viên quan tâm, chú ý để nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình giao tiếp
Trong thực tế, kỹ năng nghe cũng là một kỹ năng tiếp thu, song nghe thường khó hơn vì ngôn bản tiếp thu qua nghe là lời nói, có những đặc điểm khác với văn bản viết Khi người ta nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như viết;
ý hay được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp Người nói hay nói tắt ; nói láy; nói ngập ngừng Khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần
Với những đặc điểm khác nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những phương pháp chung có thể áp dụng cho các kỹ năng tiếp thu, giáo viên còn cần có những phương pháp đặc thù cho các hoạt động nghe của học sinh
Trong đề tài này tôi đặc biệt chú ý đến việc vận dụng đổi mới phương pháp dẫn dắt trước khi nghe để nâng cao hiệu quả nghe môn tiếng Anh lớp 8 của học sinh trường THCS thị trấn Cát Hải Đồng thời để tăng cường khả năng nghe của học sinh cũng như nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trên hai lớp tương đương: Hai nhóm lớp 8 trường THCS Thị trấn Cát Hải Nhóm lớp 8A là lớp thực nghiệm và nhóm lớp 8B là nhóm đối chứng Lớp thực nghiệm là lớp được áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy nghe như phương pháp dẫn dắt hoc sinh trước những điều sẽ nghe và hướng học sinh vào việc nghe phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên chỉ tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện
Trang 3Kết quả cho thấy khi áp dụng phương pháp thay thế cho thấy học sinh ở lớp thử nghiệm tích cực học tập hơn, kết quả các bài kiểm tra cao hơn lớp đối chứng Có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa học sinh khá, giỏi giữa lớp thử nghiệm và lớp đối chứng Điều đó đã chứng tỏ rằng các phương pháp trên có tính khả thi cao trong giảng dạy nghe bộ môn tiếng Anh
II GIỚI THIỆU
Bài nghe tiếng Anh ở THCS được phân bố ở 4 khối từ khối 6 tới khối 9 Ở khối 6,7 các em mới chỉ được làm quen với những dạng nghe hội thoại ngắn, câu nói đơn giản, dễ hiểu Nghe được giới thiệu tập trung nhiều ở chương trình Anh 8,9 Ở tiếng Anh 8 và tiếng Anh 9 các phần nghe được chia thành kỹ năng riêng theo các chủ đề, nội dung bài nghe thường dài, các mẫu câu phức tạp hơn Chính vì thế mà học sinh thường ngại khi học nghe , dễ chán và tiết học thường không hào hứng, sôi nổi lên các tiết học nghe thường không đạt được hiệu quả cao như mong muốn
Mặc dù, mục đích của việc dạy nghe là giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nghe, phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh Giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội
Trong cuộc sống hàng ngày, có hai cách nghe chính:
Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như nghe đài, truyền hình trong khi người nghe vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác
Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có mục đích chủ đạo, muốn nắm bắt một nội dung thông tin nào đấy ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn , hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v.trong trường hợp này người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho mục đích, nhu cầu của mình
Học sinh trung học cơ sở chủ yếu thực hiện loại nghe thứ hai.Các em cần biết
rõ mình muốn nghe gì Điều này giúp cho các em hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy sẽ nắm bắt được vấn đề một cách có hiệu quả hơn
1 Giải pháp thay thế: phương pháp dẫn dắt trước khi nghe và hướng học sinh vào
việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề theo cách mới khác với phương pháp cũ
Trang 4là giáo viên tạo ra những chủ định để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe tạo ra tình huống gợi mở giúp học sinh phát huy tính tự giác tích cực trong việc tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức như:
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống
- Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe
- Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung bài sắp nghe
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe hiểu v.v
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dẫn dắt trước khi nghe sẽ có tác dụng
hỗ trợ tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe Có thể nói việc đổi mới dạy nghe theo phương pháp dẫn dắt trước khi nghe để hướng học sinh vào việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề là rất cần thiết Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn tác dụng của việc đổi mới trong dạy học nói chung và trong dạy nghe nói riêng là rất cần thiết Nó còn giúp giáo viên định hướng phương pháp bộ môn:
+ Thúc đẩy động cơ học tập: Trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ, học sinh sẽ đạt được kết quả học tập cao nếu các em có động cơ học tập Động cơ học tập có được khi các em cảm thấy được sự hứng thú với môn học và thấy được sự tiến bộ của chính mình Do vậy, giáo viên nên sử dụng các tình huống thách đố, hấp dẫn, lôi cuốn các
em vào hoạt động trên lớp vừa mang tính chất yêu cầu cao, vừa phù hợp tình độ để các em có thể cảm nhận được sự tiến bộ của mình trong học tập Để giúp các em cảm nhận được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần đề ra những mục tiêu học tập vừa sức, không quá cao Ngoài ra cần khuyến khích học sinh theo phương châm thử
nghiệm và chấp nhận mắc lỗi ( trial and eror) trong quá trình thực hành tiếng – không nên tạo cho các em tâm lí sự mắc lỗi trong thực hành
Trang 5+ Phát huy phương pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của học sinh: Điều quan trọng nữa góp phần vào việc tiếp thu ngôn ngữ có hiệu quả là phương pháp học tập cá nhân của chính các em GV cần giúp các em ý thức được về bản chất quá trình tiếp thu ngôn ngữ và khuyến khích các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất cho chính mình; hướng dẫn các em phương pháp tự học và các thủ thuật học tập và thực hành giao tiếp
Ngoài ra GV cần luôn luôn tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của các em hơn
+ Tạo cơ hội tối đa cho việc luyện tập sử dụng ngôn ngữ: Nhằm tạo cho HS một môi trường học tiếng thuận lợi nhất, GV cần quan tâm sử dụng tối đa thời gian trên lớp, tạo mọi cơ hội để học sinh có thể sử dụng ngữ liệu đã học một cách có nghĩa
và hiệu quả Để làm tốt việc này, cần phát huy các hoạt động cặp nhóm và các thủ thuật lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực
Một đơn vị bài học có thể bắt đầu bằng một bài đọc hiểu hoặc một hoạt động vào đề trên lớp Các hoạt động tiếp theo có thể là: luyện nói theo cặp, cá nhân đọc thầm để thu lượm thông tin, nghe băng lấy thông tin cần thiết hoặc điền vào bảng trống Các bài học không nên có một trật tự cố định về việc sử dụng các kĩ năng trong một đơn vị bài học ( unit ) Thứ tự sắp xếp và việc phối hợp các kỹ năng được xuất phát từ việc xem xét các mối quan tâm, nhu cầu , sở thích của học sinh cũng như đặc điểm và tiến trình phát triển của chủ điểm và chủ đề
Sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo: GV cần hiểu rõ ý đồ, yêu cầu, mục tiêu của từng bài, từng mục dạy trong sách giáo khoa để một mặt có thể dạy đúng trọng tâm bài học, mặt khác có thể sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh
Trong trường hợp cụ thể, cần tìm cách bổ sung hoặc cập nhật nội dung trong bài làm cho giáo trình luôn mới, phù hợp với đối tượng HS và với cuộc sống tiến triển
và thay đổi
Trang 62 Vấn đề nghiên cứu: Việc đổi mới phương pháp dẫn dắt trước khi nghe của bộ môn
tiếng Anh 8 có nâng cao được kết quả của học sinh không?
3 Giả thiết nghiên cứu: đổi mới phương pháp dẫn dắt trước khi nghe trong bộ môn
tiếng Anh 8 có nâng cao kết quả học tập của bộ môn tiếng Anh nói chung cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Thị trấn Cát Hải
III PHƯƠNG PHÁP
1 Khách thể nghiên cứu
Hai lớp được tham gia nghiên cứu là lớp 8A và lớp 8B của trường THCS Thị trấn Cát Hải Nhóm lớp 8A là lớp thực nghiệm, lớp 8B là lớp đối chứng, mỗi lớp đều lấy 20 học sinh với tỉ lệ xếp loại giỏi, khá và trung bình tương đương nhau
2 Thiết kế
a Thiết kế
Để tiến hành công tác nghiên cứu tính hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy nghe trong phân môn tiếng Anh 8 ở trường THCS Thị trấn Cát Hải Tôi đã tiến hành công tác kiểm tra, đối chiếu trên cả hai lớp: Lớp 8A là lớp thực nghiệm còn lớp 8B là lớp đối chứng Ở cả hai lớp tôi đều áp dụng đổi mới phương pháp trong dạy nghe: phương pháp dẫn dắt trước khi nghe
b Kết quả
Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Xếp loại HKI Sĩ số Loại giỏi
(%)
Loại khá (%)
Loại Tb (%)
Tỉ lệ khá, giỏi (%)
Độ chênh lệch
tỉ lệ khá, giỏi (%) Nhóm thử
3 15%
10 50%
7
Nhóm đối
chứng
Trang 720 15% 50% 35% 65%
Qua độ chênh lệch trên cho thấy kết quả của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra
trước TĐ
tác động Thực nghiệm N1 Áp dụng đổi mới phương pháp dẫn dắt
trước khi nghe
N3
Đối chứng N2 Chưa áp dụng đổi mới phương pháp dân
dắt trước khi nghe
N4
Ở thiết kế này tôi đã sử dụng phép kiểm chứng độc lập
3 Quy trình nghiên cứu
a Chuẩn bị bài của giáo viên
Để tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp mới dạy dân dắt trước khi nghe trong phân môn tiếng Anh 8 Tôi đã tiến hành giảng dạy ở một
số bài dạy với cùng một nội dung như nhau nhưng giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau:
- Ở lớp đối chứng tôi thiết kế bài dạy theo như phương pháp cũ là học sinh tự nghe băng để lấy thông tin
- Ở lớp thực nghiệm tôi thiết kế bài giảng có áp dụng phương pháp mới dẫn dắt trước khi nghe để nâng cao hiệu quả nghe môn tiếng Anh lớp 8 của học sinh trường THCS thị trấn Cát Hải Trong quá trình này tôi chú ý đến việc chuẩn bị nội dung câu hỏi gợi mở hoặc tranh ảnh gợi mở theo nội dung của bài nghe để giúp cho học sinh tự khai thác nội dung theo ý định bài dạy của mình
b Tiến hành thực nghiệm
Trang 8Thời gian tiến hành thực nghiệm tôi vẫn thực hiện theo kế hoạch dạy học của nhà trường, kế hoạch dạy học bộ môn, theo phân phối chương trình và thời khoá biểu
để đảm bảo tính khách quan Tôi chọn thực nghiệm trong 4 tiết học dạy nghe của khối 8
B ng 3: Th i gian th c nghi mảng 3: Thời gian thực nghiệm ời gian thực nghiệm ực nghiệm ệm Thời gian Phân môn Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
20/ 09/ 2012 Dạy bài nghe 14
Unit 3: At home Leson 3: Listen ( P30) 20/ 10/ 2012 Dạy bài nghe 27
Unit 5: Study habits Lesson 3: Listen ( P48) 22/ 11/ 2012 Dạy bài nghe 41
Unit 7: My neighborhood Lesson 3: Listen ( P64,65)
16/01/2013 Dạy bài nghe
ơ
63 Unit 10: Recycling
Leson 3: Listen (P91)
4 Đo lường
Tôi sử dụng kết quả của hai bài kiểm tra Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra nghe hiểu khảo sát đầu năm học kì I
Bài kiểm tra sau tác động là điểm cộng và chia trung bình của 2 bài nghe hiểu một tiết của học kì I khi đã thực nghiệm xong
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau mỗi bài dạy thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra 15 phút để có kết quả đối chứng
Trang 9VI PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1 Phân tích dữ liệu
Bảng 4: so sánh tỉ lệ khá, giỏi bài kiểm tra sau tác đ ngộng Xếp loại
HKI
Sĩ số Loại giỏi
(%)
Loại khá (%)
Loại Tb (%)
Tỉ lệ khá , giỏi (%)
Độ chênh lệch tỉ
lệ khá, giỏi (%) Nhóm thử
nghiệm 20
5 25%
13 65%
2
Nhóm đối
chứng 20
4 20%
11 55%
5
Căn cứ vào kết quả bảng 1 và 4 đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng kết quả hai lớp trước tác động là tương đương Sau tác động kiểm chứng có sự chênh lệch tỉ
lệ học sinh khá giỏi của lớp thử nghiệm tăng hơn so với lớp đối chứng Sự chênh lệch giữa tỉ lệ khá giỏi lớp thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả về tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác
động
Kết quả tỉ lệ học sinh khá, giỏi của lớp thực nghiệm tăng hơn so với lớp đối chứng 15% điều đó chứng tỏ việc đổi mới phương pháp dẫn dắt trước khi nghe trong phân môn tiếng Anh đã thực nghiệm trên là rất khả quan
Vậy giả thiết của đề tài “Đổi mới phương pháp dạy dẫn dắt trước khi nghe để nâng cao hiệu quả nghe môn tiếng Anh lớp 8 của học sinh trường THCS thị trấn Cát Hải” đã được kiểm chứng.
2 Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng 25% Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là tỉ lệ học
Trang 10sinh giỏi, khá tăng 10% Độ chênh lệch là 15% Điều đó cho thấy sự chênh lệch tỉ lệ học sinh giỏi, khá của hai lớp đối chứng và thực nghiệm là 15% Điều này có ý nghĩa rất quan trọng về mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà do tác động ảnh hưởng đến, tỉ lệ % học sinh khá giỏi tăng nghiêng về nhóm thực nghiệm
V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận
Qua việc đổi mới phương pháp dạy dẫn dắt trước khi nghe trong bộ môn tiếng Anh 8 ở trường THCS Thị trấn Cát Hải đã cho tôi thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học
Nó không chỉ tạo được dấu ấn cho học sinh trong việc tiếp thu cái mới, rèn kĩ năng nghe nói Giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội, tạo được cho các em thói quen có phản ứng tức thì trong ngôn ngữ giao tiếp
Đóng vai và sử dụng hội thoại trong phân môn tiếng Anh tức là thực hiện theo phương pháp dạy học mới, học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, chủ động sáng tạo, không bị gò theo khuôn mẫu Theo tài liệu về phương pháp giảng dạy thì đề tài này đã đáp ứng được phương pháp dạy học nêu vấn đề, thể hiện người dạy tạo được tình huống, người học có cơ hội rèn luyện và phát triển năng lực tư duy
Mục đích của việc dạy nghe là giúp cho HS phát triển kỹ năng nghe nói (đặc biệt là kỹ năng nói), phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp HS có điều kiện trao đổi thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội