Nhà giáo dục học người Nga Sép- nư- sép- ki trong cuốn " Nghệ thuật dạy học" đã viết : " Người thầy giỏi không phải là người thầy dùng sự ép buộc để học sinh chú ý, mà nghệ thuật của ngư
Trang 1A- LỜI MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi người thầy là một nghệ sĩ trên bục giảng Bài giảng của người thầy không chỉ là kiến thức mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mà người thầy đã đổ bao trí tuệ và công sức để tạo nên Làm thế nào để bài giảng ấy được học sinh đón nhận một cách hào hứng và hiệu quả nhất, đó là điều mà mỗi người thầy luôn trăn trở suy nghĩ Gây sự chú ý trong giờ học là một vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm hàng đầu từ xưa tới nay Nhà giáo dục học người Nga Sép- nư- sép- ki trong
cuốn " Nghệ thuật dạy học" đã viết : " Người thầy giỏi không phải là người thầy
dùng sự ép buộc để học sinh chú ý, mà nghệ thuật của người thầy chính là ở chỗ
tạo được sự chú ý tự nguyện của học sinh trong giờ học" Đối với môn Toán, một
môn khoa học cơ bản vốn được coi là khô khan việc gây sự chú ý của học sinh để các em tiếp thu kiến thức toán học tốt hơn lại càng quan trọng Là một giáo viên dạy Toán, đã nhiều năm tôi suy nghĩ và nghiên cứu thử nghiệm rất nhiều phương pháp về vấn đề này Ngưòi thầy phải làm thế nào để trong giờ học thật vui, thật hứng khởi ? Phải làm thế nào để môn toán không còn là môn học vừa khó vừa khô khan ? Phải làm sao để học sinh nắm vững kiến thức ngay sau giờ học? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời
Do đó tôi thấy việc tìm ra một phương pháp dạy gây được sự chú ý cho học sinh là một vấn đề hết sức thú vị Nó đáp ứng được nhu cầu muốn tìm ra phương pháp phù hợp cho tiết dạy, đồng thời nó cũng mở ra một cái nhìn tổng quát hơn về phương pháp dạy học ngày nay
Từ những lý do trên, cùng với sự thôi thúc của lòng yêu nghề, mến trẻ Tôi đã
chọn chủ đề “ Gây sự chú ý trong dạy học môn Toán Đại Số”
II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Giờ Toán là giờ học toàn công thức và những con số, vậy làm thế nào để giờ toán trở nên cuốn hút được học sinh? Bài thơ sau đây phải chăng là một gợi ý cho
Trang 2mỗi thầy cô giáo dạy toán khi muốn gây sự chú ý của học sinh trong giờ dạy của mình:
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn Mong rằng Toán học bớt khô khan ?
Em ơi ! Trong Toán nhiều công thức Cũng đẹp như Hoa … lại chẳng tàn !
Đây là một vấn đề không phải là mới nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ Qua quá trình tìm hiểu, tôi tìm ra một số vấn đề có liên quan đến đề tài như:
Giáo sư Phan Trọng Luận trong giáo trình về "Phương pháp giảng dạy môn Văn" có đề cập tới vấn đề gây sự chú ý cho học sinh như sau: " Người thầy khi đứng trên bục giảng mà không làm cho học sinh chú ý đến bài giảng của mình, thì người thầy đã thất bại nặng nề vè mặt phưong pháp"
Ý kiến trên của giáo sư Phan Trọng Luận không chỉ đúng cho riêng bộ môn Ngữ văn mà nó đúng với mọi môn học, mọi người thầy khi đã lấy sự nghiệp giáo dục làm sự nghiệp của đời mình thì đem hết cả lòng nhiệt huyết và sự đam mê để tìm ra phương pháp mới, luôn có sáng tạo để gây sự chú ý của học sinh trong quá trình gảng dạy
Giáo sư Phan Cự Đệ trong bài viết ở tạp chí khoa học tháng 6 - 1990 có viết:
" Điều quan trọng nhất làm nên người thầy là có đủ tài năng để giúp học sinh theo dõi thật chăm chú điều mình giảng và cao hơn nữa là giúp học sinh ghi nhớ được lời giảng của mình" Ý kiến của giáo sư Phan Cự Đệ vô cùng sâu sắc, nó khẳng định và đề cao khả năng của người thầy trong việc tạo sự chú ý cho học sinh trong giờ học
Từ những ý kiến trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của mình về
phương pháp "Gây sự chú ý cho học sinh trong giờ học môn Toán Đại Số" bởi vì
sự chú ý mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học, nói cách khác là khả
Trang 3năng tập trung tư tưởng là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giờ học môn toán nói riêng và chất lượng dạy học nói chung
III/ PHẠM VI ĐỀ TÀI
1) Mục đích nghiên cứu:
Ở đề tài này tôi hướng về những mục tiêu như sau:
1.1- Tìm hiểu bản chất của sự chú ý trong việc giảng dạy bộ môn toán.
1.2- Tìm ra phương pháp để học sinh tiếp thu bài học một cách tối ưu.
1.3- Nâng cao sự hứng thú cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng môn
toán trong nhà trường
2) Đối tượng nghiên cứu:
2.1- Tiết học môn Toán cơ bản của học sinh trường THPT Hòn Đất – Hòn
Đất – Kiên Giang
2.2- Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày những kinh
nghiệm mà tôi đã thu thập được trong thời gian vừa qua về việc " Gây sự
chú ý cho học sinh trong giờ học môn Toán Đại Số".
B- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
I/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
Qua nhiều lần đứng lớp, tiếp cận với những đối tượng ở học sinh yếu, kém, trung bình tôi nhận thấy những nguyên nhân sau làm học sinh không
chú ý đến bài học:
1) Nguyên nhân chủ quan:
+ Học sinh học để lấy điểm trên trung bình và lấy điểm cho khỏi thi lại
+ Không tập trung giải quyết bài tập mà chép sách giải là chủ yếu
+ Mức trừu tượng không có, kiến thức cơ bản bị hỏng từ lớp dưới
+ Óc tưởng tượng chuyển từ ngôn ngữ toán học sang ngôn ngữ nói và
ngược lại còn yếu, thậm chí thiếu chính xác, chưa thấy được mối quan hệ
giữa các kiến thức liên quan trong môn học
VD: Trọng tâm tam giác, chân đường cao, cát tuyến, trục đẳng phương …
Trang 4+ Một số học sinh thường xuyên thiếu sách tra cứu tài liệu.
2) Nguyên nhân khách quan:
+ Số tiết học toán trong tuần: 3 tiết (hình học 1 tiết và đại số 2 tiết) nhiều kiến thức trong tuần dẫn đến học sinh mau quên
+ Đối với môn toán hình học không gian, khi tham gia vẽ hình, các em không
có trí tưởng tượng, hiểu kiến thức mơ hồ vẽ hình còn quá sơ sài, nhỏ, cẩu thả… nên không thấy bản chất hình học
+ Đối với môn toán đại số học sinh tham gia giải bài tập đa phần sử dụng máy tính để tính Thao tác tự tính còn non yếu và trình bày lời giải chưa logic
+ Một số học sinh có tham gia học các lớp ngoài giờ : Nâng kém, bồi giỏi … phần nào các em quá ỉ lại trong giờ học và từ đó không tập trung vào bài học
II/ NHỮNG HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN KHI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG THỰC TẾ:
Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của
học sinh, phần nhiều là học sinh không chú ý Những thái độ và biểu hiện thường
thấy trong quá trình dạy học cho học sinh là lo ra chơi hơn lo học, nhìn đồng hồ, ngáp “còn bao nhiêu phút nữa”, nằm nghiêng ngữa trên bàn học, không phát biểu xây dựng bài, lo học các môn học sau… Trong khi đó, đối với toán học là cần hiểu vấn đề một cách liên tục vì thế chỉ một vài sơ ý nhỏ không để ý thì dễ dẫn đến không hiểu bài và chán học, không học, mà điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em học sinh
Tôi lấy ví dụ điển hình về tình hình học sinh, học môn toán của một số lớp
cơ bản của trường ta trong năm nay, kết quả rất thấp Học sinh chưa có ý thức học tập cao trong bộ môn toán, phần đông là do các em đã mất kiến thức từ các lớp dưới và chán không đam mê học tập môn toán
Trang 5SỐ GIỎI SL % KHÁ SL % TB SL % YẾU SL %
Là một giáo viên, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề lí do tại sao học sinh nhàm chán và chưa say mê khi học môn toán và có những thái độ khi học môn toán
mà tôi đã nêu phần trên Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để học sinh học tốt hơn, đam mê học tập môn toán hơn
C- G IẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
I/ GIẢI PHÁP
Qua những nguyên nhân vừa phân tích Tôi thấy bản thân giáo viên dạy toán cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong việc giảng dạy của mình, phải có lòng yêu nghề dạy cho các em bằng cả lòng nhiệt tình Đặc biệt là rèn luyện cho học sinh tính tự giác trong khi học toán Muốn chất lượng môn học cao, học sinh cần yêu thích toán học Đó là thành quả và cả một quá trình tạo sự hấp dẫn chú ý cao ngay trong một tiết dạy
Từ nhận định trên bản thân tôi đề ra một số công việc đã làm có hiệu quả và mạnh dạn đưa ra giải pháp sau đây nhằm giúp học sinh chú ý cao trong suốt quá trình học một tiết học ,phần nào tạo cho bầu không khí lớp học tích cực ,giúp các
em học sinh nắm vững kiến thức để học tốt các môn học liên quan
1) Phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp:
+ Soạn cô động ý, nêu bậc trọng tâm bài dạy,phần sử dụng phấn màu cụ thể
Trang 6+ Hạn chế cho học sinh ghi bài chủ yếu là phát vấn thảo luận tìm ra kiến thức (kiến thức cơ bản có thể giáo viên soạn cô động cho học sinh trước bằng tài liệu)
+ Phải có bảng phụ hoặc các mô hình các hình không gian phù hợp nội
dung bài dạy
+ Dành nhiều thời gian cho phần hoạt động thảo luận và nhận xét vẽ hình của học sinh
+ Phân công học sinh soạn bài trước khi vào lớp học ít nhất 12 dòng
2) Giáo viên tạo bầu không khí lớp học:
+ Thường xuyên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học để hình thành thói quen học bài của học sinh
+ Phần kiểm tra: khái niệm, phát biểu và chứng minh những tiên đề, định lý
quan trọng hoặc một bài tập nhỏ kèm theo để học sinh vận dụng, khái niệm định lý đó để vẽ hình và làm bài tập
+ Học sinh cả lớp thực hiện bài tập để có cơ sở nhận xét bài làm của bạn, nhằm tạo thói quen tập trung tự rèn luyện thao tác ,không lo ra của các học sinh
3) Giáo viên cần cô động nội dung bài học.
+ Bài đủ ý trọng tâm, nội dung bài học ngắn gọn
Cần đưa ra những điểm chú ý (cần có sáng tạo trong tiết dạy: khâu củng cố
bài có bảng phụ….).
Cần cô động ngôn ngử toán học trực tiếp từ hình vẽ hay ký hiệu tạo điều
kiện cho các em học sinh nắm cụ thể tại lớp
Nội dung bài học phải trình bài rõ ràng, khoa học có hệ thống trên bảng,
hình vẽ trực quan chính xác, đẹp, sử dụng phấn màu có hiệu quả
+ Dùng phương pháp đàm thoại gợi mở dẫn dắt học sinh từ dễ đến khó vẽ hình đủ lớn để tiện nhìn thấy bản chất hình đồng thời gọi kiểm tra các học
Trang 7sinh yếu, kém hay học sinh cá biệt (nếu có) nên động viên khen khi học sinh làm có ý đúng
+ Phần đánh giá học sinh, giáo viên thể hiện theo đúng qui chế chuyên môn nhưng đối với học sinh yếu kém hoặc học sinh cá biệt nên cho bài tập áp dụng không quá khó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em tránh sử dụng hình phạt gây cảm giác không thoải mái trong giờ học
4) Tác phong sư phạm:
Đây được xem như là yếu tố sống còn của việc tạo yếu tố tích cực trong lớp học Muốn duy trì cả một tiết dạy hay cả một quá trình dạy bản thân tôi cần trau dồi đạo đức lối sống, phong cách sống trong sáng lành mạnh, tác phong gọn thể hiện tính gương mẫu trong giao tiếp và lối sống Để có được những vấn đề trên bản thân cần học hỏi từ nhiều phía quan hệ tốt với gia đình,
xã hội và quí đồng nghiệp là đòn bẩy thúc đẩy cho việc dạy cùng tiến thân
+ Từ những biện pháp nêu trên, thực tế những giờ lên lớp tôi thực hiện cụ thể một số nội dung như sau:
5) Một số tiết dạy có hiệu quả
5.1- Dạy Bài: KHÁI NIỆM MỆNH ĐỀ
MỆNH ĐỀ , MỆNH ĐỀ CHỨA
BIẾN:
I/ Mệnh đề:
Hỏi và vấn đáp học sinh:
Nhìn vào hai bức tranh bên
hãy đọc và so sánh các câu hỏi bên
trái và bên phải?
Giáo viên hỏi thêm.
Cho các câu sau đây:
☺Trả lời câu hỏi
1/ "Nước Việt Nam nằm ở châu Âu" ← Sai
2/ "Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?" ←
Trang 8HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
"Nước Việt Nam nằm ở châu Âu"?
"Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?"
"20 là số chẵn" ?
"Tất cả hãy anh dũng tiến lên!" ?
"Ông A là nhà toán học vĩ đại" ?
"Tổng ba góc của một tam giác bằng
360 độ" ?
"Số tự nhiên n chia hết cho 5"?
"Số 123 chia hết cho 3" ?
Xét tính đúng/sai của các câu trên
b) Từ a) hãy xếp các câu trên thành
hai loại
Không đúng, không sai 3/ "20 là số chẵn" ← Đúng 4/ "Tất cả hãy anh dũng tiến lên!" ← Không đúng, không sai
5/ "Ông A là nhà toán học vĩ đại" ← Không đúng, không sai
6/ "Tổng ba góc của một tam giác bằng
360 độ" ← Sai 7/ "Số tự nhiên n chia hết cho 5" ← Không đúng, không sai
8/ "Số 123 chia hết cho 3" ← Đúng Học sinh nắm khái niệm:
Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai
II/ Mệnh đề chứa biến:
Xét câu “ x > 3 ” Hãy tìm hai
giá trị của x để từ câu đã cho, nhận
được mệnh đề đúng và nhận được
một mệnh đề sai.
☺Giáo viên hỏi thêm.
VD: Xét câu “ n chia hết cho 3”
Ta chưa khẳng định được tính đúng
sai của câu này Tuy nhiên vói mối
giá trị của n thuộc tập số nguyên thì
câu này cho ta một mệnh đề
Cho sinh ví dụ về vấn đề này?
Câu hỏi 1:
Lấy x để “x > 3” là mệnh đề đúng
☺Học sinh trả lời câu hỏi 1:
x = 4,5; …
Câu hỏi 2:
Lấy x để “x > 3” là mệnh đề sai
☺Học sinh trả lời câu hỏi 2:
x = 2 , 1 , 0 , …
☺Học sinh trả lời ví dụ:
+ Xét câu “ n chia hết cho 3”
+ Xét câu “ 2 + n = 5”
Trang 9HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
☺Tương tự : Xét câu “ 2 + n = 5”
Cho sinh ví dụ về vấn đề này?
Hai câu trên là những ví dụ về
mệnh đề chứa biến
III/ PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH
ĐỀ
Ví dụ 2: Xét hai mệnh đề
P = "9 là một số nguyên tố"
P = "9 không phải là một số
nguyên tố"
Hai mệnh đề Pvà Plà hai khẳng
định trái ngược nhau Vì P nhận
giá trị sai, còn Pnhận giá trị đúng.
☺Gọi học sinh cho thêm ví dụ về
vấn đề này?
Hãy phủ định các mệnh đề
sau.
P = “ ∏là một số hữu tỉ”
☺Học sinh rút ra kết luận
☺Học sinh cho thêm ví dụ
Tất cả các học sinh đọc và thảo luận trả lời hoạt động theo câu hỏi gợi ý của giáo viên
Trang 10HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Q = “ Tổng hai cạnh của một tam
giác lớn hơn cạnh thứ ba”
Xét tính đúng sai của các mệnh đề
trên và mệnh đề phủ định của
chúng?
☺Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý
Câu hỏi 1:
Hãy phủ định mệnh đề P
Câu hỏi 2:
Mệnh đề P đúng hay sai?
Câu hỏi 3:
Mệnh đề P đúng hay sai?
Câu hỏi 4:
Hãy làm tương tự mệnh đề Q?
☺Trả lời câu hỏi 1:
P: “∏là một số vô tỉ”
☺Trả lời câu hỏi 2:
P là mệnh đề sai
☺Trả lời câu hỏi 3:
Đúng vì P sai
☺ Trả lời câu hỏi 4:
Q: “ Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ
hơn cạnh thứ ba”
Đây là mệnh đề sai vì Q là mệnh đ
- Nhận xét:
+ Cần có bảng phụ (hoặc trình chiếu) hình ảnh minh họa và các hoạt động lên bảng để học sinh theo dõi và thảo luận
+ Học sinh cần chuẩn bị bài soạn trước ở nhà và bảng phụ , phấn màu
+ Lấy dẫn chứng các mệnh đề bằng các câu thơ, ca dao, tục ngữ để lớp được sinh động hơn
- Tạo chú ý: Các bức tranh, bảng phụ, những lời diễn đạt của giáo viên
5.2- Khi dạy PHẦN: BIỂU DIỄN HÌNH HỌC MIỀN NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH - HỆ BẤT TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các
dạng: ax + by < c ; ax + by > c ; ax + by ≤ c ; ax + by ≥ c
Trang 11HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0; x và
y là các ẩn số
Mỗi cặp số (x0; y0) sao cho ax0 + by0 < c gọi là một nghiệm của bất phương trình ax + by < c.
Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của bất phương trình ax + by < c được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.
Biểu diễn hình học tập nghiệm (hay
biểu diễn miền nghiệm) như sau:
Bước 1: Vẽ đường thẳng
(d): ax + by = c
Bước 2: Xét một điểm M(x0; y0 )
không nằm trên (d)
Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt
phẳng (không kể bờ (d)) chứa điểm
M là miền nghiệm của bất phương
trình ax + by < c
Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt
phẳng (không kể bờ (d)) không
chứa điểm M là miền nghiệm của
bất phương trình ax + by < c
CHÚ Ý:
Đối với các bất phương trình dạng
ax + by ≤ c hoặc ax + by ≥ c thì
miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể
cả bờ
☺ Giáo viên :
VD1 “Xác định miền nghiệm của
VD: Xác định miền nghiệm của bất
phương trình 3x + y ≤ 0
Miền nghiệm của bất phương trình:
3x + y ≤ 0 là miền không được tô màu.
Trên mặt phẳng tọa độ, đường thẳng
(d): 3x + y = 0 chia mặt phẳng thành
hai nửa mặt phẳng
Chọn một điểm bất kì không thuộc đường thẳng đó, chẳng hạn điểm
M(0;1) Ta thấy (0; 1) không phải là
nghiệm của bất phương trình đã cho